• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4 Ngày soạn: 19/9/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2017(5A) Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2017(5D) Thứ tư ngày 27 tháng 9 năm 2017(5B)

KHOA HỌC

BÀI 7: TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.

2. Kĩ năng: HS xác định được bản thân đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.

3. Thái độ: Có ý thức ăn uống tốt và rèn luyện sao cho phù hợp với từng giai đoạn.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Hình Trang 16, 17; HS sưu tầm ảnh của người lớn và ở các lứa tuổi và ngành nghề khác nhau.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

+Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì, con người con người chia làm những lứa tuổi nào?

+ Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người?

2. Bài mới.(30’)

a. Giới thiệu bài. Nêu mục đích yêu cầu của giờ học.

b. Giảng bài:

HĐ1: Đặc điểm của con người ở từng giai đoạn:

Vị thành niên, trưởng thành, tuổi già. làm việc với SGK.(12’)

* Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành và tuổi già.

* Cách tiến hành.

Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn.

- Y/c đọc các thông tin Trang 16, 17 SGK và thảo luận theo nhóm về đặc điểm nổi bật từng giai đoạn lứa tuổi. Thư kí ghi

Giai đoạn Đặc điểm nổi bật.

Tuổi vị thành niên ...

2-3 HS trả lời.

- HS cùng quan sát thảo luận theo nhóm và tìm lời giải đáp.

- HS đại diện nhóm lên treo bài trên bảng và trình bày.các nhóm khác BS.

(2)

Tuổi trưởng thành. ...

Tuổi già. ...

Bước 2: HS làm việc nhóm theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Làm việc cả lớp.

Giai đoạn Đặc điểm nổi bật.

Tuổi vị thành niên Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn.Ở tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội.

Tuổi trưởng thành. Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội,..

Tuổi già. Ở tuổi này cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần.

Tuy nhiên, những người cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội.

HĐ2: Trò chơi "Ai " họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?(10’).

* Mục tiêu: như SGV.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Y/c HS quan sát theo nhóm từng bức ảnh GV đã phát cho và xác định xem người trong ảnh ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó.

Bước 2: Y/c làm việc theo nhóm.( 4nhóm) Bước 3: Làm việc cả lớp.

- GV và HS nhận xét đánh giá tuyên dương nhóm làm tốt.

HĐ3:Ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển của con người.(8’)

+ Các em đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?

+Biết được các giai đoạn phát triển của con người có ích lợi gì?

- GV chốt lại kiến thức: + Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là vào

- HS làm việc theo nhóm sau đó đại diện trình bày.

- HS cùng quan sát thảo luận theo nhóm và tìm lời giải đáp.

+Giúp cho ta không e ngại, lo sợ về sự biến đổi của cơ thể về thể chất lẫn tinh thần.

(3)

tuổi dậy thì.

+ Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời sẽ giúp chúng ta hình dung được sự phát triển của cơ thể về tinh thần, thể chất và mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào. Từ đó, chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không sợ hãi, bối rối,… đồng thời còn giúp chúng ta có thể tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với mỗi người ở vào lứa tuổi của mình.

3. Củng cố, dặn dò.(5’) - Y/c cả lớp trả lời câu hỏi:

- Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?

- Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời thì có lợi gì?

- GV nhận xét chung giờ học.

- Chuẩn bị bài: Vệ sinh tuổi dậy thì.

--- Ngày soạn: 19/9/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2017(5A) Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2017(5B) Thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2017(5D)

KĨ THUẬT

BÀI 2: THÊU DẤU NHÂN( Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách thêu dấu nhân.

2. Kĩ năng: HS khéo tay thêu ít nhất tám dấu nhân, các mũi thêu đều nhau, đường thêu ít bị dúm.

3 Thái độ: Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu thêu dấu nhân, kéo, khung thêu.

- Một mảnh vải trắng, kích thước 35 x 35cm, kim khâu, len.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Yêu cầu hs đọc ghi nhớ

- Gv kiểm tra đồ dùng của học sinh.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a.Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu tiết học.

- Học sinh nêu.

- Học sinh lắng nghe.

(4)

b. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:

Hoạt động3: Học sinh thực hành(20’) Mục tiêu:Học sinh biết thực hành cách thêu dấu nhân đúng quy trình.

Cách tiến hành: Gv yêu cầu học sinh nhắc lại cách thêu dấu nhân.

- Em hãy nêu cách thêu dấu nhân?

- Gv nhận xét lại hệ thống cách thêu dấu nhân?

Các em cần lưu ý các đường thêu và mũi thêu nhỏ để đường thêu đẹp.

- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và nêu các yêu cầu của sản phẩm.

- Em hãy nêu quy trình thực hiện?

- Gv chia lớp làm 4 nhóm các em tự thực hành, Gv sửa sai, uốn nắn cho các em còn lúng túng.

Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm (7’) - Gv yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm.

- Gv nêu yêu cầu đánh giá.

- Gv nhận xét, tuyên dương các nhóm.

3. Củng cố và dặn dò:(2’) Về nhà học bài và thực hành.

Chuẩn bị: Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống.

-Học sinh nêu.

- Vạch dấu đường thêu dấu nhân.

- Thêu dấu nhân theo đường vạch dấu.

+ Bắt đầu thêu.

+ Thêu mũi thứ nhất.

+ Thêu mũi thứ 2.

+ Thêu các mũi tiếp theo.

+ Kết thúc đường thêu tức là, xuống kim, lật vải và nút chỉ cuối đường thêu.

- Học sinh thực hành thêu dấu nhân.

- Hs trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí của gv.

--- Ngày soạn: 19/9/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2017(5A) Thứ tư ngày 27 tháng 9 năm 2017(5C)

(5)

ĐỊA LÍ

BÀI 4: SÔNG NGÒI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Chỉ được vị trí sông ngòi VN trên bản đồ . Trình bày một số đặc điểm của sông ngòi VN.

- Biết vai trò của sông ngòi VN đối với đời sống sản xuất.

- Hiểu và lập được mối quan hệ địa lí giữa khí hậu và sông ngòi.

2. Kĩ năng: -Chỉ được vị trí 1 số con sông : Hồng ,Thái Bình , Tiền ,Hậu ,Đồng Nai, Mã ,Cả trên bản đồ (lược đồ).

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học.

*GDBVMT :Nhận thức được vai trò to lớn của sông ngòi và có ý thức bảo vệ nguồn nước sông ngòi, trồng cây gây rừng để tránh lũ do nước sông dâng cao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bản đồ địa lí VN,phông chiếu tranh ảnh về sông ngòi về mùa lũ và mùa cạn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

-Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?

-Khí hậu miền Bắc khác khí hậu miền Nam như thế nào?

2.Bài mới.(30’) a. Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học b.Giảng bài

*Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc(10’)

* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp Bước 1: Y/C HS qs hình 1 trong SGK,trả lời câu hỏi

+ Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết? Chúng phân bố như thế nào?

+ Kể tên và chỉ vị trí một số sông lớn ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam của nước ta?

+Sông ở miền Trung có đặc điểm gì? Vì sao?

Bước 2: Hs lên bảng chỉ vị trí nước ta

-2 HS lên bảng trả lời- lớp nhận xét bổ sung.

- Hs lắng nghe

- Hs qs và trả lời câu hỏi theo cặp.

+Nước ta có rất nhiều sông, phân bố ở khắp đất nước.,...

+Miền Bắc:S.Hồng,S.Đà, S.Lô, S.Chảy...

+Miền Nam: S.Tiền, S.Hậu, S.Đồng Nai…

+Miền Trung: Có nhiều sông nhưng phần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốc lớn hơn cả là: S.Mã, S.Cả, S.Đà Rằng…

+Thường ngắn và dốc do miền trung có địa hình hẹp ngang, có độ dốc lớn.

(6)

trên bản đồ - Nhận xét

Kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước.

* Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa .Sông có nhiều phù sa (12’)

*Hoạt động 2: làm việc theo nhóm Bước 1: chia lớp 3 nhóm

- HS qs hình 2, 3 hoàn thành vào bảng sau:

Thời gian Đặc điểm ảnh hưởng tới sản xuất Mùa mưa Nước

nhiều, dâng lên nhanh chóng.

Gây ra lũ lụt làm thiệt hại mùa màng, người , của cho nhân dân…

Mùa khô Nước it, hạ thấp, trơ lòng sông.

Có thể gây ra hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủy điện, giao thông đường thủy gặp khó khăn.

Bước 2: Đại diện các nhóm trả lời,nhóm khác bổ sung

- Giáo viên nhận xét, kết luận Sgv.

+Màu nước của con sông ở địa phương em vào mùa lũ và mùa cạn có khác nhau không? vì sao?

+Lượng nước trên sông phụ thuộc vào yếu tố nào của thời tiết?

Kết luận : Sự thay đổi chế độ nước theo

- Hs lên chỉ

- 3 nhóm tự cử nhóm trưởng, thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày

+Mùa lũ nước sông màu đỏ nâu vì chứa nhiều phù sa, mùa cạn nước trong ...

+Phụ thuộc vào lượng mưa.

(7)

mùa do sự thay đổi của chế độ mưa theo mùa gây nên, gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất về giao thông trên sông, hoạt động của nhà máy thủy điện, mùa màng và đời sống đồng bào ven sông”.

?Màu nước sông mùa lũ và mùa cạn như thế nào? Tại sao?

*Vai trò của sông(8’)

*Hoạt động 3:làm việc cả lớp + Nêu vai trò của sông ngòi ?

+ HS lên chỉ vị trí các nhà máy thuỷ điện lớn của nước ta trên lược đồ sông ngòi?

- Nhận xét, bổ sung

- Y/C HS đọc phần ghi nhớ

*GDBVMT:Cần phải làm gì để nguồn nước sông luôn sạch ?

3. Củng cố, dặn dò.(5’)

-Mùa mưa nước sông ít gây khó khăn gì?

- Chúng ta phải sử dụng điện ,nước như thế nào?

-Để góp phần giảm sự ô nhiễm của nước sông chúng ta phải làm gì?

- GV nhận xét tiết học ,biểu dương những em học tốt.

- Y/c HS về nhà làm bài tập trong SBT.

- Chuẩn bị bài: Vùng biển của nước ta.

- Thường có màu rất đục do trong nước có chứa nhiều bùn, cát (phù sa) vào mùa lũ. Mùa cạn nước trong hơn.

+ Bồi đắp nên đồng bằng cung cấp nước. Là đường giao thông

Là nguồn thuỷ điện…

+Thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà.

Thác Bà trên sông Chảy.Trị An trên sông Đồng nai. Y-a-ly trên sông Xê Xan.

--- Ngày soạn: 19/9/2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2017(5B,5A) Thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2017(5D)

KHOA HỌC

BÀI 8: VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.

(8)

2. Kĩ năng: Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.

3. Thái độ: Có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH - Kĩ năng tự nhận thức những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.

- Kĩ năng xác định giá trị của bản thân, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể.

- Kĩ năng quản lí thời gian và thuyết trình khi chơi trò chơi “ Tập làm diễn giả” về những việc nên làm ở tuổi dậy thì.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình trang 18,19 SGK.

- Các phiếu ghi một số thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì

- Mỗi HS chuẩn bị 1 thẻ từ 1 mặt ghi chữ Đ( đúng), mặt kia ghi chữ S( sai).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Nêu đặc điểm của giai đoạn lứa tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già?

2. Bài mới.(30’)

HĐ1. Những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì.(17’)

* Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm của tuổi dậy thì.

* Cách tiến hành.

Bước 1: GV giảng về đặc điểm của tuổi dậy thì và nêu vấn đề: ở tuổi dậy thì chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ thơm tho, và tránh bị mụn

"trứng cá "

Bước 2 : GV sử dụng phương pháp động não và Y/c HS trong lớp đưa ra ý kiến cho câu hỏi nêu trên.

+Em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể?

+Quan sát hình 1-2-3 SGK-18 nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì?

+Cần chọn những loại quần áo lót ntn cho phù hợp?

- GV ghi lại và yêu cầu HS nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên.

Bước 3: Làm việc cả lớp.

- GV kết luận: Tất cả những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Nhưng ở lứa tuổi dậy

2-3 HS nêu lại.

- HS theo dõi để nắm bắt thông tin và câu hỏi.

- HS tự suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình.

+Thường xuyên tắm rửa, gội đầu, thay quần áo, rửa bộ phận sinh dục….

+Thay quần áo lót, đi đại tiện lau từ phía trước ra phía sau, khi kinh nguyệt thay băng ngày 4 lần…..

+Làm bằng chất coton, mềm mại vừa cơ thể.

(9)

thì , cơ quan sinh dục mới phát triển, vì vậy, chúng ta cần phải biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục.

HĐ2: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì.(13’)Quan sát tranh và thảo luận.

* Mục tiêu: như SGV

* Cách tiến hành:

Bước 1: Y/c HS quan sát theo nhóm lần lượt các hình 4,5,6,7 trang 19 và trả lời các câu sau:

+ Chỉ và nói nội dung của từng hình.

+ Nêu những việc nên và không nên để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.

Bước 2: Y/c làm việc cả lớp.

- GV và HS cùng nhận xét đánh giá tuyên dương nhóm làm tốt.

Bước 3: GV chốt lại kiến thức : Ở tuổi dậy thì chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh, tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu,…, không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh.

3. Củng cố, dặn dò.(5’)

-Y/c HS liên hệ trong thực tế hoặc qua sách báo em biết những cách nào để khử mùi hôi, hoặc cách bảo vệ da mặt khi bị trứng cá.cách làm cho tóc đẹp , cách làm cho cơ thể khỏe đẹp...

- Dặn HS chuẩn bị bài sau:Thực hành: Nói “ Không”

với các chất gây nghiện.

- HS làm việc theo nhóm 4 dưới sự hướng dẫn của GV - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả.

+Nên: ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau, hoa quả, luyện tập TDTT…..

+Không nên: ăn kiêng, xem phim, đọc truyện không lành mạnh, hút thuộc lá, ma tuý….

- HS liên hệ thực tế và nêu nhiệm vụ của mình cần làm ở tuổi dậy thì và hướng dẫn cho các bạn tham khảo.

--- Ngày soạn: 19/9/2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2017(5C) LỊCH SỬ

BÀI 4: XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, nền kinh tế xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.

2. Kĩ năng: Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh thành Huế và xã hội (kinh tế thay đổi, đồng thời xã hội cũng thay đổi theo).

3. Thái độ: Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:

- Bản đồ Hành chính Việt Nam.

(10)

- Phông chiếu làm bảng phụ phần kết luận hoạt động 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?

- Em hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới (30’) a.Giới thiệu bài:

- GVnêu nhiệm vụ học tập cho HS:

*HĐ1: Những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.(17’)

-HS đọc nội dung SGK quan sát các hình minh hoạ trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi:

+Trước khi TDP xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào?

+Khi TDP xâm lược chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta?

+Ai là người được hưởng nguồn lợi do phát triển kinh tế?

*HĐ2: Những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX và đời sống của nhân dân.(13’)(SLIDE 1)

+Trước khi TDP xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào?

+Sau khi TDP đặt ách thống trị ở VN, xã hội VN có gì thay đổi? Có thêm tầng lớp mới nào?

+ Đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam trong thời kì này?

- Gv kết luận: Yêu cầu hs quan sát phông

chiếu:Trước đây xã hội Việt Nam chủ yếu chỉ có địa chủ phong kiến và nông dân, nay xuất hiện

- 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.HS khác nhận xét.

+Nền kinh tế VN dựa vào nông nghiệp là chủ yếu .

+Chúng khai thác k/s của đất nước ta như than, thiếc, bạc vàng. Chúng xây dựng các nhà máy điện, nước, xi măng, dệt để bóc lột người lao động nước ta = đồng lương rẻ mạt.

+Người Pháp.

+Có 2 giai cấp là địa chủ phong kiến và nông dân.

+Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành. Thành thị phát triển, buôn bán mở mang làm xuất hiện các tầng lớp mới như viên chức, trí thức, chủ xưởng đặc biệt là giai cấp công nhân.

+Nông dân VN bị mất ruộng đất, đói nghèo phải làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền và nhận đồng lương rẻ mạt nên đời sống rất khó khăn.

(11)

những giai cấp, tầng lớp mới: công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức… thành thị phát triển, lần đầu tiên ở Việt Nam có đường ô tô, xe lửa nhưng đời sống của nông dân và công nhân thì ngày càng kiệt quệ, khổ sở.

- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk/11.

3. Củng cố- dặn dò( 5’)

-Từ cuối TK XIX- đầu TK XX TDP đã làm gì để bóc lột nhân dân ta? Nền kinh tế và xã hội có gì thay đổi?

- GV liên hệ giáo dục HS . - GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau:Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.

- 1, 2 hs đọc ghi nhớ.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Học sinh biết được giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường xanh – sạch- đẹp2. Kĩ

Học sinh biết được giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường xanh – sạch-

Học sinh biết được giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường xanh –

- Nêu và chỉ đúng các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đóc.

- Nêu và chỉ đúng các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.

Học sinh biết được giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường xanh –

- Cấn làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.. Kĩ năng: HS  biết giữ gìn trật tự vệ sinh nơi

- Học sinh biết được giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường xanh – sạch-