• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kế hoạch bài dạy Thể dục 9 (Chủ đề Nhảy xa)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Kế hoạch bài dạy Thể dục 9 (Chủ đề Nhảy xa)"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tổ: TỔNG HỢP Nguyễn Văn Toàn KẾ HOẠCH BÀI DẠY

NHẢY XA

Chủ đề 1: Giới thiệu và học mới kĩ thuật động tác Môn học/Hoạt động giáo dục: Thể dục; lớp: 9

Thời gian thực hiện: (2 tiết, tuần 19) I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Thực hiện được các bài tập bổ trợ và động tác kĩ thuật cơ bản và một số tình huống phối hợp vận động với đồng đội trong chủ đề nhảy xa.

- Hoàn thành lượng vận động của bài tập, vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để rèn luyện hằng ngày.

- Biết điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện, biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và nhận xét kết quả tập luyện và tự giác, tích cực, đoàn kết và giúp đỡ bạn trong tập luyện.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác:

+ Tập luyện theo nhóm đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự, hỗ trợ các thành viên trong nhóm trong tập luyện, thảo luận nhận xét đánh giá với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ.

+ Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ luyện tập được giao và hỗ trợ bạn học trong cùng 1 nhóm.

+ Hiểu được vai trò, ý nghĩa của chủ đề nhảy xa đối với cơ thể và cuộc sống.

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Biết chủ động, tích cực thực hiện những bài tập của bản thân và trong cuộc sống;

không dựa dẫm, ỷ lại.

+ Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học, kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống trong giờ học. Bình tĩnh, kiên trì vượt qua những bài tập khó để hoàn thành bài học.

* Năng lực thể chất:

- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Hình thành nền nếp vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong hoạt động TDTT, có kiến thức cơ bản về ý thức thực hiện chế độ dinh dưỡng trong tập luyện và đời sống hằng ngày để bảo vệ tăng cường sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động tập thể trong môi trường tự nhiên để rèn luyện sức khỏe.

(2)

- Năng lực vận động cơ bản: Hiểu được vai trò và thực hiện được các kĩ năng vận đông cơ bản của chủ đề nhảy xa trong đó hình thành được thói quen vận động để phát triển các tố chất thể lực.

- Năng lực hoạt động TDTT: Hiểu được vai trò ý nghĩa của chủ đề nhảy xa đối với cơ thể và cuộc sống, thường xuyên tập luyện để nâng cao sức khỏe và phát triển thể lực, tham gia học chủ đề nhảy xa có trách nhiệm, hòa đồng với tập thể.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tự tập luyện để hoàn thành lượng vận động của chủ đề nhảy xa

- Trung thực: Có ý thức báo cáo đánh giá chính xác, khách quan kết quả của bài tập.

- Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành bài tập mà bản thân được phân công, phối hpợ với thành viên trong nhóm hoàn thành bài tập được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Chuẩn bị sân, còi, tranh, nệm hoặc hố cát, thước đo … 2. Học sinh: Học sinh trang phục gọn gàng, giày tập …

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu (Khởi động) Nhận lớp và khởi động (6 - 8 phút) 1. Mục tiêu:

- Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ luyện tập và hỗ trợ bạn tập luyện chủ đề nhảy xa.

2. Tổ chức hoạt động

* Chuyển giao nhiệm nhiệm học tập:

- GV điểm danh, phổ biến các nội dung học tập, mục tiêu về các yêu cầu cần đạt của bài học.

- GV hướng dẫn học sinh thực hiện xoay các khớp trước, rồi tới nhóm cơ; lần lượt theo thứ tự các vị trí trên cơ thể từ đầu lần lượt đến chân.

- Nội dung: Xoay các khớp cổ, tay, chân; các nhóm cơ: tay, vai, tay ngực, lườn, ép dọc, ép ngang.

* Thực hiện nhiệm vụ học: Học sinh đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái hoạt động vận động.

- HS quan sát, lắng nghe và nhận nhiệm vụ.

- HS tự giác, tích cực thực hiện các hoạt động vận động để tâm thế và thể chất sẵn sàng tiếp nhận lượng vận động ở mức cao hơn ở hoạt động tiếp theo.

3. Sản phẩm học tập

Các sản phẩm học tập: Hoàn thành bài khởi động theo hướng dẫn của GV (đảm bảo lượng vận động)

4. Phương án đánh giá

- HS sẳn sàng tiếp nhận các hoạt động của HS

(3)

Hoạt động 2. hình thức kiến thức (8-10 phút) 1. Mục tiêu:

- Hình thành thói quen tập luyện thể thao tại nhà.

- Tự tập luyện để hoàn thành lượng vận động của bài tập.

2. Tổ chức hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên dùng PP lời nói để giới thiệu về chủ đề nhảy xa và các bài tập bổ trợ, trò chơi vận động.

- GV dùng PP trực quan trực tiếp để làm mẫu nhóm động tác tay theo trình tự thực hiện: thực hiện toàn vẹn động tác; thực hiện phân chia kết hợp phân tích từng yếu lĩnh của động tác; thực hiện toàn vẹn động tác.

- Hướng dẫn cả lớp thực hiện, sau đó mời HS thực hiện để phân tích và sửa sai động tác cho cả lớp trước khi tổ chức tập luyện.

* Thực hiện nhiệm vụ học:

- HS quan sát GV thị phạm, trao đổi các vấn đề còn thắc mắc.

- HS chủ động và tích cực thực hiện 3. Sản phẩm học tập

Các sản phẩm học tập: Tiếp nhận và thực hiện đúng kĩ thuật của chủ đề nhảy xa theo từng nhóm của bài học

4. Phương án đánh giá

- Chưa thuần thục: chưa ghi nhớ các kĩ thuật động tác để thực hành, GV và bạn học nhắc nhở mới thực hiện được

- Thuần thục: ghi nhớ các động tác kĩ thuật để thục hành, có thể hướng dẫn bạn học - Rất thuần thục: ghi nhớ đúng các động tác kĩ thuật của động tác, hướng dẫn được cho bạn học.

Hoạt động 3. Luyện tập (10-12p) 1. Mục tiêu:

- Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ luyện tập được giao và hỗ trợ bạn học trong nhóm cùng tập luyện

- Biết điều chỉnh, sữa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện.

- Tự tập luyện để hoàn thành lượng vận động của bài tập 2. Tổ chức hoạt động

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chia nhóm học sinh và giao nhiệm vụ cho từng nhóm; GV theo dõi quan sát sữa sai.

- GV tập trung lớp cho 1-2 HS hoặc nhóm lên thực hiện lại động tác kĩ thuật - HS thực hiện bài tập theo nhóm và theo cá nhân

* Thực hiện nhiệm vụ học:

(4)

- HS chủ động và tích cực thực hiện

- Tự tập luyện để hoàn thành lượng vận động của bài tập.

- Giới thiệu và dạy học động tác kĩ thuật mới + Làm quen với một số động tác bổ trợ.

+ Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy vào ván giậm – bật cao.

+ Động tác bước bộ trên không.

+ Chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất (Bằng 2 chân) + Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy vào ván giậm – bật cao.

+ Chạy đà 5-7 bước giậm nhảy vào ván giậm – bước bộ trên không – tiếp đất bằng chân lăng.

+ Chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất (Bằng 2 chân) - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

3. Sản phẩm học tập

HS thực hiện được kỹ thuật động tác và có khả năng hỗ trợ bạn học luyện tập 4. Phương án đánh giá

- HS tự đánh giá thông qua HS trình diễn

- GV đánh giá thông qua quá trình giám sát lớp học và sữa sai cho HS Hoạt động 4. Vận dụng (8-10 phút)

1. Mục tiêu:

- Vận dụng được những kiến thức đã học để tập luyện tăng cường sức khỏe và phát triển các tố chất thể lực.

- Hình thành thói quen vận động cho HS 2. Tổ chức hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Giáo viên giới thiệu về nội dung động tác kĩ thuật của chủ đề nhảy xa

- GV hướng dẫn một nhóm ngẫu nhiên (mời vài HS) thực hiện mẫu trò chơi, sau đó nêu những chú ý cho HS

- GV tiến hành tổng kết, khen thưởng các đội nhóm thực hiện tốt

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS chia thành nhiều nhóm, mõi nhóm tối đa 8 HS

- HS thực hiện động tác kĩ thuật của chủ đề nhảy xa dưới sự điều khiển của GV - HS thực hiện trò chơi bổ trợ cho nhảy xa.

Trò chơi bật vào ô tiếp sức

(5)

3. Sản phẩm học tập

Các sản phẩm học tập: Hoàn thành lượng vận động và hình thành tố chất cho HS 4. Phương án đánh giá

- Về lượng vận động : Hoàn thành lượng vận động theo thời gian dự kiến của GV - Về hình thành tố chất vận động, GV đánh giá 3 mức độ sau:

+ Không thực hiện các yêu cầu của bài tập.

+ Thực hiện được một phần yêu cầu của bài tập.

+ Thực hiện được toàn bộ yêu cầu của bài tập.

Hoạt động 5: Hồi tĩnh và giao nhiệm vụ về nhà (3-5 phút) 1. Mục tiêu:

- Hình thành thói quen tập luyện thể thao tại nhà 2. Tổ chức hoạt động

* Chuyển giao nhiệm nhiệm học tập:

- GV gọi 2-4 HS thực hiện động tác kĩ thuật của chủ đề nhảy xa

* Thực hiện nhiệm vụ học:

- HS thực hiện động tác.

- HS nhận xét, củng cố kiến thức 3. Sản phẩm học tập

- Các sản phẩm học tập: Hoàn thành bài khởi động theo động tác thả lỏng hướng dẫn của GV

- HS tiếp nhận bài tập của giáo viên: HS tự tập tại nhà

Tân Thạnh, ngày 20 tháng 01 năm 2021 Tổ trưởng duyệt

Nguyễn Hoàng Vũ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

Tiểu kết: Qua 6 tháng thực nghiệm nhận thấy sức khỏe thể chất và tinh thần nữ giới người cao tuổi Việt Nam có sự biến đổi, các chỉ số về chức năng, tố chất thể

- Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sức bền của một số HS THCS rất kém do các em không chịu khó tập luyện sức bền kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập

- Cuộc đời như một con đê dài hun hút và mỗi người đều phải đi trên con đê của riêng mình. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đi qua những “bóng nắng, bóng râm” đó để

Tích hợp GDSKSS thông qua các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học Sinh học nói chung, phần Sinh học cơ thể nói riêng vừa giúp học sinh (HS) tiếp

Tập trung hướng dẫn học sinh thực hiện trách nhiệm của bản thân trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; sẵn sàng thực

Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm