• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hướng dẫn một số kỹ thuật cơ bản khi xây dựng kế hoạch dạy học đáp ứng các tiêu chí theo công văn 885

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hướng dẫn một số kỹ thuật cơ bản khi xây dựng kế hoạch dạy học đáp ứng các tiêu chí theo công văn 885"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 32/TB-DTNT PhPhaann RaRanngg -- TThápp CChàmm,, nngàyy 1188 tthánngg 1010 nnămăm 22001188

THÔNG BÁO

Kết luận Hội thảo chuyên môn

Chuyên đề: Phương pháp xây dựng kế hoạch dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực theo từng đối tượng học sinh

Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của nhà trường; nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học của giáo viên qua đợt kiểm tra hồ sơ dạy học đầu năm, đồng thời giúp giáo viên trao đổi kinh nghiệm về phương pháp xây dựng kế hoạch dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực theo từng đối tượng học sinh đáp ứng các tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy theo công văn 885/SGDĐT-GDTrH ngày 03/6/2015 của Sở GD&ĐT Ninh Thuận (công văn 885).

Trường THPT Dân tộc nội trú Ninh Thuận tổ chức Hội thảo chuyên môn chuyên đề

"Phương pháp xây dựng kế hoạch dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực theo từng đối tượng học sinh", năm học 2018-2019 cụ thể như sau:

Thời gian: Vào lúc 14h00' ngày 12/10/2018;

Thành phần tham dự gồm:

Lãnh đạo trường, chủ trì Hội nghị: Đàng Quang Linh, Hiệu trưởng; Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng.

Các tổ trưởng chuyên môn, GVCN các lớp và toàn thể giáo viên bộ môn.

Tại Hội thảo toàn thể giáo viên đã lắng nghe cô Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng đánh giá hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học của các giáo viên theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; Hướng dẫn một số kỹ thuật cơ bản khi xây dựng kế hoạch dạy học đáp ứng các tiêu chí theo công văn 885. Cũng tại Hội thảo mỗi tổ chuyên môn đã trực tiếp trình bày minh họa 01 tiết dạy theo bộ môn đang giảng dạy cụ thể:

Tổ Lí –Hóa-Sinh- CN: cô Tài Nhất Chuyên báo cáo kế hoạch bài dạy môn Sinh học;

Tổ Toán –Tin –TD –QP: thầy Đổng Châu J'pôl báo cáo kế hoạch bài dạy môn Toán;

Tổ KHXH: cô Bùi Thị Hạnh báo cáo kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn.

Sau khi nghe xong các báo cáo, Hội thảo đã tiến hành thảo luận sôi nổi thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm cao.

Trên cơ sở thực tiễn của nhà trường, sau khi thảo luận, thống nhất các ý kiến, Hiệu trưởng Kết luận như sau:

1. Giao Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn gợi ý đề cương kế hoạch dạy học của 4 dạng: kế hoạch bài dạy bình thường, kế hoạch bài dạy chủ đề, kế hoạch bài dạy

(2)

2

luyện tập và kế hoạch bài dạy thí nghiệm-thực hành đáp ứng các tiêu chí của công văn 885. Chỉ đạo các tổ chuyên môn thống nhất mẫu kế hoạch dạy học theo nhóm chuyên môn để áp dụng thực hiện từ tuần 10.

2. Đối với tổ trưởng chuyên môn: tổ chức họp tổ chuyên môn rút kinh nghiệm qua kết quả kiểm tra hồ sơ chuyên môn; hướng dẫn các nhóm chuyên môn thống nhất mẫu kế hoạch dạy học để tổ tổng hợp đăng ký với nhà trường triển khai thực hiện.

3. Đối với giáo viên bộ môn:

- Tất cả các môn học, giáo viên đều phải tiến hành thiết kế bài dạy theo mẫu công văn 2167/SGDĐT-GDTrH, ngày 07/9/2018 của Sở GDĐT bắt đầu từ tuần 10 cụ thể:

+ Mẫu kế hoạch dạy học theo chủ đề yêu cầu đầy đủ các mục;

+ Mẫu kế hoạch dạy học theo bài học bỏ mục I, III, IV;

+ Mẫu kế hoạch dạy học thực hành/ thí nghiệm có 3 hoạt động;

- Kế hoạch dạy học phân hóa lớp A1, A2, A3 trong phần luyện tập (khoảng 60%);

- Phần tìm tòi mở rộng/ khởi động (khoảng 50%);

- Trong phần mục tiêu giáo viên phải cập nhật những từ đánh giá mức độ theo mẫu mới;

- Đối với bài nhiều tiết yêu cầu phải phân tiết, hết mỗi tiết giáo viên phải chốt lại và giao nhiệm vụ về nhà;

- Trong kế hoạch dạy học: phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh có thể có hoặc không; ở mỗi hoạt động có thể có mục tiêu hoạt động hoặc không; kế hoạch dạy có thể chia cột hoặc không chia cột; sản phẩm học tập có thể in nghiêng hoặc để trong khung (yêu cầu thống nhất trong nhóm chuyên môn).

4. Tổ chức thực hiện:

Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai thực hiện về Kết luận của Hội thảo; Tăng cường kiểm tra, giám sát kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn;

Tổ trưởng chuyên môn phổ biến, triển khai thực hiện những nội dung Kết luận hội thảo chuyên môn, tổ chức cho giáo viên thực hiện có hiệu quả các nội dung Kết luận hội thảo chuyên môn; Tăng cường dự giờ của giáo viên để tổ chức rút kinh nghiệm./.

Nơi nhận:

- Hiệu trưởng;

- Chủ tịch Công đoàn, Đoàn trường (mail);

- Các TTCM, Trưởng các bộ phận (mail);

- GVBM (email);

- Thông báo;

- Lưu: VT, CM.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Đàng Quang Linh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vận dụng được định lí dấu của nhị thức bậc để lập bảng xét dấu tích các nhị thức bậc nhất, xác định tập nghiệm của các bất phương trình tích (mỗi thừa số trong

a) Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát

a) Chương trình môn Khoa học tự nhiên bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề được sắp

a) Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển

Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này: Việc dạy tích hợp đỗi với một số hs khối lớp 6,7 nhiều kiến thức

Kế hoạch bài dạy mà GV thiết kế phải đảm bảo 5 tiêu chí: (1) Nội dung bài học STEM nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, gắn kết các vấn đề của thực tiễn xã hội;

- Đánh giá khả năng thích nghi đất đai của các loại hình sử dụng đất với đặc tính của từng đơn vị bản đồ đất đai theo FAO dựa vào yếu tố trội và yếu tố bình

Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời