• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15/11/2019

Ngày giảng: 18/11 Tiết: 25

BÀI 23: THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG I/ Mục tiêu bài học

1 Kiến thức

- Củng cố kĩ năng mổ động vật không xương sống: xác định vị trí cần mổ, các thao tác mổ tránh vỡ nát nội quan trong khay mổ luôn ngập nước, biết sử dụng các dụng cụ mổ.

- Quan sát đặc điểm bên ngoài và cấu tạo mang tôm: Nhận biết phần gốc chân ngực và lá mang.

- Phân biệt các bộ phận của các cơ quan và các nội quan bên trong của tôm như:

Hệ tiêu hoá, hệ thần kinh .

- Biết viết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình vẽ sẵn sgk (H 23.1B và các hình 23.3B, C)

2 Kĩ năng

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, mẫu vật thật để tìm hiểu cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của một số loài giáp xác.

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ, lớp.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm được phân công và quản lí thời gian khi thực hành.

3. Thái độ

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Giáo dục ý thức học tập tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ thực hành.

4. Các năng lực hướng tới:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.

(2)

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực kiến thức Sinh học: Cách mổ tôm, các nội quan về hệ tiêu hóa, hệ thần kinh của tôm sông

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, thiết kế thí nghiệm, thu thập, xử lí kết quả, đưa kết luận.

- Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: thực hiện an toàn phòng thí nghiệm.

II/ Chuẩn bị

1. GV: +Tranh vẽ phóng to H. 23.1, 2, 3 /sgk/77

+ Dụng cụ: khay mổ, dụng cụ mổ, kính lúp, đinh ghim + Mẫu vật: tôm sống, mẫu mổ tôm

2. HS: + Ôn lại các kiến thức ở bài 22 về tôm sông.

+ Mẫu vật: mỗi nhóm 2 con tôm sống thả trong lọ III/ Phương pháp

Thực hành. Trực quan, hoạt động nhóm. Vấn đáp - Tìm tòi IV.Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức (1p)

2 . Kiểm tra bài cũ (2p): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3 . Các hoạt động dạy học:

Mở bài: Tôm được chọn làm đại diện cho lớp giáp xác nói riêng, ngành chân khớp nói chung vì tôm sông là loài phổ biến ở khắp nơi. Tôm dễ mổ và dễ quan sát, có cấu tạo rất tiêu biểu.

Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (3p) GV kiểm tra mẫu HS mang đi  Nhận xét.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành (5p) 1. Mổ và quan sát cấu tạo mang tôm.

(3)

- Mục tiêu: HS Biết mổ, nhận biết các phần mang tôm.Tìm ra chức năng các phần đó.

- PP dạy học: pp thực hành, hoạt động nhóm tích cực - Tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát H 23.1 GV hỏi: Trình bày cách mổ?

GV hướng dẫn HS mổ như H.23 SGK. GV: Yêu cầu HS mổ theo hướng dẫn như hình vẽ:

+ Dùng kẹp nâng và cắt 1 phần vỏ giáp đầu ngực làm sao để lộ những lá mang.

+ Khẽ gỡ 1 chân ngực kèm lá mang ở gốc  dùng kính lúp quan sát để nhận biết các bộ phận của lá mang. Chú thích H23 bằng cách thay các số 1,2,3,4

Thảo luận ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp, điền vào bảng.

Bảng 1: ý nghĩa đặc điểm của lá mang

Đặc điểm lá mang ý nghĩa

- Bám vào gốc chân ngực - Thành túi mang mỏng - Có lông phủ

- Tạo dòng nước đem theo ôxi - Trao đổi khí dễ dàng

- Tạo dòng nước

GV: Ghi chú thích vào hình vẽ thay cho các con số:1, 2, 3, 4.

* Chú thích hình vẽ:

1. Lá mang; 2. Cấu tạo hình lông chim của lá mang; 3. Bó cơ; 4. Đốt gốc chân ngực.

GV treo tranh câm gọi đại diện nhóm trình bày -> Nhóm khác theo dõi bổ sung GV chuẩn kiến thức bằng bảng chuẩn -> HS tự sửa chữa.

2. Mổ và quan sát cấu tạo trong của tôm.

- Mục tiêu: HS Mổ chính xác, biết rõ cấu tạo cơ quan tiêu hoá và cơ quan thần kinh của tôm.

- Tiến hành:

(4)

a. Mổ tôm

- Cách mổ SGK.

- Đổ nước ngập cơ thể tôm.

- Dùng kẹp nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài.

b. Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan * Cơ quan tiêu hóa:

- Đặc điểm: Thực quản ngắn, dạ dày có màu tối. Cuối dạ dày có tuyến gan, ruột mảnh, hậu môn ở cuối đuôi tôm.

- Quan sát trên mẫu mổ đối chiếu hình 23.3A (SGK) nhận biết các bộ phận của cơ quan tiêu hoá.

- Điền chú thích vào chữ số ở hình 23.3B.

* Cơ quan thần kinh

- Cách mổ: dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội quan, chuỗi hạch thần kinh màu sẫm sẽ hiện ra, quan sát các bộ phận của cơ quan thần kinh.

- Cấu tạo: + Gồm 2 hạch não với 2 dây nối với hạch dưới hầu tạo nên vòng thần kinh hầu lớn.

+ Khối hạch ngực tập trung thành chuỗi.

+ Chuỗi hạch thần kinh bụng.

- Tìm chi tiết cơ quan thần kinh trên mẫu mổ.

- Chú thích vào H 23.3C.

Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thực hành (19p) - HS tiến hành theo các nội dung đã hướng dẫn.

- GV đi tới các nhóm kiểm tra việc thực hiện của HS, hỗ trợ các nhóm yếu sửa chữa sai sót (nếu có).

- HS chú ý quan sát đến đâu, ghi chép đến đó.

Hoạt động 4: Báo cáo kết quả thực hành (10p) - Chú thích các hình 23.1B, 23.3B, C thay cho các chữ số.

(5)

4. Nhận xét - đánh giá (3 p)

- Nhận xét tinh thần thái độ của các nhóm trong giờ học thực hành.

- Đánh giá mẫu mổ của các nhóm Chấm điểm cho các nhóm - Các nhóm thu dọn vệ sinh.

5. Hướng dẫn về nhà (2 p)

- Sưu tầm tranh ảnh một số đại diện của giáp xác.

- Kẻ phiếu học tập và bảng trang 81 SGK vào vở.

- Hoàn thành bài thu hoạch thực hành

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Như vậy, có thể thấy (1) thông qua các chủ đề STEM đã thiết kế S đã có nhiều cơ hội để bộc lộ các biểu hiện của năng lực GQVĐ, cũng đ ng nghĩa với việc, nếu được

Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học.. Phẩm chất: trung thực, tự

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Xét về chức năng hệ thần kinh được chia như

Qua quá trình xem xét kết quả của các nghiên cứu về công bố thông tin ở trong và ngoài nước, nhận thấy rằng nghiên cứu về công bố thông tin của hệ thống

Sử dụng mức độ đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) như là một đại diện cho hội nhập kinh tế, Bende‐Nabende, Ford, and Slater (2001) đã nghiên cứu vấn đề liệu FDI có

Bài luận đã giải đáp được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra về ảnh hưởng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Huế bao

Sau đây là đánh giá của SV về mức độ tham gia và mức độ hiệu quả của các hoạt động này đối với việc nâng cao KN thiết lập quan hệ với GV và HS của SV trong quá

Các chủng này được tiếp tục tiến hành thử nghiệm khả năng bảo vệ ấu trùng tôm, ấu trùng tôm được xử lí trước với các chủng Bacillus spp. alginolyticus) có tiềm năng