• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 24 Ngày soạn: 26/02/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 01 tháng 03 năm 2021 Toán

Bài 51. DÀI HƠN - NGẮN HƠN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Có biếu tượng về “dài hơn”, “ngắn hơn”, “dài nhất” “ngắn nhất”.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tinh huống thực tế.

2.Năng lực

- Phát triển các NL toán học.

3. Phát triển các NL toán học: NL tư duy và lập luận toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, bài powerpoint

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

A. Khởi động (3’)

- HS thực hiện gắn hai băng giấy của mình lên bảng và nói cách nhận biết băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn.

- Nhân xét

B. Hoạt động hình thành kiến thức (15’)

- HS quan sát tranh, nhận xét băng giấy xanh dài hơn băng giấy đỏ, băng giấy đỏ ngắn hơn băng giấy xanh.

- GV gắn hai băng giấy lên, chẳng hạn:

- Nhận xét

- Chốt: Để biết độ dài của đồ vật thì các cô sẽ để 1 đầu của hai đồ vật bằng nhau và xem đầu kia của đồ vật. Ta thấy đồ vật nào cao hơn thì đồ vật đó dài hơn.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập (20’)

Bài 1

- Quan sát hình, trong từng trường hợp xác định:

a) Đồ vật nào dài hơn? Đồ vật nào ngắn hơn?

b) Chiếc thang nào dài hơn? Chiếc thang nào ngắn hơn?

- Nhân xét

Bài 2. HS thực hiện các thao tác:

- Mỗi HS lấy ra một băng giấy thực hiện và trả lời

- HS nói suy nghĩ và cách làm của mình để biết bút chì nào dài hơn, bút chì nào ngắn hơn

- HS nói: “Băng giấy đỏ dài hơn băng giấy xanh; Băng giấy xanh ngắn hơn băng giấy đỏ”.

Bài 1. HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát hình, trong từng trường hợp xác định:

Bàn chải dài hơn. Cái thìa ngắn hơn

(2)

- Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “dài hơn”, “ngắn hơn”,

“dài nhất”, “ngắn nhất” để nói về các chiếc váy có trong bức tranh.

- Nhân xét và chốt

Bài 3. HS thực hiện các thao tác:

- HD Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”, để mô tả các con vật.

- Nhận xét và chốt

D. Hoạt động vận dụng (5’) Bài 4. HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”,

“cao nhất”, “thấp nhất” để mô tả mọi người trong bức tranh.

- Nhân xét và chốt

E. Củng cố, dặn dò (2’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến so sánh độ dài, chiều cao sử dụng các từ “dài hơn”, “ngắn hơn”,

“cao hơn”, “thấp hơn” để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Giải thích cho bạn nghe.

- HS Quan sát hình vẽ và trả lời - HS tô màu theo êu cầu bài.

- Quan sát hình vẽ và trả lời

Bài 4. HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát hình vẽ và trả lời

- HS so sánh một số đồ dùng như bút chì, tẩy, hộp bút,... với bạn rồi nói kết quả, chẳng hạn: Bút chì của tớ dài hơn bút chì của bạn, ...

- HS nêu

Tiếng việt

BÀI 24A: BẠN TRONG NHÀ (T1, 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Nhận lỗi. Kết hợp đọc chữ và xem tranh để hiểu nội dung câu chuyện, nhận xét được hành động, suy nghĩ của nhân vật trong câu chuyện và rút ra được bài học từ câu chuyện.

2. Năng lực

- Viết đúng những từ mở đầu bằng r/d; s/x. Chép đúng một đoạn văn.

- Nói được một số điều về con vật nuôi trong nhà mình yêu thích.

2. Phẩm chất

- Học sinh luôn yêu quý con vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hai bộ tranh phóng to. Bộ thẻ từ tổ chức trò chơi chính tả - Vở bài tập TV tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Tiết 1

A. Ổn định tổ chức (3’)

(3)

- Gv yêu cầu HS đọc lại bài Gà con đi học

- Việc làm nào cho thấy gà con chưa biết đọc?

- GV nhận xét bổ sung B. Bài mới

1. Hoạt động khởi động (3’) HĐ1: Nghe nói

- Cả lớp nghe GV yêu cầu: Từng HS kể cho nhau nghe tên các con vật nuôi

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học 2. Hoạt động khám phá

HĐ2: Đọc (25’) - Nghe đọc

Gv treo tranh minh họa

Cả lớp nghe GV giới thiệu về câu chuyện, cách đọc bài

Giáo viên đọc bài chậm - Đọc trơn

a) Gv cho HS luyện đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai: la mắng, nô đùa - H/D đọc câu dài: Ngày chủ nhật, bố mẹ vắng nhà Minh Quân và mèo vàng nô đùa thỏa thích.

- Yêu cầu HS đọc đoạn

* Hoạt động cả lớp: Tổ chức thi đọc Yêu cầu HS bình chọn HS đọc tốt Tiết 2

b) Đọc hiểu (10’)

- Chuyện gì xảy ra khi Minh Quân và mèo vàng mải nô đùa?

- GV nhận xét chốt câu trả lời: Minh Quân mải đùa nghịch với mèo vàng, cậu gạt tay làm lọ hoa rơi xuống vỡ tan tành.

- Con đã học được đức tính gì ở bạn Minh Quân?

- GV nhận xét chốt.

4. Hoạt động vận dụng (20’) HĐ4: Nghe nói

- Yêu cầu HS thực hiện việc đóng vai bạn Minh Quân nói lời xin lỗi bố

- 2 em đọc bài - HS trả lời câu hỏi

- Lần lượt từng HS nói về các con vật nuôi trong nhà mà mình yêu thích

- Học sinh quan sát tranh - Học sinh lắng nghe

- HS đọc cá nhân, 2 – 3 em đọc

- Một số em đọc câu: Ngày chủ nhật,/ bố mẹ vắng nhà / Minh Quân và mèo vàng / nô đùa thỏa thích.

Mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp các đoạn cho đến hết bài

Đọc tiếp nối 3 đoạn trong nhóm HS thi đọc tiếp nối các đoạn HS bình chọn

HS trả lời câu hỏi của GV

Từng HS nêu ý kiến của mình.

- HS thực hiện việc đóng vai

(4)

- Giáo viên nhận xét 5. Củng cố, dặn dò (2’) - HS đọc toàn bài

Dặn dò học sinh làm BT và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- HS nhận xét

Ngày soạn: 26/02/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 02 tháng 03 năm 2021 Tiếng việt

BÀI 24A: BẠN TRONG NHÀ (T3)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Viết đúng những từ mở đầu bằng r/d; s/x. Chép đúng một đoạn văn 2. Năng lực

- Viết đúng tốc độ và chính tả.

- Làm đúng các bài tập 3. Phẩm chất

- Học sinh luôn yêu quý con vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hai bộ tranh phóng to. Bộ thẻ từ tổ chức trò chơi chính tả - Vở bài tập TV tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Tiết 1

A. Ổn định tổ chức (3’)

- Gv yêu cầu HS đọc lại bài Gà con đi học

- Việc làm nào cho thấy gà con chưa biết đọc?

- GV nhận xét bổ sung B. Bài mới

1. Hoạt động khởi động (3’) 2. Hoạt động luyện tập (30’) HĐ3: Viết

a) Tập chép đoạn văn - Gv đọc đoạn văn

- Nêu các từ cần viết hoa?

- Yêu cầu hs viết các từ viết hoa - GV đọc đoạn văn đẻ hs chép

- GV đọc lại đoạn văn để HS soát lỗi Gv nhận xét bài của một số học sinh b) Thi tìm từ cho ô trống trong câu (chọn 1 hoặc 2).

- GV và HS nhận xét tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò (2’)

2 em đọc bài HS trả lời câu hỏi

- HS viết các từ Tối, Minh Quân, Cậu ra nháp

- Cá nhân: HS chép đoạn văn vào vở - HS soát lỗi và sửa lỗi

Học sinh trả lời 1)Chậm như rùa

Năng tốt dưa mưa tốt lúa.

2) Chậm như sên Nhanh như cắt

(5)

- Gọi HS đọc lại nội dung vừa viết.

- Dặn dò học sinh làm BT và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

Tiếng việt

BÀI 24B: NHỮNG CHUYẾN ĐI THÚ VỊ (T1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

- Giúp HS đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Lợi ích của việc đi bộ, nhớ được các lợi ích của việc đi bộ.

2. Năng lực

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Lợi ích của việc đi bộ, nhớ được các lợi ích của việc đi bộ.

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, đoàn kết, yêu thương.

- Học sinh biết yêu thích môn thể thao đi bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh vẽ cảnh bãi biển, vùng đồi núi, cảnh rừng. Bộ tranh minh họa Câu chuyện của măng non.

-Vở bài tập TV tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Tiết 1

A. Ổn định tổ chức (3’)

- Gv yêu cầu 3HS đọc lại bài Nhận lỗi

- Chuyện gì đã xảy ra khi Minh Quân và mèo vàng mải nô đùa?

GV nhận xét bổ sung B. Bài mới

1. Hoạt động khởi động (5’) HĐ1: Nghe nói

- Cả lớp nghe GV yêu cầu: HS nói cho nhau nghe về những hoạt động được trẻ em yêu thích nhất trong những ngày nghỉ hè.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học 2. Hoạt động khám phá (30’)

HĐ2: Đọc - Nghe đọc

- Gv treo tranh minh họa vẽ cảnh bãi biển, vùng đồi núi, cảnh rừng. Cả lớp nghe GV giới thiệu về bài đọc( là một bài giới thiệu về ích lợi của việc

3 em đọc bài HS trả lời câu hỏi

Lần lượt từng HS lên nói cho nhau nghe và nêu ích lợi của hoạt động mình yêu thích.

Học sinh quan sát tranh

Học sinh lắng nghe

(6)

đi bộ)

Giáo viên đọc bài chậm - Đọc trơn

a) Để thực hiện yêu cầu

- Gv cho HS luyện đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai: lợi ích, nghỉ lễ

- H/D luyện đọc ngắt hơi ở câu dài - Yêu cầu HS đọc đoạn

* Hoạt động cả lớp: Tổ chức cho các nhóm thi đọc

- Yêu cầu HS bình chọn bạn đọc tốt b) Đọc hiểu

- Yêu cầu các nhóm mỗi em nói về một lợi ích của việc đi bộ

- Gv nhận xét và gọi 4 em lên nêu 4 ích lợi của việc đi bộ.

- GV nhận xét và ghi tóm tắt ích lợi của việc đi bộ lên bảng

3. Củng cố, dặn dò (3’)

Dặn dò học sinh làm BT và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- HS đọc cá nhân, 2 – 3 em đọc - Một số em đọc câu dài

- Cả lớp đọc đồng thanh - HS đọc tiếp nối

- Mỗi bạn đọc câu nêu một lợi ích - HS bình chọn

- Lần lượt từng nhóm lên nêu mỗi em nêu 1 ích lợi ( 4 em nêu)

Lần 1: Gv cho nhìn sách để nêu Lần 2: Không nhìn sách

- 4 em lên trình bày

Toán

Bài 52. ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết đo độ dài bằng nhiều đơn vị đo khác nhau như: gang tay, sải tay, bước chân, que tính,

- Thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lóp học, ...

2. Năng lực

- Phát triển các NL toán học.

3. Phát triển các NL toán học

- NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, bài powerpoint

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS

A. Hoạt động khởi động (3’)

- Hãy suy nghĩ xem, ngoài gang tay, sải tay, bước chân chúng ta có thể

- Quan sát tranh và chia sẻ với bạn xem các bạn nhỏ trong bức tranh đang làm

(7)

dùng cái gi để đo?

B. Hoạt động hình thành kiến thức (15’)

1. GV hướng dẫn HS đo bằng gang tay, sải tay, bước chân:

- GV hướng dẫn mẫu, HS thực hành theo mẫu cho các bạn xem, nói kết quả đo, chẳng hạn: Chiếc bàn dài khoảng 10 gang tay.

- GV nhận xét cách đo của hs, nhắc HS các lưu ý khi đo. Đặt câu hỏi giúp HS hiểu có thể dùng gang tay, sải tay, bước chân để đo độ dài nhưng cũng có thế dùng que tính hoặc các vật khác để đo.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập (15’)

Bài 1. HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát tranh vẽ, nói với bạn về hoạt động của các bạn trong tranh.

- Nhân xét

Bài 2. HS thực hiện các thao tác sau rồi trao đối với bạn:

- Quan sát hình vẽ, nêu chiều dài của chiếc bút, của chiếc lược.

- Nhận xét: Có thể dùng kẹp giấy, kim băng hoặc các đồ vật khác đế đo độ dài; cùng một vật đo bằng các đồ vật khác nhau thì có kết quả khác nhau (chiếc bút dài bằng 6 ghim giấy và dài bằng 4 cái tẩy).

D. Hoạt động vận dụng (5’) Bài 3. HS thực hiện các thao tác:

- HDHS quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn để mô tả các ngôi nhà trong bức tranh.

- Gọi một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.

E. Củng cố, dặn dò (2’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

gì? (Đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân, ...).

- HS thực hành đo cá nhân, ghi lại kết quả đo, chẳng hạn:

- Đo bàn học bằng gang tay, đo chiều dài phòng học ở nhà bằng bước chân, đo chiều dài bàn học ở nhà bằng sải tay, đo ghế ngồi của em bằng que tính.

- HS nhận xét, qua thực hành rút ra kinh nghiệm khi đo và ghi kết quả đo.

- Quan sát tranh vẽ, nói với bạn về hoạt động của các bạn trong tranh.

- Nói kết quả đo (đã thực hiện ở hoạt động ở phần B).

- Quan sát hình vẽ, nêu chiều dài của chiếc bút, của chiếc lược.

Bài 3. HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát hình vẽ.

- Một vài HS chia sẻ trước lớp.

- Toà nhà B cao nhất - Toà nhà C thấp nhất

- Hai toà nhà A và D bằng nhau - Toà nhà A thấp hơn toà nhà B - HS nêu

(8)

-Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

Ở nhà, em hãy dùng gang tay, sải tay, bước chân, que tính để đo một sổ đồ dùng, chẳng hạn đo chiều dài căn phòng em ngủ dài bao nhiêu bước chân bàn học của em dài mấy que tính, ... để hôm sau chia sẻ với các bạn

Tự nhiên và xã hội

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE BÀI 20: CƠ THỂ EM (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

- Xác định được vị trí, nói được tên của một số bộ phận bên ngoài cơ thể; vẽ hoặc sử dụng hình có sẵn để ghi chú hoặc nói được tên các bộ phận của cơ thể;

phân biệt được con trai, con gái.

