• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20

NS : 15/01/2021 NG: 18/01/2021

Thứ 2 ngày 18 tháng 01 năm 2021

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

TIẾT 39: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

I. MỤC TIÊU

A- Tập đọc.

1. Kiến thức:

- HS đọc đúng, trôi chảy toàn bài, to, rõ ràng, rành mạch, đọc đúng: ánh lên, trìu mến, yên lặng,.... ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Trung đoàn trưởng .lán, tây, việt gian, thống thiết, vệ quốc quân, bảo tồn.

2. Kĩ năng:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sỹ nhỏ tuổi.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu được nội dung câu chuyện: thấy được tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sỹ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp trước đây.

3. Thái độ: Nhớ ơn những chiến sĩ đã hi sinh xương máu vì đất nước. Chăm ngoan, học giỏi

B- Kể chuyện:

- Dựa vào các câu hỏi gợi ý, kể lại được câu chuyện, kể tự nhiên, biết thay đổ giọng kể phù hợp với nội dung.

- Rèn kỹ năng nghe cho HS, theo dõi bạn kể; biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.

- Giáo dục tính mạnh dạn tự tin cho HS.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

* Tập đọc:

- Đảm nhiệm trách nhiệm.

- Tư duy sáng tạo, bình luận, nhận xét.

- Lắng nghe tích cực .

* Kể chuyện:

- Thể hiện sự tự tin.

- Giao tiếp .

III. ĐỒ DÙNG: Các thiết bị dạy học UD CNTT

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KTBC (5’)

- Gọi HS đọc bài: Hai Bà Trưng

? Vì sao Hai Bà trưng lại phất cờ khởi nghĩa?

? Con học gì ở Hai Bà Trưng ? B. Bài mới

2 HS đọc và trả lời câu hỏi - Theo dõi, nhận xét

(2)

1- Giới thiệu bài (1')

- GV cho HS quan sát tranh phóng to trên màn hình. YCHS nêu nội dung tranh - GV dẫn vào bài, giới thiệu bài đọc

2- Luyện đọc (20')

- GV đọc cả bài : đọc với giọng tự tin, hùng mạnh, có đoạn đọc với giọng xúc động.

- HD đọc câu + phát âm:

vệ quốc quân, rời xa chiến khu, … - HD đọc đoạn + giải nghĩa từ - HD h/s đọc một số câu văn dài:

+ Chúng em còn nhỏ,/ chưa làm được chi nhiều/thì trung đoàn cho chúng em ăn ít /cũng đợc. Đừng bắt chúng em phải về,/

tội chúng em lắm,/ anh nờ…

+Tiếng hát bay lợn trên mặt suối,/ tràn qua lớp lớp mây rừng,/ bùng lên nh ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối,/ làm cho lòng ngời chỉ huy/ ấm hẳn lên.

- HD HS hiểu từ

+ Gọi 1 HS đọc từ mới SGK

? Đặt câu với từ thống thiết; bảo tồn - HD HS đọc đoạn trong nhóm và thi đọc - Tổ chức thi đọc đoạn giữa các nhóm - HD HS đọc cả bài

2.1- Tìm hiểu bài (15’)

* Đoạn 1

+Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?

*Đoạn 2

+ Vì sao nghe chỉ huy nói, “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại"?

+ Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?

- GV chốt lại: Vì các chiến sỹ nhỏ rất xúc động, bất ngờ nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, ...

+ Thái độ của Lượm và các bạn thế nào ?

* Đoạn 3

+ Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ?

- HS quan sát tranh phóng to trên màn hình, nêu nội dung tranh

- HS nghe, theo dõi SGK.

- HS đọc nối câu

- Phát âm cá nhân, đồng thanh 4 HS đọc nối đoạn, mỗi HS đọc một đoạn.

- Tìm hiểu cách đọc và đọc - HS đọc cá nhân, cả lớp đọc.

1 HS đọc từ mới SGK - Cá nhân đặt câu - Đọc đoạn trong nhóm

- Thi đọc đoạn giữa các nhóm 4 HS đọc nối tiếp đọc cả bài

1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm đoạn 1 SGK.

- Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để cho các em về nhà.

- Cả lớp đọc thầm đoạn 2 - Phát biểu

- … không muốn về nhà vì không muốn sống chung với bọn Tây, Việt gian…

- Tất cả đều tha thiết xin ở lại 1 HS đọc to đoạn 3

- Trung đoàn trưởng rơi nước mắt khi nghe lời van xin của các bạn.

(3)

+ Lời nói của Mừng có đáng cảm động không?

* Đoạn 4

+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì về các chiến sỹ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ?

2.2- Luyện đọc lại: (19’) - HD HS đọc đoạn 2

- GV đọc đoạn 2 + HD HS đọc - GV cho HS thi đọc.

- GV cho thi đọc cả bài, nhận xét 2.3- Kể chuyện (18’)

* GV nêu nhiệm vụ.

- GV treo bảng phụ ghi gợi ý câu chuyện - GV cho HS kể mẫu đoạn 2.

- HD kể cả 4 đoạn.

- HD kể cả chuyện.

- GV nhận xét

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Câu chuyện ca ngợi ai?

- Nhận xét tiết học

- … rất ngây thơ, chân thật … Đọc thầm đoạn 4

- Các chiến sỹ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.

- HS theo dõi SGK.

- Đọc nhẩm

- HS thi đọc theo cặp, nhận xét.

4 HS đọc, nhận xét.

- HS nghe.

1 HS đọc gợi ý

1 HS kể, HS khác theo dõi.

4 HS kể nối tiếp, nhận xét.

1 HS kể cả chuyện

- Câu chuyện ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sỹ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp trước đây.

TOÁN

TIẾT 96: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

I- MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là điểm ở giữa 2 điểm cho trước và trung điểm của 1 đoạn thẳng

- Biết tìm các điểm ở giữa trung điểm của 1 đoạn thẳng.

2. Kĩ năng:

- Tìm các điểm ở giữa trung điểm của 1 đoạn thẳng nhanh, chính xác 3. Thái độ:

- Có ý thức độc lập trong giờ học

II- ĐỒ DÙNG:

- Vẽ hình bài 3 vào bảng phụ - Thước, bút chì

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(4)

A. KTBC (5’)

Gọi HS làm bài 3, 5 của tiết học trước B. Bài mới:

1- Giới thiệu bài (2’)

2- Giới thiệu điểm ở giữa (5’) - GV vẽ hình trong SGK lên bảng.

- Em có nhận xét gì về 3 điểm A,O, B?

- Kể từ trái sang phải điểm nào đầu tiên, rồi đến điểm nào?

- Điểm nào nằm ở giữa đoạn AB?

- GV nhấn mạnh: Điểm A bên trái điểm O, điểm B nằm bên phải điểm O nhưng 3 điểm đó phải thẳng hàng.

- GV cho HS lấy ví dụ 3 điểm thẳng hàng, tìm điểm giữa.

- GV cho HS lấy ví dụ 3 điểm không thẳng hàng để khắc sâu kiến thức trên.

2.1- Giới thiệu trung điểm của 1 đoạn thẳng (6')

- GV vẽ hình SGK lên bảng.

- Nhận xét 3 điểm A, M, B.

- Tìm điểm ở giữa ?

- Nhận xét đoạn thẳng AM và MB.

- GV: Vậy M là trung điểm của đoạn AB - GV lấy thêm ví dụ.

2.2- Thực hành (20')

* Bài tập 1. Tìm 3 điểm thẳng hàng:

- M là điểm giữa của 2 điểm nào ? 3 điểm M - O - N, điểm nào ở giữa ? 3 điểm C - N - D, điểm nào ở giữa ?

* Bài tập 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S: … - Quan sát hình vẽ thì ta thấy 3 điểm AOB thế nào ?

- So sỏnh độ dài AO và OB? vậy O gọi là gì của đoạn thẳng AB ?

Vậy ta điền chữ Đ vào câu thứ 2.

- Quan sát hình tiếp để tìm rồi điền chữ thích hợp vào các ô trống còn lại.

*Bài tập3: Viết tiếp chữ thích hợp vào chỗ chấm: ...

- GV treo bảng phụ.

- GV cho HS giải thích: Vì sao có điểm là trung điểm của đoạn thẳng, có điểm lại không phải.

- GV cùng HS chữa bài

2 HS, HS khác làm nháp rồi n/x

- HS nghe.

- HS quan sát hình vẽ.

3 điểm A,O, B thẳng hàng.

A - O - B

- O nằm ở giữa 2 điểm AB.

- HS nghe.

- HS lấy ví dụ vào nháp, đổi vở kiểm tra nhau, 1 HS lên bảng.

- HS quan sát hình vẽ.

- Thẳng hàng với nhau.

- Điểm M.

- Đoạn AM = MB.

- HS nhắc lại.

- HS quan sát.

1 HS đọc yêu cầu - Trả lời

- Nhận xột

1 HS đọc yêu cầu - HS suy nghĩ trả lời.

- Nhận xét đoạn thẳng AO = OB, O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

1 HS đọc yêu cầu

2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

a) Điền chữ "trung điểm ".

b) EG.

(5)

3. Củng cố dặn dò (2')

- Để biết điểm ở giữa ta cần chú ý điều kiện nào?

- Muốn tìm trung điểm của đoạn thẳng ta làm thế nào?

- Nhận xét tiết học

CD và HK.

- Ta cần chú ý 3 điểm đó phải thẳng hàng với nhau.

- Muốn tìm trung điểm của đoạn thẳng ta lấy độ dài đoạn thẳng đó chia 2

TRẢI NGHIỆM( dạy VHGT)

BÀI 5: GIỮ GÌN VỆ SINH KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh biết được giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường xanh – sạch- đẹp

2. Kĩ năng: Học sinh biết giữ gìn vệ sinh chung khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng.

3. Thái độ: Học sinh có ý thức thực hiện tốt và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng tham gia giữ gìn vệ sinh chung khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Tranh ảnh về các hành động có ý thức/ không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 2. Học sinh:

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

1. Trải nghiệm:7’ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

- Em hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông công cộng mà em biết ? – HS trả lời cá nhân

- Em nào đã được đi trên các phương tiện giao thông công cộng ? – HS trả lời cá nhân.

- Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu em ăn bánh kẹo,… thì các em làm gì để giữ vệ sinh chung ? – Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi sau đó mời đại diện vài nhóm trình bày trước lớp.

2. Hoạt động cơ bản:( 9’)Giữ gìn vệ sinh chung khi đi trên các phương tiện

Hoạt động của HS

- Chia sẻ trước lớp những điều đã biết của bản thân.

- HS trả lời

- HS thảo luận

(6)

giao thông công cộng là xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp

- Giáo viên kể câu chuyện Giữ gìn vệ sinh chung - HS nghe

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi cuối truyện

- Mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt ý đúng: Giữ gìn vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường sống sạch- đẹp

Đi trên phương tiện giao thông Vệ sinh giữ sạch để không gây phiền 2.1. Hoạt động thực hành (10’)

a. GV cho HS quan sát hình trong sách Văn hóa giao thông 3 (trang 21) và yêu cầu HS xác định hành vi đúng, hành vi sai của các ban khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng bằng hình thức giơ thẻ Đúng/ Sai.

b. GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Theo em, nếu ai cũng xả rác bừa bãi trên xe thì điều gì sẽ xảy ra ?

- GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến, các nhóm khác bổ sung

- GV nhận xét, chốt ý:

Nhắc nhau giữ vệ sinh chung Tàu xe sạch sẽ, ta cùng an tâm 2.2. Hoạt động ứng dụng(12’)

- GV cho hS thảo luận nhóm lớn trả lời câu hỏi:

Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu nhìn thấy những hành động không có ý thức giữ gìn vệ sinh chúng em sẽ làm gì ?

- GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm HS có câu trả lời hay.

- GV nêu tình huống theo nội dung bài tập 2 (tr. 22)

+ GV cho HS thảo luận nhóm 5.

- HS nghe

- Đại diện vài nhóm trình bày ý kiến trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát

- HS thảo luận nhóm

- Hs nêu

- Hs đọc tình huống 1

- Đại diện nhóm lên xử lí tình huống.

- Hs đọc tình huống 2

(7)

+ Gv cho HS đóng vai xử lý tình huống.

+ GV mời 2-3 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.

+ Gv nhận xét, tuyên dương.

GV chốt ý:

Vệ sinh ý thức hàng đầu Rác không vung vãi trên tàu trên xe 3. Củng cố, dặn dò :2’

- GV cho HS trải nghiệm tình huống:

“Nào mình cùng đi xe buýt”.

- GV liên hệ giáo dục: Muốn giữ gìn vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, các em phải làm gì ? - GV nhận xét tiết học

+ Thực hiện tốt nội dung đã học và vận động mọi người cùng tham gia.

+ Thực hiện bài tự đánh giá theo phiếu ở trang 41

+ Chuẩn bị bài sau: Bài 6

- Mời một vài nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét

- Hs lắng nghe và chơi trò chơi - Hs trả lời.

NS : 15/01/2021 NG: 19/01/2021

Thứ 3 ngày 19 tháng 01 năm 2021 TOÁN

TIẾT 97: LUYỆN TẬP

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố trung điểm của 1 đoạn thẳng.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng cho HS biết xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.

II. ĐỒ DÙNG: Giấy để thực hành gấp

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A- KTBC (5’)

Chữa bài 2,3 của tiết học trước.

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài (1’) 2- Thực hành (32’)

* Bài tập 1: Xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng:

- HD HS làm bài theo mẫu

2 HS lên chữa, h/s khác làm nháp

- HS nghe.

1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.

- Dùng thước đo có cm để đo

(8)

- Làm thế nào để xác định được trung điểm của đoạn thẳng AB ?

- Đoạn thẳng AM = một phần mấy đoạn thẳng AB ?

- Tương tự xác định trung điểm đoạn thẳng CD câu b

* Bài tập 2: Xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng:

A C B

M P N

- Em xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng bằng cách nào?

- Đánh giá

* Bài tập 3: Thực hành:

- HD cách gấp

- GV YCHS lấy giấy đã chuẩn bị để thực hành gấp theo yêu cầu

- GV quan sát giúp đỡ HS gấp.

- GV cho HS mở tờ giấy ta được trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điểm K của đoạn thẳng DC

- Gọi 1 HS lên bảng cho cả lớp quan sát bài thực hành của mình

- Đánh giá

3. Củng cố - Dặn dò (2’)

- Em làm thế nào để xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng?

- Nhận xét tiết học

đoạn thẳng AB chia đôi đoạn thẳng AB.

- AM = 1/2 AB

- 1 HS đọc đề bài, nêu yêu cầu - HS làm bài vào VBT. 2 HS lên bảng làm bài

- Nhận xét

- Lấy độ dài đoạn thẳng đó chia 2 rồi dùng thước đo theo kết quả vừa tính được sẽ được trung điểm của đoạn thẳng đó.

- 1 HS đọc đề bài, nêu yêu cầu - Theo dõi

- HS lấy giấy đã chuẩn bị để thực hành gấp theo yêu cầu. HS thực hành gấp nhiều lần.

- HS lên bảng cho cả lớp quan sát bài thực hành của mình - Nhận xét

- Lấy độ dài đoạn thẳng đó chia 2 rồi dùng thước đo theo kết quả vừa tính được

CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT)

TIẾT 39: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

I- MỤC TIÊU: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Nghe - viết đúng chính tả một đoạn trong bài: ở lại với chiến khu. Viết hoa đúng đầu câu, sau dấu hai chấm.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng nghe - viết chính xác.

- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng; luyện đọc, viết đúng một số chữ có vần khó.

3. Thái độ: Nhớ ơn những người đã hi sinh xương máu vì đất nước. Chăm ngoan, học giỏi.

(9)

- Có tính cẩn thận, chính xác

II- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép bài tập 2 (b), vở bài tập

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KTBC: (5’)

- YC HS viết liên lạc. nhiều lần, nắm tình hình, ném lựu đạn.

B. Bài mới:

1- GV giới thiệu bài: (1') Nêu mục tiêu, yêu cầu của bài 2-HD nghe – viết (24')

a. HD chuẩn bị:

- Đọc diễn cảm toàn đoạn viết, gọi HS đọc lại

- Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì?

- Lời bài hát trong đoạn văn viết thế nào?

- HD tìm và viết vào nháp các tiếng khó viết:

- GV đọc 1 số TN khó viết để HS viết bảng lớp, bảng con

b. Đọc cho HS viết bài vào vở c. Chữa bài

2.1- HD HS làm bài tập (7')

+ GV cho HS làm bài 2 (a) vào vở BT GV cùng HS chữa

3. Củng cố, dặn dò: (3') - GV nhận xét tiết học.

- Nhắc HS cẩn thận trong khi viết.

2 HS lên bảng. HS khác viết bảng con

- Nhận xét

- HS nghe - 1 HS đọc lại

- Lời bài hát trong đoạn văn nói lên tinh thần quyết tâm chiến đấu...

Đặt sau dấu 2 chấm, xuống dòng, trong dấu ngoặc kép, chữ đầu dòng thơ viết hoa,...

- HS viết nháp-2 HS lên bảng:

bùng lên, rực rỡ...

- HS viết bài vào vở - Đổi chéo soát lỗi 1HS đọc yêu cầu HS làm bài:

a) sấm - sét sông.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 20: TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC. DẤU PHẨY

I- MỤC TIÊU: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Mở rộng vốn từ về Tổ Quốc. Luyện tập về dấu phẩy.

2. Kĩ năng:

- Hiểu và biết vận dụng vào khi nói và viết.

- Giáo dục HS nói, viết thành câu, đọc đúng các dấu câu.

3. Thái độ: Yêu Tổ quốc, Chăm ngoan, học giỏi

II- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép bài tập 1

(10)

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A .KTBC: (5')

- Nhân hoá là gì? Lấy ví dụ?

B.Bài mới:

1.GV giới thiệu bài (2') 2. HDHS làm bài tập (31') Bài tập 1: Xếp các từ vào nhóm thích hợp

- GV treo bảng phụ + HD - GV cho HS làm vở bài tập - GV cùng HS chữa bài

+ Tổ quốc (đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn)

+ Bảo vệ ( Giữ gìn, gìn giữ)

+ Xây dựng ( Dựng xây, kiến thiết) Bài tập 2: Nói về một vị anh hùng mà em biết

- Yêu cầu HS kể lại được về một vị anh hùng

- GV gọi 1 số HS kể

- GV cho kể thi giữa các tổ

- GV cùng HS nhận xét chọn bạn kể tốt nhất

Bài tập 3: Thêm dấu phẩy - Giảng thêm để HS hiểu về anh hùng Lê Lai

- Yêu cầu HS làm trong vở bài tập - GV cùng HS chữa bài

3. Củng cố, dặn dò (2')

- Về tìm hiểu thêm về các vị anh hùng chống ngoại xâm

2 HS trả lời

- Những TN vốn để gọi và mô tả con người dùng để gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối... gọi là nhân hoá

HS nghe 1 HS đọc y/c

- HS làm bài tập 1 HS lên chữa 3 HS đọc lại

1 HS đọc yêu cầu

- HS mở bài chuẩn bị ở nhà để kể 1 số HS kể - nhận xét

3 HS thi kể HS

1 HS đọc to trước lớp BT

- HS đọc thầm bài và ghi dấu phẩy bằng bút chì

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 20: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (TIẾT 2)

I- MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu:

1. Kiến thức:

- Trẻ em được quyền kết giao với bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.

- Biết được thiếu nhi quốc tế đều là anh em, bạn bè do đó cần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

2. Kĩ năng:

(11)

- HS tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế.

- Ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.

- Bình luận các vấn đề có liên quan đến quyền trẻ em.

* GD BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế trong các hoạt động bảo vệ môi trường, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.

II- ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ

- VBT, thẻ học tập

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. KTBC: (5’)

- Thế nào là đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?

- Kể một số việc thể hiện đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?

B.Bài mới

1- Hoạt động 1 : (10’)

- GV cho HS trưng bày tranh ảnh và các tư liệu sưu tầm được thành 4 nhóm, các nhóm khác cùng quan sát và nêu câu hỏi cho nhóm đó giới thiệu.

- GV nhận xét, khen các nhóm làm tốt.

2- Hoạt động 2 : (10’)

- GV cho HS viết thư bày tỏ tình cảm hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.

3- Hoạt động 3 (13’)

- Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.

- GV cho HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm, .... về tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

- GV kết luận: Chúng ta cần phải quan tâm và giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài.

* Củng cố, dặn dò (2’):

- Cả lớp hát bài:"Tiếng chuông và ngọn cờ"

của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- Tìm hiểu thêm về thiếu nhi các nước khác.

- 2 HS trả lời - Nhận xét

- HS để lên bàn theo nhóm; cả lớp quan sát, từng nhóm giới thiệu về nội dung tranh ảnh đó; các nhóm khác có thể chất vấn, nêu câu hỏi.

- HS viết thư theo cá nhân, 1 số HS nêu lại nội dung

- HS lên biểu diễn.

- HS nghe và ghi nhớ.

- Cả lớp hát

NS: 15/01/2021 NG:t4/20/01/2021

Thứ 4 ngày 20 tháng 01 năm 2021

(12)

TẬP ĐỌC

TIẾT 40: CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS đọc đúng toàn bài, đọc to. Đọc đúng: dài dằng dặc, đảo nổi, Kom Tum, Đăk Lăk, đỏ hoe, ... nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, giữa các khổ thơ

- Hiểu được 1 số từ ngữ trong bài.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng đọc rõ ràng, rành mạch, học thuộc bài thơ

- HS thấy được hình ảnh em bé ngây thơ nhớ người chú đi bộ đội đã lâu không về;

ba mẹ không muốn nói với em chú đã hy sinh; HS thấy được tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình với người đã hy sinh vì tổ quốc.

3. Thái độ: Nhớ ơn các vị anh hùng đã hi sinh xương máu vì đất nước. Chăm ngoan, học giỏi.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Thể hiện sự cảm thông - Kiềm chế cảm xúc - Lắng nghe tích cực

III- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép bài thơ, tranh minh hoạ SGK

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A- KTBC (5')

Đọc bài Ở lại chiến khu và trả lời câu hỏi nội dung bài :

- Đoạn 1: Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?

- Đoạn 2: Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?

- Qua câu chuyện em hiểu điều gì về các chiến sỹ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ?

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: (2') - GV cho HS xem tranh

- Dẫn vào bài, ghi tên bài lên bảng 2- Luyện đọc: (12')

- GV đọc toàn bài, HD cách đọc a. HD đọc và giải nghĩa từ

3 HS đọc và trả lời câu hỏi

- Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để cho phép các em về nhà.

- HS khác nghe, nhận xét.

- … không muốn về nhà vì không muốn sống chung với bọn Tây, Việt gian…

- HS khác nghe, nhận xét.

- Các chiến sỹ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.

- HS khác nghe, nhận xét.

- QS tranh, nêu nội dung tranh - 2HS nhắc lại tên bài

- HS nối nhau đọc 2 dòng thơ

(13)

* Đọc dòng thơ (lượt 1)

- HD phát âm : GV đọc mẫu, HS đọc : + dài dằng dặc + đảo nổi

+ Kon Tum + Đắc Lắk + đỏ hoe…

* Đọc dòng thơ (lượt 2)

- GV sửa phát âm (nếu HS đọc chưa đúng)

* HD đọc khổ thơ.

- Bài thơ chia thành mấy khổ?

- HD đọc từng khổ thơ

* Đọc từng khổ thơ (lượt 1)

- HD đọc khổ thơ: Ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ hơi khi gặp dấu chấm than, dấu hỏi chấm và kết thúc mỗi khổ thơ :

Chú Nga đi bộ đội/

Sao lâu quá là lâu!//

Nhớ chú,/ Nga thường nhắc://

-Chú bây giờ ở đâu?//

* Đọc từng khổ thơ (lượt 2) kết hợp giải nghĩa từ khó : Trường Sơn, Trường Sa, Kom Tum, Đăk Lăk - Danh từ chỉ địa danh.

* HD đọc khổ thơ trong nhóm

- Chia nhóm 4, nêu nhiệm vụ, yêu cầu, thời gian đọc nhóm (5’)

* Thi đọc:

- YC HS thi đọc đoạn 1-2 - Đánh giá, khen HS đọc tốt - YC lớp đọc đồng thanh cả bài.

2.1-HD tìm hiểu bài: (10') - Gọi HS đọc khổ thơ 1,2:

- Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú?

- Cho HS đọc khổ thơ 3.

- Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của bố mẹ ra sao?

- GV cho HS quan sát tranh

- Vì sao những chiến sỹ hy sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi.

- GV chốt lại: Các chiến sỹ đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình an của

3 HS đọc từ. HS khác nhận xét.

- HS nối nhau đọc 2 dòng thơ

3 khổ thơ

- HS nối nhau đọc từng khổ thơ.

- Phát âm

- HS khác nhận xét

- HS nối nhau đọc từng khổ thơ.

- Giải nghĩa từ

- HS khác nhận xét, bổ sung - Đọc khổ thơ trong nhóm

- Thi đọc giữa các nhóm

- HS khác nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất

- ĐĐT

1 HS đọc khổ thơ 1,2 HS khác đọc thầm.

Những câu thơ cho thấy Nga rất mong nhớ chú:

….Nga thường nhắc://

- Chú bây giờ ở đâu?//

- Cả lớp đọc thầm khổ thơ 3.

Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của bố mẹ : mẹ đỏ hoe mắt, ba ngước lên bàn thờ…

- Quan sát tranh

- HS trao đổi nhóm, đại diện trả lời, nhận xét.

- HS lắng nghe.

(14)

nhân dân được nhân dân nhớ mãi..

2.2- Luyện đọc lại ( 8')

GV treo bảng phụ HD HS học thuộc lòng - HD đọc từng khổ thơ.

- GV cho HS đọc xoá dần.

- HD thi đọc từng khổ thơ. YCHS thi đọc thuộc từng khổ thơ.

- HD thi đọc cả bài.

- GV nhận xét, khen HS đọc thuộc, tốt 3. Củng cố - Dặn dò (2')

- Qua bài thơ em hiểu được điều gì ?

- Nhận xét giờ học

- HS đọc từng khổ thơ

-

HS đọc thuộc

2 HS đọc thi khổ thơ 1.

- Nhận xét, chọn bạn thắng cuộc 2 HS đọc thi khổ thơ 2.

- Nhận xét, chọn bạn thắng cuộc 2 HS đọc thi khổ thơ 3.

- Nhận xét, chọn bạn thắng cuộc 3 HS thi đọc cả bài.

- Nhận xét, chọn bạn thắng cuộc

- Em thấy được tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình với người đã hy sinh vì tổ quốc.

CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)

TIẾT 40: TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS viết đúng đoạn 1 trong bài: Trên đường mòn Hồ Chí Minh 2. Kĩ năng:

- Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng trong bài. Làm các bài tập 3. Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức trong việc rèn luyện viết.

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép bài tập 2

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KTBC (5')

2 HS lên viết: sấm, sét, xe sợi, chia sẻ HS dưới lớp viết nháp

B- Bài mới

1. GV giới thiệu bài (1') 2. Hướng dẫn HS nghe - viết (27') a. Hướng dẫn HS chuẩn bị

- GV đọc lần 1 đoạn 1

Nội dung đoạn 1 nói lên điều gì?

- HD tìm và viết nháp TN khó: dốc trơn và

- HS theo dõi SGK-1 HS đọc lại - lớp đọc thầm

- Nỗi vất vả của đoàn quân

- HS viết nháp-HS viết bảng, đọc

(15)

lầy, thung lũng, ba lô lù lù, lúp xúp…

- GV cho HS viết bảng TN khó b. GV đọc cho HS viết

c. GV thu chấm, nhận xét 3.Hướng dẫn bài tập (5p):

* Bài 2:

(a) Điền vào chỗ trống : s hay x (b) Đặt câu với từ vừa điền được - GV treo bảng phụ

- GV cho HS làm vở bài tập - GV cùng HS chữa:

sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao.

* Bài 3:

- GV yêu cầu đặt câu: đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm.

- Gv cùng HS chữa

4. Củng cố, dặn dò: (2') - GV nhận xét tiết học.

lại

- HS viết bài

1 HS đọc YC

1 HS lên chữa 1 HS đọc lại bài 1 HS đọc yêu cầu

- Mỗi HS đặt câu mà mình thích - Đọc bt, làm bài

TOÁN

TIẾT 98: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10.000

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10.000 2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng tìm số lớn nhất, số bé nhấtt trong một nhóm số và các quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại

3. Thái độ

- Giáo dục HS lòng say mê môn Toán

II- ĐỒ DÙNG: Phấn màu, bảng phụ

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KTBC: (5') Chữa bài 2 của tiết 97 - Nhận xét

B.Bài mới

1- GV giới thiệu bài (2')

2. HD nhận xét dấu hiệu và cách so sánh (11')

a. So sánh hai số có số chữ số khác nhau:

999...1000

GV cho HS nêu và GV dùng phấn màu ghi 999 < 1000

GV chốt lại:

1 HS chữa bài, h/s khác làm nháp

- Đọc 2 số trên bảng

(16)

- Vì 999 thêm 1 được 1000

- Trên tia số 999 đứng trước 1000 - Số 999 có ít chữ số hơn

- GV cho HS chọn cách 3 để điền dấu dễ hơn

*Tương tự 9999 và 10.000 - GV ghi 9999 < 10.000

b. So sánh hai số có số chữ số bằng nhau 9000...8999

? Làm thế nào để so sánh?

- GV ghi 9000 > 8999 - HD h/s cách so sánh - Đưa ra ví dụ

Ví dụ: 6579...6580

+Yêu cầu HS giải thích cách điền dấu - GV ghi 6579 < 6580

? Cách so sánh 2 số với nhau?

*GV chốt lại cách so sánh SGK 3- Thực hành: (20')

Bài tập 1 < , > , =:

- GV cho HS làm

- GV cùng HS chốt lời giải đúng:

a) 9000 < 1000 b)999 > 998 Bài tập 2 . < , >, = ?

(Cách làm tương tự bài 1) - GV cho HS làm trongVBT - GV cùng HS chữa

Bài tập 3 . Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

a) Khoanh vào phần c b) Khoanh vào phần b

Bài tập 4. Đo rồi tính chu vi mỗi hình:

- HD HS tìm hiểu bài và giải bt Bài giải

a) Cạnh hình vuông là 5cm b) Chu vi hình vuông là:

5 x 4 = 20 (cm) Đ/S : 20 cm 3. Củng cố, dặn dò (2')

- Về tìm hiểu cặp số để so sánh - Nhận xét tiết học, nhắc nhở HS

1 HS đọc - HS điền dấu thích hợp

- HS giải thích cách chọn dấu - So sánh chữ số hàng nghìn 9 > 8 thì 9 9000 > 8999

- HS nêu cách điền dấu

- HS giải thích: hàng nghìn giống nhau ta so sánh chữ số hàng trăm với nhau 5 = 5. Ta so sánh hàng chục 7 < 8 nên 6579 < 6580

- 2 số có số chữ số khác nhau, số nào nhau hình có ít chữ số hơn thì bé hơn.

- HS làm bài - 2 HS trả lời 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài

- Giải thích 1km > 985m là vì sao? (1km = 1000 m)

- HS đọc lại 2 dãy số, đọc số lớn nhất, số bé nhất, giải thích

- Đọc bài tập

- HS làm bài, 1 HS làm bảng phụ

- Nhận xét bài bạn

(17)

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 39: ÔN TẬP: XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

1. Kiến thức:

- Kể tên các kĩ thuật đã học về xã hội.

2. Kĩ năng:

- Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh( phạm vi tỉnh).

3. Thái độ:

- Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh (thành phố) của mình.

- Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh do gv sưu tầm hoặc do hs vẽ chủ đề xã hội

- GV soạn 1 số câu hỏi theo chủ đề xã hội. Mỗi câu được viết vào 1 tờ giấy gấp tư và để trong 1 hộp giấy nhỏ.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Bài mới: ôn tập ( 37’)

- GV tổ chức cho hs ôn tập theo hình thức chơi trò chơi. Chuyền hộp.

+ GV nêu tên trò chơi: Chuyền hộp +Cách chơi: Các em vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp giấy nói trên.

Khi bài hát dừng lại hộp giấy ở trong tay ai thì người đó phải nhặt một câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời. Câu hỏi được trả lời bỏ ra ngoài.

Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết câu hỏi.

- Luật chơi: Bạn nào trả lời đúng câu hỏi là người thắng cuộc.Bạn nào không trả lời đúng câu hỏi là người thua cuộc và phải nhảy lò cò 1 vòng quang lớp.

- Tổ chức cho HS chơi

* 1 số câu hỏi ôn tập.

1. Thế nào là gia đình có 1 thế hệ, 2 thế hệ, 3 thế hệ?

- HS lắng nghe để biết cách chơi

- Hs vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp giấy nói trên. Khi bài hát dừng lại hộp giấy ở trong tay ai thì người đó phải nhặt một câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời.

Câu hỏi được trả lời bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết câu hỏi.

* Đáp án trả lời:

- GĐ có 1 thế hệ là gia đình chỉ có 2 vợ chồng cùng chung sống. Gia đình có 2 thế

(18)

2. Thế nào là họ nội?

3. Thế nào là họ ngoại?

4. Nêu cách phòng cháy khi ở nhà?

5. Hoạt động chủ yếu của hs ở trường là gì? Ngoài giờ hoạt động học tập, hs còn tham gia những hoạt động nào?

6. Kể tên các cơ quan hành chính, văn hóa, y tế, thông tin liên lạc, giáo dục nơi bạn đang sống?

7. Hoạt động công nghiệp là gì?

8. Hoạt động nông nghiệp là gì?

9. Đi xe đạp phải đi ntn cho đúng luật giao thông?

- Em đã làm gì để giữ vệ sinh môi trường nơi em đang ở?

3. Củng cố, dặn dò:( 2’)

- Tuyên dương những hs có câu trả lời đúng

- Nhận xét tiết học

hệ là gia đình có bố mẹ và các con cùng chung sống. Gia đình có 3 thế hệ là gia đình có ông bà, cha mẹ và các con cùng chung sống.

- Ông bà sinh ra bố và các anh chị em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội.

- Ông bà sinh ra mẹ và các anh chị em ruột của mẹ cùng các con của họ là những người thuộc họ ngoại.

- Cách tốt nhất để phòng cháykhi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp.

Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong.

- Hoạt động chủ yếu của hs ở trường là học tập: ngoài hoạt động học tập, hs còn tham gia những hđ do nhà trường tổ chức:

vui chơi, giải trí, văn nghệ, TDTT, làm vệ sinh trường, trồng cây, giúp gia đình thương binh liệt sĩ, người tàn tật, người già…

- UBND xã Hoàng Quế, UBND thị xã Đông Triều, Trường Tiểu học Hoàng Quế, Phòng GD - ĐT Đông Triều, Bưu điện, đài truyền hình, công an thị xã, …

- Các hoạt động như khai thác khoáng sản, luyện thép, dệt, may… là hoạt động công nghiệp.

- Là hoạt động trồng trọt chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng.

- Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho xe đạp. Không đi vào đường ngược chiều.

- Quét dọn sạch sẽ (xử lí rác thải, nước thải, phân người và động vật hợp lí), không vứt rác bừa bãi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định…

NS: 15/01/2021 NG: t5/21/01/2021

Thứ 5 ngày 21 thnags 01 năm 2021 TẬP LÀM VĂN

(19)

TIẾT 20: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Dựa vào bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em và viết lại nội dung báo cáo trên gửi cô giáo theo mẫu

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng nói , lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.

- Rèn kỹ năng viết ngắn gọn, rõ ràng.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức quan tâm đến mọi công việc chung

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (5')

Kể lại chuyện: Chàng trai làng Phù Ủng - 1 HS đọc lại bài: Báo cáo kết quả tháng thi đua: “ Noi gương chú bộ đội”

B- Bài mới:

1. Giới thiệu bài (2')

2. Hướng dẫn làm bài tập (30)

*Bài tập 1: Báo cáo kết quả học tập , lao động của tổ em trong tháng qua:

- GV nhắc HS chỉ nêu 2 mục: học tập và lao động

- Báo cáo chân thực, đúng thực tế - Cần nói lời mở đầu

- HD từng HS đóng vai tổ trưởng lên báo cáo

- GV bao quát nhắc nhở HS - GV cho HS thi đua các tổ - GV cùng HS nhận xét

*Bài tập 2 (Giảm tải) 3. Củng cố, dặn dò: (3') - GV nhận xét tiết học.

- Nhớ cách trình bày bản báo cáo

- HS nghe

1 HS đọc yêu cầu- Cả lớp đọc thầm - HS làm việc

- 3 HS đại diện 3 tổ lên báo cáo

TẬP VIẾT

TIẾT 20: ÔN CHỮ HOA N (TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố lại cách viết chữ hoa N thông qua bài tập ứng dụng, viết đúng:

Nguyễn Văn Trỗi.

(20)

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, viết sạch đẹp.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn luyện chữ viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ viết hoa N, V, T - Bảng con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. KTBC: (5') HS lên bảng viết: N B. Bài mới

1 .Giới thiệu bài (1') 2. Hướng dẫn viết: (12') a/ Luyện viết chữ hoa.

- Yêu cầu HS tìm chữ hoa viết trong bài.

- GV viết mẫu chữ hoa đó và nhắc lại cách viết

b/ Luyện viết chữ tên riêng:

Nguyễn Văn Trỗi

GV nhấn mạnh nét nối ở chữ - Yêu cầu HS viết bảng.

- GV nhận xét:

c/ Luyện viết câu:

- GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao.

- Yêu cầu HS tìm chữ viết hoa (đầu dòng, tên riêng).

- Yêu cầu luyện viết

- GV nhấn mạnh nét nối ở chữ Nhiễu GV nhận xét.

2.1- Hướng dẫn viết vở: (15')

- GV Nêu y/c viết vở và yêu cầu HS viết vở.

- GV quan sát, uốn nắn.

2.2- GV thu, chữa bài. (5') GV thu, nhận xét 5-7 bài . 2.3- Củng cố, dặn dò (3') - GV nhận xét tiết học.

- Về viết tiếp bài còn lại

2 hs viết bảng, lớp viết nháp

- Tìm chữ hoa viết trong bài N, V, T

- Theo dõi

- HS tìm tên riêng viết trong bài và đọc bài

- 1 HS đọc câu ca dao.

- 1 HS giải thích: nhiễu điều, giá gương

- HS viết bảng: Nhiễu, Người.

- HS viết vào vở.

TOÁN

TIẾT 99: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1. Kiến thức:

(21)

- Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10.000, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn, ngược lại. Thứ tự các số tròn trăm, tròn nghìn, xác định trung điểm của đoạn thẳng.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng về cách so sánh số, thứ tự các số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng nhanh, chính xác

3. Thái độ:

- Giáo dục tính cẩn thận và ham mê học Toán.

II. ĐỒ DÙNG : bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KTBC (5') - So sánh:

4200...999; 1450....1451; 2375...238 - YC HS làm bài cá nhân

- YCHS nhận xét bài làm của 2 bạn trên màn hình

- Thông báo kết quả chung của cả lớp. Đánh giá.

* Đáp án:

4200 > 999; 1450 < 1451; 2375 > 238 - Đánh giá

B .Bài mới:

1. GV giới thiệu bài (1’) 2. HD làm bài tập (32)

* Bài tập 1: < , >, = ? ( - HDHS cách làm bài - YC HS làm bài.

- YCHS nhận xét bài làm của 2 bạn trên màn hình

- Thông báo kết quả chung của cả lớp. Đánh giá.

a) 8998 < 9898 b)1m > 80 cm

* Bài tập 2: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:

- GV cho HS làm bài - GV cùng HS chữa bài:

a) khoanh vào B b)) khoanh vào D

*Bài tập 3: Số?

- HDHS cách làm bài - YC HS làm bài.

- HS làm bài cá nhân - Nộp bài cho GV - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu

- Theo dõi

- HS làm bài ra vở - Nộp bài cho GV - Nhận xét

1 HS đọc yêu cầu

- HS làm bài. 2 HS lên bảng làm 2 HS đọc lại 2 dãy số

1 HS đọc yêu cầu - Theo dõi

- HS làm bài

(22)

- YCHS nhận xét bài

- Thông báo kết quả chung của cả lớp. Đánh giá.

a)100 b)1000 c)999 d)9999

*Bài tập 4:

- HD phần a

- Đoạn thẳng AB được chia làm mấy phần bằng nhau? Có mấy vạch chia?

- Từ A đến số nào thì bằng từ số đó đến đoạn B?

Vậy trung điểm đoạn thẳng AB ứng với số nào?

(Tương tự phần b)

3. Củng cố - Dặn dò: (2')

- Nêu cách so sánh các số trong phạm vi 10.000?

- GV nhận xét tiết học

- Nhận xét

1 HS đọc yêu cầu 6 phần, 7 vạch

- Từ A đến vạch số 300 = từ vạch số 300 đến B

- Vạch số 300

- Nêu - Nhận xét

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 40: THỰC VẬT

I-MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết:

1. Kiến thức:

- Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.

2. Kĩ năng:

- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên - Vẽ và tô mầu 1 số cây

3. Thái độ:

- Bảo vệ cây xanh

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây.

- Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy A4, hình trong sách trang 76,77,các cây ở sân trường - Bút mầu,hồ dán.

IV- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò.

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Kể tên các bài đã học về chủ đề xã hội?

- Nhận xét:

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’)

- Học sinh nêu.

- Nhận xét, bổ xung.

(23)

2. Nội dung:

Hoạt động 1: QS theo nhóm ngoài trời (14’)

*Mục tiêu: Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh.

Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.

*Cách tiến hành:

Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn.

- Chia nhóm - HD học sinh QS - Giao việc

Bước 2: QS theo nhóm ngoài trời.

Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả -Nhận xét, bổ xung.

*Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây cối. chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ,thân , lá, hoa, quả.

- QS tranh SGK kể tên các cây có trong sách?

- Kể tên 1 số cây khác mà em biết?

Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (14’)

*Mục tiêu: Biết vẽ và tô mầu 1 số cây.

*Cách tiến hành:

- Bước1: Giao việc: vẽ 1 cây mà em quan sát được.

- Bước 2: HS thực hành theo yêu cầu của GV - Bước 3:Trưng bày.

- Nhận xét

3.Hoạt động nối tiếp (5’):

* Củng cố:

- Nêu đặc điểm giống và khác nhau của cây cối?

- Nêu ích lợi của cây cối?

* Dặn dò:(1’)

Nhắc nhở h/s công việc về nhà

- Phân công nhóm trưởng.

- Lắng nghe.

- Các nhóm thực hành theo yêu cầu của GV

- Các nhóm báo cáo kết quả - Nhận xét, bổ xung

- Hình 1: Cây khế.

- Hình 2: Cây vạn tuế - Hình 3: Cây kơ- nia

- Hình 4: Cây lúa ruộng bậc thang.

- Hình 5: Cây hoa hồng - Hình 6: Cây súng.

- Kể tên những cây khác mà em biết

- Vẽ bất kì cây gì mà mình quan sát được

- Thực hành theo yêu cầu - Trưng bày.

Nhận xét

- HS nêu.

THỦ CÔNG

TIẾT 20: ÔN TẬP CHƯƠNG II

(24)

CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố cho h/s cắt , dán chữ cái đơn giản 2. Kĩ năng:

- HS làm thành thạo các bước cắt dán . 3. Thái độ:

- GD cho HS yêu thích sản phẩm mình làm ra

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy màu, keo, kéo , giấy

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. KTBC: (3’)

Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s 2. Bài mới (12’)

* Nêu các mẫu chữ cái cắt, dán đã học ? - GV nhận xét .

* Các bước cắt dán chữ I, T, E, H ,U, V?

- HD lại cách cắt, dán các chữ đơn giản 3. Thực hành (23’)

- Yêu cầu H/s cắt , dán các chữ cái đã học.

- H/s thực hành cắt, dán chữ cái . - GV theo dõi sửa cho H/s .

- Lớp và GV nhận xét sản phẩm của H/s 3. Củng cố, dặn dò: (2’)

Nhận xét giờ học

- Cả lớp + H/s nêu

+ H/s nêu các bước cắt dán chữ cái đã học .

- Theo dõi

+ H/s thực hành cắt .

+ H/s nhận xét sản phẩm của bạn

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

VỆ SINH LỚP HỌC

NS: 15/01/2021 NG: 22/01/2021

Thứ 6 ngày 22 tháng 01 năm 2021 TOÁN

TIẾT 100: PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10.000

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS biết cách cộng các số có 4 chữ số.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng tính toán, cách đặt tính và giải toán.

(25)

3. Thái độ: Giáo dục HS tính toán cẩn thận, chính xác, yêu thích môn Toán.

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KTBC: (5’)

- Gọi HS chữa bài 3, 4 tiết 99 B. Bài mới

1.GV giới thiệu bài (1')

2.Hướng dẫn phép cộng (12') 3526 + 2759 = ?

- Yêu cầu HS thực hiện nháp

- GV cùng HS chữa cách đặt tính, cộng 3526

2759 6285

3526 + 2759 = 6585 2.1. Thực hành: (20') a. Bài tập 1: Tính:

4268 2625 3917 3845 8185 6470

- GV cho HS làm bảng trên lớp, nháp - GV cho HS nêu cách đặt tính, cách cộng

- GV cùng HS nhận xét

*Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:

- GV cho HS làm bảng lớp, VBT - GV cùng HS chữa bài:

*Bài tập 3

- HD phân tích, tóm tắt bài - GV cho HS làm bài - Thu, nhận xét:

Cả hai thôn có số người là:

2573 + 2719 = 5292 (người) Đ/S: 5292 người

*Bài tập 4

- GV cho HS quan sát hình SGK + HD - HD nêu trung điểm ở mỗi cạnh của hình chữ nhật

- GV cùng HS nhận xét 3. Củng cố, dặn dò (2’)

- Cách cộng các số trong phạm vi

2 HS lên bảng, HS khác làm nháp - HS nghe

- Thực hiện

2 HS lên đặt tính, thực hiện 2 HS nêu cách cộng SGK

1 HS đọc yêu cầu bài

2 HS lên bảng, dưới làm VBT - Nhận xét bài bạn

1 HS nêu yêu cầu 2 HS lên bảng, VBT

2 HS nêu cách đặt tính, cách cộng 1 HS đọc đề bài

- Tóm tắt - Làm bài

1 HS nêu yêu cầu

- HS quan sát hình, làm bài - Nhận xét

(26)

10.000

- Nhận xét tiết học

SINH HOẠT LỚP + KNS

CHỦ ĐỀ 4: KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH ( tiết 2)

I. MỤC TIÊU

* Kĩ năng sống 1. Kiến thức:

- Giúp Hs tự nhận thức được những việc làm có thể hạn chế gây ra tai nạn thương tích cho bản thân và mọi người xung quanh.

2. Kĩ năng: Qua bài rèn cho Hs kĩ năng phòng tránh và sơ cứu khi gặp các tai nạn thương tích trong cuộc sống hằng ngày.

3. Thái độ: Làm những việc an toàn. Tránh gây ra tai nạn thương tích cho bản thân và mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu BT cho hoạt động 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Kĩ năng sống

1.Kiểm tra bài cũ (3’)

+ Hãy nêu những hành động, việc làm có thể gây ra tai nạn thương tích cho bản thân và mọi người xung quanh?

+ Những việc làm đó có thể gây ra hậu quả gì?

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn Hs hoạt động

*Hoạt động 1: Làm phiếu bài tập(6’) - Cho Hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 3

+ Em hiểu thế nào là nguy cơ?

- Gv hướng dẫn các em làm bài - Yêu cầu Hs làm trên phiếu bài tập.

- Một số Hs trả lời

- 2 Hs đọc yêu cầu

- Nguy cơ là những hậu quả có thể xảy ra.

- Lắng nghe

- Hs làm trên phiếu bài tập.

Phiếu bài tập

1.Theo em, đeo cặp nặng quá có thể dẫn đến nguy cơ gì? (Đánh dấu + vào ô trống phù hợp)

Có thể bị gù lưng. Có thể gây đau bụng.

Có thể bị vẹo cột sống. Có thể gây mệt mỏi.

Có thể gây đau lưng. Có thể hạn chế phát triển chiều cao.

(27)

- Theo em những việc làm nào dưới dây là cần thiết để hạn chế các nguy cơ trên?

(Đánh dấu + vào ô trống bên cạnh những việc làm em cho là cần thiết)

Chú ý chọn những loại cặp nhẹ phù hợp với hình thể, nên có băng phản quang nếu phảI đI học buổi tối.

Chỉ mang đến trường những thứ cần thiết.

Chỉ nên đeo cặp khi cần thiết( ví dụ: có thể tháo cặp ra khi đi xe buýt.

Hoặc khi đợi lớp học mở cửa,..

Chọn những chiếc cặp thời trang dù chúng có thể nặng hơn những chiếc cặp khác.

- Gọi Hs trình bày ý kiến của mình.

- Gv cùng Hs nhận xét, bổ sung

* Liên hệ thực tế:

+ Cặp sách của em là loaị cặp gì?

+ Hằng ngày em thường mang những gì đến lớp?

* Kết luận: Chúng ta nên chọn những loại cặp nhẹ phù hợp với hình thể. Chỉ mang đến trường những thứ cần thiết và đeo cặp khi cần thiết.

*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (5’) + Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập 4- trang 18.

- Hãy nêu yêu cầu của bài tập.

- Cho Hs đọc các cách xử lí ở bên phải.

- Gv hướng dẫn Hs làm

- Chia lớp thành 4 nhóm để Hs thảo luận theo nhóm.

- Mời đại diện các nhóm trình bày.

- Nhận xét, đánh giá.

- Gv chốt cách xử lí phù hợp.

*Hoạt động 3: Đóng vai (5’) + Cho Hs đọc yêu cầu bài 5.

- Yêu cầu các nhóm đóng vai - Nhận xét, đánh giá.

* Liện hệ

*Kết luận: Khi bị thương tích cần sơ cứu kịp thời, sau đó đưa đến bác sĩ nếu cần thiết.

- Hs trình bày

- Hs nhận xét, bổ sung - Hs liên hệ bản thân

- Hs nhắc lại kết luận

- 2Hs đọc

- Hãy nối mỗi tranh tình huống ở bên tráI với một cách xử lí phù hợp ở bên phải.

- Hs đọc

- 4 nhóm thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận. Nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Hs đọc yêu cầu bài 5: Hãy cùng cácbạn thực hành đóng vai các tình huống trên

- Các nhóm thực hành đóng vai - Các nhóm thực hành trước lớp - Hs tự liên hệ bản thân

- Hs nhắc lại

SINH HOẠT TUẦN 20

(28)

I. MỤC TIÊU:

-

Nắm được ưu, nhược điểm trong tuần học qua.

-

Rút kinh nghiệm cho tuần học tới.

-

Có ý thức học tập tích cực, chăm chỉ hơn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Sổ theo dõi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

1. Các tổ trưởng, lớp trưởng nhận xét: (6’)

- Các tổ trưởng nhận xét về các hoạt đông của tổ mình.

- Lớp trưởng lên nhận xét chung về các hoạt động của lớp về mọi mặt.

- GV ycầu HS lắng nghe, cho ý kiến bổ sung.

2. GV nhận xét, đánh giá. (4’)

- GV nhận xét tình hình về mọi mặt của lớp.

* Ưu điểm:

- Biết phát huy ưu điểm, khắc phục các nhược điểm của tuần trước.

- Duy trì sĩ số lớp: đạt .... %

- Thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và lớp đề ra - Làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp.

- Thực hiện tốt tiếng trống sạch trường.

- Thể dục đầu giờ và giữa giờ nghiêm túc, tập đúng động tác.

- Thực hiện luật GT đường bộ (về đội mũ bảo hiểm của phụ huynh, HS)

...

* Nhược điểm:

- Nề nếp học tập: ...

- Thực hiện tiếng trống sạch trường...

- Thể dục, vệ sinh:...

- Thực hiện luật GT đường bộ: ...

* Tuyên dương 1 số em có thành tích tốt trong học tập, lao động và nền nếp lớp ...

2.1 Phương hướng: (4’)

- GV đưa các phương hướng cho tuần tới.

+ Thực hiện đúng chương trình tuần sau

+ Phát huy ưu điểm, khắc phục các nhược điểm đã nêu.

+ Học và làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp.

+ Tích cực học tập, tham gia có hiệu quả các hoạt động của nhà trường.

+ Lớp cần rèn ý thức tự quản cho tốt hơn.

+ Chấn chỉnh lại nề nếp học tập của HS ở lớp, ở nhà.

3. Tổng kết sinh hoạt. (6’)

- Giao lưu văn nghệ giữa các tổ theo chủ đề.

- GV nhận xét giờ học

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Học sinh biết được như thế nào là văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.

.Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khỏe... Mỗi học sinh vẽ một tranh hoặc

* GDBVMT: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống văn minh, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp,

* GDBVMT: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống văn minh, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp,

Học sinh biết được như thế nào là văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.. 2.

      * Tich hợp BVMT : Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp,

Thái độ: Học sinh có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp2. *Giáo dục bảo vệ môi trường: Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp

- Học sinh biết được giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường xanh – sạch-