• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 18/12/2021 Tiết: 17 KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hệ thống lại được những kiến thức cơ bản : + Một số vấn đề chung về cây ăn quả.

+ Các phương pháp nhân giống cây ăn quả.

+ Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi.

2. Năng lực

- Năng lực chung: tự học, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí...

- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tự giác, nghiệm túc trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Đề và đáp án.

2. Học sinh:

- Ôn lại các kiến thức đã học từ đầu kì.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

*Đề kiểm tra:

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: CÔNG NGHỆ 9 Ngày kiểm tra: …/12/2021

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng và ghi vào bài làm : Câu 1. Yêu cầu của người lao động đối với nghề trồng cây ăn quả?

A. Có kỹ năng cơ bản về trồng cây ăn quả. C. Có sức khỏe tốt, khéo léo.

B. Lòng yêu nghề, chịu khó tìm tòi. D. Cả A, B và C.

Câu 2. Ghép cành gồm các kiểu ghép:

A. ghép áp, ghép nêm, ghép chẻ bên.

B. ghép cửa sổ, ghép áp, ghép đoạn cành.

(2)

C. ghép cửa sổ, ghép chữ T, ghép áp.

D. ghép đoạn cành, ghép cửa sổ, ghép nêm.

Câu 3. Quy trình trồng cây ăn quả không có bầu đất:

A. đào hố -> lấp đất -> tưới nước

B. đào hố -> bóc vỏ bầu -> lấp đất -> tưới nước C. đào hố -> đặt cây vào hố ->lấp đất -> tưới nước D. đào hố -> tưới nước -> đặt cây vào hố

Câu 4. Thời vụ trồng cây ở các tỉnh phía bắc là:

A. Từ tháng 1 đến tháng 2. B. Từ tháng 2 đến tháng 4.

C. Từ tháng 5 đến tháng 6. D. Từ tháng 6 đến tháng 7.

Câu 5. Sau khi đào hố bón phân lót, thời gian trồng cây thích hợp là:

A. Khoảng 5 đến 10 ngày. B. Khoảng 10 đến 15 ngày.

C. Khoảng 15 đến 20 ngày. D. Khoảng 15 đến 30 ngày.

Câu 6. Tạo hình, sửa cành cho cây vào thời kì cây non gọi là:

A. đốn phục hồi. B. đốn tạo quả.

C. đốn tạo cành. D. đốn tạo hình.

Câu 7. Khu cây giống trong vườm ươm cây ăn quả dùng để:

A. lấy cây giống đem trồng và làm gốc ghép.

B. trồng các cây mẹ lấy hạt gieo thành cây con.

C. ra ngôi cây gốc ghép, cành chiết, cành giâm.

D. trồng các cây rau, cây họ đậu.

Câu 8. Trộn hỗn hợp bó bầu theo tỉ lệ nào?

A. 2/3 đất với 1/3 mùn. B. 3/4 đất với 1/4 mùn C. 2/3 đất với 1/3 chất kích thích. D. 1/3 đất với 2/3 mùn.

Câu 9. Cam sành là giống lai giữa Cam và:

A. Chanh B. Quýt

C. Bưởi D. Quất

Câu 10. Phương pháp ghép là:

A. Phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ để tạo ra cây con.

B. Phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoan cành.

C. Phương pháp gắn một đoạn cành, mắt, lên gốc của cây cùng họ để tạo cây mới.

(3)

D. Phương pháp nhân giống tạo cây con bằng cách gieo hạt.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm) Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì đối với đời sống và kinh tế?

Câu 2: (2,0 điểm) Trình bày quy trình ghép chữ T.

Câu 3: (2,0 điểm) Hãy nêu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi (cam, chanh...)?

---Hết---

- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

Họ tên học sinh……….lớp:……….SBD………….

Chữ ký giám thị:………

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: CÔNG NGHỆ 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm) Mỗi câu chọn đúng: 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Chọn D A C B D D B A B C

II. PHẦN TỰ LUÂN (5.0 điểm)

Câu Nội dung Biểu điểm

Câu 1.

(1,0 đ) - Cung cấp hoa quả cho con người để làm thực phẩm, thức uống giải khát.

- Là nguyên liệu để chế biến, xuất khẩu sang các nước khác.

0,5 0,5 Câu 2.

(2,0 đ)

- Quy trình ghép chữ T:

- Bước 1: Tạo vị trí ghép và miệng ghép.

+ Chọn chỗ thân thẳng, nhẵn, cách mặt đất 15 – 20 cm.

0,5

(4)

+ Dùng dao sắc, rạch một đường ngang dài 1 cm, đường vuông góc dài 2cm ở giữa tạo thành hình chữ T, tách dọc theo chiều dọc chữ T, mở một cửa đủ để đưa mắt ghép vào.

- Bước 2: Cắt mắt ghép

+ Cắt một miếng vỏ hình thoi dài 1,5 – 2 cm, có 1 ít gỗ và mầm ngủ.

- Bước 3: Ghép mắt

Gài mắt ghép dọc chữ T đã mở trên gộc ghép rồi đẩy nhẹ cuống lá trên mắt ghép cho xuống chặt.

+ Quấn dây nilong cố định mắt ghép.

- Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép

+ Sau khi ghép 15 -20 ngày, mở dây buộc kiểm tra.

+ Tháo dây buộc được 7 - 10 ngày thì cắt phần ngọn của gốc ghép ở phía trên mắt ghép khoảng 1,5 - 2cm.

0,5

0,5

0,5

Câu 3.

(2,0 đ)

- Đặc điểm thực vật: Cây có nhiều cành, thân gỗ. Bộ rễ cọc phát triển. Hoa có mùi thơm hấp dẫn.

- Yêu cầu ngoại cảnh

+ Nhiệt độ thích hợp: 25 đến 27 độ C.

+ Đủ ánh sáng và không ưa ánh sáng mạnh

+ Độ ẩm không khó 70-80%. Lượng mưa 1000-2000mmm/năm.

+ Thích hợp với đất phù sa ven sông, phù sa cổ...tầng canh tác dày, độ pH từ 5,5-6

1

0,25 0,25 0,25 0,25

(5)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vào bài: Giâm cành, chiết cànhh, ghép cây và nhân giống vô tính là cách sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra, nhằm mục đích nhân giống cây trồng..

- Phương tiện dạy học: Thước thẳng ,thước đo góc, ê ke, bảng phụ Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình Hình thức tổ chức dạy học:

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm.. Phương tiện dạy học: sgk, bảng

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình - Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm?. - Phương tiện dạy học: sgk,

Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, thảo luận nhóm, chia sẻ nhóm đôi, Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, phấn màu, compa, êke Phương pháp/kĩ thuật dạy

Câu 1: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp chủ yếu: lai hữu tính tạo biến dị tổ hợp vì nó tạo nguồn biến dị cho chọn lọc. Câu 2: lai giống là phương pháp chủ yếu

Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật tia chớp, động não, vấn đáp Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân kết hợp nhóm.. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, thước thẳng, thước

Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật tia chớp, động não, vấn đáp Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân kết hợp nhóm.. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, thước thẳng, thước