• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN THỂ DỤC DƯỠNG SINH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN THỂ DỤC DƯỠNG SINH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI "

Copied!
247
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

i

TS. NGUYỄN THẾ TÌNH (Chủ biên)

ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN THỂ DỤC DƯỠNG SINH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI

VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ

HUẾ, 2020

(2)

ii

(3)

iii

LỜI NÓI ĐẦU

Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền văn hóa xã hội.

Cùng với sự phát triển chung của xã hội, TDTT cũng đã và đang phát triển không ngừng, nó trở thành một hoạt động văn hóa không thể thiếu của xã hội. Nhờ TDTT mà sức khỏe con người luôn được tăng cường, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nhân loại. Liên hợp quốc dự báo thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ già hóa vì thế hiện nay việc quan tâm đến sức khỏe người cao tuổi đang là vấn đề được quan tâm của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng và Nhà nước đã có các Nghị quyết, Chị thị, liên quan đến vấn đề phát triển sức khỏe cho nhân dân. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ngày 27/3/1946 người viết: ―Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công‖. Bác khẳng định: ―Thể dục thể thao rất cần để tăng sức khỏe quốc dân,...

mỗi người dân mạnh khỏe làm cho cả nước mạnh khỏe, mỗi người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt một phần,.. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: ―mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác thể dục thể thao là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể chất đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong các hoạt động TDTT quốc tế, trước hết là khu vực Đông Nam Á‖.

Cùng với việc chăm sóc sức khỏe toàn dân, Đảng và Nhà nước ta đã có các Chính sách, Chỉ thị về: ―Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, kéo dài tuổi thọ cho người cao tuổi ‖. Đây là lớp người đã có nhiều hi sinh, cống hiến trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [26]. Vì vậy, không chỉ việc quan tâm, chăm sóc đến đời sống vật chất, tinh thần của người cao tuổi mà còn chăm lo, giữ gìn sức khỏe luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Năm 1995 Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ra chỉ thị số 59- CT/TW ngày 17 tháng 9 năm 1995 về chăm sóc người cao tuổi; Quyết định số

(4)

iv

221/1998/QĐ-TTg ngày mùng 9 tháng 7 năm 1998 năm 2000 Chủ tịch nước Nông Đức Mạnh thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ký pháp lệnh người cao tuổi số 23/2000/PL-UBTVQH10 và mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết số 30/2002/NĐCP ngày 26 tháng 3 năm 2002 Quy định và hướng dẫn thi hành một số Điều về Pháp lệnh người cao tuổi. Ngày 5 tháng 8 Nam 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 141/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Ủy ban quốc gia về người cao tuổi việt Nam.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 4 quy định: Nhà nước thống nhất quản lý phát triển TDTT, khuyến khích và giúp đỡ phát triển hình thức tổ chức TDTT của nhân dân tạo điều kiện cần thiết không ngừng mở rộng TDTT quần chúng dặc biệt TDDSnhằm duy trì sức khỏe cho người cao tuổi qua đó khẳng định vị thế của TDTT ở mọi nơi, moi lứa tuổi đều được quan tâm.

Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ IV khóa 7 chỉ rõ ―...Đẩy mạnh công tác TDTT nhằm phát triển con người về trí tuệ, cường tráng về chất, trong sáng về đạo đức là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân....‖. Đường lối của Đảng đúng đắn và phù hợp với truyền thống:

―uống nước nhớ nguồn‖, ―kính già trọng thọ‖, thuận theo đạo lý văn hóa của dân tộc Việt Nam, đồng thời phù hợp với xu thế của thời đại.

Hiện nay ở nước ta, số người cao tuổi chiếm một tỷ lệ cao và ngày càng tăng nhanh, việc chăm sóc sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho người cao tuổi là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trước hết là ngành Y tế và TDTT.

Khoa học và thực tiễn đã chứng minh giữ gìn sức khỏe cho người cao tuổi bằng tập luyện TDTT, đặc biệt là các bài tập dưỡng sinh là biện pháp chủ động, tích cực, ít tốn kém mà lại mang đến hiệu quả cao phù hợp với thể trạng và sức khỏe của người cao tuổi. Cùng với công tác xã hội hóa TDTT, phong trào tập luyện TDTT trong các tầng lớp nhân dân không ngừng lớn mạnh, số người tập luyện thể thao thường xuyên, nhân khẩu TDTT, gia đình TDTT tăng nhanh đáng kể.

Trong đó, người cao tuổi là một lực lượng tham gia tích cực làm cho

(5)

v

số lượng CLB TDTT người cao tuổi ngày càng tăng lên, số lượng người tham gia tập luyện ngày một đông hơn. Phong trào không chỉ phát triển ở thành thị mà còn phát triển cả ở nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi đều có sự chuyển biến tích cực.

TDDS là một môn thể dục truyền thống của Phương Đông. Nó là môn thể dục kêt hợp ý, khí, thần với hoạt động cơ bắp có tác dụng rõ rệt đối với sự hồi phục mệt mỏi của thần kinh và cơ bắp của cơ thể.

Đồng thời điều hòa hệ thống hô hấp, tim mạch, thần kinh.... góp phần nâng cao sức khỏe con người.

Ở Việt Nam những năm gần đây cũng có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lão khoa như: Giáo sư Phạm Khuê nghiên cứu về Lý luận và thực tiễn: ―Lão khoa xã hội‖, ―Lão khoa lâm sàng‖,

―Lão khoa đại cương‖, ―Lão khoa cơ bản‖. Các công trình nghiên cứu về nội dung và phương pháp tập luyện TDTT cho người cao tuổi Việt Nam như: Sổ tay hướng dẫn viên ―CLB người cao tuổi ‖ do Viện TDTT quần chúng ban hành năm 1993; Trần Đình Tùng ―Luyện khí công‖ (năm 1992); Nguyễn Văn Hưởng ―Luyện dưỡng sinh‖ (1986);

Trần Tuyết Lan ―Ảnh hưởng của tập luyện thể dục cơ bản đối với sức khỏe người cao tuổi ‖ (1986)... Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến thể dục dưỡng sinh, tiêu biểu là các công trình của: tác giả Nguyễn Đăng Thiện (2001); Vũ Anh Tấn (2005); Nguyễn Thị Thoa (2010) và một số tác giả khác.

Tuy những công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp tích cực trong việc giữ gìn, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho người cao tuổi Việt Nam. Nhưng những kết quả đó cho đến nay không còn nhiều ý nghĩa, không còn phù hợp với thời điểm hiện tại. Đặc biệt là không có công trình nghiên cứu nào đi sâu đánh giá sự ảnh hưởng của TDDS đối với thể chất người cao tuổi. Hơn Nữ a việc biên soạn các bài tập, xây dựng hình thức tập còn mang nhiều cảm tính, tự phát thậm chí thiếu cơ sở khoa học mà chủ yếu việc tập luyện là dựa trên kinh nghiệm sẵn có.

(6)

vi

Để xây dựng được hệ thông cơ sở lý luận khoa học, cũng như giúp việc tập luyện của TDDS(TDDS) của người cao tuổi Việt Nam mang lại hiệu quả thiết thực, có tác động thúc đẩy và kéo dài tuổi thọ.

Đồng thời, đánh giá được sự ảnh hưởng quá trình tập luyện đó như thế nào đối với người gia thông qua kiểm tra y học, đánh giá các chỉ số cơ thể,... Chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá sự ảnh hưởng của tập luyện TDDS đối với sức khỏe người cao tuổi Việt Nam”.

Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1. Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu Chương 2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 3. Kết luận và kiến nghị

Mặc dù đã nỗ lực trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được mọi góp ý của quý đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau.

TÁC GIẢ

(7)

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CLB Câu lạc bộ

ĐH Đại học

ĐVHT Đơn vị học trình

ĐVTC Đơn vị tín chỉ

GDTC Giáo dục thể chất

Nxb Nhà xuất bản

PPGD&TH Phương pháp giảng dạy và thực hành

HDV Hướng dẫn viên

HLV Huấn luyện viên

SV Sinh viên

TDTT Thể dục thể thao

TDDS Thể dục dưỡng sinh

ThS Thạc sĩ

TS Tiến sĩ

(8)

viii

(9)

ix

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

MỤC LỤC v

Chương I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

1

1.1. Đối tượng nghiên cứu 1

1.2. Phương pháp nghiên cứu 1

1.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 1 1.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 1 1.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 2

1.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 7

1.2.5. Phương pháp quan sát sư phạm 23

1.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 23 1.2.7. Phương pháp toán học thống kê và đo lượng TDTT 29

1.3. Tổ chức nghiên cứu 29

1.3.1. Phạm vi nghiên cứu 29

1.3.2. Địa điểm nghiên cứu 29

1.3.3. Khách thể nghiên cứu 29

1.3.4. Kế hoạch nghiên cứu 30

Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 32 2.1. Xác định nội dung các Chỉ tiêu đánh giá sự ảnh hưởng của tập luyện TDDS đối với người cao tuổi Việt Nam

32

(10)

x

2.1.1. Cơ sở lý luận xác định nội dung các chỉ tiêu đánh giá sự ảnh hưởng của tập luyện TDDS đối với người cao tuổi Việt Nam

32

2.1.2. Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu 37 2.1.3. Kết quả lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá 37 2.1.4. Xác định hệ số tương quan của các chỉ tiêu đánh giá 43

2.2. Hiện trạng người cao tuổi Việt Nam 60

2.2.1. Thông tin đối tượng điều tra 60

2.2.2. Điều tra tình hình tập luyện TDDS của người cao tuổi Việt Nam

67

2.2.3. Điều tra tình hình hướng dẫn viên TDDS của người cao tuổi Việt Nam

72

2.2.4. Điều tra mục đích tập luyện TDDS của người cao tuổi Việt Nam

75

2.2.5. Điều tra những vấn đề tồn tại trong tập luyện TDDS của người cao tuổi Việt Nam

76

2.3. Tình hình cơ bản về sức khỏe người cao tuổi Việt Nam 79 2.3.1. So sánh tình trạng sức khỏe theo độ tuổi 79 2.3.2. So sánh tình trạng sức khỏe người cao tuổi Việt Nam theo giới tính

94

2.3.3. So sánh tình trạng sức khỏe của người cao tuổi thành phố và người cao tuổi nông thôn Việt Nam

97

2.4. Đánh giá sự ảnh hưởng của thể dục dưỡng sinh đối với sức khỏe người cao tuổi Việt Nam

103

2.4.1. Phân tích so sánh tình hình sức khỏe người cao tuổi Việt Nam của nhóm thực nghiệp và nhóm đối chứng trước thực nghiệm

103

(11)

xi

2.4.2. Phân tích so sánh tình hình sức khỏe người cao tuổi Việt Nam của nhóm thực nghiệp và nhóm đối chứng sau thực nghiệm

121

2.4.3. Kết quả nhịp tăng trưởng của sức khỏe người cao tuổi Việt Nam

142

2.5. Thực trạng khám chữa bệnh của người cao tuổi Việt Nam trước và sau thực nghiệm

163

2.5.1. Kết quả điều tra tình hình sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam trước và sau thực nghiệm

163

2.5.2. Kết quả điều tra về sự biến đổi sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam trước và sau thực nghiệm

166

Chương III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 171

3.1. Kết luận 171

3.2. Kiến nghị 173

Tài liệu tham khảo 174

Phụ lục 188

(12)

xii

(13)

1 Chương I

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các bài tập TDDS có ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi Việt Nam (lứa tuổi từ 60-74).

1.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Thông qua đọc, nghiên cứu, tham vẫn, phiên dịch hơn 100 tài liệu liên quan về hoạt động TDTT của người cao tuổi, cũng như các giáo trình về tập luyện TDTT người cao tuổi và các kết quả nghiên cứu khoa học liên quan, bước đầu đề tài đã tổng hợp được cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu, tổng quan các vấn đề nghiên cứu, các đánh giá về thực trạng về người cao tuổi Việt Nam và Thế giới, các dữ liệu tại sổ khám chữa bệnh của người cao tuổi... Các nguồn tài liệu chủ yếu tập trung ở Thư viện trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Thư viện tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế; Thư viện trường Đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh; Tạp chí Khoa học của Viện Khoa học TDTT Việt Nam; Thư viện Học viện Thể thao Thượng Hải, Trung Quốc;

Kho số liệu luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ của Trung Quốc; Kho dữ liệu khoc học thể thao Trung Quốc (China sport); Kho dữ liệu khoc học thể thao quốc tế (Sport Discus); Mạng dữ liệu tri thức tổng hợp Trung Quốc (China Knowledge Resource Integrated Database); Các trang mạnh như: Google.com.vn; https: //vi.wikipedia.org/; Baidu.cn;…

1.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Đề tài đã tiến hành phỏng vấn các giảng viên, y bác sĩ, hướng dẫn viên, quản lý các Câu lạc bộ TDTT người cao tuổi, CLB TDDS các tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là chuyên gia). Đây là phương pháp phỏng vấn chuyên sâu nhằm nắm rõ các nội dung chính như sau:

(14)

2

- Các tiêu chí chung đánh giá sự ảnh hưởng của tập luyện TDDS đối với sức khỏe người cao tuổi Việt Nam: như các tố chất thể lực, chức năng cơ thể, tâm, sinh lý…;

- Lựa chọn và xác định các nội dung cụ thể để đánh giá sự ảnh hưởng của tập luyện TDDS đối với sức khỏe người cao tuổi Việt Nam;

- Lựa chọn và xác định các nội dung, hình thức, thời gian, phương pháp,… tập luyện TDDS cho người cao tuổi Việt Nam;

- Phương án thực nghiệm các bài tập TDDS để đánh giá sự ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe người cao tuổi Việt Nam.

1.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 32 giảng viên TDTT, chuyên gia TDTT, các y bác sĩ nghiên cứu nhiều về sức khỏe người cao tuổi, các huấn luyện viên, hướng dẫn viên TDDS và 747 người cao tuổi Việt Nam với các nội dung chủ yếu như: các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi Việt Nam; Các nguyên nhân tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến quá trình tập luyện TDDS đối với người cao tuổi Việt Nam; Thực trạng tập luyện TDDS của người cao tuổi Việt Nam; Các vấn đề còn tồn tại của quá trình tập luyện TDDS của người cao tuổi Việt Nam; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình tập luyện TDDS của người cao tuổi Việt Nam,...

a. Tình hình đối tượng điều tra

Bảng 1.1. Tình hình điều tra bằng phiếu hỏi các chuyên gia, người cao tuổi Việt Nam

TT Đơn vị

Chuyên gia

Người cao tuổi Giảng viên,

y, bác sĩ

HLV, HDV, Quản lý

1 Ha Noi Capital Hà Nội 2 2 167

2 Bac Ninh Province

Tỉnh Bắc Ninh 3 0 0

(15)

3 3 Nghe An

Province

Tỉnh Nghệ An 5 2 150

4 Quang Binh Province

Tỉnh Quảng Bình

0 2 0

5 Hue City Thành phố Huế 2 2 177

6 Da Nang City

Thành phố Đà Nẵng

2 1 0

7 Dong Nai Province

Tỉnh Đồng Nai 0 2 10 6

8 Binh Duong Province

Tỉnh Bình Dương 0 2 0

9 Ho Chi Minh City

TP. Hồ Chí Minh

1 2 147

10 Long An Province

Tỉnh Long An 0 2 0

Tổng cộng 15 17 747

Qua bảng 1.1 cho thấy, đề tài đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi các chuyên gia, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, quản lý các Câu lạc bộ và người cao tuổi Nam, Nữ cả thành phố và nông thôn Việt Nam, cụ thể như sau:

- Các chuyên gia TDTT, chuyên gia y học,... có 15 phiếu.

- Các HLV, HDV, Quản lý các CLB TDDS có 17 phiếu.

- Người cao tuổi có 747 phiếu.

Tổng hợp điều tra bằng phiếu hỏi đối với người cao tuổi được thể hiện ở bảng 1.2 sau đây:

(16)

4

Bảng 1.2. Thống kê số lượng điều tra bằng phiếu hỏi người cao tuổi Việt Nam (n=747)

Đơn vị tính: người

Đơn vị Số

lượng

Giới tính Độ tuổi

Nam Nữ 60-64 65-69 70-74 75-79 80-84 84 trở lên Thành

phố

Hà Nội 167 78 89 33 61 45 18 6 4

Thành phố Hồ Chí Minh

147 71 76 31 48 39 15 9 5

Thành

phố Huế 177 86 91 53 51 58 8 4 3

Nông thôn

Tỉnh

Nghệ An 150 77 73 38 44 56 6 5 1

Tỉnh Đồng Nai

10

6 49 57 17 29 45 7 6 2

Tổng cộng 747 361 386 172 233 243 54 30 15 Tỷ lệ (%) 48.33 51.67 23.03 31.19 32.53 7.23 4.02 2.01 Thông qua bảng 1.2 cho thấy: Đề tài đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi với 361 Nam chiếm 48.33% và 386 Nữ chiếm 51.67%

trong đó lứa tuổi từ 60-64 có 172 người chiếm 23.03%, từ 65-69 tuổi có 233 người, chiếm 31.19%, nhiều nhất là từ 70-74 tuổi có 243 người, chiếm 32.53%, từ 75-79 tuổi chỉ có 54 người, chiếm 7.23%;

từ 80-84 tuổi có 30 người, chiếm 4.02% và ít nhất là từ 84 tuổi trở lên chỉ có 15 người, chỉ chiếm 2.01%.

b. Tình hình công tác điều tra bằng phiếu hỏi

Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 32 giảng viên TDTT, chuyên gia TDTT, các y bác sĩ nghiên cứu nhiều về sức khỏe người cao tuổi, các huấn luyện viên, hướng dẫn viên TDDS và 747 người cao tuổi Việt Nam qua 2 lần, cụ thể như sau:

(17)

5

- Lần thứ nhất: Tháng 2 năm 2015, tập trung lấy các kết quả trước thực nghiệm, đánh giá thực trang tình hình sức khỏe người cao tuổi Việt Nam, tình hình tập luyện TDDS của người cao tuổi,... Kết quả thể hiện ở bảng 1.3 sau đây:

Bảng 1.3. Tình hình phát và thu phiếu hỏi lần thứ nhất

Nội dung

Chuyên gia HLV, HDV,

Quản lý Người cao tuổi Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Phiếu phát ra 15 17 778

Phiếu thu về 15 100 17 100 778 100

Phiếu hợp lệ 15 100 17 100 747 96.02

Qua bảng 1.3 cho thấy số phiếu phát ra đối với chuyên gia là 15 phiếu, HLV, HDV, quản lý các CLB là 17 phiếu, thu về và hợp lệ đều đạt tỷ lệ 100%; đối với người cao tuổi phát ra 778 phiếu, thu về 778 phiếu đạt 100% nhưng hợp lệ chỉ 747 phiếu đạt tỷ lệ 96.02%.

- Lần thứ hai: Tháng 9 năm 2015, tập trung phỏng vấn nhữn vấn đề liên quan đến tác dụng, sự ảnh hưởng của TDDS đối người cao tuổi Việt Nam như thế nào? Sự cải thiện sức khỏe của người tập như thế nào?... Ở lần phỏng vấn này đề tài tập trung phỏng vấn những người cao tuổi có tham gia tập luyện tại các CLB TDDS người cao tuổi; Hội người cao tuổi... Kết quả thể hiện ở bảng 1.4 sau đây:

Bảng 1.4. Tình hình phát và thu phiếu hỏi lần thứ hai

Nội dung

Chuyên gia HLV, HDV, Quản lý Người cao tuổi Số lượng Tỷ lệ

(%) Số lượng Tỷ lệ

(%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Phiếu phát ra 0 0 0 0 315

Phiếu thu về 0 0 0 0 309 98.09

Phiếu hợp lệ 0 0 0 0 300 95.23

(18)

6

Qua bảng 1.4 cho thấy, số phiếu phát ra đối với chuyên gia là 0 phiếu, HLV, HDV, quản lý các CLB là 0 phiếu; đối với người cao tuổi phát ra 315 phiếu, thu về 309 phiếu đạt 98.09% nhưng hợp lệ chỉ 300 phiếu đạt tỷ lệ 95.23%.

c. Kiểm tra tính thông báo và độ tin cậy của các phiếu điều tra Đầu tiên, đề tài tiến hành tổng hợp từ các tài liệu chuyên môn liên quan để xây dựng phiếu phỏng vấn, sau đó thông qua phỏng vấn các chuyên gia về các nội dung, cấu trúc của phiếu hỏi. Sau khi tham vấn, đề tài tiến hành sửa chữa và tiếp tục gửi lại các chuyên gia đánh giá bằng định lượng (chấm điểm) với 2 lần chấm điểm theo thang điểm 100, 90, 80, 70, 60, 50, 40, 30,20, 10 trước khi phỏng vấn. Sau khi phiếu được đánh gia từ 70 điểm trở lên thì đề tài mới sử dụng để tiến hành phỏng vấn. Kết quả ở bảng 1.5 và bảng 1.6 như sau:

Bảng 1.5. Kết quả đánh giá nội dung phiếu điều tra của các chuyên gia (n=32)

Số lần Điểm 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ĐTB Lần 1 Số người 15 12 4 1 0 0 0 0 0 0 92.81 Lần 2 Số người 17 13 2 0 0 0 0 0 0 0 94.69 Theo thông kê kết quả tại bảng 1.5 biểu hiện: Các chuyên gia đánh giá cao các nội dung tại phiếu điều tra đã được đề tài xây dựng.

Điểm bình quân là 92.81 điểm và 94.69 điểm.

Bảng 1.6. Kết quả đánh giá cấu trúc phiếu điều tra của các chuyên gia (n=32)

Số lần Điểm 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 ĐTB Lần 1 Số người 13 11 6 2 0 0 0 0 0 0 90.94 Lần 2 Số người 14 12 5 1 0 0 0 0 0 0 92.19 Theo thông kê kết quả tại bảng 1.6 biểu hiện: Các chuyên gia đánh giá cao các nội dung tại phiếu điều tra đã được đề tài xây dựng.

Điểm bình quân là 90.94 điểm và 92.19 điểm.

(19)

7

Từ kết quả trên cho thấy, qua 2 lần phỏng vấn về cấu trúc và nội dung phiếu phỏng vấn đã được các chuyên gia đánh giá cao (từ 70 điểm trở lên ở nội dung) và (từ 90 điểm trở lên ở cấu trúc. Điều này có nghĩa là các nội dung liên quan được xây dựng và cấu trúc của phiếu phỏng vấn có tính thông báo, đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu sau này. Để tiếp tục khẳng định độ tin cậy của các phiếu phỏng vấn, đề tài tiến hành phỏng vấn và tính toán độ tin cậy.

Đề tài đã tiến hành lựa chọn và phỏng vấn ngẫu nhiên 12 chuyên gia và 13 HLV, HDV, Quản lý các CLB về nội dung và cấu trúc của phiếu điều tra. Thông qua phương pháp phỏng vấn lặp lại (khoảng cách thời gian giữa 2 lần là 21 ngày). Kết quả thu được ở bảng 1.7 sau đây:

Bảng 1.7. Độ tin cậy của các phiếu điều tra Đối tƣợng phỏng vấn Số lƣợng

Độ tin cậy

r P

Chuyên gia 12 0.97 0.037*

HLV, HDV, Quản lý các CLB 13 0.94 0.025*

(Lưu ý: *Biểu thị P<0.05)

Thông qua bảng 1.7 thấy rằng các chuyên gia TDTT và chuyên gia Y học đánh giá, có độ tin cậy là r=0.97 và các HLV, HDV, Quản lý các CLB TDTT, CLB TDDS đánh giá là r=0.9. Kết quả này cho thấy nội dung và cấu trung các phiếu phỏng vấn đảm bảo độ tin cậy, phù hợp với các yêu cầu của vấn đề nghiên cứu và những kết quả điều tra sẽ có độ tin cậy, tính khả thi và chính xác cao trong quá trình nghiên cứu.

1.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Để có các Chỉ tiêu đánh giá thực trạng sức khỏe, sự biến đổi về sức khỏe sau quá trình tập luyện TDDS của người cao tuổi Việt Nam,.. đề tài đã tiến hành tổng hợp từ các tài liệu chuyên môn liên quan như: Giáo trình tâm, sinh lý học TDTT, các kết quả nghiên cứu về người cao tuổi Việt Nam, sau đó thông qua phỏng vấn các chuyên

(20)

8

gia để lựa chọn được 11 chỉ tiêu đánh giá chức năng cơ thể, tố chất vận động và tố chất tâm lý của người cao tuổi Việt Nam từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 09 năm 2015. Cụ thể các chỉ tiêu sau:

1.2.4.1. Nội dung các chỉ tiêu

a. Chỉ tiêu đánh giá chức năng cơ thể

Để đánh giá chức năng cơ thể người cao tuổi Việt Nam, đề tài đã sử dụng các chỉ tiêu sau: Dung tích phổi, Tần số hô hấp, Tần số nhịp tim lúc yên tĩnh, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu.

(1). Dung tích phổi (ml)

- Mục đích: Dung tích phổi (Vital Capacity) là để đánh giá lượng khí thở ra hết sức sau khi đã hít vào hết sức. Dung tích phổi còn gọi là dung tích sống, là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe. Dung tích sống bẩm sinh có thể khác nhau tùy người, dung tích sống lớn hơn là cơ sở của sức khỏe tốt hơn. người năng hoạt động và luyện tập có thể tăng dần dung tích sống của mình. Từ tuổi 40 trở đi, do quá trình phổi bị xơ hóa làm dung tích khí cặn trong phổi tăng dần, ngược lại dung tích sống giảm dần và khả năng hoat động gắng sức cũng giảm dần.

- Phương pháp tiến hành: Đề tài đã dùng máy đo dung tích phổi (Số hiệu WQS-8888), mỗi người được sử dụng 1 phễu thổi riêng (không dùng chung phiếu thôi). người được đo để miệng vào phiếu thổi, đứng chuẩn bị thoải mái, hít vào hết cỡ, nghe khẩu lệnh bắt đầu thi thổi vào phễu hết cỡ. Sau khi thổi xong thì nghe đọc kết quả và cho phễu đã thổi của mình vào thùng rác.

- Tiêu chuẩn đánh giá: Dung tích sống có sự khác nhau ở giới tính, độ tuổi. Thường thì nam cao hơn Nữ, dung tích phổi của nam trưởng thành khoảng 3500~4000ml, Nữ giới trưởng thành khoảng 2500~3000ml. Còn dung tích sống trung bình của người Việt Nam:

Nam giới khoảng 3000-3500ml; Nữ giới khoảng 2500-3000ml.

(21)

9

Bảng 1.8. tiêu chuẩn quy đổi điểm của dung tích phổi Nam người cao tuổi

(ĐVT: ml) Nhóm tuổi 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

60-64 tuổi 1400~1827 1828~2425 2426~2939 2940~3499 >3499 65-69 tuổi 1255~1660 1661~2229 2230~2749 2750~3334 >3334 70-74 tuổi 1008~1464 1465~2033 2034~2559 2560~3169 >3169

Bảng 1.9. Bảng tiêu chuẩn quy đổi điểm của dung tích phổi Nữ người cao tuổi

(ĐVT: ml) Nhóm tuổi 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

60-64 tuổi 955~1219 1220~1684 1685~2069 2070~2552 >2552 65-69 tuổi 895~1104 110 5~1559 1560~1964 1965~2454 >2454 70-74 tuổi 805~989 990~1409 1410 ~1844 1855~2329 >2329 (Nguồn: Chỉ nam tập luyện TDTT – Nxb TDTT nhân dân Trung Quốc,

2014, tr.26) (2). Tần số hô hấp (lần/phút)

- Mục đích: Tần số hô hấp hay nhịp thở là giá trị đo về tần số hơi thở. Được tính bằng 1 lần hít vào và 1 lần thở ra, được đo bằng số lần thở trong mỗi phút và chịu sự điều hòa và kiểm soát từ trung tâm hô hấp. Hoạt động thở vô cùng quan trọng khi là nguồn cung cấp oxy cho não bộ và thể chất của con người. Do đó, Đây là chỉ số để đánh giá sức khỏe của mỗi người, cũng như đánh giá được mức độ ảnh hưởng của việc tập luyện TDTT đối với sức khỏe người cao tuổi.

- Phương pháp tiến hành: Đối tượng đo cần được nghỉ ngơi trước khi vào thực hiện đo khoảng 15 phút. Đối tượng trước đo tần số thở không sử dụng thuốc kích thích hô hấp hay tiêm hay các hoạt động khác ảnh hưởng tới nhịp thở. Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và y lệnh theo dõi nhịp thở. Kết quả đo được ghi lại chính xác, rõ ràng.

- Tiêu chuẩn đánh giá: Ở mỗi độ tuổi khác nhau, tần số nhịp thời bình thường khác nhau, cụ thể như:

(22)

10 Trẻ sơ sinh: 30 – 60 lần/phút 6 tháng tuổi : 30 – 50 lần/phút 2 tuổi : 25 – 32 lần/phút 6 – 12 tuổi : 20 – 30 lần/phút Vị thành niên: 16 – 19 lần/phút người lớn: 16 – 20 lần/phút

Đối với người cao tuổi từ 55 – 84 tuổi : 12-28 lần/phút Trên 85 tuổi từ 10 -30 lần/phút

(3). Tần số nhịp tim (lần/phút)

- Mục đích: Nhịp tim là tốc độ nhịp tim đo bằng số lần co thắt (nhịp đập) của tim mỗi phút (bpm - beat per minute). Nhịp tim có thể thay đổi theo nhu cầu thể chất của cơ thể,, bao gồm cả nhu cầu hấp thu oxy và bài tiết carbon dioxit. Nó thường bằng hoặc gần với xung được đo tại bất kỳ điểm ngoại vi nào. Các hoạt động có thể tạo ra thay đổi, bao gồm tập thể dục, ngủ, lo lắng, căng thẳng, bệnh tật và khi uống thuốc. Thông qua kiểm tra tần số nhịp tim để đánh giá mức độ ảnh hưởng của tập luyện TDDS đối với hệ thống tim mạch của người cao tuổi Việt Nam.

- Cách tiến hành: Đối tượng được đo thực hiện vào lúc sáng sớm, vừa ngủ dậy, chưa tập luyện TDTT thì tiến hành đo.

Công cụ đo là máy Omron – Số hiệu J20 - Tiêu chuẩn đánh giá:

- Nhịp tim bình thường của người trưởng thành bình thường là khoảng 70 – 80 nhịp/ phút. Thấp nhất là 60 lần/phút và cao nhất là 90 lần/phút. Ở các vận động viên thể thao, nhịp tim có thể thấp hơn, khoảng từ 40 - 60 nhịp/ phút. Thông thường người càng khỏe mạnh, thì nhịp tim càng thấp, nhưng nếu thấp dưới giới hạn bình thường thì có thể đã bị mắc hội chứng nhịp tim chậm.

(4) Huyết áp lúc yên tĩnh (mmHg)

- Mục đích: Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu, là một trong những thông số đơn giản nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe con người. Huyết áp cao hay thấp sẽ

(23)

11

khiến chúng ta mệt mỏi, khó chịu thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đề tài xét đến huyết áp tối đa - hay còn gọi là huyết áp tâm thu, và huyết áp tối thiểu - hay còn gọi là huyết áp tâm trương:

Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Con số này luôn được quan tâm hơn cả, vì thể hiện được khả năng bơm máu của tim cung cấp đến các cơ quan.

Huyết áp tâm trương là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra. Không được như huyết áp tâm thu, con số này thường ít được chú ý đến, do chỉ phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch mà yếu tố này thì khó có thể thay đổi được.

- Cách thức thực hiện: Đối tượng được đo thực hiện vào lúc sáng sớm, vừa ngủ dậy, chưa tập luyện TDTT thì tiến hành đo. Công cụ đo là máy Omron – Số hiệu J20.

- Tiêu chuẩn đánh giá:

Huyết áp lý tưởng: Huyết áp tối đa <120mmHg; Huyết áp tối thiểu <80mmHg.

- Huyết áp bình thường: 90mmHg< Huyết áp tối đa <140mmHg, 60mmHg< Huyết áp tối thiểu <90mmHg.

Cao huyết áp (Hypertension): Huyết áp tối đa ≥140mmHg hoặc Huyết áp tối thiểu ≥90 mmHg.

Thấp huyết áp (Hypotension): Huyết áp tối đa ≤90 mmHg hoặc Huyết áp tối thiểu ≤60mmHg.

Bảng 1.10. Bảng giá trị huyết áp trung bình của người cao tuổi (mmHg)

Độ tuổi Huyết áp tối đa (Nam)

Huyết áp tối thiểu (Nam)

Huyết áp tối đa (Nữ)

Huyết áp tối thiểu (Nữ)

60-64 tuổi 137 84 139 82

65-69 tuổi 148 86 145 86

70-74 tuổi 153 88 151 89

(24)

12

Bảng 1.11. Bảng phân loại huyết áp Phân loại Huyết áp tối đa

(mmHg)

Huyết áp tối thiểu (mmHg)

Huyết áp bình thường <120 <80

Tiền cao huyết áp 120~139 80~89

Cao huyết áp ≥140 ≥90

Cao huyết áp giai đoạn 1 140~159 90~99

Cao huyết áp giai đoạn 2 160~179 100~10 9

Cao huyết áp giai đoạn 3 ≥180 ≥110

(Nguồn: Chỉ Nam phòng và điều trị bệnh cao huyết áp của Trung Quốc, Nxb Vệ sinh Nhân dân Trung Quốc. Tái bản 2006) b. Chỉ tiêu đánh giá tố chất vận động

Nghiên cứu này đã sử dụng các Chỉ tiêu đánh giá với các nội dung sau đây:

(1) Lực bóp tay thuận (kg)

- Mục đích: Lực bóp tay thuận (Grip strength test) nhằm kiểm tra sức mạnh tay của đối tượng đo. Thông qua sức mạnh tay để đánh giá tố chất sức mạnh của người cao tuổi Việt Nam. Sức mạnh của con người có sự khác biệt giữa Nam và Nữ, lứa tuổi khác nhau thì sức mạnh cũng khác nhau và bên cạnh đó sự ảnh hưởng của người tập TDTT và người không tập cũng thể hiện rõ rệt qua việc kiểm tra sức mạnh này.

- Cách thức thực hiện: Đề tài sử dụng máy điện tử đo lực tay số hiệu WCS-10000. Đối tượng được đo đứng tư thế chuẩn bị, thoải mái, thân người thẳng, 2 chân đứng tự nhiên,2 tay thả lỏng tự nhiên. Đối tượng được đo dùng 1 tay nắm vào máy đo, dùng tay bóp mạnh 1 lực nhanh, mạnh sau đó thả ra. người kiểm tra lấy lại máy đo và đọc rõ kết quả đạt được. Thực hiện 2 lần, mỗi lần cách nhau 30 giây và lấy kết quả cao nhất chính xác đến 0,1 kg

- Tiêu chuẩn đánh giá (tham khảo).

(25)

13

Bảng 1.12. Tiêu chuẩn quy đổi điểm của lực bóp tay thuận nam người cao tuổi (Đơn vị: kg)

Nhóm tuổi 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 60-64 tuổi 21.5~26.9 27.0~34.4 34.5~40.4 40.5~47.5 >47.5 65-69 tuổi 21.0~24.9 25.0~32.0 32.1~38.1 38.2~44.8 >44.8 70-74 tuổi 20.5~22.9 23.0~30.4 30.5~36.4 36.5~41.5 >41.5

Bảng 1.13. Tiêu chuẩn quy đổi điểm của lực bóp tay thuận nữ người cao tuổi (Đơn vị: kg)

Nhóm tuổi 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 60-64 tuổi 14.9~17.1 17.2~21.4 21.5~25.5 25.6~30.4 >30.4 65-69 tuổi 13.8~16.2 16.3~20.3 20.4~24.3 24.4~29.7 >29.7 70-74 tuổi 12.7~15.3 15.4~19.4 19.5~23.6 23.7~28.3 >28.3 (Nguồn: Chỉ Nam tập luyện TDTT, Nxb TDTT Nhân dân Trung Quốc.

2006, tr.31-32) (2) Test nhắm mắt đứng thăng bằng 1 chân (giây)

- Mục đích: Phản ánh khả năng thăng bằng của người cao tuổi.

Thông qua đó đánh giá khả năng tịnh tâm, tính tập trung của đối tượng được đo.

- Cách thức tiến hành: Nghiên cứu đã dùng đồng hồ bấm giây (Casio) của Nhật. Đối tượng được đo đứng tư thế tự nhiên, mắt nhắm, khi có hiệu lệnh của người kiểm tra: ―Bắt đầu‖ thì co 1 chân lên, chỉ đứng trên 1 chân, đồng thời người kiểm tra bấm giờ cho tới khi người được kiểm tra di chuyển chân hoặc đặt chân kia xuống thì bấm dừng, ghi lại kết quả thời gian thực hiện của người được kiểm tra vào biên bản. Mỗi người được tiến hành kiểm tra 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 phút. Đơn vị tính là giây và số lẻ từng 1/100 giây.

- Tiêu chuẩn đánh giá (tham khảo)

(26)

14

Bảng 1.14. Tiêu chuẩn quy đổi điểm của test nhắm mắt đứng thằng bằng 1 chân nam người cao tuổi (Đơn vị: giây)

Nhóm tuổi 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 60-64 tuổi 1~3 4~6 7~14 15~48 >48 65-69 tuổi 1~2 3~5 6~12 13~40 >40 70-74 tuổi 1~2 3~4 5~10 11~36 >36

Bảng 1.15. Tiêu chuẩn quy đổi điểm của test nhắm mắt đứng thằng bằng 1 chân nữ người cao tuổi (Đơn vị: giây) Nhóm tuổi 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

60-64 tuổi 1~2 3~5 6~12 13~40 >40

65-69 tuổi 1~2 3~4 5~10 11~35 >35

70-74 tuổi 1~2 3~4 5~9 10 ~32 >32

(Nguồn: Chỉ Nam tập luyện TDTT, Nxb TDTT Nhân dân Trung Quốc.

2006, tr.36) (3) Taping test (Điểm/10 giây)

- Mục đích: Thông qua test này để đánh giá độ linh hoạt của cổ tay, qua đó đánh giá khả năng linh hoạt, xử lý thông tin nhanh của người cao tuổi Việt Nam.

- Cách thức tiến hành:

Phát cho mỗi người 1 tờ giấy có in sẵn ô vuông, mỗi cạnh là 10 cm, mỗi người chuẩn bị 1 chiếc bút và người điều khiển chuẩn bị 1 đồng hồ bấm giây có độ chính xác 1/100 giây. Khi có hiệu lệnh, người được thử nghiệm chấm vào ô vuông với tốc độ tối đa trong 10 giây.

Khi có hiệu lệnh thì dừng lại, thu giấy và xử lý số liệu.

- Tiêu chuẩn đánh giá: Nếu đạt dưới 70 chấm là kém; từ 70 trở lên là tốt, bằng 70 là trung bình.

(27)

15 (4) Ngồi gập thân về trước (cm)

- Mục đích: Thực hiện chỉ tiêu kiểm tra này nhằm đánh giá khả năng mềm dẻo của người cao tuổi Việt Nam, điều đó phản ánh qua độ dẻo của các khớp, cơ, gân và dây chằng của người thực hiện động tác.

- Cách thức tiến hành: Dụng cụ đo là bộ dụng cụ đo ngồi gập thân về trước. người thực hiện ngồi xuống sàn, 2 chân duỗi thẳng, 2 bàn chân đạp mạnh vào dụng cụ đo,2 tay và các ngón tay duỗi thẳng, khép lại với nhau. Dung lực đẩy bàn kiểm tra mạnh về trước, người kiểm tra đọc thành tích đạt được của đối tượng kiểm tra. Mỗi người thực hiện 2 lần, lấy thành tích cao nhất, mỗi lần cách nhau 1 phút.

- Tiêu chuẩn đánh giá:

Bảng 1.16. Tiêu chuẩn quy đổi điểm của test ngồi gập thân về trước nam người cao tuổi (Đơn vị: ml)

Nhóm tuổi 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 60-64 tuổi -12.6~-7.8 -7.7~0.9 1.0~6.7 6.8~13.1 >13.1 65-69 tuổi -13.6~-9.4 -9.3~-1.6 -1.5~4.6 4.7~11.7 >11.7 70-74 tuổi -14.6~-11.2 -11.1~-1.1 -1.0~3.8 3.9~9.9 >9.9 Bảng 1.17. Tiêu chuẩn quy đổi điểm của test ngồi gập thân về trước

nữ người cao tuổi (Đơn vị: ml)

Nhóm tuổi 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 60-64 tuổi -7.5~-2.0 -1.9~5.2 5.3~11.3 11.4~17.7 >17.7 65-69 tuổi -8.2~-3.1 -3.0~4.0 4.1~10.0 10.01~16.4 >16.4 70-74 tuổi -9.5~-4.6 -4.5~2.4 2.5~8.9 9.0~15.1 >15.1 (Nguồn: Chỉ Nam tập luyện TDTT, Nxb TDTT Nhân dân Trung Quốc.

2006, tr.37-38)

(28)

16 c. Chỉ tiêu đánh giá tố chất tâm lý

(1) Thang đánh giá trạng thái tâm trạng (POMS)

- Khái niệm: POMS tức là thang đánh giá trạng thái tâm lý, do nhà khoa học D.M. Mc Nair người Mỹ sáng chế từ rất sớm, là một loại thang đánh giá trạng thái cảm xúc. Sau đó, đến năm 1992 đã được nhà khoa học R. Grove phát triển và đơn giản hóa cách tiến hành thang đánh giá POMS. Tăng thêm thang đánh giá ―Cảm xúc có quan hệ với lòng tự trọng‖.

- Phương pháp bình phân

Phương pháp đánh giá thang điểm ―Hầu như không‖ = 0 điểm,

―Có 1 tý‖ = 1 điểm. ―Vừa phải‖ = 2 điểm, ―tương đối nhiều‖ = 3 điểm,

―rất nhiều‖ = 4 điểm. Thang đánh giá có 7 mức và các câu hỏi từng mức được phân bố như sau:

Căng thẳng: câu 1, 8, 15,21,28, 35;

Tức giận: câu 2, 9, 16,22,29, 36, 37;

Mệt mỏi: câu 3, 10, 17,23, 30;

Trầm cảm: câu 4, 11, 18,24, 31, 38;

Tinh lực: câu 5, 12, 19,25, 32, 39;

Hoảng loạn:câu 6, 13,20,26, 33;

Cảm xúc liên quan đến bản thân: câu 7, 14,27, 34, 40;

Phân biệt các số liệu ban đầu của thang đánh giá là tổng số các điểm, thông qua kiểm tra xem xét thường quy, thống kê mỗi thang điểm là phân số T.

TMD (tổng điểm của rồi loạn cảm xúc) = 5 điểm cảm xúc tiêu cực và trừ đi 2 điểm cảm xúc tích cực (tinh lực, lòng tự trọng) và cộng với 100.

POMS tổng cộng gồm 40 hình dung từ, phân thành 7 thang đánh giá: căng thẳng, trầm cảm, tức giận, mệt mỏi, tinh lực và lòng tự trọng... Mỗi một đề mục có 1 hình dung từ, để lựa chọn 1 mức độ, có 5 câu trả lời và phân điểm từ 0-4, cùng là từ ―hầu như không có‖ đến

―rất nhiều‖. Mỗi thang độ cao nhất là 20 đến 28 điểm, thấp nhất là 0 điểm.

(29)

17

Trong quá trình thống kê do 5 cảm xúc tiêu cực (căng thẳng, trầm cảm, tức giận, hoảng loạn và mệt mỏi) và trừ đi 2 cảm xúc tích cực (tinh lực và lòng tự trọng) và thêm 1 thường số (100). Thang độ POMS giản thức của Trung Quốc mức độ tin cậy từ 0.62-0.82, bình quân r = 0.71.

(2) Thang tự đánh giá triệu chứng tâm lý (SCL 90) - Khái niệm cơ bản

Thang tự đánh giá triệu chứng tâm lý, được liệt kê bởi 90 đầu mục. Có một thời gian được gọi là liệt kê triệu chứng Hipkin’s (Được vạch ra vào năm 1954). Đến năm 1975 được L.R.Derogatis chế tác gồm 90 mục,, bao gồm: Các nội dung triệu chứng học bệnh tâm thần phổ biến, có liên quan từ cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ, ý thức, hành vi cho đến thói quen cuộc sống, quan hệ nhân tế, ăn uống, giấc ngủ... Sử dụng 10 yếu tố khác nhau phản ánh 10 phương diện của tình trạng triệu chứng tâm lý.

- Đặc điểm của thang

+ Thang tự đánh giá triệu chứng sức khỏe tâm lý có dung lượng lớn, phản ánh triệu chứng phong phú, càng khắc họa chuẩn xác hơn các đặc điểm triệu chứng tự cảm giác. Nó, bao gồm các nội dung triệu chứng học bệnh tâm thần phổ biến, có liên quan từ cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ, ý thức, hành vi cho đến thói quen cuộc sống, quan hệ nhân tế, ăn uống, giấc ngủ...

+ Mỗi mục của thang đánh giá có 1-5 cấp bình phân. Cụ thể như sau:

Không có: Tự cảm giác không có vấn đề gì.

Rất nhẹ: Tự cảm giác có vấn đề, nhưng phát sinh không nhiều và không nghiêm trọng.

Bình thường: Tự cảm giác có triệuc chứng, mức độ nghiêm trọng chỉ ở mức trung bình.

Tương đối nghiêm trọng: Tự cảm giác có triệu chứng, mức độ đạt đến nghiêm trọng.

(30)

18

Nghiêm trọng: Tần số và cường độ tự cảm giác đều đạt mức vô cùng nghiêm trọng.

+ Thang đánh giá có thể dùng để tiến hành chần đoán tình trạng sức khỏe tâm lý, cũng có thế dùng để nghiên cứu bệnh tâm thần học.

Có thể dùng nó để đánh giá hoặc tự đánh giá bản thân.

- Phạm vi sử dụng

Với bài kiểm tra này sử dụng cho đối tượng từ 16 tuổi trở lên.

Đây là thử nghiệm với mục đích đánh giá với nhiều góc độc từ cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ, ý thức, hành vi cho đến thói quen cuộc sống, quan hệ nhân tế, ăn uống, giấc ngủ... Để đánh giá một người có hay không triệu chứng tâm lý và mức độ nghiêm trọng của nó như thế nào.

- Nội dung

Bài kiểm tra này có 90 mục, có 9 yếu tố phân biệt để đánh giá:

Cơ thể hóa, triệu chứng cưỡng ép, mẫn cảm quan hệ cá nhân, trầm cảm, lo âu, sự thù địch, khủng bố, hoang tưởng và bệnh tâm thần.

+ Cơ thể hóa, bao gồm: 1, 4, 12,27, 40, 42, 48, 49, 52, 53, 56 và 58, tổng 12 mục.Yếu tố này chủ yếu phản ánh sự khó chịu thân thể chủ quan.

+ Triệu chứng cưỡng ép, bao gồm: 3, 9, 10,28, 38, 45, 46, 51, 55 và 65, tổng 10 mục. Phản ánh nhóm triệu chứng cưỡng ép lâm sàng.

+ Nhạy cảm với quan hệ người với người,, bao gồm: 6,21, 34, 36, 37, 41, 61, 69 và 73, tổng 9 mục. Chủ yếu đề cập đến một số người cảm thấy không tự tại và cảm thấy tự ti. Đặc biệt là khi so sánh với người khác.

+ Trầm cảm, bao gồm: 5, 14, 15,20,22,26,29, 30, 31, 32, 54, 71 và 79, tổng 13 mục. Phản ánh khái niệm của nhóm triệu chứng liên quan trầm cảm lâm sàng phổ biến.

+ Lo âu, bao gồm: 2, 17,23, 33, 39, 57, 72, 78, 80 và 86, tổng 10 mục. Chỉ đề cập đến thể nghiệm và triệu chứng tâm thần có liên quan nhóm triệu chứng lo âu biểu thị lâm sàng.

(31)

19

+ Thù địch, bao gồm: 11,24, 63, 67, 74 và 81, tổng 6 mục. Chủ yếu từ suy nghĩ, cảm xúc và hành vi, trên 3 phương diện đó để phán ánh biểu hiện sự thù địch.

+ Sợ hãi, bao gồm: 13,25, 47, 50, 70, 75 và 82, tổng 7 mục. Nó phù hợp với các trạng thái truyền thống của Sợ hãihoặc chứng sợ khoảng rộng để phản ánh nội dung cơ bản nhất quán.

+ Hoang tưởng, bao gồm: 8, 18, 43, 68, 76 và 83, tổng 6 mục.

Chủ yếu đề cấp đến sự nghi ngờ và quan hệ si mê,...

+ Bệnh tâm thần, bao gồm: 7, 16, 35, 62, 77, 84, 85, 87, 88 và 90, tổng 10 mục. Trong đó chứng ảo thính giác, suy nghĩ lan man, cảm thấy bị hiểu rõ,... phản ánh mục triệu chứng tinh thần phân liệt.

+ Khác, bao gồm: 19, 44, 59, 60, 64, 66 và 89, tổng 7 mục.

Không phải, bao gồm trong các yếu tố nêu trên, Nó chủ yếu phản ánh tình trạng giấc ngủ và chế độ ăn uống.

- Phân tích yếu tố

SCL - 90, bao gồm 9 ước số, mỗi ước số phản ánh một tình trạng triệu chứng. Thông qua các ước số có thể hiểu được đặc điểm phân bố triệu chứng. Ước số phân đó giống như là số mục các ước số tạo thành và tổng các mục của ước số.

+ Cơ thể hóa:

Chủ yếu phản ánh thân thể cảm thấy khó chịu,, bao gồm hệ tim mạch, tiêu hóa, hô hấp và hệ thông cơ quan khác cảm thấy khó chịu.

và đau đầu, đau lưng, đau nhức xương khớp và lo lắng,... Biểu hiện cơ thể khó chịu.

Thang đánh giá phân từ 12-60 điểm.

Đạt trên 36 điểm biểu thị cơ thể đó trên cơ thể có khá rõ sự khó chịu. Thường kèm theo đau đầu, đau nhức xương khớp và các triệu chứng khác.

Đạt dưới 24 điểm biểu hiện triệu chứng cơ thể không rõ rệt.

+ Triệu chứng cưỡng ép: Chủ yếu chỉ sự hiểu biết không cần thiết, nhưng không thể thoát khỏi những suy nghĩ vô nghĩa, xung đột

(32)

20

và hành vi, cũng như một số các dấu hiệu hành vi tổng quát hơn về suy giảm nhận thức cũng được phản ánh trong yếu tố này.

Thang điểm được phân từ 10 -50 điểm.

Đạt trên 30 điểm thì triệu chứng cưỡng ép rất rõ.

Đạt dưới 20 điểm trở xuống thì triệu chứng cưỡng ép không thể hiện rõ.

+ Mẫn cảm quan hệ người với người: Chủ yếu chỉ các quan hệ người với người không tự tại và cảm thấy tự ti. Đặc biệt nổi bật là khi đưa ra so sánh với người khác. Cảm thấy tự ti trong quan hệ giữa người với người, tâm thần không yên, thể hiện thiếu tự tại, và trong quan hệ giữa người với người ám thị không tốt, mong đợi tiêu cực,...

đây là những nguyên nhân điển hình của các triệu chứng.

Thang được phân từ 9-45 điểm

Đạt trên 27 điểm biểu hiện các cá nhân khá nhạy cảm với quan hệ giữa người với người. Tính tự ti càng cao.

Đạt dưới 18 điểm biểu hiện cá nhân có quan hệ khá bình thường.

+ Phiền muộn: Triệu chứng mang tính đại biểu là cảm giác chán nản và tâm trạng, hay là các triệu chứng như giảm hưng phấn trong cuộc sống, thiếu động lực, mất sức sống. Cũng biểu hiện sự thất vọng, bi quan, cảm giác trầm cảm liên quan đến các khía cạnh nhận thức và thể chất, ngoài ra, cũng, bao gồm cả quan niệm tự sát và những suy nghĩ liên quan đến tử vong.

Thang độ từ 13-65 điểm.

Đạt trên 39 điểm, biểu hiện trình độ sự phiền muộn của cá nhân khá cao, cuộc sống thiếu hứng thú, thiếu động lực hoạt động, tính cực đoan, có thể có ý nghĩ tử vong và quan niệm tự sát.

Đạt dưới 26 điểm, biểu hiện trình độ sự phiền muộn của cá nhân khá thấp, thái độ cuộc sống lạc quan, tích cực, tràn đầy sức sống, tâm trạng vui vẻ.

+ Lo ngại: Thường dùng để chỉ những người có các xuất hiện các dấu hiệu như: dễ bị kích thích, đứng ngồi không yên, thân kinh quá nhạy cảm, lo lắng, căng thẳng,... chẳng hạn như chấn động.

(33)

21 Thang độ từ 10 -50 điểm.

Đạt trên 30 điểm trở lên, chỉ ra rằng cá nhân dễ dàng có sự lo lắng, dễ bị kích thích, bồn chồn và bất an, thần kinh quá nhạy cảm, có thể gây ra cơn hoảng loạn cực độ.

Đạt dưới 20 điểm, chỉ ra rằng cá nhân không không dễ lo lắng, dễ dàng biểu hiện trạng thái ổn định.

+ Thù địch: Chủ yếu biểu hiện sự thù địch phản ánh từ 3 phương diện: Suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Ở mục này, bao gồm cả cảm thấy phiền chán, bực bội ném đồ vật, tranh luận gay gắt không thể khống chế được cho đến khi bùng nổ sự cáu gắt và các phương diện khác.

Thang đánh giá có từ 6-30 điểm

Đạt trên 18 điểm, biểu hiện cá nhân đó dễ xuất hiện tư tưởng, cảm xúc và hành vi của sự thù địch.

Đạt dưới 12 điểm, biểu hiện cá nhân dễ xuất hiện hành vi, cảm xúc và tư tưởng tốt.

+ Sợ hãi: Đối tượng của sợ hãi, bao gồm sợ đi ra ngoài du lịch, không gian trống trải, đám đông, điểm công cộng, phương tiện giao thông. Ngoài ra, còn sợ hãi giao lưu xã hội.

Thanh đánh giá có từ 7 – 35 điểm.

Đạt trên 21 điểm, biểu hiện triệu chứng sợ hãi của cá nhân đó khá rõ rệt, thường biểu hiện sợ hãi đám đông, không gian rộng lớn, giao lưu xã hội.

Đạt dưới 14 điểm, biểu hiện triệu chứng sợ hãi của cá nhân không rõ rệt.

+ Hoang tưởng: Chủ yếu đề cập đến tính lan tỏa của tư duy, hằn thù, sự ngờ vực, hoang tưởng, thể nghiệm thụ động và khuếch đại,...

Thang đánh giá có từ 6-30 điểm.

Đạt trên 18 điểm, biểu hiện triệu chứng hoang tưởng của cá nhân đó khá rõ rệt, rất dễ ngờ vực và thù hằn.

Đạt dưới 12 điểm, biểu hiện triệu chứng hoang tưởng của cá nhân không rõ ràng.

(34)

22

+ Bệnh tâm thần: Phản ánh một loạt các hành vi và triệu chứng cấp tính, tức là biểu hiện các triệu chứng trong quá trình bệnh tâm thần không nghiêm ngặt về giới hạn.

Thang đánh giá có từ 10 – 50 điểm

Đạt trên 30 điểm, biểu hiện triệu chứng bệnh tâm thần của cá nhân khá rõ rệt.

Đạt dưới 20 điểm, biểu hiện triệu chứng bệnh tâm thần của cá nhân không rõ rệt.

+ Mục khác (giấc ngủ và ăn uống): Như một mục bổ sung hoặc khác, để làm ước số thứ 10 để xử lý, nhằm sử dụng các ước số phân khác và giống như tổng điểm.

Mỗi nhóm căn cứ vào mức độc nghiêm trọng của triệu chứng được phân thành 5 mức: 1 = Không, 2 = rất nhẹ, 3 = bình thường, 4 = khá nghiêm trọng, 5 = nghiêm trọng. Cuối cùng là phân biệt đối với tổng điểm và ước số phân tiến hành tính toán. Thang độ có độ tin cậy từ 0.77 – 0.90, kết quả đánh giá có thể tin cậy

Đối tƣợng kiểm tra sƣ phạm

Bảng 1.18. Số lƣợng đối tƣợng kiểm tra sƣ phạm

(Đơn vị: người) Độ

tuổi Đơn vị

Nhóm đánh giá thực trạng

Nhóm thực

nghiệm Nhóm đối chứng Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 60-64

tuổi

Thành phố 28 25 14 12 14 13

Nông thôn 21 17 11 9 10 8

65-69 tuổi

Thành phố 23 28 10 13 13 15

Nông thôn 22 22 12 10 10 12

70-74 tuổi

Thành phố 28 30 13 14 15 16

Nông thôn 31 25 15 13 16 12

Tổng cộng 153 147 75 71 78 76

(35)

23 Thông qua bảng 1.18 biểu thị:

Nhóm đánh giá thực trạng tổng cộng có 300 người, trong đó:

Nam có 153 người, Nữ có 147 người;

Nhóm thực nghiệm: Nam có 75 người, Nữ có 71 người, tổng có 146 người;

Nhóm đối chứng có: 78 Nam, 76 Nữ, tổng cộng có 154 người.

1.2.5. Phương pháp quan sát sư phạm

Đề tài đã sử dụng phương pháp này nhằm quan sát và thu thập những thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu, thông qua đó để phát hiện những tồn tại trong quá trình tập luyện TDDS, đánh giá sơ bộ về thực trạng tập luyện TDDS của người cao tuổi Việt Nam. Đồng thời cũng là quá trình theo dõi, giám sát quá trình tập luyện của người tập và quá trình huấn luyện của HLV, HDV. Đề tài chủ yếu quan sát những nội dung sau:

- Thực trạng tập luyện TDDS của người cao tuổi Việt Nam;

- Những nguyên nhân làm ảnh hưởng, điều kiện ảnh hưởng đến quá trình tập luyện TDDS của người cao tuổi Việt Nam;

- Những biến đổi về mặt tâm lý, sinh lý, thể lực, chức năng cơ thể,... trong quá trình tập luyện TDDS của người cao tuổi Việt Nam;

- Những nội dung người cao tuổi Việt Nam tập luyện là gì? Tập luyện như thế nào? Hình thức ra sao?...

1.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp này để đánh giá tác động của các giải pháp, bài tập đã lựa chọn cho người cao tuổi tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Quá trình thực nghiệm sư phạm được tổ chức trong 6 tháng dưới hình thức so sánh song song giữa 2 nhóm:

Nhóm đối chứng: Nhóm không tập luyện TDDS, hoặc thỉnh thoảng tham gia tập luyện hoặc có tham gia nhưng không ứng dụng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH - Kĩ năng tự nhận thức những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khỏe thể chất

Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi mắc tiêu chảy cấp của bà mẹ tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định sau giáo dục sức khỏe”

Cụ thể, khoảng biến Tóm tắt: Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu rủi ro sức khỏe do sự hiện diện của hai nguyên tố phóng xạ Urani U và Thori Th trong ba tầng chứa nước Pleistocen

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Để có cơ sở đánh giá khách quan, chính xác thực trạng năng lực chăm sóc sức khỏe người bệnh của điều dưỡng viên khu khám bệnh theo yêu cầu ở Bệnh viện Trung ương