- Nêu được chức năng của một số bộ phận bên ngoài cơ thể, nhận biết được các bộ phận trên cơ thể ngoài việc thực hiện các chứng năng cơ học còn có chức năng cơ học còn có chức năng thể hiện thái độ, tình cảm,…

2. Năng lực

- Nêu và biết cách tự thực hiện các hoạt động (đơn giản) cần thiết để giữ gìn vệ sinh cơ thể và thời điểm nên thực hiện các hoạt động đó.

3. Phẩm chất

- Yêu quý và có ý thức tự giác trong việc chăm sóc và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể mình, tôn trọng sự khác biệt của người khác, tôn trọng những người khuyết tật kém may mắn hơn mình.

II. CHUẨN BỊ

GV:+ Hình phóng to trong SGK, hình vẽ cơ thể người.

+ Hình bé trai, bé gái.

HS: giấy, bút chì, bút màu, khăn lau, kem đánh răng, bàn chải, cốc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu: Khởi động (5’)

- GV cho HS hát bài hát có nhắc đến các bộ phận của cơ thể: Năm ngón tay ngoan để dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động khám phá (10’) Hoạt động 1

- GV cho HS quan sát hình trong SGK và đưa ra câu hỏi phù hợp để giúp HS gọi tên được các bộ phận bên ngoài mà hai ‘’bác sĩ’’ Minh và Hoa đang khám cho các bạn.

- HS hát

- HS quan sát hình trong SGK

- HS trả lời: Tay, cổ, chân, mồm

(9)

Yêu cầu cần đạt: HS biết được vị trí và tên gọi của một số bộ phận bên ngoài cơ thể.

Hoạt động 2

- GV cho HS nói với nhau về sự giống và khác nhau giữa các em.

- GV cho HS quan sát hình bạn trai, bạn gái - GV đặt các câu hỏi: nói với nhau về sự giống và khác nhau giữa các em.

HS quan sát tranh đồng thời dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời, qua đó thấy được sự khác nhau bên ngoài giữa bạn trai và bạn gái.

Yêu cầu cần đạt:

- HS hăng hái, tự tin nêu được sự giống nhau và khác nhau giữa các em. (giống:

đều da,…). Từ đó giáo dục HS cần tôn trọng sự khác biệt của người khác

- Phân biệt được bạn trai, bạn gái.

3. Hoạt động thực hành (10’)

- Chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng (Đoán tên bộ phận bên ngoài)

- Luật chơi: GV đọc câu hỏi, HS nghe để đoán tên bộ phận bên ngoài. Bạn nào đoán đúng thì được tuyên dương.

- GV kết luận bằng việc sử dụng một hình ghi sẵn các bộ phận tương đối chi tiết như mắt, mũi, miệng, bàn chân, bàn tay, ngón tay,… đồng thời đây cũng là gợi ý cho hoạt động tiếp theo.

Yêu cầu cần đạt: Ngoài những bộ phận đã biết, HS nói được thêm và chi tiết hơn tên các bộ phận ngoài cơ thể.

4. Củng cố, dặn dò (5’)

- Xác định được vị trí, nói được tên của một số bộ phận bên ngoài cơ thể.

- Biết yêu quý các bộ phận trên cơ thể mình cũng như tôn trọng sự khác biệt hình dáng bên ngoài của người khác.

- Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV tổ chức cho HS quan sát và thảo luận về hình ba bạn nhỏ

+ Con có nhân xét gì về 3 bạn nhỏ?

- GV kết luận: Cơ thể chúng ta đều có các bộ phận giống nhau, tuy nhiên các bộ phận

- HS quan sát - HS trả lời:

+ Giống: đều da,…

+ Khác nhau:

Con trai: tóc ngắn, mặc quần áo.

Con gái: tóc dài, mặc váy

- HS lắng nghe luật chơi và tham gia chơi.

- Khác nhau về màu da, mái tóc, chủng tộc) đang vui chơi để rút ra

(10)

đó khác nhau ở mỗi người: màu da, mái tóc,… Chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt đó.

Củng cố, dặn dò (3’)

- Hãy tìm hiểu về những bộ phận bên ngoài của cơ thể và chức năng của chúng.

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

ĐẠO ĐỨC

Bài 22: NHẶT ĐƯỢC CỦA RƠI TRẢ LẠI NGƯỜI ĐÁNH MẤT I. MỤC TIÊU:

Sau bài học học sinh sẽ:

- Biết được ý nghĩa của việc nhặt được của rơi trả lại người đánh mất - Biết cách xử lí khi nhặt được của rơi

- Chủ động thực hiện những cách xử lí khi nhặt được của rơi, nhắc nhở người khác trả lại của rơi mỗi khi nhặt được

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- SGK, SGV, vở bài tập đạo đức lớp 1

- Tranh ảnh, bài hát" Bà còng đi chợ trời mưa"

- Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.khởi động:

- Em hãy kể một tấm gương nhặt được của rơi trả lại người đánh mấtmà em biết?

- Gv nhận xét, tuyên dương

KL: Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là hành động nên làm, đáng được khen.

2.khám phá:

Khám phá vì sao nhặt được của rơi cần trả lại người đánh mất

- Gv chiếu tranh " Bà còng đi chợ trời mua" ở mục khám phá

- Gv cho hs kể tiếp sức theo từng bức tranh

Tranh 1: Bà còng đi chợ trời mưa, Tôm, Tép dẫn đường cho bà

Tranh 2: Tôm, Tép đưa bà đến đoạn đường cong thì bà đánh rơi tiền và Tôm nhặt được

Tranh 3: Tôm, Tép đưa bà về đến nhà và trả lại tiền cho bà

Tranh 4: Bà Còng cầm tiền cảm động ôm hai cháu:"

Các cháu ngoan quá!"

- Gv mời hs kể tóm tắt lại câu truyện theo từng bức

- Hs trả lời

- Hs lắng nghe

- Hs quan sát tranh - Hs lắng nghe, bổ sung

- Nhận xét, bổ sung

- Hs kể tóm tắt lại câu truyện

(11)

tranh

- Nhận xét, bổ sung

- Gv đặt câu hỏi để tìm hiểu nội dung truyện + Em nhận xét gì về hành động của Tôm và Tép?

+ Bà còng cảm thấy như thế nào khi nhận lại tiền?

+ Theo em vì sao nhặt được của rơi cần trả lại người đánh mất?

- Gv gọi hs trả lời

- Nhận xét, tuyên dương

KL: Người bị mất tiền hay đồ thường cảm thấy buồn và tiếc vì đó là những thứ họ phải mất công sức làm ra, hay đó là tiền của người thân, bạn bè tặng...Vì thế nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là việc làm tốt đem lại niềm vui cho họ

3. Luyện tập

Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm - Gv chiếu tranh ở mục luyện tập

- Cho hs thảo luận theo nhóm 4, quan sát trong tranh có ba cách làm khi bạn nhìn thấy chiếc điện thoại của ai đánh rơi, các nhóm đọc kĩ và lựa chọn: Việc nào nên làm, việc nào không nên làm, vì sao?

- Cho hs thảo luận trong 1 phút - Gọi hs lên trình bày

- Nhận xét

KL: Nhìn thấy của rơi, bỏ đấy, không quan tâm,hoặc coi của rơi nhặt được là của mình là không nên. Nhặt được của rơi nhờ người đáng tin cậy trả lại người đánh mất là hành động nên làm

Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

- Gv cho hs chia sẻ trong nhóm bàn thời gian là 1 phút

- Gv nêu yêu cầu: Đã bao giờ em nhặt được đồ của người khác chưa? Lúc đó em đã làm gì?

- Mời hs lên chia sẻ trước lớp

- Nhận xét, khen ngợi những bạn nhặt được của rơi biết tìm cách trả lại người đánh mất

4. Vận dụng

Hoạt động 1: Xử lí tình huống - Gv chiếu tranh mục vận dụng - Bức tranh vẽ gì?

- Hs trả lời - Hs lắng nghe

- Hs quan sát

- Hs thảo luận theo nhóm 4 - Hs trình bày: 1 bạn hỏi và 1 bạn trả lời

+ Nên chọn cách làm của bạn trong tranh 2, không nên chọn cách làm của bạn ở tranh 1,3 - Nhận xét, bổ sung

- Hs lắng nghe

- Hs thảo luận theo nhóm đôi

- Hs lên chia sẻ trước lớp - Nhận xét, bổ sung

- Hs quan sát

- Hs thảo luận trong nhóm - Hs chia sẻ trước lớp - Nhận xét

- Hs lắng nghe

(12)

- Cho hs thảo luận theo nhóm đôi để đưa racách xử lí tình huống trong mỗi tranh

- Mời hs chia sẻ trước lớp

- Nhận xét, khen ngợi nhóm đã đưa ra cách xử lí hay KL: Các cách xử lí đáng khen

+ Nếu em là bạn trong tranh 1 khi quét nhà thấy tờ tiền rơi, em sẽ báo cho người thân trong nhà

+ Nếu em là bạn trong tranh 2 khi nhìn thấy chiếc đồng hồ rơi trên sân trường, em sẽ tìm thầy cô chủ nhiệm hay cô tổng phụ trách, cô trực tuần hoặc bác bảo vệ nhờ trả giúp người đánh mất

+ Nếu em là bạn trong tranh 3 khi nhìn thấy ba lô của ai để quên trên ghế ở công viên, em sẽ nhờ bố mẹ( nếu bố mẹ đi cùng) hoặc nhờ bảo vệ công viên, nhờ công an ở gần mình nhất trả giúp người bỏ quên Hoạt động 2: Em trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được của rơi

- Gv cho hs thảo luận theo nhóm đôi

- Gv yêu cầu hs tự tưởng tượng ra các tình huống sau đó lên đóng vai nhắc nhau cách trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được của rơi

- Nhận xét, tuyên dương

KL: Hs biết xác định người đáng tin cậy để nhờ trả lại đồ mà mình nhặt được

Thông điệp: Gv chiếu thông điệp lên bảng - Gv đọc thông điệp

Của rơi là của người ta

Nếu em nhặt được, thật thà trả ngay.

- Gv nhận xét tiết học

- Tuyên dương những bạn chú ý học và hăng hái phát biểu

- Dặn hs về nhà ôn lại bài học và cần trả lại người đánh mất khi mình nhặt được đồ

- Hs thảo luận theo nhóm bàn - Hs lên đóng vai

- Nhận xét - Hs lắng nghe

- Hs nhắc lại thông điệp theo cô

- Hs lắng nghe

Ngày soạn: 28/02/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 03 tháng 03 năm 2021 Tiếng việt

BÀI 24B: NHỮNG CHUYẾN ĐI THÚ VỊ (T2 - 3)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

- Giúp HS đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Lợi ích của việc đi bộ, nhớ được các lợi ích của việc đi bộ

- Nghe và viết đúng một đoạn văn ngắn. Viết đúng những từ có vần: ươu/ iêu, ao/ au

(13)

2. Năng lực

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Lợi ích của việc đi bộ, nhớ được các lợi ích của việc đi bộ

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, đoàn kết, yêu thương.

- Học sinh biết yêu thích môn thể thao đi bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh vẽ cảnh bãi biển, vùng đồi núi, cảnh rừng. Bộ tranh minh họa Câu chuyện của măng non.

-Vở bài tập TV tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức (3’)

- Gv yêu cầu 3HS đọc lại bài Lợi ích của việc đi bộ

- Hãy nêu lợi ích của việc đi bộ?

GV nhận xét bổ sung B. Bài mới

1. Hoạt động khởi động (2’) 2. Hoạt động luyện tập (5’)

c) Liên hệ: Yêu cầu từng HS kể cho nhau nghe về chuyến đi bộ dài nhất của mình cùng người thân

- GV nhận xét và chốt kiến thức HĐ3: Viết (20’)

a) Nghe viết đoạn văn - Yêu cầu HS đọc đoạn văn - Gv đọc đoạn văn

- GV đọc lại cho HS soát lỗi - Gv nhận xét bài của một số học sinh

b) Nhìn tranh, thi chọn vần cho ô trống trong câu. Viết một câu đã hoàn chỉnh vào vở

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- Nhân xét

3. Hoạt động vận dụng (20’) HĐ4: Nghe nói

a. Nghe kể Câu chuyện của măng non

- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Mỗi bức tranh vẽ gì?

3 em đọc bài HS trả lời câu hỏi

- HS kể

- 2 em đọc đoạn văn

- HS viết các từ Khi, Mùa, Trước - HS nghe GV đọc để viết đoạn văn vào vở

- HS soát lỗi và sửa lỗi

Học sinh làm bài vào vở

HS viết chọn câu đã hoàn thành vào vở - Buổi chiều, hươu ra suối uống nước.

- HS trả lời - HS nhận xét - HS trả lời

(14)

- Hãy đoán sự việc trong mỗi tranh?

- Đọc tên câu chuyện và đoán nội dung câu chuyện?

- GV nhận xét

- GV kể chuyện( Lần 1) kết hợp tranh minh họa

- Yêu cầu HS tập nói lời đối thoại của các nhân vật trong từng đoạn câu chuyện

- GV kể chuyện lần 2

b. Kể một đoạn Câu chuyện của măng non

- Tổ chức cho HS thi kể một đoạn câu chuyện

- Yêu cầu học sinh bình chọn bạn kể hay

4. Củng cố, dặn dò (3’) - HS đọc lại toàn bài

Dặn dò học sinh làm BT và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- HS trả lời

- Học sinh lắng nghe

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- Học sinh lắng nghe

- Mỗi HS kể chuyên

- Bình chọn nhóm kể hay nhất

Toán

Bài 53. XĂNG-TI-MÉT

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài, viết tắt là cm.

- Cảm nhận được độ dài thực tế 1 cm.

- Biết dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

2. Phát triển các NL toán học: NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, bài powerpoint

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A. Hoạt động khởi động (5’)

- GV tổ chức cho một số HS cùng đo một đồ vật, chẳng hạn đo chiều rộng bàn GV. HS dùng gang tay để đo và đọc kết quả đo

- GV gọi đại diện HS mà có gang tay dài, ngắn khác nhau.

- GV cũng dùng gang tay của mình đo chiều rộng bàn và nói kết quả đo.

- HS nhận xét, cùng do chiều rộng bàn GV nhưng mỗi người đo lại có kết quả khác nhau. Tại sao? (Có bạn tay to, có bạn tay nhỏ)

(15)

B. Hoạt động hình thành kiến thức (15’)

1. GV giới thiệu khung công thức trang 117 SGK.

- Trong bàn tay của em, ngón tay nào có chiều rộng khoảng 1 cm?

- Tìm một số đồ vật, sự vật trong thực tế có độ dài khoảng 1 cm.

2. GV hướng dẫn HS dùng thước đo độ dài theo 3 bước:

Bước 1: Đặt vạch số 0 của thước trùng với một đầu của vật, để mép thước dọc theo chiều dài của vật.

Bước 2: Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu còn lại của vật, đọc kèm theo đơn vị đo cm.

Bước 3: Viết số đo độ dài đoạn thẳng vào chỗ thích hợp.

* Thực hành đo độ dài

C. Hoạt động thực hành, luyện tập (15’)

Bài 1. HS thực hiện thao tác: Đọc chiều dài của hộp màu.

Bài 2. HS thực hiện các thao tác:

a. GV hướng dẫn HS dùng thước đo độ dài mỗi băng giấy và nêu kết quả đo.

- Nêu cách xác định băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất (so sánh trực tiếp các băng giấy hoặc so sánh gián tiếp qua số đo của chúng).

Bài 3

- GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác: HS chọn câu đúng, lập luận câu

- HS trả lời: Ngón cái - HSTL

- HS lấy thước, quan sát thước, trao đổi với bạn các thông tin quan sát được:

- Nhận xét các vạch chia trên thước.

- Các số trên thước, số 0 là điểm bắt đầu.

- HS tìm trên thước các độ dài 1 cm (các độ dài từ 0 đến 1; từ 1 đến 2; ...), HS dùng bút chì tô vào một đoạn giữa hai vạch ghi số trên thước kẻ nói: “một xăng-ti-mét”.

- Lấy kéo cắt băng giấy thành các mẩu giấy nhỏ dài 1 cm, cho bạn xem và nói:

“Tớ có các mẩu giấy dài 1 cm”.

* Thực hành đo độ dài mỗi HS dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo chiều dài mỗi băng giấy rồi viết kết quả đo vào băng giấy, đọc kết quả đo và nói cách đo trong nhóm.

Bài 1. HS thực hiện thao tác: Đọc chiều dài của hộp màu.

Bài 2. HS thực hiện các thao tác:

a. HS dùng thước đo độ dài mỗi băng giấy và nêu kết quả đo. HS nhận xét cách đo và nêu những lưu ý để có số đo chính xác.

b. HS tìm băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất. Nêu cách xác định băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất (so sánh trực tiếp các băng giấy hoặc so sánh gián tiếp qua số đo của chúng).

Bài 3

- HS thực hiện các thao tác: HS chọn câu đúng, lập luận câu nào đúng, câu

(16)

nào đúng, câu nào sai, tại sao; Từ đó, HS nêu cách đo đúng và nhắc các bạn tránh lỗi sai khi đo độ dài.

- GV nhắc HS để đo độ dài không máy móc, cần thực hành linh hoạt trong trường hợp không thể đo bắt đầu từ vạch số 0 (thước gãy, thước bị mờ....) thì vẫn có thể đo được nhưng phải đếm số xăng-ti-mét tương ứng với độ dài các vật cần đo.

D. Hoạt động vận dụng (5’)

Bài 4. HS chơi trò chơi “Ước lượng độ dài”

HS chỉ vào một số đồng dùng học tập rồi đoán độ dài của đồ dùng đó. Sau đó, kiểm tra lại bằng thước.

E. Củng cố, dặn dò (2’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Từ ngừ toán học nào em cần chủ ý?

- Khi dùng thước có vạch chia xăng-ti- mét để đo em nhắn bạn điều gì?

- Về nhà, em hãy tập ước lượng một số đồ dùng, đồ vật sử dụng đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét, em cũng có thể dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để kiểm tra lại xem mình đã ước lượng đúng chưa.

nào sai, tại sao; Từ đó, HS nêu cách đo đúng và nhắc các bạn tránh lỗi sai khi đo độ dài.

Bài 4.

HS chỉ vào một số đồng dùng học tập rồi đoán độ dài của đồ dùng đó. Sau đó, kiểm tra lại bằng thước.

- HS nêu

Tự nhiên xã hội

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE BÀI 20: CƠ THỂ EM (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

- Xác định được vị trí, nói được tên của một số bộ phận bên ngoài cơ thể; vẽ hoặc sử dụng hình có sẵn để ghi chú hoặc nói được tên các bộ phận của cơ thể;

phân biệt được con trai, con gái.

- Nêu được chức năng của một số bộ phận bên ngoài cơ thể, nhận biết được các bộ phận trên cơ thể ngoài việc thực hiện các chứng năng cơ học còn có chức năng cơ học còn có chức năng thể hiện thái độ, tình cảm,…

2. Năng lực

- Nêu và biết cách tự thực hiện các hoạt động (đơn giản) cần thiết để giữ gìn vệ sinh cơ thể và thời điểm nên thực hiện các hoạt động đó.

3. Phẩm chất

(17)

- Yêu quý và có ý thức tự giác trong việc chăm sóc và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể mình, tôn trọng sự khác biệt của người khác, tôn trọng những người khuyết tật kém may mắn hơn mình.

II. CHUẨN BỊ GV:

+ Hình phóng to trong SGK, hình vẽ cơ thể người.

+ Hình bé trai, bé gái.

+ Thẻ chữ để chơi trò chơi (số bộ bằng số nhóm), xà phòng hoặc nước rửa tay. HS: giấy, bút chì, bút màu, khăn lau, kem đánh răng, bàn chải, cốc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Mở đầu (5’)

- GV cho HS chơi trò chơi về các bộ phận trên cơ thể người: Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm.

-Ví dụ: Khi quản trò hô ‘’đầu’’ nhưng tay lại chỉ vào cổ thì HS phải chỉ vào đầu.

2. Hoạt động khám phá (10’) Hoạt động 1

- GV cho HS quan sát hình trong SGK và lưu ý hoạt động trong mỗi hình thể hiện chức năng chính của một bộ phận

- Những bộ phận nào trên cơ thể làm được việc dưới đây?

- GV kết luận: Mỗi bộ phận trên cơ thể đều có chức năng hay nhiệm vụ của nó.

Hoạt động 2 và 3

- GV cho HS quan sát hai hình nhỏ ở dưới (bế em, chào hỏi):

+ Kể tên việc làm trong từng hình?

+ Cho biết tên các bộ phận chính thực hiện các hoạt động trong hình?

+ Ngoài việc cầm nắm, tay còn dùng để thể hiện tình cảm?

- GV kết luận: HS biết được ngoài các chức năng đã có thì các bộ phận trên cơ thể còn được sử dụng để thể hiện tình cảm, giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn.

3. Hoạt động thực hành (5’)

- GV dán hai sơ đồ em bé lên phông

- HS chơi trò chơi

- HS quan sát hình trong SGK

- HS trả lời: khi đá bóng thì dùng chân, muốn đá bóng thì không chỉ dùng chân mà còn cần phối hợp với mắt, đầu,...

Khi vẽ thì dùng tay,…

- HS quan sát - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời

(18)

chiếu. GV đặt câu hỏi

? a là làm việc gì?

? b làm việc gì?...

Yêu cầu cần đạt: HS tự tin, hào hứng trả lời, nêu được đúng vị trí.

4. Hoạt động vận dụng (5’)

- GV cho HS quan sát, nhận xét về hình cuối trong SGK và đặt câu hỏi:

+Vì sao bạn trai trong hình phải dùng nạng?

+Bạn gái đã nói gì với bạn trai?

+Bạn gái giúp bạn trai như thế nào?

+Nếu là em trong tình huống đó, em sẽ làm gì giúp bạn?

- GV kết luận

Yêu cầu cần đạt: HS tự tin nêu được tình huống diễn ra trong hình. Dự đoán được cách xử lí của bạn gái và nêu được cách giúp đỡ bạn của riêng mình.

5. Củng cố, dặn dò (3’)

- HS nêu được chức năng của một số bộ phận ngoài cơ thể, biết sử dụng các bộ phận trên cơ thể thực hiện các hoạt động, thể hiên tình cảm, giúp đỡ người khác.

- GV yêu cầu HS quan sát, nhận xét thêm vai trò của các bộ phận bên ngoài cơ thể và các việc cần làm để giữ gìn và bảo vệ các bộ phận đó.

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- HS trả lời, a suy nghĩ.

- b quay đầu.

- HS quan sát, nhận xét - HS trả lời

- HS trả lời

- HS nêu

- HS lắng nghe

Ngày soạn: 27/02/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 04 tháng 03 năm 2021 Tiếng việt

BÀI 24C: NIỀM VUI TUỔI THƠ (TIẾT 1 - 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

- Giúp HS đọc đúng từ, câu thơ, đoạn thơ trong bài Bập bênh. Nêu được những điều thú vị khi chơi bập bênh, đặc điểm của trò chơi bập bênh.

2. Năng lực

- Đọc đúng từ, câu thơ, đoạn thơ trong bài Bập bênh

3. Phẩm chất: Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, nhân ái, đoàn kết, yêu thương.

- Học sinh yêu thích các trò chơi

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(19)

- Máy tính, bài powerpoint

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Tiết 1

A. Ổn định tổ chức (5’)

GV yêu cầu 2HS đọc lại bài Lợi ích của việc đi bộ

Nêu lợi ích của việc đi bộ thường xuyên?

GV nhận xét bổ sung B. Bài mới

1. Hoạt động khởi động (3’) HĐ1: Nghe nói

Cả lớp nghe GV yêu cầu: Từng HS quan sát tranh nói cho nhau nghe những trò chơi được vẽ trong tranh GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học 2. Hoạt động khám phá (25’) HĐ2: Đọc

- Nghe đọc

Gv treo tranh minh họa.

Em đã chơi bập bênh khi nào chưa?

Cả lớp nghe GV giới thiệu về bài đọc Giáo viên đọc bài chậm, rõ ràng, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, dừng hơi lau hơn sau mỗi dòng thơ.

a) Đọc trơn

- Gv cho HS luyện đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai: lưng chừng, dềnh lên, trườn

- GV giải nghĩa từ: lưng chừng, lênh đênh

- H/D luyện đọc ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ

- Yêu cầu HS đọc

* Hoạt động cả lớp: Tổ chức cho các nhóm thi đọc

Yêu cầu HS bình chọn bạn đọc tốt Tiết 2

b) Đọc hiểu (10’)

- Trong bài thơ cái gì được so sánh với chiếc thuyền và chiếc võng?

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao khi

2 em đọc bài HS trả lời câu hỏi

Lần lượt từng HS nói cho nhau nghe về các trò chơi đã thấy trong tranh

Học sinh quan sát tranh Học sinh trả lời

Học sinh đọc thầm theo

HS đọc cá nhân, 2 – 3 em đọc Cả lớp đọc đồng thanh

HS đọc Cá nhân, đồng thanh

HS đọc tiếp nối Nhóm thi đọc HS bình chọn

HS em đọc câu hỏi 1

- HS trả lời: Cái bập bênh được so sánh với cái thuyền và cái võng

(20)

ngồi trên bập bênh và chơi bập bênh ta lại có cảm giác đang ngồi trên thuyền hoặc đang đu võng?

- Bạn có thích chơi bập bênh không?

Vì sao?

- GV nhận xét và giảng lại ND 3. Hoạt động vận dụng (20’) HĐ4: Nghe nói

a. Nghe kể Câu chuyện của măng non Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Mỗi bức tranh vẽ gì?

- Hãy đoán sự việc trong mỗi tranh?

- Đọc tên câu chuyện và đoán nội dung câu chuyện?

GV nhận xét

- GV kể chuyện (Lần 1) kết hợp tranh minh họa

Yêu cầu HS tập nói lời đối thoại của các nhân vật trong từng đoạn câu chuyện

- GV kể chuyện lần 2

b. Kể một đoạn Câu chuyện của măng non

- Tổ chức cho HS thi kể một đoạn câu chuyện

Yêu cầu học sinh bình chọn HS kể hay 4. Củng cố, dặn dò (2’)

Dặn dò học sinh làm BT và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

Từng HS nêu ý kiến

HS trả lời và viết câu trả lời vào vở.

- HS trình bày - HS nhận xét

- Học sinh lắng nghe

HS thực hiện theo yêu cầu của GV - Học sinh lắng nghe

- HS kể chuyên

Bình chọn HS kể hay nhất 1 em đọc lại bài đọc

Học sinh lắng nghe

Tiếng việt

BÀI 24C: NIỀM VUI TUỔI THƠ (TIẾT 3)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

- Tô chữ hoa L, K, viết từ có chữ hoa L, K

- Viết đúng một câu về trò chơi theo nội dung tranh.

2. Năng lực

- Viết đúng chữ hoa theo mẫu và làm đúng bài tập

3. Phẩm chất: Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, nhân ái, đoàn kết, yêu thương.

- Học sinh yêu thích các trò chơi

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, bài powerpoint

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(21)

1. Khởi động

2. Hoạt động luyện tập HĐ3: Viết (30’)

* Nghe viết đoạn văn Yêu cầu HS đọc đoạn văn Gv đọc đoạn văn

GV đọc lại cho HS soát lỗi

Gv nhận xét bài của một số học sinh

* Làm BT:

Yêu cầu HS làm bài cá nhân 4. Củng cố, dặn dò (3’) - Nhắc lại nội dung học

Dặn dò học sinh làm BT và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

2 em đọc đoạn văn

HS viết các từ Khi, Mùa, Trước

HS nghe GV đọc để viết đoạn văn vào vở

HS soát lỗi và sửa lỗi Học sinh làm bài vào vở HS lên sửa bài

HS viết chọn câu đã hoàn thành vào vở

Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 6: TẬP LÀM VIỆC NHÀ, VIỆC TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Sau bài học học sinh:

+ Nêu được một số việc làm giúp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.

+ Thực hiện được một số việc làm để nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.

+ Giữ được an toàn khi tham gia làm việc nhà

- Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

2. Năng lực thích ứng với cuộc sống: Hình thành một số thói quen, nếp sống sinh hoạt và kỹ năng tự phục vục

3. Phẩm chất

- Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.

- Chăm chỉ: Tích cực tham gia sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ

- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng trong nhà, trong lớp.

II. CHUẨN BỊ

- GV:

+ Các bức tranh trong chủ đề

+ Hình ảnh nhà cửa gọn gàng, bừa bộn

- HS: SGK hoạt động trải nghiệm 1, VBT HĐTN 1

+ Giấy màu kéo, hồ dán, bút màu, bút chì, khăn lau khô, áo sơ mi + Bộ thẻ ngôi sao màu xanh, màu đỏ, màu vàng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (2’)

- GV cho HS hát bài

2. Hoạt động khám phá – kết nối kinh nghiệm (25’)

Hoạt động 1. Giới thiệu chủ đề

(22)

*Mục tiêu: - Giúp HS tạo hứng thú, chia sẻ kinh nghiệm về những việc làm góp phần giữ gìn nhà cửa gọn gàng

* Cách tiến hành

- Gv lần lượt chiếu trên màn hình hoặc đính lên bảng các hình ảnh trong trang chủ đề (SGK trang 53)

+ GV yêu cầu HS gọi tên hoạt động / việc làm có trong tranh, trong vòng 5 giây.

- GV nhận xét HS khi tham gia trò chơi

- GV: + Bốn bức tranh chủ đề có những điểm gì giống nhau?

+ Bạn nhỏ trong từng bức tranh đang làm công việc gì để giúp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ?

- GV nhận xét tổng kết hoạt động:

Bác Hồ kính yêu đã từng nói: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức của mình. Mỗi chúng ta hãy tham gia làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe để giúp đỡ bố mẹ, đó cũng là những hành động tốt để trở thành người tốt.

Hoạt động 2: Nhận biết nhà cửa sạch sẽ

*Mục tiêu: HS nhận biết được nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, qua đó HS nhận thức được trách nhiệm của bản thân với gia đình.

* Cách tiến hành:

- GV chiếu trên màn hình 5 bức ảnh/

tranh ở nhiệm vụ 1 trong SGK trang 54 để HS quan sát

- HS lắng nghe - HS quan sát tranh

- HS dự đoán và trả lời tên chủ đề của mỗi tranh

- Tranh 1: Gấp quần áo, giũ áo, ...

- Tranh 2: Quét nhà, quét phòng, ...

- Tranh 3: Rửa bát, rửa chén, rửa đĩa, ...

- Tranh 4: Dọn dẹp bàn học, lau bàn học,....

- HS: Điểm giống nhau của cả bốn bức tranh là các bạn nhỏ đều đang làm việc nhà để giúp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.

+ Việc làm giúp nhà cửa gọn gàng:

tranh 1

+ Việc làm giúp nhà cửa sạch sẽ: tranh 2,3,4

- HS: công việc của bạn trong tranh + Tranh 1: Bạn nữ đang gấp quần áo + Tranh 2: Bạn nam đang rửa bát, đĩa + Tranh 3: Bạn nam đang quét nhà + Tranh 4: Bạn nữ đang lau bàn

- HS quan sát tranh

(23)

- GV: + Bức tranh nào thể hiện nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng? Vì sao

+ Nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng được thể hiện như thế nào?

- GV tổng kết, nhận xét

- Gv lưu ý: Nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng được thể hiện qua tất cả các vị trí, đồ dùng có trong nhà.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các công việc em thường làm ở nhà.

* Mục tiêu: HS tìm hiểu việc thực hiện những công việc nhà của các bạn trong nhóm và chia sẻ các kinh nghiệm làm việc nhà để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. Qua đó HS có thêm kinh nghiệm làm việc nhà

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở nhiệm vụ 2 trong SGK và TLCH: Nêu những việc làm của các bạn nhỏ để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.

- GV tổng kết, nhận xét

- GV: Ở nhà em đã giúp bố mẹ những việc làm nào để nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ?

GV: + Ai thường xuyên quét nhà?

+ Ai luôn sắp xếp góc học tập của mình ngăn nắp?

+ Ai tự gấp quần áo và để ngăn nắp trong tủ?

+ Ai lau bàn ghế hằng ngày?

- GV: Bao nhiêu bạn làm được nhiều hơn bốn việc thì giơ tay? (Gv tuyên dương

+ Bạn nào làm được ba việc? Bạn nào làm được hai việc? Bạn nào làm được một việc?

- HS: tranh 1: Giường ngủ bừa bộn với nhiều quần áo, chăn màn chưa gấp + Tranh 2: Phòng khách sạch sẽ, gọn gàng.

+ Tranh 3: Tủ quần áo được xếp gọn gàng, ngăn nắp.

+ Tranh 4: Giá sách và bàn học có nhiều sách vở đồ dùng học tập lộn xộn.

+ Tranh 5: Khu bếp bẩn, xoong chảo, bát đũa không sạch sẽ, dao thớt để dưới sàn nhà.

- HS quan sát tranh và TLCH:

+ Tranh 1: Bạn nữ đang sắp xếp sách vở lên giá sách

+ Tranh 2: Bạn nữ đang lau ghế + Tranh 3: Bạn nữ đang gấp quần áo + Tranh 4: Bạn nam đang lau nhà + Tranh 5: Bạn nữ đang quét sân - HS lắng nghe

- HS trả lời bằng tay

- HS làm theo yêu cầu của GV

(24)

+ Bạn nào chưa làm được việc nào?

(Nếu có HS, có thể hỏi vì sao HS chưa làm được)

- GV tổng kết: Chúng ta thấy những việc làm trên đều hướng đến mục đích giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, đồng thời rèn luyện sức khỏe.

3. Củng cố, dặn dò (2’)

- GV: Các em về nhà và quan sát xem rong gia đình các em phong nào đã được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp?

Phòng nào chưa được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp?

- GV: em được ra việc làm phù hợp để các phòng trong gia đình nhà mình được sạch sẽ, gọn gàng

- HS lắng nghe

- HS về nhà quan sát và thực hiện

Ngày soạn: 02/03/2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 05 tháng 03 năm 2021 Tiếng việt

BÀI 24D: NHỮNG BÀI HỌC HAY (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

- Giúp HS đọc mở rộng câu chuyện hoặc bài thơ về chủ điểm: Em là búp măng non

- Nghe viết một đoạn thơ. Viết đúng những từ chứa tiếng có vần iêu/ ươu; ao / au

2. Năng lực

- Hỏi đáp và viết về những bài học mình thu nhận được từ cuộc sống hàng ngày.

3. Phẩm chất: Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, đoàn kết, yêu thương. Học sinh biết yêu quý và giúp đỡ mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, bài powerpoint

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Tiết 1

A. Ổn định tổ chức (3’)

- Gv yêu cầu 2HS đọc lại bài Bập bênh

- Em được chơi bập bênh ở đâu? Em có thích chơi trò chơi bập bênh không?

GV nhận xét bổ sung

2 em đọc bài HS trả lời câu hỏi

(25)

B. Bài mới

1. Hoạt động khởi động (5’) HĐ1: Nghe nói

- GV treo tranh yêu cầu HS quan sát Cả lớp nghe GV yêu cầu: Từng cặp quan sát tranh nói nói về các nhân vật và hành động của các nhân vật trong tranh

- Những hình ảnh trong tranh giúp em hiểu được điều gì?

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học 2. Hoạt động khám phá

HĐ2: Viết (25’)

a) Viết một hoặc hai câu về bức tranh - Gv đưa tranh yêu cầu HS quan sát - Hai bạn nhỏ đi đâu?

- Trời hôm đó như thế nào?

- Bạn gái nói gì với bạn trai?

- Em muốn viết điều gì về bức tranh?

GV nhận xét câu văn HS viết.

5. Củng cố, dặn dò (2’)

* Dặn dò học sinh về tìm thêm sách để đọc và chia sẻ với người thân về các nhận vật trong bài đọc, làm BT và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- Học sinh quan sát tranh

- Lần lượt từng cặp trình bày

- Học sinh quan sát tranh - Học sinh trả lời

HS tự viết câu theo ý thích của mình Một vài em đọc câu đã viết

Học sinh lắng nghe

Tiếng việt

BÀI 24D: NHỮNG BÀI HỌC HAY (Tiết 2+3) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

- Giúp HS đọc mở rộng câu chuyện hoặc bài thơ về chủ điểm: Em là búp măng non.

- Nghe viết một đoạn thơ. Viết đúng những từ chứa tiếng có vần iêu/ ươu; ao /au 2. Năng lực

- Hỏi đáp và viết về những bài học mình thu nhận được từ cuộc sống hàng ngày.

3. Phẩm chất: Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, đoàn kết, yêu thương. Học sinh biết yêu quý và giúp đỡ mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, bài powerpoint

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động (5’)

2. Hoạt động luyện tập

(26)

HĐ2: Viết chính tả (30’)

b) Nghe viết đoạn 2 bài Bập bênh Giáo viên đọc đoạn thơ

Giáo viên đọc cho học sinh viết Giáo viên đọc lại cho HS soát lỗi Giáo viên nhận xét bài viết chính tả c) Thi tìm đúng, tìm nhanh

(1) Tên vật, cây, con vật chưa vần iêu, ươu trong tranh

- Mỗi HS tên vật, cây, con vật vào tranh cho phù hợp. Nhóm nào viết đúng và nhanh là nhóm thắng cuộc Giáo viên và HS nhận xét cuộc thi - Các từ có vần ao, au

Nhận xét tuyên dương

3. Hoạt động vận dụng (25’) HĐ3: Đọc

Yêu cầu HS tìm và đọc một câu chuyện hoặc một bài thơ nói về trẻ em.

Sau đó chia sẻ với bạn điều em thích, điều em nhớ nhất trong bài đọc.

GV nhận xét

- Học sinh đọc bài : Bài học đầu tiên của gấu con

4. Củng cố, dặn dò (5’) - Nhắc lại nội dung bài

- Dặn dò học sinh về tìm thêm sách để đọc và chia sẻ với người thân về các nhận vật trong bài đọc, làm BT và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

HS viết ra nháp các từ có cái mở đầu viết hoa

Học sinh viết vào vở

Học sinh soát lỗi và sửa lỗi bài viết

- HS thi: Cây liễu, con hươu, đà điểu, cái chiếu.

- Học sinh ghi 3 từ ngữ đúng vào vở - HS tìm: áo, cào,…

Cháu, sáu,…

HS chia sẻ cùng với bạn.

HS đọc bài sau đó nói với bạn về các nhân vật trong bài đọc.

Học sinh lắng nghe

SINH HOẠT TUẦN 24

Hoạt động trải nghiệm: Giới thiệu về người bạn hàng xóm.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng: Sau bài học học sinh:

+ Biết giới thiệu với các bạn về người bạn hàng xóm của mình.

+ Gặp bạn hàng xóm biết chào hỏi.

2. Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

+ Năng lực giao tiếp, làm việc nhóm + Phẩm chất:

Nhân ái: Có tấm lòng hòa nhã với các bạn hàng xóm.

Chăm chỉ: Giúp đỡ bạn hàng xóm với khả năng của mình.

Trách nhiệm: Hoàn thành nhiệm vụ được giao, chia sẻ với bạn hàng xóm.

II. Đồ dùng

(27)

- GV: video - HS: SGK

III. Hoạt động dạy – học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Khởi động: (2’)

- GV tổ chức cho HS nghe và hát múa bài Em ra vườn hoa chơi.

2. Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp: (13’) 2.1 Các tổ trưởng báo cáo tình hình nề nếp học tập tuần qua

- Lớp trưởng điều hành, gọi lần lượt các tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình.

- GV nhận xét chung:

+ Nề nếp: Các em có ý thức vào học trực tuyến đúng giờ và dần đi vào nề nếp ....

+ Về học tập: Trong học tập nhiều em có tinh thần học tập rất tốt,...

+ Vệ sinh thân thể: Sạch sẽ, gọn gàng.

Tồn tại:

+ Một số em còn nói chuyện riêng, quay ngang quay ngửa, chưa chú ý bài, đọc xong chưa tắt mích.

- Các tổ thảo luận và đề cử 1 bạn đạt thành tích tốt nhất trong học tập và các hoạt động của trường, lớp trong tổ để được khen thưởng.

- Gv tuyên truyền cách phòng dịch bệnh covid – 19.

- GV tuyên dương HS có tinh thần, tự giác học tập tốt.

2.2. Công tác trọng tâm tuần tới:

- Khắc phục những tồn tại và tiếp tục phát huy những ưu điểm.

- Thực hiện tốt phòng dịch bệnh.

- Chuẩn bị khẩu trang, bình nước cá nhân, sổ đo thân nhiệt để đến trường học.

- Thực tốt luật ATGT, TNTT.

- Thực hiện đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đi học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đo thân nhiệt thường xuyên.

- HS hát và vận động theo nhạc.

- Các tổ trưởng báo cáo.

- Các tổ khác nhận xét.

- Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp.

- HS lắng nghe

- Các tổ thực hiện y/c

3. Hoạt động 3: SHL theo chủ đề: (20’)

- HS giới thiệu về người bạn hàng xóm thân thiện cho cả lớp nghe.

(28)

GV nêu VD: Gần nhà tớ có bạn hàng xóm tên là Hạnh. Bạn Hạnh rất thân với tớ, những ngày nghỉ bạn thường rủ tớ đi chơi....

? Vì sao cần thân thiện với người hàng xóm của mình? HS trả lời.

- Ở nhà con có hay chơi và giúp đỡ các bạn ở xóm không?

CHIỀU BDTV - BDT

GV in phiếu bài tập giao cho HS làm qua zalo

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Bồ câu và kiến vàng, kết hợp đọc chữ và nhìn tranh, nhận biết được hai chi tiết quan trọng của câu chuyện (bồ

Kết hợp đọc chữ và xem tranh để hiểu nội dung câu chuyện, nói được suy nghĩ của nhân vật trong câu chuyện và bước đầu biết rút ra bài học từ câu chuyện.. - Viết đúng

- Đọc đúng, đọc trơn câu, đoạn trong bài Sẻ con đáng yêu, kết hợp đọc chữ và nhìn tranh, nhận biết được những chi tiết quan trọng của câu chuyện, hiểu được vì

Đề bài: Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia.. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (về lòng

Theo phân tích của Bộ Tài nguyên và Môi trường, những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội cũng như các đô thị khác chủ yếu do: phát thải từ

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Sẻ con đáng yêu; kết hợp đọc chữ và nhìn tranh, nhận biết được những chi tiết quan trọng của câu chuyện ; hiểu được tại sao

Câu 6: Vở kịch tôi và chúng ta thể hiện cuộc đấu tranh gay gắt, để phát triển sản xuất, để đem lại quyền lợi, hạnh phúc cho mọi người, cần phá bỏ cách nghĩ, cơ chế lạc

- Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ.. - Gu-li-vơ du kích của xúyp, Dế Mèn