• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hóa 9 kì 1 năm 2019-2020

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hóa 9 kì 1 năm 2019-2020"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1: Dung dịch HCl phản ứng với kim loại sắt tạo thành

A. sắt (II) clorua, nước. B. sắt (II) sunfat, khí hiđrô.

C. sắt (III) clorua, khí hiđrô. D. sắt (II) clorua, khí hiđrô.

Câu 2: Khí X có đặc điểm : Là một oxit axit, nặng hơn khí NO2. Công thức hóa học của X là

A. Cl2. B. HCl.

C. CO2. D. SO2.

Câu 3: Hoà tan hết 3,6 g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng được 3,36 lít H2

(đktc). Kim loại đó là

A. Mg. B. Fe. C. Ca. D. Zn.

Câu 4: Dãy gồm các kim loại được sắp theo chiều tăng dần về mức độ hoạt động hóa học:

A. Fe, Al, Cu, Mg, K, Na. B. Na, Al, Cu, K, Mg.

C. Cu, Fe, Al, Mg, Na, K. D. Cu, Fe, Al, K, Na, Mg.

Câu 5: Kim loại X tác dụng với HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro qua oxit của kim loại Y đun nóng thì thu được kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là:

A. Fe, Ca. B. Cu, Ca. C. Ag, Cu. D. Fe, Cu.

Câu 6: Oxit nào sau đây là oxit axit?

A. MgO. B. Al2O3. C. SO2. D. NO.

Câu 7: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng trao đổi ?

A. Fe + H2SO4  FeSO4 +H2. B. 2K + 2H2O 2KOH + H2. C. BaCl2+Na2SO4  BaSO4 + 2NaCl. D. CaO + H2O Ca(OH)2. Câu 8: Để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này qua

A. H2SO4 đặc. B. KOH rắn. C. NaOH rắn. D. CaO.

Câu 9: Trộn dung dịch có chứa 0,2 mol HNO3 với dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH, dung dịch sau phản ứng làm quì tím chuyến thành màu gì?

A. Quì tím không chuyến thành màu. B. Quì tím chuyến thành màu xanh.

C. Quì tím chuyến thành màu đỏ. D. Quì tím mất màu.

Câu 10: Chất X tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ. Công thức hóa học của X là

A. CuO. B. SO2. C. K2O. D. CO.

Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng:

X + HCl  Y + H2O;

Y + NaOH  Z + NaCl;

Z + HCl  Y + H2O.

Công thức hóa học của chất X là

UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ

ĐỀ SỐ 1

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: HÓA HỌC - LỚP: 9

TIẾT: 36

Thời gian: 45 phút

Năm học: 2019 – 2020

(2)

A. Na2O. B. Fe2O3. C. Fe. D. MgSO4.

Câu 12: Cho các chất: CuO, SO2, H2SO4, Cu(OH)2, Al2O3, Fe, K2SO4, CuSO4. Dung dịch NaOH phản ứng được với

A. SO2, H2SO4, Cu(OH)2, Al2O3. B. H2SO4, Al2O3, Fe, CuSO4. C. Al2O3, H2SO4, SO2, CuSO4. D. Al2O3, Fe, K2SO4 ,SO2. Câu 13: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành muối và nước là

A. Magie và dung dịch axit sunfuric.

B. Magie nitrat và natri hidroxit.

C. Magie oxit và dung dịch axit sunfuric.

D. Magie clorua và natri clorua.

Câu 14: Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

A. Nước cất, nước muối. B. HCl, HNO3.

C. NaCl, KNO3. D. NaOH, Ba(OH)2.

Câu 15: Quặng boxit có chứa:

A. Fe3O4. B. Al2O3 C. Fe2O3 D. CaO

Câu 16: Dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ tạp chất ?

A. Fe. B. Ag. C. Mg. D. Cu.

Câu 17: Dung dịch KOH phản ứng được với dãy chất nào sau đây ? A. Fe2O3, SO2, SO3, NaOH.

B. CO2, HCl, P2O5, Fe2O3. C. P2O5, H2SO4, CuCl2, SO3. D. P2O5, CO2, CuO, SO3.

Câu 18: Ở điều kiện thường, hai kim loại nào sau đây đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, giải phóng H2 ?

A. Zn và Ag. B. Al và Cu. C. Ag và Au. D. Mg và Fe.

Câu 19: Dãy oxit nào vừa tác dụng nước, vừa tác dụng với dung dịch kiềm ? A. CO2, SO2, P2O5, SO3. B. SO2, MgO, CuO, Ag2O.

