• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử lớp 4 trang 12, 14 Bài 1: Nước Văn Lang | Giải bài tập Lịch sử lớp 4

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử lớp 4 trang 12, 14 Bài 1: Nước Văn Lang | Giải bài tập Lịch sử lớp 4"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 1: Nước Văn Lang

Câu hỏi trang 12 SGK lịch sử 4: Em hãy xác định trên lược đồ hình 1 những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống

Trả lời

Khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả là những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống khoảng năm 700 TCN (trước công nguyên).

Câu hỏi trang 12 SGK lịch sử 4: Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào? Em thử vẽ sơ đồ thể hiện các tầng lớp đó

Trả lời

Xã hội Văn Lang có các tầng lớp:

- Đứng đầu nhà nước có vua. gọi là Hùng Vương. Giúp vua Hùng cai quản đất nước có các lạc hầu, lạc tướng. Vua, lạc hầu, lạc tướng thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội. Dân thường thì được gọi là lạc dân. Tầng lớp thấp kém, nghèo hèn nhất là nô tì.

Sơ đồ nhà nước Văn Lang

(2)

Bài 1 trang 14 SGK Lịch sử 4: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta ?

Trả lời

Khoảng năm 700 TCN, ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả, nơi người Lạc Việt sinh sống, nước Văn Lang đã ra đời.

Bài 2 trang 14 SGK Lịch sử 4: Dựa vào bài học, em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt (bằng lời, bằng đoạn văn ngắn hoặc bằng hình vẽ).

Trả lời

Dưới thời các vua Hùng, nghề chính của lạc dân là làm ruộng. Họ trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Họ cũng biết nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm,...

Họ biết đúc đồng làm vũ khí, đồ trang sức,... làm gốm (nặn nồi niêu), đan rổ, dụng cụ gia đình,...

Đời sống tinh thần của nhân dân Văn Lang phong phú với nhiều phong tục như ăn trầu, nhuộm răng,...

(3)

Bài 3 trang 14 SGK Lịch sử 4: Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay ?

Trả lời

- Ở các vùng núi, người dân vẫn ở nhà sàn để tránh thú dữ và họp nhau thành các làng, bản. Họ thờ thần Đất, thần Mặt Trời.

- Tục nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc,... Phụ nữ thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay bằng đá, đồng

- Những ngày hội làng, mọi người ngày nay cũng như thời nhà nước Văn Lang thường hoá trang, vui chơi, nhảy múa theo nhịp trống đồng. Các trai làng đua thuyền trên sông hoặc đấu vật trên những bãi đất rộng.

(4)

NỘI DUNG CHÍNH BÀI 1: NƯỚC VĂN LANG

Thời gian: Khoảng 700 năm TCN, nhà nước đầu tiên của nước ta đã ra đời.

Tên nước là Văn Lang

Xã hội: Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, giúp việc có lạc hầu, lạc tướng. Tầng lớp thấp hơn là lạc dân và nô tì.

Nông nghiệp: Người dân thời kì này chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, các cây lương thực khác như đậu, đỗ, v.v...

Các nghề thủ công ngiệp như: nuôi tằm, làm gốm, đúc đồng, v.v...

Sinh sống: tập thể, theo các làng

Tín ngưỡng: Thờ thần Đất, thần Mặt Trời.

(5)

Các phong tục: nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, cạo trọc đầu, v.v...

Đời sống tinh thần: phong phú như đua thuyền, lễ hội, đấu vật, v.v...

Nước Văn Lang tồn tại qua mười tám đời vua Hùng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trong lịch sử, di tích là nơi thờ Thánh Nho (Khổng Tử), Chu Công, tứ phối, thất thập nhị hiền, Chu Văn An và là trường Quốc Học đào tạo trí thức Nho học của nước ta

Tác động: Phong trào văn hóa Phục hưng đã làm xuất hiện những “con người khổng lồ” mà tác phẩm và tư tưởng của họ đã khai sáng Châu Âu Trung cổ và thay đổi lịch

Bài tập 1 trang 20 Vở bài tập Lịch sử 8: Đời sống của giai cấp công nhân Anh và công nhân các nước đầu thế kỉ XIX như thế nào..

Câu hỏi trang 34 SGK Lịch sử 8: Nêu vai trò của C.Mác trong việc thành lập Quốc tế thứ nhất..

☒ Kết thúc hơn 100 năm ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và hệ thống xã hội

Bài tập 6 trang 24 SBT Lịch sử 10: Tìm hiểu thực tế địa phương và lập bảng thống kê (theo bảng đề xuất dưới đây) về các di tích lịch sử tiêu biểu, di sản văn hoá,

- Trầu cau trở thành nét văn hóa độc đáo của người Việt Nam; nó đi vào muôn mặt của đời sống xã hội, là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam. - Ngày nay, do ảnh hưởng

+ Nhiều lễ hội như hội ngày mùa, hội đấu vật, hội đua thuyền.... được tổ chức