• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Lịch sử lớp 5 trang 62, 63, 64 Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay | Giải VBT Lịch sử lớp 5

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Lịch sử lớp 5 trang 62, 63, 64 Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay | Giải VBT Lịch sử lớp 5"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 29. Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay

Câu 1 trang 62 Vở bài tập Lịch sử 5: Chọn nhân vật phù hợp với sự kiện lịch sử.

Trả lời:

(2)

Câu 2 trang 62 Vở bài tập Lịch sử 5: Hoàn thành bảng sau về những sự kiện chính trong lịch sử dân tộc ta từ năm 1930 đến năm 1945:

Thời gian Sự kiện Ý nghĩa lịch sử

3 - 2 - 1930

19 - 8 - 1945

2 - 9 - 1945

7 - 5 - 1954

30 - 4 -1975

25 - 4 - 1976

Trả lời:

Thời gian Sự kiện Ý nghĩa lịch sử

(3)

3 - 2 - 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo và giành được những thắng lợi vẻ vang.

19 - 8 - 1945 Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng

Đi đầu và cổ vũ cho nhân dân cả nước tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền cả nước.

2 - 9 - 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc

“Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta, kết thúc hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Khẳng định tinh thần kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập của dân tộc ta.

7 - 5 - 1954 Chiến thắng Điện Biên Phủ Là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

30 - 4 -1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

- Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc (như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ).

- Đánh tan quân lâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn

(4)

toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.

- Từ đây, hai miền Nam - Bắc được thống nhất.

25 - 4 - 1976 Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc

hội chung được tổ chức trong cả nước.

Đánh dấu bước thắng lợi quyết định của nhân dân ta trên con đường thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.

Câu 3 trang 63 Vở bài tập Lịch sử 5: Nêu một vài nhận xét về lịch sử nước ta trước và sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Trả lời:

- Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời: đất nước đang khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo, các phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ nhưng đều không thu được kết quả.

- Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời: cách mạng Việt Nam đã có một tổ chức lãnh đạo chung, đại diện cho giai cấp công nhân. Đảng là con thuyền chèo lái cách mạng Việt Nam đi từ hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, cụ thể là thắng lợi trong cách mạng tháng Tám (1945), cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) và chống Mĩ (1954 – 1975). Cho đến nay, Đảng đang tiếp tục lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp và phát triển vững mạnh.

Câu 4 trang 63 Vở bài tập Lịch sử 5: Từ những hiểu biết về cuộc đời cách mạng của Bác Hồ, hãy tóm tắt một số ý:

- Bác Hồ sinh ra trong hoàn cảnh như thế nào?

(5)

- Người đã có ước vọng gì?

- Ước vọng của Người đã được nhân dân ta thực hiện thông qua những sự kiện tiêu biểu nào?

Trả lời:

- Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác sinh ra trong bối cảnh nước mất nhà tan, phải sống trong tủi nhục nhưng đất nước đang bế tắc vì con đường cứu nước.

- Ước vọng của Người là tìm con đường cứu nước mới để cứu nước, cứu dân.

- Nhân dân ta đã thực hiện ước vọng đó thông qua các sự kiện:

+ Thực hiện cách mạng tháng Tám (1945) thành công.

+ Kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946 – 1954) thắng lợi

+ Kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược (1954 – 1975) thắng lợi.

Câu 5 trang 63 Vở bài tập Lịch sử 5: Kể tên một số bài hát ca ngợi Bác Hồ.

Trả lời:

- "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng" (Phong Nhã) - "Bác đang cùng chúng cháu hành quân" (Huy Thục)

- “Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên" (Lê Lôi) - "Bác Hồ, một tình yêu bao la" (Thuận Yến).

- "Bác Hồ - Người cho em tất cả" (Hoàng Long, Hoàng Lân, thơ Phong Thu) - "Bác Hồ trên đỉnh Trường Lệ" (Lê Đăng Khoa)

Câu 6 trang 64 Vở bài tập Lịch sử 5: Nêu một vài dẫn chứng về thành tựu xây dựng đất nước trên quê hương em hiện nay

Trả lời:

(6)

Trong công cuộc xây dựng đất nước, thành phố Hà Nội đã góp công không nhỏ. Sau khi đất nước được giải phóng hoàn toàn, thành phố Hà Nội ra sức xây dựng, phát triển kinh tế - văn hóa và đạt nhiều thành tựu nổi bật:

- Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại phục vụ đời sống nhân dân và sự phát triển các ngành kinh tế. Hoạ tầng khu công nghiệp, viễn thông, năng lượng, mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của Thành phố đứng thứ hai cả nước. Đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tập trung phát triển du lịch thành mũi nhọn gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, làng nghề truyền thống. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của Thủ đô 2 thập kỷ qua đạt mức bình quân 9,5%/năm

- Hoàn thiện hệ thống giao thông, ra sức khắc phục tình trạng tắc nghẽn giao thông. Đặc biệt, thành phố Hà Nội là nơi có công trình trọng điểm với tuyến đường sắt trên cao đến năm 2018 đang gần như hoàn thiện.

- Thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động quan trọng của đất nước, ra sức nâng cao đời sống vật chất cùng như tinh thần cho nhân dân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 2 trang 31 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy điền tiếp sự kiện lịch sử nổi bật trong phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vào phần để trống

Bài tập 2 trang 41 Vở bài tập Lịch sử 8: Trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu

Bài tập 2 trang 72 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền tiếp nội dung vào bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương... - Nguyên

Phần a: hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về chính sách kinh tế - xã hội mà thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh thế giới

Câu hỏi trang 34 SGK Lịch sử 8: Nêu vai trò của C.Mác trong việc thành lập Quốc tế thứ nhất..

Câu 2 trang 149 SGK Lịch sử 8: Một số điểm giống và khác nhau giữa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về Mục đích, lực lượng tham

☐ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản nước ngoài và trong nước, thực hiện các quyền

☐ Khắc phục những sai lầm, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất và ý nghĩa nhân văn của nó.. ☐ Đưa nền kinh tế