C. CuO, Fe2O3, SO2, CO2. D. CaO, CuO, CO, N2O5.

Câu 20: Cho 3,1 gam Na2O được hoà tan trong nước để được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch là

A. 0,50M. B. 0,05M.

C. 1,00M. D. 0,10M.

Câu 21: Trong dạ dày người có một lượng axit HCl ổn định và axit này có tác dụng trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Vì lí do nào đó lượng axit này tăng lên sẽ gây nên hiện tượng đau dạ dày. Muối nào sau đây được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày ?

A. CaCO3. B. NaCl. C. NaHCO3. D. KNO3.

Câu 22: Có những bazơ Ba(OH)2, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ca(OH)2. Nhóm các bazơ làm quỳ tím chuyển xanh là:

A. Mg(OH)2, Ba(OH)2. B. Mg(OH)2, Ca(OH)2.

(3)

C. Ba(OH)2, Ca(OH)2. D. Ba(OH)2, Cu(OH)2. Câu 23: Để có dung dịch NaOH nồng độ 0,2M, người ta đã làm như sau:

A. Cân 0,8 g NaOH cho vào cốc thủy tinh đựng nước, khuấy đều, thêm H2O cho đủ 100 ml.

B. Cân 2 g NaOH cho vào 100 ml H2O, khuấy đều.

C. Cân 0,2 g NaOH cho vào cốc thủy tinh đựng 100 g H2O, khuấy đều.

D. Cân 0,8 g NaOH cho vào cốc thuỷ tinh chứa 100 g H2O.

Câu 24: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđrô là

A. kẽm. B. đồng. C. thuỷ ngân. D. lưu huỳnh.

Câu 25: Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidrô là:

A. Zn, Ag B. Cu, Ba C. K, Ca D. Mg, Ag

Câu 26: Cho dung dịch X vào dung dịch Y thu được kết tủa trắng, kết tủa không tan trong axit HCl. Dung dịch X và Y là của các chất:

A. BaCO3 và K2SO4. B. Ba(OH)2 và Na2SO4. C. NaOH và CuSO4. D. BaCl2 và Na2CO3. Câu 27: KOH và Cu(OH)2 đều tác dụng với

A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch CuSO4. C. Khí CO2. D. Dung dịch KOH.

Câu 28: Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là A. Làm quỳ tím hoá xanh.

B. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước.

Câu 29: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành dung dịch màu xanh ? A. CuO. B. Mg. C. Al2O3. D. CaCO3.

Câu 30: Cho phản ứng: BaCO3 + 2X H2O + Y + CO2. Chất X và Y lần lượt là:

A. H3PO4 và Ba3(PO4)2. B. H2SO4 và BaSO4. C. HCl và BaCl2. D. H2SO4 và BaCl2. Câu 31: MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra

A. chất khí làm vẫn đục nước vôi trong.

B. chất khí không tan trong nước.

C. chất khí duy trì sự cháy và sự sống.

D. chất khí cháy được trong không khí.

Câu 32: Để nhận biết dung dịch KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là A. dung dịch H2SO4. B. Quỳ tím.

C. dung dịch phenolphtalein. D. dung dịch HCl.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Al có phản ứng với dung dịch NaOH.

B. Fe không phản ứng HNO3 đặc, nguội, H2SO4 đặc, nguội.

C. Các kim loại Fe, Cu, Al. đều không tan trong nước ở nhiệt độ thường.

D. Cu, Ag có phản ứng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

(4)

Câu 34: Chất không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là

A. CuO. B. Ag. C. Fe. D. Al.

Câu 35: Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là

A. KNO3. B. (NH4)2SO4. C. Ca (H2PO4)2 D. KCl.

Câu 36: Để nhận biết dung dịch NH4NO3, K3 PO4, KCl người ta dùng dung dịch

A. KOH. B. Na2CO3. C. NaOH. D. Ba(OH)2.

Câu 37: Chất X có các tính chất: Tan trong nước tạo dung dịch X; dung dịch X phản ứng được với dung dịch Na2SO4; dung dịch X làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Công thức hóa học của X là

A. Ba(OH)2. B. BaCl2. C. KCl. D. KOH.

Câu 38: Cho các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn sau: NaOH, Na2SO4, H2SO4, HCl. Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch trên là

A. Dung dịch BaCl2. B. Quỳ tím và dung dịch BaCl2.

C. Quỳ tím.

D. Dung dịch AgNO3 và quỳ tím.

Câu 39: Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH là:

A. CaO, CuO, CO, N2O5. B. SO2, MgO, CuO, Ag2O.

C. CuO, Fe2O3, SO2, CO2. D. CO2, SO2, P2O5, Al2O3. Câu 40: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là

A. P2O5. B. Na2O. C. SO2. D. CO2.

Biết: Mg = 24, Na = 23, O = 16, H = 1, Cl = 35,5.

(5)

Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1: Trộn dung dịch có chứa 0,2 mol HNO3 với dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH, dung dịch sau phản ứng làm quì tím chuyến thành màu gì?

A. Quì tím chuyến thành màu đỏ. B. Quì tím không chuyến thành màu.

C. Quì tím mất màu. D. Quì tím chuyến thành màu xanh.

Câu 2: Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

A. Nước cất, nước muối. B. NaCl, KNO3.

C. HCl, HNO3. D. NaOH, Ba(OH)2.

Câu 3: Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidrô là:

A. K, Ca B. Cu, Ba C. Zn, Ag D. Mg, Ag

Câu 4: Dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ tạp chất ?

A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Mg.

Câu 5: Hoà tan hết 3,6 g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng được 3,36 lít H2

(đktc). Kim loại đó là

A. Zn. B. Ca. C. Mg. D. Fe.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Al có phản ứng với dung dịch NaOH.

B. Cu, Ag có phản ứng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

C. Các kim loại Fe, Cu, Al. đều không tan trong nước ở nhiệt độ thường.

D. Fe không phản ứng HNO3 đặc, nguội, H2SO4 đặc, nguội.

Câu 7: Trong dạ dày người có một lượng axit HCl ổn định và axit này có tác dụng trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Vì lí do nào đó lượng axit này tăng lên sẽ gây nên hiện tượng đau dạ dày. Muối nào sau đây được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày ?

A. KNO3. B. NaHCO3. C. NaCl. D. CaCO3.

Câu 8: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành muối và nước là A. Magie clorua và natri clorua.

B. Magie oxit và dung dịch axit sunfuric.

C. Magie nitrat và natri hidroxit.

D. Magie và dung dịch axit sunfuric.

Câu 9: MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra A. chất khí cháy được trong không khí.

B. chất khí không tan trong nước.

UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: HÓA HỌC - LỚP: 9

TIẾT: 36

Thời gian: 45 phút

Năm học: 2019 – 2020

(6)

C. chất khí duy trì sự cháy và sự sống.

D. chất khí làm vẫn đục nước vôi trong.

Câu 10: Dung dịch HCl phản ứng với kim loại sắt tạo thành

A. sắt (II) clorua, khí hiđrô. B. sắt (III) clorua, khí hiđrô.

C. sắt (II) clorua, nước. D. sắt (II) sunfat, khí hiđrô.

Câu 11: Để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này qua

A. H2SO4 đặc. B. NaOH rắn. C. CaO. D. KOH rắn.

Câu 12: Có những bazơ Ba(OH)2, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ca(OH)2. Nhóm các bazơ làm quỳ tím chuyển xanh là:

A. Mg(OH)2, Ba(OH)2. B. Ba(OH)2, Ca(OH)2. C. Mg(OH)2, Ca(OH)2. D. Ba(OH)2, Cu(OH)2. Câu 13: Quặng boxit có chứa:

A. Fe3O4. B. Al2O3 C. Fe2O3 D. CaO

Câu 14: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđrô là

A. đồng. B. lưu huỳnh. C. kẽm. D. thuỷ ngân.

Câu 15: Cho dung dịch X vào dung dịch Y thu được kết tủa trắng, kết tủa không tan trong axit HCl. Dung dịch X và Y là của các chất:

A. Ba(OH)2 và Na2SO4. B. BaCl2 và Na2CO3. C. NaOH và CuSO4. D. BaCO3 và K2SO4.

Câu 16: Cho các chất: CuO, SO2, H2SO4, Cu(OH)2, Al2O3, Fe, K2SO4, CuSO4. Dung dịch NaOH phản ứng được với

A. SO2, H2SO4, Cu(OH)2, Al2O3. B. H2SO4, Al2O3, Fe, CuSO4. C. Al2O3, H2SO4, SO2, CuSO4. D. Al2O3, Fe, K2SO4 ,SO2. Câu 17: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng trao đổi ?

A. 2K + 2H2O 2KOH + H2. B. Fe + H2SO4  FeSO4 +H2. C. BaCl2+Na2SO4  BaSO4 + 2NaCl. D. CaO + H2O Ca(OH)2. Câu 18: Chất không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Ag. B. Fe. C. CuO. D. Al.

Câu 19: Để nhận biết dung dịch KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là

A. dung dịch HCl. B. Quỳ tím.

C. dung dịch H2SO4. D. dung dịch phenolphtalein.

Câu 20: Để có dung dịch NaOH nồng độ 0,2M, người ta đã làm như sau:

A. Cân 0,8 g NaOH cho vào cốc thủy tinh đựng nước, khuấy đều, thêm H2O cho đủ 100 ml.

B. Cân 0,8 g NaOH cho vào cốc thuỷ tinh chứa 100 g H2O.

C. Cân 2 g NaOH cho vào 100 ml H2O, khuấy đều.

D. Cân 0,2 g NaOH cho vào cốc thủy tinh đựng 100 g H2O, khuấy đều.

Câu 21: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là

A. Na2O. B. CO2. C. P2O5. D. SO2.

Câu 22: Oxit nào sau đây là oxit axit?

A. Al2O3. B. MgO. C. NO. D. SO2.

(7)

Câu 23: Cho 3,10 gam Na2O được hoà tan trong nước để được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch là

A. 0,50M. B. 1,00M.

C. 0,05M. D. 0,10M.

Câu 24: Để nhận biết dung dịch NH4NO3, K3 PO4, KCl người ta dùng dung dịch

A. KOH. B. Na2CO3. C. NaOH. D. Ba(OH)2. Câu 25: Cho phản ứng: BaCO3 + 2X H2O + Y + CO2. Chất X và Y lần lượt là:

A. H3PO4 và Ba3(PO4)2. B. H2SO4 và BaCl2. C. HCl và BaCl2. D. H2SO4 và BaSO4.

Câu 26: Khí X có đặc điểm : Là một oxit axit, nặng hơn khí NO2. Công thức hóa học của X là A. SO2. B. Cl2. C. HCl. D. CO2.

Câu 27: Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH là:

A. CaO, CuO, CO, N2O5. B. SO2, MgO, CuO, Ag2O.

C. CuO, Fe2O3, SO2, CO2. D. CO2, SO2, P2O5, Al2O3. Câu 28: Cho sơ đồ phản ứng:

X + HCl  Y + H2O;

Y + NaOH  Z + NaCl;

Z + HCl  Y + H2O.

Công thức hóa học của chất X là

A. Fe2O3. B. Na2O. C. Fe. D. MgSO4. Câu 29: KOH và Cu(OH)2 đều tác dụng với

A. Khí CO2. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch KOH. D. Dung dịch CuSO4. Câu 30: Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là

A. (NH4)2SO4. B. KNO3. C. Ca (H2PO4)2. D. KCl.

Câu 31: Dung dịch KOH phản ứng được với dãy chất nào sau đây ? A. Fe2O3, SO2, SO3, NaOH.

B. P2O5, H2SO4, CuCl2, SO3. C. P2O5, CO2, CuO, SO3.

D. CO2, HCl, P2O5, Fe2O3.

Câu 32: Ở điều kiện thường, hai kim loại nào sau đây đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, giải phóng H2 ?

A. Mg và Fe. B. Zn và Ag. C. Ag và Au. D. Al và Cu.

Câu 33: Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là A. Làm quỳ tím hoá xanh.

B. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước.

C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Câu 34: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành dung dịch màu xanh ? A. Al2O3. B. CaCO3. C. Mg. D. CuO.

Câu 35: Dãy gồm các kim loại được sắp theo chiều tăng dần về mức độ hoạt động hóa học:

(8)

A. Fe, Al, Cu, Mg, K, Na. B. Cu, Fe, Al, Mg, Na, K.

C. Cu, Fe, Al, K, Na, Mg. D. Na, Al, Cu, K, Mg.

Câu 36: Dãy oxit nào vừa tác dụng nước, vừa tác dụng với dung dịch kiềm ? A. CaO, CuO, CO, N2O5. B. SO2, MgO, CuO, Ag2O.

C. CO2, SO2, P2O5, SO3. D. CuO, Fe2O3, SO2, CO2.

Câu 37: Cho các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn sau: NaOH, Na2SO4, H2SO4, HCl. Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch trên là

A. Quỳ tím.

B. Quỳ tím và dung dịch BaCl2.

C. Dung dịch BaCl2. D. Dung dịch AgNO3 và quỳ tím.

Câu 38: Kim loại X tác dụng với HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro qua oxit của kim loại Y đun nóng thì thu được kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là:

A. Fe, Cu. B. Ag, Cu. C. Fe, Ca. D. Cu, Ca.

Câu 39: Chất X có các tính chất: Tan trong nước tạo dung dịch X; dung dịch X phản ứng được với dung dịch Na2SO4; dung dịch X làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Công thức hóa học của X là

A. BaCl2. B. KCl. C. Ba(OH)2. D. KOH.

Câu 40: Chất X tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ. Công thức hóa học của X là

A. K2O. B. CuO. C. SO2. D. CO.

Biết: Mg = 24, Na = 23, O = 16, H = 1, Cl = 35,5.

UBND HUYỆN GIA LÂM

TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT

---

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Năm học 2018 - 2019

Môn: Hóa – Lớp: 9 Thời gian làm bài: 45 phút

(9)

Cấp độ Tên

chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

Chủ đề 1:

CÁC LOẠI HCVC

- Viết PTHH minh họa TCHH của oxit, axit, bazzo, muối.

- Điều chế 1 số hợp chất quan trọng.

- Phân biệt được các loại hợp chất vô cơ.

- Biết được mối liên hệ giữa các loại hợp chất vô vơ.

- Dựa vào PTHH xác định được khối lượng, thể tích, nồng độ chất.

Số câu Số điểm Tỉ lệ%

8 câu 1,25đ 12,5%

12 câu 0,75đ 7,5%

20 câu

5 đ 50%

Chủ đề 2: KIM LOẠI

- Viết PTHH minh họa cho tchh của kim loại.

- Phân biệt được các kim loại

- Biết được mối liên hệ giữa kim loại và các hợp chất vô cơ.

- Dựa vào PTHH, tìm kim loại chưa biết.

- Sử dụng kiến thức hóa học để giải quyết vấn đề trong thực tế.

Số câu Số điểm Tỉ lệ%

10 câu 0,75đ

7,5%

3câu 1,25đ 12,5%

2 câu 0,5đ 5%

15 câu 3,25đ

32,5

% CHỦ ĐỀ 3:

TỔNG HỢP

- Biết được mối liên hệ giữa các loại chất.

- Phân biệt được các chất.

- Dựa vào PTHH, tính được khối lượng chất, nồng độ mol của dung dịch.

2 câu 0,5đ 5%

1 câu 0,25đ 2,5%

2 câu 0,5đ

5%

5 câu 1,25đ 12,5

UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: HÓA HỌC - LỚP: 9

TIẾT: 36

Thời gian: 45 phút

Năm học: 2019 – 2020

(10)

% Tổng Số câu

Tổng Số điểm Tổng Tỉ lệ%

20 câu 5 đ 50%

16câu 40%

2 câu 0,5đ 5%

2 câu 0,5đ 5%

40câu 10 đ 100%

(11)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

001 002

1 D A

2 D D

3 A A

4 C C

5 D C

6 C B

7 C B

8 A B

9 C D

10 C A

11 B A

12 A B

13 C C

14 D C

15 C A

16 D A

17 C C

18 D A

19 A C

20 C A

21 C A

22 C D

23 A B

24 A D

25 C C

26 B A

27 A D

28 B A

29 A B

30 C B

31 A B

32 A A

33 D D

UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: HÓA HỌC - LỚP: 9

TIẾT: 36

Thời gian: 45 phút

Năm học: 2019 – 2020

(12)

34 B D

35 A B

36 D C

37 A B

38 B A

39 D C

40 B A

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng (coi nước bay hơi trong quá trình đun nóng không đáng kể).. Tính nồng độ KCl

Bài 4.2 trang 6 Sách bài tập Hóa học 11: Phản ứng nào trong số các phản ứng dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch có thể dùng để điều

Viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng nhận biết đó..

Thủy phân X trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, đun nóng, thu được sản phẩm gồm ancol metylic và chất hữu cơ Y.. Số chất trong dãy phản ứng được với dung

Cho dung dịch X tác dụng với 160 ml dung dịch KOH 1M đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn.. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất

Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng, thì thu được m gam Ag.. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau

Câu 15: Hòa tan một loại quặng sắt trong dung dịch HNO 3 thu được dung dịch X, cho dung dịch BaCl 2 vào dung dịch X thì thu được kết tủa Y màu trắng

Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X 1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X 2 chứa chất tan là.. Phương trình