• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18

Ngày soạn: 03/01/2020

Ngày giảng: Thứ hai 06/01/2020 Toán

TIẾT 86: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Nắm được quy tắc tính chu vi HCN.

- Biết vận dụng quy tắc để tính chu vi HCN khi biết chiều dài, chiều rộng của nó.

b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải toán có nội dung hình học (liên quan đến chu vi HCN ) c) Thái độ: GD tính cẩn thận, ham học.

II. CHUẨN BI: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. KTBC: 5’

- Nêu đặc điểm về cạnh và góc của HCN.

- Nhận xét.

2. Bài mới a. Giới thiệu bài

b. Xây dựng quy tắc tính chu vi HCN:10’

(UDCNTT)

- Gv vẽ hình tứ giác ABCD có kích thước như hình vẽ

- Tính chu vi hình tứ giác đó ?

- Muốn tính CV hình tứ giác đó ta làm thế nào ? - HCN: ABCD chiều dài 4 dm, chiều rộng 3 dm.

Tính chu vi HCN đó .

?Muốn tính chu vi HCN ta làm ntn?

3. Thực hành: 15’

Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu

+ Yêu cầu học sinh làm bảng con . - Nhận xét .

Bài 2: Gọi hs đọc bài toán + Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ? + Muốn tính chu vi HCN ta làm tn ? - Yêu cầu 1 H/s lên bảng

- Nx, củng cố

Bài 3: Gọi hs đọc bài toán

- Lấy số đo các cạnh cộng với nhau.

- Vận dụng cách tính chu vi tứ giác để tính.

4 + 3 + 4 + 3 = 14 (cm) hoặc

(4 + 3) x 2 = 14 (cm) - H/s nêu quy tắc .

Bài 1: Tính chu vi HCN…

- H/s nêu yêu cầu . - H làm bài cá nhân

a) (17 + 11) x 2 = 56 (cm) b) Bài giải

Chu vi hcn đó là:

(15 + 10) x 2 = 50 (cm) Đáp số: 50 cm Bài 2: Giải toán

- Hs đọc bài toán - H/s nêu - Hs làm vào vở cá nhân

Bài giải

Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là:

(140 + 60) x 2 = 400 (m) Đáp số: 400m Bài 3: Giải toán

(2)

+ Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ? + Muốn tính chu vi HCN ta làm tn ? - Yêu cầu 1 H/s lên bảng

- Nx, củng cố

Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu.

- T/c cho Hs thi tìm nhanh giữa 2 tổ, y/c H giải thích sự lựa chọn.

4. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Nêu quy tắc tính chu vi HCN ? - VN chuẩn bị bài sau .

- Hs đọc bài toán - H/s nêu - Hs làm vào vở cá nhân

Bài giải

Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là:

(140 + 60) x 2 = 400 (m) Đáp số: 400m Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu TL đúng.

Đ/án:

A. Chu vi hcn MNP bằng chu vi hcn EGHI

–––––––––––––––––––––––––––––––

Tâp đọc

ÔN TẬP CUỐI KÌ I (tiết 1 + 2) I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Kiểm tra tập đọc theo hình thức bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài, đoạn vừa đọc.

b) Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết chính tả qua bài chính tả nghe viết : Rừng cây trong nắng.

c) Thái độ: Giáo dục tính tích cực, hứng thú trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Tiết 1

1. Kiểm tra bài cũ: 3’

2. Bài mới

a) Giới thiệu bài

b) Kiểm tra tập đọc: 20’ (1/4 số H/s) - GV yêu cầu học sinh lên bốc phiếu và đọc bài. Nhận xét

Bài 1: 10’

- GV đọc bài : Rừng cây trong nắng . - Gv giải thích: uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng .

- Gv đọc cho H/s viết bài. Chữa bài

Tiết 2

- H/s đọc sau đó trả lời câu hỏi nội dung đoạn, bài vừa đọc

Bài 1

- 1, 2 H/s đọc lại + H/s viết bài.

2, Kiểm tra tập đọc: 15’ (1/ 4 lớp) - GV gọi H/s bốc phiếu và đọc bài

- GV nhận xét 3, Bài tập: 15’

Bài 2: Gọi hs đọc y/c, đọc câu.

- GV gọi H đọc 2 câu và nêu các sự vật

- Lần lượt từng em lên đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài vừa đọc .

Bài 2: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu văn sau rồi ghi vào bảng ở dưới:

(3)

được nhắc đến trong câu.

- Gọi 2 em lên bảng gạch chân hình ảnh so sánh.

- Nx, củng cố

Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu

+ Từ biển trong câu: Từ trong biển lá xanh rờn.. có ý nghĩa gì?

3. Củng cố - Dăn dò: 5’

- Nhận xét giờ học

a) Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.

b) Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.

Sự vật A Từ so sánh

Sự vật B a.Những thân

cây tràm vươn thẳng lên trời

như những cây nến khổng lồ

Đước mọc san sát, thẳng đuột

như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi Bài 3: Hs đọc yêu cầu, làm bài

Từ biển trong câu "Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời". Từ biển không có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông tren bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật: luọng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá

___________________________________________________

Chính tả

ÔN TẬP CUỐI KÌ I (tiết 3) I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Kiểm tra TĐ theo hình thức: bốc phiếu và trả lời câu hỏi .

- Điền đúng vào nội dung vào giấy mời thầy(cô) hiệu trưởng đến dự liên hoan với lớp chào mừng ngày nhà giáo VN 20/11.

b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc đúng và đọc hiểu cho học sinh c) Thái độ: Giáo dục tính tích cực, hứng thú trong học tập

* TH: Quyền được tham gia (t/c liên hoan chào mừng ngày Nhà giáo VN 20/11, viết giấy mời cô (thầy) Hiệu trưởng).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc đã học, VBT.

III. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi hs đọc bài tự chọn 2. Bài mới

a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn HS luyện tập: 20’

*Kiểm tra tập đọc

- GV gọi H/s lên bốc phiếu đọc bài .

- Hs đọc bài, TLCH

- H/s đọc bài.

(4)

- GV nhận xét Bài tập 2

- GV treo bảng phụ ghi mẫu in sẵn

+ Gọi 2 H/s nêu miệng nội dung điền vào giấy . + Gọi 1 H/s lên bảng điền .

+ Gọi 1 số em đọc giấy mời . - Nhận xét - bổ sung.

- TH: Quyền được tham gia….

3. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Nhận xét giờ học.

Bài tập 2

- H/s nêu yêu cầu .

- Gọi 1 H/s đọc mẫu in sẵn . - H/s làm VBT .

GIẤY MỜI Kính gửi: ...

Lớp: ... trân trọng kính mời...

Tới dự: ...

Vào hồi: ...

Tại: ...

Chúng em rất mong được đón ...

Ngày tháng 01 năm 2020 Lớp trưởng Cao Việt Hoàng –––––––––––––––––––––––––––––––

Hoat động ngoài giờ Văn hóa giao thông

BÀI 5: GIỮ GÌN VỆ SINH KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Học sinh biết được giữ vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường xanh – sạch- đẹp

2. Kĩ năng:

- Học sinh biết giữ gìn vệ sinh chung khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng..

3. Thái độ:

- Học sinh có ý thức thực hiện tốt và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng tham gia giữ gìn vệ sinh chung khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- Tranh ảnh về các hành động có ý thức/ không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 2. Học sinh:

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ

1. Trải nghiệm:5’ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

- Em hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông công cộng mà em biết ?

- Em nào đã được đi trên các phương tiện giao thông công cộng ?

– HS trả lời cá nhân – HS trả lời cá nhân.

(5)

- Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu em ăn bánh kẹo,… thì các em làm gì để giữ vệ sinh chung ?

2. Hoạt động cơ bản:15’ Giữ gìn vệ sinh chung khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp

- Giáo viên kể câu chuyện Giữ gìn vệ sinh chung

- GV nhận xét, chốt ý đúng:

Giữ gìn vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường sống sạch- đẹp

Đi trên phương tiện giao thông

Vệ sinh giữ sạch để không gây phiền 3. Hoạt động thực hành 13’

a. GV cho HS quan sát hình trong sách Văn hóa giao thông 3 (trang 21) và yêu cầu HS xác định hành vi đúng, hành vi sai của các ban khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng bằng hình thức giơ thẻ Đúng/

Sai.

b. GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Theo em, nếu ai cũng xả rác bừa bãi trên xe thì điều gì sẽ xảy ra ?

- GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến, các nhóm khác bổ sung

- GV nhận xét, chốt ý:

4. Hoạt động ứng dụng 5’

- GV cho hS thảo luận nhóm lớn trả lời câu hỏi: Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu nhìn thấy những hành động không có ý thức giữ gìn vệ sinh chúng em sẽ làm gì ?

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm HS có câu trả lời hay.

- GV nêu tình huống theo nội dung bài tập 2 (tr. 22)

+ GV cho HS thảo luận nhóm 5.

+ Gv cho HS đóng vai xử lý tình huống.

+ GV mời 2-3 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.

+ Gv nhận xét, tuyên dương.

GV chốt ý:

HS thảo luận nhóm đôi sau đó mời đại diện vài nhóm trình bày trước lớp.

-

HS nghe

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi cuối truyện

- Mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi

Nhắc nhau giữ vệ sinh chung Tàu xe sạch sẽ, ta cùng an tâm

(6)

5. Củng cố, dặn dò:2’

- GV cho HS trải nghiệm tình huống: “Nào mình cùng đi xe buýt”.

- GV liên hệ giáo dục: Muốn giữ gìn vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, các em phải làm gì ?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS:

+ Thực hiện tốt nội dung đã học và vận động mọi người cùng tham gia.

+ Thực hiện bài tự đánh giá theo phiếu ở trang 41

+ Chuẩn bị bài sau: Bài 6

+ HS thảo luận nhóm 5.

+ HS đóng vai xử lý tình huống.

+ 2-3 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.

Vệ sinh ý thức hàng đầu Rác không vung vãi trên tàu trên xe

________________________________________

Thực hành Tiếng Việt

ÔN TẬP CUỐI KÌ I (tiết 1) I.MỤC TIÊU:

a) Kiến thức:

- Củng cố về so sánh (so sánh về âm thanh); phân biệt g/gh, uc/uyu, oay/oai; cách dùng dấu câu.

b) Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu c) Thái độ:

- Giáo dục thái độ tích cực trong học tập

II. ĐD DẠY HỌC: Bảng phụ ghi ND bài 1, 3.

III.CÁC HĐ DẠY HỌC:

1.Bài cũ: 5’Gọi H viết tiếng có vần uc, uych - 2 H lên bảng, dưới lớp viết vào vở nháp 2. HD H LT:30’

*Bài 1: Gạch chân những từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu văn. Viết kết quả vào bảng.

a) Ti ng cánh di u r i xu ng ru ng khoai lang êm, nhế ề ơ ố ộ ẹ nh ti ng gió tho ng.ư ế ả

ÂM THANH ĐẶC

ĐIỂM

TỪ SO SÁNH

ÂM THANH a) Tiếng cánh

diều

êm, nhẹ như tiếng gió

thoảng

b) Tiếng sấm khan, gầm y như tiếng những con rồng c) Tiếng hót

chim chiền

trong sáng

diệu kì, thơ như

tiếng nói của thiên sứ

(7)

chiện thới, thanh thản

- Gọi H nêu y/c và đọc các câu văn, nêu các hình ảnh được so sánh với nhau trong từng câu.

- T/c cho H làm bài theo nhóm 6, gọi H treo kết quả.

- Nx, củng cố, tuyên dương. T/c cho H K- G đặt câu có hình ảnh so sánh về âm thanh.

*Bài 2: Chọn từ viết đúng chính tả.

Đ/án: gập ghềnh – khúc khuỷu – loay hoay – boong tàu - Gọi H nêu đề bài, y/c H làm bài cá nhân, gọi 1 H lên bảng làm.

- Nx

*Bài 3: Điền dấu chấm hỏi, dấu chấm than hoặc dấu phẩy Đ/án: , - , - . - ! - ! - .

- Y/c H làm bài cá nhân, gọi 1 H lên bảng làm.

- Nx, chốt KQ.

3.Củng cố, dặn dò:2’

- Nx tiết học, HDVN.

- H nêu y/c.

- 3 H đọc các câu văn.

- H nối tiếp nêu các h/ảnh sau đó làm bài theo nhóm.

- H nx, bổ sung.

- H làm bài, chữa bài.

- H làm bài cá nhân, chữa bài.

- 1 H đọc lại mẩu truyện.

_____________________________________________

Ngày soạn: 04/01/2020

Ngày giảng: Thứ ba 07/01/2020 Toán

TIẾT 87: CHU VI HÌNH VUÔNG I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Biết cách tính chu vi hình vuông (lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4).

b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng quy tắc để tính đúng chu vi 1 số hình có dạng HV.

c) Thái độ: Giáo dục tính ham học của học sinh II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, bảng con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. KTBC: 5’

+ Gọi 1 H/s lên bảng tính: Tính chu vi HCN có cạnh dài 3cm, rộng 3cm.

- Nhận xét

2. Bài mới: 32’Giới thiệu bài

a) Giới thiệu cách tính chu vi HV. Dựa vào cách tính chu vi tứ giác. Hãy tính chu vi HV có cạnh 3 cm?

- Chuyển phép cộng các số hạng bằng nhau thành phép nhân?

+ Muốn tính chu vi HV ntn ? b)Thực hành.

Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu)

- GV treo bảng phụ, y/c H làm bài sau đó chữa bài.

+ H/s nêu quy tắc và tính ( 3 + 3) x 2= 12 (cm)

3 + 3+ 3 + 3 = 12 cm 3 x 4 = 12 cm + H/s nêu quy tắc .

Bài 1: Vi t v o ô tr ng (theo m u)ế à ố ẫ Cạnh hình

vuông

Chu vi hình vuông

(8)

+ Muốn tính chu vi hình vuông làm ntn?

- 1 H/s lên bảng điền kq

- Hs nhận xét kq, Gv nx chốt nội dung

Bài 2: Gọi H đọc bài toán, nêu tóm tắt.

+ Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?

+ Muốn tính độ dài đoạn dây đó làm ta ltn?

- Gọi 1 H/s lên bảng làm - Hs làm bài, chữa bài. Nx

Bài 3: Gọi Hs đọc y/c sau đó làm bài cá nhân.

- Gọi 1 Hs lên bảng làm.

- Nx, củng cố

Bài 4: Gọi H đọc bài toán, nêu tóm tắt.

+ Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?

+ Muốn tính chu vi HCN ghép bởi 4 viên gạch hoa ta phải biết gì? Làm ntn?

- Tính chu vi HCN?

- Gọi H chữa bài.

- Nx

4. Củng cố- Dặn dò:2’

- Nêu quy tắc tính chu vi hình vuông

5cm 5 x 4 = 20 (cm) 6cm

16 x 4 = 64 (cm)

8m 8

24dm 4 = 32 (m)

24 x 4 = 96 (dm)

30mm 30 x 4 = 120

(mm) Bài 2: Giải toán

- H/s đọc bài toán.

Bài giải

Độ dài đoạn dây đó là:

15 x 4 = 60 (cm) Đáp số: 60cm Bài 3: H/s đọc y/c, làm bài, chữa bài.

Đ/án: a) cạnh của HV là 4cm.

b) Chu vi HV là 4 x 4 = 16 (cm) Đáp số: 16 cm Bài 4: 1 Hs đọc.

+ Tính chiều dài của HCN ghép bởi 4 viên gạch hoa, lấy 20 x 4.

- H làm bài cá nhân, 1 H lên bảng làm.

Bài giải

a. Cạnh của hình vuông được ghép bởi 4 viên gạch hoa như hình vẽ là:

20 x 2 = 40 (cm)

Chu vi hình vuông được ghép bởi 4 viên gạch hoa như hình vẽ là

40 x 4 = 160 (cm) Đáp số: 160 cm

b. Chiều dài hình chữ nhật được ghép bởi 4 viên gạch hoa như hình vẽ là

40 x 4 = 80 (cm)

Chu vi hình chữ nhật được ghép bởi 4 viên gạch hoa như hình vẽ là:

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Thủ công

Tiết 18: CẮT DÁN CHỮ VUI VẺ (T2) I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Học sinh biết vận dụng kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ đã học ở các bài trước để cắt dán chữ

“VUI VẺ”.

(9)

b) Kĩ năng

- Kẻ, cắt, dán chữ “VUI VẺ” theo đúng quy trình kĩ thuật.

c) Thái độ

- Học sinh yêu thích sản phẩm cắt, dán chữ cái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Chữ mẫu VUI VẺ.

Tranh quy trình.

Giấy thủ công, kéo, hồ dán …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (ổn định tổ chức)

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới :25’

* Hoạt động 3. Thực hành.

Mục tiêu: HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ theo đúng quy trình, kỹ thuật.

Cách tiến hành:

+ Giáo viên kiểm tra học sinh kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.

+ Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ theo quy trình.

- Bước 1.

+Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi (?).

- Bước 2. Dán thành chữ VUI VẺ.

+ GIÁO VIÊN tổ chức cho học sinh thực hành cắt dán.

+ Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

+ Giáo viên nhắc nhở học sinh khi dán phải đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán và vuốt cho chữ phẳng không bị nhăn. Dấu hỏi (?) dán sau cùng,cách đầu chữ E ½ ô.

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày và nhận xét sản phẩm.

+ Giáo viên đánh giá sản phẩm xủa học sinh và lựa chọ sản phẩm đẹp, đúng kĩ thuật lưu, giữ tại lớp.

+ Khen ngợi để khuyến khích.

+ Học sinh thực hành cắt, dán chữ VUI VẺ.

+ Học sinh thực hành.

+ Học sinh cần dán các chữ cho cân đối, đều, phẳng, đẹp.

+ Học sinh cần dán theo đường chuẩn, khoảng cách giữa các chữ cái phải đều nhau.

+ Học sinh cắt dán xong.

(10)

4. Củng cố & dặn dò:3’

+ Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kĩ năng thực hành kẻ, cắt, dán chữ của học sinh.

+ Dặn dò học sinh ôn lại các bài trong chương II “ Cắt, dán chữ cái đơn giản”.

+ Giờ học sau mang dụng cũ kéo, hồ dán, thủ công .. để làm bài kiểm tra.

______________________________________________

Tập đọc

ÔN TẬP CUỐI KÌ I (tiết 4) I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra tập đọc, H/s bốc phiếu đọc và trả lời câu hỏi.

- Luyện đọc bài: Vàm Cỏ Đông.

- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.

b) Kĩ năng: Đọc đúng rành mạch đoạn văn bài văn, điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn( BT2).

c) Thái độ: Giáo dục tính tích cực, hứng thú trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi hs nêu tên các bài TĐ trong tuần 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài (1’): GV nêu yêu cầu b)Kiểm tra tập đọc: (10’)

- GV gọi từng H/s lên bốc bài tập đọc , lên đọc và trả lời câu hỏi

- GV nhận xét

c) Luyện đọc bài:(7) Vàm Cỏ Đông - Gv theo dõi, nhận xét.

c)Bài tập 2 :(15)

+ Yêu cầu 1-2 H/s đọc đoạn văn . + Bài yêu cầu làm gì ?

+ Yêu cầu H/s làm VBT

+ Yêu cầu 3 H/s lên bảng thi đánh dấu phẩy vào đoạn văn

- Lớp nhận xét bình chọn 3. Củng cố - Dặn dò :(3’) - VN đọc đoạn văn bài 2 - Ôn các bài TĐ + HTL

- HS nêu tên các bài TĐ trong tuần

- H/s nêu yêu cầu .

- HS đọc 2 câu thơ, từng khổ, cả bài.

- H/s làm VBT .

Bài 2: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau. Gạch dưới những chữ đầu câu cần viết hoa.

Cà mau đất xốp. Mùa nắng, đất nr chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất.

––––––––––––––––––––––––––––––––––

(11)

Ngày soạn: 05/01/2020

Ngày giảng: Thứ tư 08/01/2020 Toán

TIẾT 88: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Củng cố cách tính chu vi HCN và tính chu vi HV - Giải các bài toán có nội dung hình học

b) Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng tính chu vi HCN và tính chu vi HV - H/s làm thành thạo các phép tính

c) Thái độ: GD tính cẩn thận, ham học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, bảng con III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. KTBC: 3’

- Gọi H/s nêu quy tắc tính chu vi hv, hcn?

2. Bài mới

a) Giới thiệu bài b) Luyện tập: 25’

Bài 1

+ 1 H/s nêu quy tắc tính chu vi HCN ? + Yêu cầu H/s làm bảng con

- H/s chữa bài

Bài 2

+ Yêu cầu H/s quan sát tranh . + Nêu quy tắc tính chu vi Hv?

+ Muốn tính chu vi hồ nước cạnh 30 cm làm ntn? Yêu cầu H/s làm nháp – 1 H/s chữa bảng

Bài 3

+ H/s nêu đề toán + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + HV các cạnh ntn?

+Tính cạnh HV làm ntn ?

+ Yêu cầu H/s làm vở – 1 H/s chữa . Bài 4

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ?

+ Tìm chiều dài làm ntn?

- Hs nêu quy tắc tính chu vi hv, hcn.

Bài 1 Bài giải a, Chu vi HCN là:

(45 + 25) x 2 = 140 (cm) Đáp số: 140 cm b, Đổi 5m = 50 dm

Chu vi hcn là:

(50 + 25) x 2 = 150 (cm Đáp số: 150 cm Bài 2

Bài giải

Chu vi hồ nước đó là:

30 x 4 = 120 (cm) Đáp số: 120 cm Bài 3

- H/s nêu yêu cầu - CV: 140 cm - Cạnh?

Bài giải

Độ dài cạnh hình vuông đó là:

24 : 4 = 6 (cm) Đáp số: 6 cm Bài 4

Bài giải

a, Nửa chu vi HCN là:

200 : 2 = 100 (cm)

(12)

+ Yêu cầu H/s làm vở – 1 H/s chữa . 3. Củng cố – Dặn dò: 3’

- Nêu quy tắc tính chu vi HV và tính chu vi HCN ?

Đáp số: 100 cm b, Chiều rộng hình chữ nhật đó là

100 - 70 = 30 (cm) –––––––––––––––––––––––––––––––––

Luyện từ và câu

ÔN TẬP CUỐI KÌ I (tiết 5) I) MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Kiểm tra HTL và trả lời câu hỏi

- Luyện đọc thêm bài: Một trường tiểu học vùng cao

- Luyện tập viết đơn( gửi thư viện trường xin cấp thẻ đọc sách) b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc thuộc lòng và đọc hiểu c) Thái độ

- Giáo dục tính tích cực, hứng thú trong học tập

* QTE: Bạn nam hay nữ đều có quyền được học tập, vui chơi, lao động, quyền được tham gia ( nói lời mời, nhờ, đề nghị)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu ghi tên bài HTL

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC CHỦ YẾU 1.Bai cũ: 3’

- HS nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm thành thị và nông thôn

2. Bài mới

a, Giới thiệu bài :(1’) Nêu yêu cầu b, Kiểm tra tập đọc:(10’)1/3 H/s - GV cho H/s lên bốc thăm bài HTL rồi lên đọc, trả lời câu hỏi

- GV nhận xét

c. Luyện đọc bài (7’) Một trường tiểu học vùng cao.

- Gv theo dõi, nhận xét.

Bài tập 2 (13’)

+ Lá đơn này so với lá đơn cấp thẻ đọc sách trước ntn ?

+ Gọi 1-2 em nêu miệng + Yêu cầu làm VBTTV

- GV gọi 1 số em trình bày bài của mình - GV + H/s nhận xét bổ sung

5, Củng cố - Dặn dò :(3’) - Nêu ghi nhớ mẫu đơn - Chuẩn bị bài sau

- HS nêu tên các bài tập đọc thuộc

- Hs bốc thăm, dọc và TLCH

- HS đọc từng câu, đoạn, cả bài.

Bài tập 2

- H/s nêu yêu cầu

- 1 H/s đọc mẫu thẻ, đây là lá đơn cấp lại thẻ đọc sách

––––––––––––––––––––––––––––––––––

(13)

Tự nhiên xã hội

BÀI 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận xét và xử lí thông tin

c) Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu học tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Bài cũ:

- HS nêu lại bài học giờ trước 2. Bài mới: Giới thiệu bài

- GV phat phiếu hướng dẫn hs làm bài ôn tập

1. Cơ quan thực hiện việc trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài được gọi là gì?

a. Cơ quan hô hấp b. Hoạt động thở c. Trao đổi khí d. Cả hai ý b và c đều đúng.

2. Vì sao không nên thở bằng miệng mà chỉ nên thở băng mũi?

a. Lông mũi giúp cản bớt bụi, làm không khí vào phổi sạch hơn

b. Các mạch máu nhỏ li ti có trong mũi giúp sưởi ấm không khí vào phổi

c. Các chất nhầy trong mũi giúp cản bụi, diệt khuẩn và làm ảm không khí vào phổi d. Tất cả các ý trên

3. Hằng ngày chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng?

a. Cần lau sạch mũi bằng nước ấm

b. Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc các nước sát trùng khác c. Cả hai ý trên đều đúng.

4. Chúng ta cần phải làm gì để phòng bệnh viên đường hô hấp?

a. Giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng b. Giữ nơi ở đủ ấm, tránh gió lùa

c. Ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên d. Tất cả các ý trên

5. Người mắc bệnh lao thường có biểu hiện gì?

a. Người mệt mỏi

b. Ăn không ngon, gầy đi c. Sốt nhẹ vào buổi chiều d. Tất cả các ý trên.

6. Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?

a. Các mạch máu b. Tim

c. Tất cả các ý trên.

7. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống

a. Động mạch đưa máu từ tim đi khắp các cơ quan của cơ thể  b. Tĩnh mạch đưa máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể 

c. Mao mạch nối động mạch với tĩnh mạch 

(14)

8. Theo em những hoạt động nào dưới đây sẽ có lợi cho tim và mạch?

a. Làm việc quá sức b. Mặc quần áo và đi giày chật c. Vui chơi vừa sức d. Tất cả các ý trên.

9. Nguyên nhân nào dưới đây gây ra bệnh thấp tim?

a. Do bị viên họng b. Bị viên a-mi-đan kéo dài c. Do bị thấp khớp cấp d. Tất cả các ý trên.

10. Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?

a. Hai quả thận b. Hai ống nước tiểu c. Bóng đái và ống đái d. Tất cả các ý trên.

__________________________________________

Phòng học trải nghiệm

KIỂM TRA

BÀI 7: CẤU TRÚC CHO SỰ BỀN VỮNG I. MỤC TIÊU

- Giúp hs nêu lại nguyên nhân gây ra động đất - Biết làm bài vận dụng sự hiểu biết của mình - Thêm yêu môn học

II. ĐỒ DÙNG - GV: Câu hỏi - HS: Giấy kiểm tra

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - Cho hs làm bài trên giấy kiểm tra A. Lý thuyết:

1. Các em hãy kể tên một vài hiện tượng tự nhiên gây ảnh hưởng đến đời sống của con người, các loài sinh vật khác? (2đ)

2. Kể tên một số Tỉnh thành trên toàn Đất nước Việt Nam thường hay gặp và hứng chịu ảnh hưởng do các hiện tượng tự nhiên gây nên? (2đ)

3. Đối với những khu vực bị ngập lụt, người ta thường sử dụng máy bay trực thăng để thực hiện các nhiệm vụ cứu hộ, vậy theo các em những nhiệm vụ đó là gì? (1đ)

B. Lập trình: (5đ)

1. Kể tên các khối lệnh, và ý nghĩa của chúng (3đ)

2. Kể tên các khối lệnh có trong dòng lệnh sau, và nêu nhiệm vụ của cả dòng lệnh (2đ) C. Củng cố

-Thu bài, nhận xét giờ học

_____________________________________________

Thực hành Toán

LUYỆN TẬP

TÍNH CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG I.MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông nhanh, đúng.

c) Thái độ: Giáo dục tính ham học.

(15)

II.CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi H nêu lại cách tính CV HCN, HV.

2. Bài mới a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn hs luyện tập: 25’

Bài 1: Gọi H nêu bài toán sau đó t/c cho

- 2 H nêu.

Bài 1: Giải toán hs làm bài cá nhân.

- Phát phiếu học tập cho 2 Hs làm bài để treo kết quả lên bảng.

- Nx

Bài 2: Gọi H nêu bài toán sau đó t/c cho hs làm bài cá nhân.

- Phát phiếu học tập cho 2 Hs làm bài để treo kết quả lên bảng.

- Nx

Bài 3: Gọi 1 H lên bảng làm

– Nx

3. Củng cố, dặn dò: 2’

- Nx tiết học, HDVN.

Bài giải Chu vi HCN là:

(15 + 8) x 2 = 46 (cm) Đáp số: 46 cm Bài 2.

- Hs nêu y/c. Hs làm bài - 2 H làm sau đó treo bảng

Bài giải

Chiều dài mảnh đất HCN là 8 x 2 = 16 (m)

Chu vi mảnh đất HCN là (16 + 8) x 2 = 48 (m) Đáp số: 48 cm Bài 3: Giải toán

- Hs đọc bài toán.

- Hs làm bài, chữa bài.

Bài giải Chu vi HV là:

18 x 4 = 72 (cm) Đáp số: 72 cm –––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 06/01/2020 Ngày giảng: Thứ năm 09/ 01/ 2020 Toán

TIẾT 89: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Củng cố về nhân chia trong, ngoài bảng, tính giá trị BT, tính chu vi HCN và tính chu vi HV, giải toán .

b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm thành thạo các bài tập . c) Thái độ: Giáo dục tính tích cực, hứng thú trong học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1, KTBC: 5’

- Nêu quy tắc tính chu vi HV, HCN ? - Nhận xét .

2, Bài mới a)Giới thiệu bài b)Luyện tập: 25’.

+ H/s nêu.

(16)

Bài 1: H/s nêu Y/c.

- H/s nêu miệng kết

- Nx, củng cố về cách nhân, chia.

Bài 2: Gọi H đọc bài toán, nêu tóm tắt.

+Bài toán cho biết gì? hỏi gì?

+Tính cv Hình chữ nhật làm thế nào?.

- H/s làm bảng con.

- Gọi 1 h/s chữa bài.

- Nx

Bài 3: Giải toán.

- Gọi H đọc bài toán, tóm tắt.

- GV vẽ sơ đồ minh hoạ - YC tự giải vào vở

- Muốn tìm 1 phần mấy của 1 số ta ltn?

Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu.

+Y/c H/s làm vở - 2 H/s chữa bài.

Chốt: BTcó x,: + ,- ta thực hiện như thế nào ?

3,Củng cố -dặn dò 2’

+ Nêu quy tắc tính chu vi HCN?

Bài 1: Đặt tính rồi tính (theo mẫu)

a) 38 x 6 105 x 5 172 x 3 96 x 6

38 105 172 96

6 5 3 6

228 525 516 576

b) 874 : 2 940 : 5 847 : 7 390 : 3 874 2 940 5 847 7 390 3 8 437 5 188 7 121 3 130

07 44 14 09

6 40 14 9

14 40 07 00

14 40 7 0

0 0 0 0

Bài 2: Giải toán Bài giải a) Chu vi hình chữ nhật là: (25 + 15) x 2 = 80 (cm) Chu vi hình vuông đó là: 21 x 4 = 84 (cm) b)Chu vi hv lớn hơn và lớn hơn số xăng - ti - mét là: 84 - 80 = 4 (cm) Đáp số: a, 80 cm, 84 cm b, 4 cm Bài 3: Giải toán. Đã bán còn lại 87 xe Bài giải Cửa hàng đã bán số xe đạp là: 87 : 3 = 29 (xe đạp) Cửa hàng còn lại số xe đạp là: 87 - 29 = 58 (xe đạp) Đáp số: 58 xe đạp - Lấy số đó chia cho số phần Bài 4: Tính giá trị biểu thức. a, 15 + 15 x 5 = 15 + 75 = 90

b, 60 + 60 : 6 = 60 + 10 = 70

c, (60 + 60) : 6 = 120 : 6 = 20 - Hs nêu

x x x x

(17)

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập viết

ÔN TẬP CUỐI KÌ I (tiết 6) I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Luyện tập viết thư thăm hỏi người thân.

b) Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết thư c) Thái độ

- Có tình cảm với người nhận thư.

* TH: Quyền được tham gia (viết thư thăm người thân hoặc một người mà em quý mến).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Bài cũ: 3’

- HS nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm thành thị và nông thôn

2. Bài mới: 25’

a) Giới thiệu bài b) Bài tập

Bài tập 1

- Gọi H nêu lại tên các bài tập đọc đã học thuộc chủ điểm Thành thị và nông thôn.

- Y/c H nêu lại ND chính của các bài TĐ đó.

Bài tập 2

+ Đối tượng viết thư cho ai ? + Nội dung viết về gì ?

- GV yêu cầu H/s nêu nội dung bức thư của mình - Gọi 1 số em đọc thư .

- TH: Quyền được tham gia…

C. Củng cố - Dặn dò : 5’

- Nhận xét tiết học

Bài tập 1

- H nối tiếp nhau nêu.

- H nêu ND.

Bài tập 2

+ H/s nêu yêu cầu của bài . + Cho người thân …

+ Thăm hỏi sức khoẻ … H/s viết vào VBT .

––––––––––––––––––––––––––––––––

Tự nhiên xã hội

BÀI 36: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I.MỤC TIÊU

a) Kiến thức:

- Biết được sự ô nhiễm của rác thải đối với sức khoẻ con người. Nêu được tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.

- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.

b) Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường

(18)

c) Thái độ:

- HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.

III. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người.

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông các thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

* BVMT: Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật.

- Biết phân, rác thải, nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Biết một vài biện phấp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

* TKNL: GDHS biết phân loại và xử lí rác hợp VS, một số rác như rau, củ, quả… có thể làm phân bón, một số rác có thể chế tái thành các sản phẩm khác, như vậy đã là giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng NL có hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải, các hình trong SGK trang 68, 69

IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: 4’ (3 HS)

- Kể tên một số cơ quan trong cơ thể?

- Hãy kể một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thông tin liên lạc

- Kể tên các cơ quan, công sở và chức năng của nó?

-GV nhận xét.

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Vệ sinh môi trường

b) Các hoạt động:

Hoạt động 1: (15’)Tác hại của rác thải Mục tiêu: HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người

Tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lời câu hỏi theo gợi ý :

+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào ?

+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ

-HSTL.

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

+ Mùi hôi thối bốc lên gây khó chịu, nín thở,…

+ Ruồi, muỗi, chuột,…là những vật trung gian truyền bệnh cho con người.

(19)

con người ?

- Tổ chức cho các nhóm trình bày.

Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, … thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.

Hoạt động 2: (15’)Việc làm đúng, việc làm sai

Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.

Tiến hành:

- Yêu cầu từng cặp học sinh quan sát các hình trong SGK trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được, trả lời câu hỏi:

+ Chỉ và nói việc làm nào đúng ( sai).

+ Cần làm gì để giữ vs nơi công cộng ? + Em đã làm gì để giữ vs nơi công cộng ? + Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em.

- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Yêu cầu HS liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống : đường phố, ngõ xóm, bản làng … Điền những câu trả lời của học sinh vào bảng, sau đó giới thiệu những cách xử lí rác hợp vệ sinh.

Tên xã

(huyện) Chôn Đốt Ủ Tái

chế

3. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người ?

- Tại sao chúng ta không nên vứt rác ở nơi công cộng?

- Ở địa phương em rác được xử lý như thế nào?

-GV nhận xét giờ học.

- Thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận . Các nhóm khác nghe và bổ sung.

- Nhiều cá nhân liên hệ.

-HSTL.

––––––––––––––––––––––––––––––––

Chính tả

(20)

Kiểm tra cuối kì I

(Đề và biểu điểm do trường ra) ––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 07/01/2020 Ngày giảng: Thứ sáu 10/01/2020 Toán

TIẾT 90: Kiểm tra cuối kỳ I (Đề và biểu điểm do Trường ra) –––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập làm văn

Kiểm tra cuối kì I

(Đề và biểu điểm do Trường ra)

––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Phần 1: Sinh hoạt lớp

SINH HOẠT TUẦN 18 I. MỤC TIÊU

- Ôn định tổ chức lớp: sĩ số, nề nếp ra vào lớp, học bài và làm bài trước khi đến lớp Chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dung học tập

II. TIẾN HÀNH

1. Đánh giá các hoạt động tuần 18

* Ưu điểm

... ....

...

...

...

*Nhược điểm:

...

...

* Tuyên dương:………...

*Phê bình:…...

2. Phương hướng tuần tới + Ổn định nề nếp dạy và học

+ Thực hiện tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Xếp hàng TD nhanh, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn.

+ Không chơi các trò chơi nguy hiểm.

+ Có ý thức giữ gìn cảnh quan trường, lớp.

+ Cần thực hiện tốt an toàn giao thông, những Hs đi học bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm.

+ Không mang tiền tới lớp, không mua quà mang đi học.

+ Tiếp tục thi giải toán qua mạng Intenetr

___________________________________

Phần 2: Dạy kĩ năng sống

CHỦ ĐỀ 4: KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH (Tiết 1)

(21)

I. MỤC TIÊU

- Giúp Hs tự nhận thức được những nguyên nhân và những hành động, việc làm dễ gây tai nạn, thương tích cho bản thân.

- Qua bài rèn cho Hs kĩ năng phòng tránh các tai nạn thương tích có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày.

- Bài tập cần làm: Bài 1,2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập KNS.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Nêu những mặt mạnh của bản thân mình? Và những điều mình còn phải cố gắng?

- Nhận xét

B. Bài mới: (15’) 1. Giới thiệu bài:

- Gv giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.

2. Hướng dẫn Hs hoạt động:

* Hoạt động 1: Xử lí tình huống - Gv cho Hs đọc nội dung tình huống bài tập 1trong sgk

+ Nhà Nam nuôi con vật gì?

+Tình cảm giữa Nam và chú chó ra sao?

+ Chuyện gì xảy ra khi Nam nhặt miếng xương rơi ra ngoài vào bát?

? Khi bị chó cắn , bạn Nam đã phải làm gì?

- Gọi Hs đọc các câu hỏi

- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi các câu hỏi:

? Vì sao những con vật thân thiết có thể trở thành nguy hiểm?

? Những động vật nuôi nào có thể gây thương tích cho con người?

? Làm thế nào để tránh bị các con vật đó gây thương tích?

- Gọi đại diện một số nhóm lên trả lời - Gv nhận xét và chốt: Những con vật nuôi thân thiết cũng có thể gây ra tai nạn thương tích cho con người. Vì vậy chúng ta cần phóng tránh không nên tiếp xúc quá gần gũi, thân mật đối với những loài động vật này. Khi bị các loài vật

- 2 Hs trả lời

- Lắng nghe

- 3Hs đọc

- Nhà Nam nuôi chú chó Bốp-bi.

- Thường ngày cứ khi nào học xong bài là Nam lại chơi đùa với Bốp-bi.

- Con chó nổi giận đớp vào tay Nam.

- Nam đã phải đi tiêm phòng.

- Hs đọc 3 câu hỏi trong sách.

- Hs thảo luận nhóm bàn theo từng câu hỏi.

- Đại diện nhóm lên trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung

(22)

này gây thương tích chúng ta cần đến bệnh viện kịp thời.

* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

- Cho Hs đọc yêu cầu bài tập 2 trang 16 sgk.

- Gv giúp Hs hiểu yêu cầu của bài.

- Gv yêu cầu Hs quan sát từng tranh và đi tìm hiểu nội dung từng tranh

VD: Tranh1 + Tranh1 vẽ gì?

+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

+ Hành động đó có nguy hiểm không, vì sao?

+ Việc làm của bạn nhỏ có thể gây ra hậu quả gì?

...

- Cho Hs thảo luận nhóm 4 đánh dấu + vào ô trống dưới tranh vẽ hành động có thể gây tai nạn thương tích cho bản thân và người khác.

- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Gv chốt: các tranh cần đánh dấu + là:

tranh 1,3,4,5,6.

* Kết luận chung: Trong cuộc sống chúng ta cần biết phòng tránh các tai nạn thương tích . Khi bị tai nạn thương tích cần sơ cứu kịp thời, sau đó đưa đến bác sĩ nếu thấy cần thiết.

C. Củng cố- dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn về nhà xem lại bài và xem trước bài sau.

- 2 Hs đọc

- Hs quan sát tranh và tìm hiểu nội dung tranh theo sự hướng dẫn của Gv

- Tranh vẽ một bạn nhỏvà một tổ ong.

- Bạn nhỏ cầm que chọc vào tổ ong.

- Hs trả lời

- Bạn nhỏ có thể sẽ bị ong đốt.

- Hs thảo luận nhóm 4

- Đại diện các nhóm nêu ý kiến, nhóm khác bổ sung

- Hs nhắc lại kết luận

________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Học sinh biết được như thế nào là văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.

.Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khỏe... Mỗi học sinh vẽ một tranh hoặc

* GDBVMT: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống văn minh, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp,

Thái độ: Học sinh có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp2. *Giáo dục bảo vệ môi trường: Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ

- Có ý thức thực hiện tốt nếp sống văn minh, biết giữ lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực

* GDBVMT: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống văn minh, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp,

- Học sinh biết vẽ, viết khẩu hiệu hoặc sưu tầm tranh ảnh về an toàn khi đi trên một số phương tiện giao thông.. *Phát triển năng lực và

Thái độ: Có ý thức thực hiện tốt nếp sống văn minh, biết giữ lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện để