• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP:TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VNPT THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP:TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VNPT THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
111
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP:TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VNPT THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Trung Hiếu ThS. Hoàng La Phương Hiền

Lớp: K49B - QTKD Niên khóa: 2015 – 2019

Huế, tháng 01 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

Trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “ Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:

Trường hợp nghiên cứu tại VNPT Thừa Thiên Huế ” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cá nhân và tổ chức. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến tất cả cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Trước hết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn – Th.S Hoàng La Phương Hiền người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu, Khoa Quản trị kinh doanh và các giảng viên đại học Kinh tế- Đại học Huế đã tạo điều kiện học tập tốt, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành đề tài này. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập , không chỉ là nền tảng trong quá trình thực hiện đề tài mà còn là hành trang để tôi bước vào đời một cách chắc chắn và tự tin hơn.

Tôi xin đặc biệt cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị phòng nghiệp vụ của Trung tâm kinh doanh VNPT Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong quá trình thực tập để giúp tôi hoàn thành bài khóa luận này và có được sựtrải nghiệm thực tếcông việc đểtôi có thêm kinh nghiệm.

Mặc dù tôi đã cố gắng và nỗlực hết mình trong quá trình thực tập và thực hiện đề tài nhưng trình độ và kỹ năng của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo từ quý thầy cô đểbài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Huế, tháng 01 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Trung Hiếu

L ỜI C ẢM ƠN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1 Mục tiêu tổng quát...2

2.2 Mục tiêu cụthể...2

2.3 Câu hỏi nghiên cứu...2

3. Đối tượng nghiên cứu ...2

4. Phạm vi nghiên cứu ...2

5. Phương pháp nghiên cứu ...3

5.1 Phương pháp thu thập sốliệu ...3

5.2 Kích thước mẫu và Phương pháp chọn mẫu ...3

5.3 Phương pháp phân tích sốliệu ...4

5.4 Thang đo các biến nghiên cứu...5

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU ...10

1.1 Khái niệm và vai trò của doanh nhân ...10

1.1.1 Khái niệm doanh nhân...10

1.1.2 Vai trò của doanh nhân đối với phát triển kinh tếvà xã hội ...13

1.1.3 Vai trò của doanh nhân đối với doanh nghiệp...16

1.2 Năng lực kinh doanh của doanh nhân ...18

1.2.1 Khái niệm năng lực...18

1.2.2 Khái niệm năng lực kinh doanh và một sốmô hình nghiên cứu năng lực kinh doanh của doanh nhân ...19

1.2.2.1 Khái niệm năng lực kinh doanh...19

1.2.2.2 Một sốmô hình nghiên cứu về năng lực kinh doanh của doanh nhân ...21

1.2.2.3 Khái niệm kết quảkinh doanh...27

1.3 Mối quan hệgiữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp...28

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

1.3.2 Các giảthuyết nghiên cứu vềsự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh

nhân và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp...30

CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆGIỮA NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN VÀ KẾT QUẢKINH DOANH TẠI VNPT THỪA THIÊN HUẾ...33

2.1 Tổng quan tại VNPT Thừa Thiên Huế...33

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ...33

2.1.2 Các dịch vụviễn thông-Công nghệthông tin chủyếu của VNPT Thừa Thiên Huế ...34

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụcủa VNPT Thừa Thiên Huế...35

2.1.3.1 Chức năng...35

2.1.3.2 Nhiệm vụ...35

2.1.4 Cơ cấu tổchức và chức năng nhiệm vụcủa các phòng ban ...36

2.1.4.1 Chức năng và địa bàn hoạt động của VNPT Thừa Thiên Huế...36

2.1.4.2 Cơ cấu tổchức bộmáy quản lý ...39

2.1.5 Khái quát vềsố lượng và cơ cấu đội ngũ của trung tâm kinh doanh VNPT Thừa Thiên Huế...41

2.1.6 Kết quảkinh doanh của trung tâm kinh doanh VNPT Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2015–2017 ...43

2.2 Mối quan hệgiữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quảkinh doanh tại VNPT Thừa Thiên Huế...44

2.2.1 Đặc điểm của đối tượng khảo sát ...44

2.2.2 Phân tích nhân tốkhám phá...45

2.2.2.1 Phân tích nhân tốkhám phá biến độc lập ...45

2.2.2.2 Phân tích nhân tốkhám phá biến phụthuộc...50

2.2.3 Đánh giá của nhân viên về năng lực kinh doanh của Giám đốc doanh nghiệp tại VNPT Thừa Thiên Huế...51

2.2.3.1Đánh giá của nhân viên về năng lực định hướng chiến lược ...51

2.2.3.2 Đánh giá của nhân viên về năng lực cam kết ...52

2.2.3.3 Đánh giá của nhân viên về năng lực phân tích-sáng tạo ...53

2.2.3.4Đánh giá của nhân viên về năng lực nắm bắt cơ hội...54

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

2.2.3.6 Đánh giá của nhân viên về năng lực thiết lập mối quan hệ...56

2.2.3.7 Đánh giá của nhân viên về năng lực học tập ...57

2.2.3.8Đánh giá của nhân viên về năng lực cá nhân ...58

2.3 Xem xét mối tương quan giữa các biến nghiên cứu...59

2.4 Phân tích hồi quy đa biến cho mối quan hệgiữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp...60

2.4.1 Kết quảhồi quy đa biến...62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN TẠI VNPT THỪA THIÊN HUẾ...73

3.1 Giải pháp nâng cao năng lực định hướng chiến lược ...73

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cam kết...74

3.3 Giải pháp nâng caonăng lực phân tích-sáng tạo ...75

3.4 Giải pháp nâng cao năng lực nắm bắt cơ hội ...75

3.5 Giải pháp nâng caonăng lực tổchức–lãnhđạo...76

3.6 Giải pháp nâng caonăng lực thiết lập mối quan hệ...76

3.7 Giải pháp nâng caonăng lực học tập...77

3.8 Giải pháp nâng caonăng lực cá nhân ...78

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...79

3.1 Kết luận...79

3.2 Kiến nghị...80

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...82

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1 Số lượng điều tra và kích thước mẫu ...3

Bảng 2 Thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp...7

Bảng 3 Định nghĩa và hành vi của năng lực kinh doanh của doanh nhân...25

Bảng 4 Tình hình laođộng của Trung tâm kinh doanh VNPT Thừa Thiên Huếgiai đoạn 2015-2017 ...41

Bảng 5 Kết quảkinh doanh của trung tâm kinh doanh qua 3 năm từ năm 2015-2017 .43 Bảng 6 Đặc điểm của đối tượng khảo sát ...44

Bảng 7 Kết quảkiểm định KMO and Bartlett’s Test biến độc lập ...46

Bảng 8 Bảng kết quảphân tích EFA về năng lực kinh doanh của doanh nhân ...46

Bảng 9 Kết quảphân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thang đo biến năng lực kinh doanh ...47

Bảng 10 Kiểm định KMO & Bartlett’s Test biến phụthuộc...50

Bảng 11 Kết quảphân tích EFA vềkết quảhoạt động kinh doanh ...50

Bảng 12 Kết quảphân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thang đo biến kết quảkinh doanh ...51

Bảng 13 Đánh giá của nhân viên về năng lực định hướng chiến lược ...52

Bảng 14 Đánh giá của nhân viên về năng lực cam kết...53

Bảng 15 Đánh giá của nhân viên về năng lực phân tích-sáng tạo...54

Bảng 16 Đánh giá của nhân viên về năng lực nắm bắt cơ hội ...55

Bảng 17 Đánh giá của nhân viên về năng lực tổchức lãnhđạo...56

Bảng 18 Đánh giá của nhân viên về năng lực thiết lập mối quan hệ...57

Bảng 19 Đánh giá của nhân viên về năng lực học tập tại VNPT Thừa Thiên Huế...58

Bảng 20 Đánh giá của nhân viên về năng lực cá nhân ...58

Bảng 21 Hệsố tương quan Pearson...59

Bảng 22 Độphù hợp của mô hình ...61

Bảng 23 Phân tích ANOVA ...62

Bảng 24 Kết quảphân tích mối quan hệgiữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp ...62

Bảng 25 Tổng hợp các giảthuyết nghiên cứu ...66

Bảng 26 Tổng hợp kết quả phân tích năng lực kinh doanh ...73

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

MỤC LỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ1 Mối quan hệgiữa năng lực kinh doanh và kết quảkinh doanh của doanh

nghiệp ...29 Sơ đồ2 Bộmáy quản lý của VNPT Thừa Thiên Huế...39

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài

Doanh nhân là người luôn đi đầu trong các cuộc chiến trên thương trường. Đểcó được các chiến lược kinh doanh vượt trội đòi hỏi người doanh nhân cần hội tụ đủ những phẩm chất năng lực kinh doanh cần thiết như năng lực định hướng chiến lược, năng lực nắm bắt cơ hội…khi đó sẽ dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua khó khăn và ổn định. Năng lực kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển doanh nghiệp, một khi năng lực không tốt hay còn hạn chếvề năng lực kinh doanh sẽkéo theo rất nhiều hệ lụy không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh toàn bộcông ty.

Do đó, mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp luôn là vấn đề nhận được sựquan tâm của nhiều học giả trên thếgiới, tuy nhiên chưa có sự thống nhất chung vềcác mô hình nghiên cứu. Nên đây là vấn đềnghiên cứu có tính cấp thiết. Vì vậy tôi đã chọn VNPT Thừa Thiên Huế để tiến hành nghiên cứu đềtài.

VNPT Thừa Thiên Huếlà chi nhánh trực thuộc công ty VNPT. Nhắc đến VNPT mọi người sẽ nghĩ ngay đến các dịch vụviễn thông- công nghệ thông tin nhưng ngoài ra thì VNPT Thừa Thiên Huế còn sản xuất kinh doanh một số nghành nghề như kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng…VNPT Thừa Thiên Huế đãđi vào hoạt động hơn 10 năm và có nhiều giải thưởng về doanh nhân và ý tưởng sáng tạo như Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệtỉnh Thừa Thiên - Huế, vào năm 2016 thì giám đốc VNPT Thừa Thiên Huế được tôn vinh là “ Doanh nhân tiêu biểu” của tỉnh Thừa Thiên Huế. Với slogan là “ Năng lực vượt trội, chất lượng bền vững” cam kết mang lại cho khách hàng sự yên tâm về sản phẩm dịch vụ. Không những vậy giám đốc VNPT Thừa Thiên Huếhiện nay điều hành 12 trung tâm và 7 phòng quản lý.

Đây là lí do tôi chọn VNPT Thừa Thiên Huế để nghiên cứu đềtài:“Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại VNPT Thừa Thiên Huế”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu của đề tài là tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của VNPT Thừa Thiên Huế.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến doanh nhân, năng lực kinh doanh của doanh nhân, mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đánh giá năng lực kinh doanh của giám đốc doanh nghiệp và phân tích mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của giám đốc doanh nghiệp và kết quả kinh doanh tại VNPT Thừa Thiên Huế.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh của giám đốc doanh nghiệp tại VNPT Thừa Thiên Huế.

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Lý thuyết, mô hình hay khung phân tích nào có thể phù hợp cho đánh giá, phân tích năng lực kinh doanh của doanh nhân và mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp?

Năng lực kinh doanh của Giám đốc doanh nghiệp tại VNPT Thừa Thiên Huế và mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của Giám đốc doanh nghiệp với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?

Giải pháp nào giúp nâng cao năng lực kinh doanh của Giám đốc doanh nghiệp tại VNPT Thừa Thiên Huế?

3. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực kinh doanh của Doanh nhân và sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhânđến kết quả kinh doanh tại VNPT Thừa Thiên Huế.

- Đối tượng điều tra: Các nhân viên làm việc tại VNPT Thừa Thiên Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: VNPT Thừa Thiên Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

- Phạm vi thời gian: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp tại VNPT Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2015-2017 và tiến hành thu thập số liệu sơ cấp từ 30/9/2018 đến 15/11/2018.

- Phạm vi nội dung: Doanh nhân trong phạm vi luận văn này được xác định là giám đốc doanh nghiệp.

5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu thứ cấp: Thu nhập dữ liệu từ các phòng ban của VNPT Thừa Thiên Huế, ngoài ra còn thu thập trên báo,website của VNPT Thừa Thiên Huế, Internet và các đềtài nghiên cứu khoa học đãđược đăng tải...

Dữliệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các nhân viên của công ty bằng bảng hỏi.

5.2 Kích thước mẫu và Phương pháp chọn mẫu

Kích thước mẫu: Áp dụng công thức tính mẫu của Hair về kích thước mẫu ít nhất gấp 5 lần biến quan sát. Trong bài có 40 biến quan sát nên kích thước mẫu là 200 nhưng do sựhạn chếvềthời gian, nguồn lực nên kích thước mẫu được chọn là 130.

Nghiên cứu dựkiến lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Theo đó, tác giả tiến hành xây dựng khung chọn mẫu được phân chia theo các đơn vị thuộc VNPT Thừa Thiên Huế, các phòng ban chức năng tại VNPT Thừa Thiên Huế. Đối với từng phân tầng, dự kiến lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để xác định đối tượng điều tra nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể.

Nghiên cứu chia tổng thể nhân viên thành 5 tầng tương ứng với 5 phòng ban của công ty là Nhân sự, Kếtoán, Bán hàng, Marketing, Trung tâm Kinh doanh. Cụthể:

Bảng 1 Số lượng điều tra và kích thước mẫu

Bộ phận Số lượng Tỷ lệ Số lượng mẫu sẽ

chọn

Nhân sự 140 28% 36

Kếtoán 60 12% 16

Bán hàng 99 19.8% 26

Marketing 40 8% 10

Trung tâm kinh doanh 161 32.2% 42

500 100% 130

(Nguồn: Kết quảkhảo sát)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

5.3 Phương pháp phân tích số liệu

 Phân tích độtin cậy

Phân tích độ tin cậy thông qua đại lượng Cronbach Alpha để xem kết quả nhận được đáng tin cậy ở mức độ nào. Độ tin cậy đạt yêu cầu khi hệ số Cronbach Alpha dao động nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1. Tuy nhiên, theo “Hoàng Trọng và cộng sự (2005)” thì Cronbach Alpha từ0.6 trở lên cũng có thểsửdụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên được thực hiện trong bối cảnh nghiên cứu mới do đó nên Cronbach Alpha≥ 0.6

 Phân tích nhân tốkhám phá

Phân tích nhân tố khám phá: được sửdụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998).

Để thang đo đạt giá trị hội tụthì hệsố tương quan đơn giữa các biến và hệsố chuyển tải nhân tố(factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố(Hair & ctg (1998)) . Ngoài ra, để đạt độ giá trị phân biệt thì khác biệt giữa các hệ số chuyển tải phải bằng 0.3 hoặc lớn hơn.

Số lượng nhân tố: được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Phương pháp trích hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Pricipal Components Factoring với phép xoay Varimax.

Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích được từ50% trởlên.

 Thống kê mô tả: Thống kê mô tả được sửdụng để mô tảnhững đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cũng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Phân tích thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát theo các đặc điểm năng lực của doanh nhân.

Ngoài ra, thông qua việc biểu diễn dữliệu bằng đồ thịcó thểgiúp chúng ta có cái nhìn tổng quát và so sánh được sự khác biệt trong mức độ đánh giá giữa các nhóm đối tượng khác nhau.

 Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Phân tích hồi quy tuyến tính bội: được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích) và các biến kia là các biến độc lập (hay biến giải thích). Mô hình này sẽ mô tả hình thức của mối liên hệvà mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

Tương ứng với nội dung nghiên cứu của đềtài này, biến phụthuộc là kết quảhoạt động kinh doanh, còn các biến độc lập là cácnăng lực kinh doanh của doanh nhân tại VNPT Thừa Thiên Huế.

Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy từng bước (Stepwise) với phần mềm SPSS.

Mức độ phù hợp của mô hình đượcđánh giá bằng hệsố R2 hiệu chỉnh. Giá trị R2 hiệu chỉnh không phụthuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó được sửdụng phù hợp với hồi quy tuyến tính đa biến.

5.4 Thang đo các biến nghiên cứu

Theo Man (2001) thang đo năng lực định hướng chiến lược gồm có các biến: xác định những cơ hội kinh doanh dài hạn, nhận thức được các chiều hướng thay đổi của thị trường và sự tác động của nó đến doanh nghiệp, ưu tiên những công việc gắn với mục tiêu kinh doanh, kết nối những hoạt động hiện tại cho phù hợp với những mục tiêu chiến lược.

Theo Man (2001) thang đo năng lực cam kết gồm có các biến: cống hiến hết mình cho sựnghiệp kinh doanh, kiên định với các mục tiêu kinh doanh dài hạn đãđược xây dựng, không đểhoạt động kinh doanh thất bại khi vẫn còn khả năng.

TheoMan (2001) thang đo năng lực phân tích sáng tạo gồm có các biến: áp dụng được các ý tưởng kinh doanh vào trong từng hoàn cảnh phù hợp, nhìn nhận vấn đề theo những cách mới mẻ, chấp nhận những rủi ro có thểxảy ra, đánh giá được các rủi ro tiềmẩn.

Theo Man (2001) thang đo năng lực nắm bắt cơ hội gồm các biến: xác định hàng hóa/dịch vụ khách hàng mong muốn, chủ động tìm kiếm những sản phẩm/dịch vụ mang lại lợi ích thực sựcho khách hàng, nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Theo Man (2001) thang đo năng lực tổ chức và lãnh đạo gồm các biến: lập kế hoạch hoạt động kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, ủy quyền trong quản trị, động viên cấp dưới, lãnhđạo cấp dưới và giám sát cấp dưới.

Theo Man (2001) thang đo năng lực thiết lập mối quan hệ gồm các biến: xây dựng mối quan hệ lâu dài và đáng tin cậy với người khác, giao tiếp với người khác, duy trì mối quan hệ cá nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đàm phán với người khác.

Theo Man (2001) thang đo năng lực học tập gồm các biến: học tập từ nhiều cách thức khác nhau (lớp, học từ thực tế công việc), áp dụng được những kiến thức và kỹ năng học được vào thực tiễn kinh doanh, luôn cập nhật những vấn đề mới của lĩnh vực kinh doanh.

Theo Man (2001) thang đo năng lực cá nhân gồm các biến: lắng nghe những lời phê bình có tính xây dựng, duy trì tháiđộ lạc quan trong kinh doanh, sửdụng hiệu quả thời gian bản thân.

Theo Chandler và Hanks (1993) về kết quảkinh doanh gồm các biến; doanh thu và thịphần.

Theo Walker và Brown (2004); Beaver và Jennings (2005) vềkết quảkinh doanh gồm các biến: sựhài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp, danh tiếng và uy tính của công ty, sựhài lòng của nhân viên, môi trường làm việc, mối quan hệvới đối tác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Bảng 2 Thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

I. Thang đo năng lực kinh doanh

Các biến quan sát Nguồn

1. Năng lực định hướng chiến lược

- Xác định những cơ hội kinh doanh dài hạn

- Nhận thức được những chiều hướng thay đổi của thị trường và sự tác động của nó đến doanh nghiệp

- Ưu tiên những công việc gắn với mục tiêu kinh doanh

- Kết nối những hoạt động hiện tại cho phù hợp với những mục tiêu chiến lược

Man (2001)

2. Năng lực cam kết - Cống hiến hết mình cho sự nghiệp kinh doanh

- Kiên định với các mục tiêu kinh doanh dài hạn đãđược xây dựng - Không đểhoạt động kinh doanh

thất bại khi vẫn còn khả năng

Man (2001)

3. Năng lực phân tích- sáng tạo

- Áp dụng được các ý tưởng kinh doanh vào trong từng hoàn cảnh phù hợp

- Nhìn nhận vấn đềtheo những cách mới mẻ

- Chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra

- Đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn.

Man (2001)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

4. Năng lực nắm bắt cơ hội

- Xác định hàng hóa/ dịch vụ khách hàng muốn

- Chủ động tìm kiếm những sản phẩm/ dịch vụmang lại lợi ích thực sựcho khách hàng

- Nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt

Man (2001)

5. Năng lực tổ chức và lãnh đạo

- Lập kếhoạch hoạt động kinh doanh

- Tổchức nguồn lực - Phối hợp công việc - Uỷquyền trong quản trị - Động viên cấp dưới - Lãnhđạo cấp dưới - Giám sát cấp dưới

Man (2001)

6. Năng lực thiết lập mối quan hệ

- Xây dựng mối quan hệlâu dài và đáng tin cậy với người khác - Giao tiếp với người khác

- Duy trì mối quan hệ cá nhân để phục vụcho hoạt động kinh doanh

- Đàm phán với người khác

Man(2001)

7. Năng lực học tập - Học tập từnhiều cách thức khác nhau, lớp, học từthực tếcông việc

- Áp dụng được những kiến thức và kỹ năng học được vào thực tiễn kinh doanh

- Luôn cập nhật những vấn đềmới

Man(2001)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

của lĩnh vực kinh doanh

8. Năng lực cá nhân - Lắng nghe những lời phê bình có tính xây dựng

- Duy trì tháiđộlạc quan trong kinh doanh

- Sửdụng hiệu quảthời gian bản thân

Man(2001)

II. Kết quả hoạt động kinh doanh 1. Phương diện tài

chính

Doanh thu Thịphần

Chandler và Hanks (1993)

2. Phương diện phi tài chính

Sựhài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp

Danh tiếng và uy tính của công ty Sựhài lòng của nhân viên

Môi trường làm việc Mối quan hệvới đối tác

Walker và Brown (2004); Beaver và Jennings (2005)

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái niệm và vai trò của doanh nhân

1.1.1 Khái niệm doanh nhân

Doanh nhân là ai? Hiện nay đã có hàng chục định nghĩa khác nhau về doanh nhân được công bốvới nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau.

Định nghĩa doanh nhân theo tiêu chí nghề nghiệp của họtrong xã hội. Cách định nghĩa này dựa vào sự giải thích từ “doanh nhân” của các từ điển. Có sự khác nhau trong quan niệm của giới học thuật nước ta về việc giải nghĩa từ doanh dẫn đến cách hiểu không giống nhau vềdanh từ doanh nhân. Từ điển từ và việt Hán –Việt hán của GS. Nguyễn Lân chú giải từ “doanh” theo ba nghĩa (1) doanh là lo toan làm ăn; (2) là đầy đủ và (3) là biển lớn. Hiểu theo nghĩa (1), thì doanh nhân có nghĩa rất rộng, gồm tất cả những người biết lo toan làm ăn; là tất cảnhững người làm việc trong lĩnh vực kinh tế, trước hết là nhóm người làm công việc quản lí kinh tế, bao gồm những người làm công việc quản lý nhà nước vềkinh tếvà những người hoạt động trong các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp công ích không có mục tiêu vị lợi lẫn doanh nghiệp kinh doanh vị lợi. Quan niệm như trên là quá rộng, không phân biệt được doanh nhân với những dạng người khác cùng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế.

Quan niệm thứ hai về doanh nhân lại quá hẹp, chỉ bao gồm các ông chủ doanh nghiệp tư nhân, không bao gồm những người lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Tác giả Nguyễn Đức Thạc định nghĩa: “Doanh nhân là những người chủ thực sựnhững quan hệkinh tế trong các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân, từ quan niệm sở hữu đến quan niệm điều hành và các quan hệphân phối. Doanh nhân là những “ông chủ” doanh nghiệp tư nhân”.Quan niệm như vậy đã loại những người làm kinh doanh cá thể, hộ gia đình và doanh nghiệp nhà nước khỏi khái niệm doanh nhân.

Quan niệm thứ ba về doanh nhân đã cố gắng khắc phục tính chất quá rộng hoặc quá hẹp của hai quan niệm trên GS. Trần Ngọc Thêm chú giải kinh doanh theo nghĩa đen là “ quản lý kinh tế ” còn doanh nhân là “ người quản lý” “ là người làm kinh doanh”. Cuồn bài giảng Văn hóa kinh doanh do Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

năm 2006 chọn cách giải thích từHán- Việt “doanh” là lãi, “ nhân ” là người; “doanh nhân” là người làm kinh doanh đểkiếm lời.

Muốn biết doanh nhân là ai thì cần nhận biết thếnào là kinh doanh. Kinh doanh, theo nghĩa rộng, là tất cả các hành vi có mục đích vịlợi, nhằm đạt được lợi nhuận cho chủthể. Doanh nhân là một khái niệm rộng chỉnhiều loại đối tượng theo lĩnh vực hoạt động ( sản xuất, dịch vụ, thương mại…) và quy mô khác nhau ( cá thể, hộ gia đình, doanh nghiệp…). Hiện nay, trên thế giới cũng như nước ta, nói đến doanh nhân là người nghĩ ngay tới nhóm đối tượng tiêu biểu nhất của nó là những người sáng lập và lãnh đạo các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, công ty lớn. Hiểu như vậy là đúng nhưng chưa đủ.

Theo Ông Vũ Tiến Lộc (2005), chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam định nghĩa : “Doanh nhân là nhà đầu tư, nhà quản lý, là người chèo lái con thuyền doanh nghiệp mà điểm khác biệt của doanh nhân với những người khác là ở chỗ họ là người dám chấp nhận mạo hiểm, rủi ro khi dấn thân vào con đường kinh doanh”.

Theo nhà nghiên cứu Vũ Quốc Tuấn (2007) , trong bài “ Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần”, ngày 13/10/2007, “ Nói một cách chặt chẽ, doanh nhân là những người chủ doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh doanh nghiệp của mình, những người được cửhoặc thuê đểquản lý doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh; trách nhiệm và lợi ích của họgắn liền với kết quảkinh doanh của doanh nghiệp, mà yêu cầu đầu tiên của họ là phải có đủ điều kiện đểsáng tạo, không ngừng phát triển doanh nghiệp”.

Theo Drucker( 1985) cho rằng “ Doanh nhân là một bộ phận không phổ biến về mặt số lượng. Họ là người sáng tạo nên cái mới, sựkhác biệt, họ thay đổi giá trị… họ nhận thấy rằng sự thay đổi là một điều hiển nhiên”.

Doanh nhân thành đạt thường có địa vị cao quý trong xã hội và là “ biểu tượng của chủnghĩa cá nhân, động lực và khả năng trực giác… là hiện thân của chủnghĩa tài chính” (Ehrlich, 1986).

Bolton và Thompson (2007) thì cho rằng doanh nhân là “người có thói quen sáng tạo và cải tiến để tạo dựng điều gì đó trên cơ sở của việc nhận thức những cơ hội có giá trị xung quanh”

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Theo Zimmerer và Scarborough (2005) thì doanh nhân là “ người tham gia vào tiến trình khởi sự kinh doanh trong bối cảnh phải luôn đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn nhằm đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng thông qua việc xác định được những cơ hội quan trọng và huy động những nguồn lực cần thiết”.

Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa và quan niệm về doanh nhân và không có một định nghĩa hay quan niệm nào trong số đó thừa nhận là chính xác và trọn vẹn bởi sự đa dạng và phức tạp trong chức năng và nhiệm vụmà một doanh nhân phải thực hiện trên con đường khởi nghiệp ( Henry, Hills & Leitch, 2003). Các tác giả trên đã đưa ra những khái niệm dưới các khía cạnh và góc độ khác nhau. Tuy nhiên, giữa họ có những quan điểm chung khi bàn luận về doanh nhân là người kết hợp các yếu tố sản xuất và tổ chức quá trình sản xuất, kinh doanh để tạo ra giá trị mới cao hơn, không phân biệt hình thức sỡ hữu, loại hình và quy mô kinh doanh. Một cách chung nhất, doanh nhân là người chấp nhận rủi ro, nhà tổchức sản xuất, kinh doanh và là người cải cách sáng tạo. Vì vậy, một doanh nhân có thể được xác định như là người cố gắng tạo ra những giá trị mới, tổ chức sản xuất và chấp nhận rủi ro, mạo hiểm và xửlý các yếu tốkhông chắc chắn mang tính kinh tế liên quan đến doanh nghiệp.

Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công ăn việc quản trị trong doanh nghiệp. Họ là những người có năng khiếu đặc biệt về kinh doanh, có kỹ năng đặc biệt về kinh doanh, có kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh. Doanh nhân phải là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác. Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội. Vai trò chính của doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển chúng đểlàm ra hàng hóa, dịch vụcho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Doanh nhân phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp cho xã hội.

Tổng hợp từ nhiều quan điểm khác nhau thì đề tài này cho rằng “ Giám đốc doanh nghiệp cũng được xem là doanh nhân vì họ tham gia quản lý, định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hội tụmột sốphẩm chất đặc trưng như dám mạo hiểm, biết chấp nhận rủi ro đểdấn thân vào con đường kinh doanh”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

1.1.2 Vai trò của doanh nhân đối với phát triển kinh tế và xã hội

Lịch sử phát triển của doanh nhân Việt Nam đã bắt đầu với những trang phong phú, sinh động, bước đầu xác định vị trí và vai trò của doanh nhân trong lịch sửhiện đại của dân tộc. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nhân là người có vai trò quyết định sự phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần quan trọng tạo việc làm và đóng góp cho ngân sách nhà nước, đồng thời tham gia phát triển văn hóa, xã hội. Vai trò của đội ngũ doanh nhân còn gắn liền với vai trò của đội ngũ doanh nghiệpở nước ta. Cụthể:

Một là, doanh nhân là một bộ phận quan trọng của lực lượng xã hội chủ yếu quyết định giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa và tạo ra chuỗi giá trịmới cho xã hội.

Đội ngũ doanh nhân nước ta ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong mô hình đó, doanh nhân chính là hạt nhân của mô hình doanh nghiệp. Sự phát triển nhanh của đội ngũ doanh nhân gắn liền với sự phát triển nhanh của khu vực doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, chính sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao vàổn định của nền kinh tếnhững năm qua. Doanh nghiệp phát triển nhanh những năm gần đây đã làm cho tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào GDP tăng nhanh. Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng doanh nghiệp đem lại là góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tếxã hội, tạo ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, thay thế được nhiều mặt hàng phải nhập khẩu, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu, đó cũng là yếu tốgiữcho nền kinh tế ổnđịnh và phát triển những năm qua.

Doanh nhân Việt Nam còn là một trong những trụcột của chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Các doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho người nghèo tham gia vào thị trường, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động và thu hút lao động dôi dư, một trong những nhiệm vụquan trọng hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Hai là, doanh nhân là lực lượng tạo lập mô hình tổchức sản xuất kinh doanh mới - mô hình doanh nghiệp, đại biểu cho lực lượng sản xuất mới.

Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta từ năm 1986 đến nay, doanh nhân là nhân tốquan trọng, quyết định sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hiện đại. Doanh nhân là lực lượng chủ yếu tạo lập và phát triển một mô hình tổchức kinh doanh mới- mô hình doanh nghiệp hiện đại, đại biểu cho lực lượng sản xuất mới trong nền kinh tếthị trường định hướng XHCN. Các doanh nghiệp, doanh nhân thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác, bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh và thúc đẩy nền kinh tếphát triển.

Ba là, doanh nhân là lực lượng có vai trò quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế.

Có thể nói, doanh nhân là người quyết định thành bại của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Thị trường luôn biến động khôn lường, luôn tồn tại cơ hội và thách thức.

Bởi vậy, hơn ai hết, doanh nhân phải là người hiểu được đối thủcạnh tranh của mình, phải giành được ưu tiên trên thị trường.

Trong tiến trình hội nhập của bất kỳ nền kinh tế nào, doanh nhân luôn là những chiến sỹ đi đầu, là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và thếgiới.Chính doanh nhân là người tạo dựng nên thương hiệu và uy tín của một đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Thông qua các sản phẩm hàng hóa và thương hiệu Việt Nam, doanh nhân góp phần nâng cao vịthếcủa dân tộc trên trường quốc tế.

Thêm vào đó, sự phát triển nhanh chóng của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngành công nghiệp, là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước, nâng cao hiệu quảkinh tế, giữ vững ổn định và tạo vị thếmạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tếtrong quá trình hội nhập.

Bốn là, doanh nhân góp phần tạo lập cơ cấu giai cấp xã hội mới, giữ vững ổn định chính trị-xã hội.

Với lực lượng doanh nhân đông đảo và đang tiếp tục tăng nhanh nói trên, trong cơ cấu giai tầng Việt Nam đã và đang hình thành một tầng lớp xã hội mới- tầng lớp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

doanh nhân. Cùng với giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ doanh nhân của Việt Nam đã vàđang tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước.

Đội ngũ doanh nhân, với trách nhiệm lớn lao đối với vận mệnh dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là lực lượng xung kích trong phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào việc giữvữngổn định kinh tế- chính trị- xã hội. Hơn thế, với tư cách là một tầng lớp xã hội, doanh nhân ngày càng có vai trò và vị thếchính trị quan trọng, tham gia vào hệthống chính trị, các tổchức xã hội- nghềnghiệp, góp phần xây dựng xã hội dân sự ở nước ta.

Năm là, doanh nhân có vai trò quan trọng trong tư vấn hoạch định chính sách, xây dựng hệ thống chính trị và góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Thông qua các cơ quản lý Nhà nước và các tổ chức đại diện của mình, doanh nhân Việt Nam đã đóng vai trò là một kênh tham mưu quan trọng trong xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều doanh nhân là đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, Ủy viên Ban chấp hành Mặt trận tổ quốc Việt Nam, thành viên của các tổ chức chính trị xã hội... Đồng thời, doanh nhân Việt cũng tích cực tham gia vào việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã - hội của ngành, địa phương.

Bên cạnh đó, sự phát triển của các DNTN ở nước ta trong thời gian qua chính là nhân tố quyết định thúc đẩy đa dạng hóa các loại hình sỡ hữu, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh giữa các chủ thể, các thành phần kinh tế. Trên cơ sở đó, mô hình kinh tế thị trường từng bước được xác lập. Vì vậy, có thể nói, lực lượng chủlực tạo nên môi trường kinh doanh và mô hình kinh tếthị trường là đội ngũ doanh nhân.

Sáu là, đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp đã góp phần giải quyết tốt hơn các vấn đềxã hội.

Những năm gần đây, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do khối doanh nghiệp tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng vềchủng loại mặt hàng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ ngày càng cao của toàn xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất của dân cư và tăng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

nhanh lượng hàng hóa xuất khẩu. Nhiều sản phẩm trước đây thường phải nhập khẩu cho tiêu dùng thì nay đã được các doanh nghiệp sản xuất thay thế và được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm như: Ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, các mặt hàng đồ điện, điện tử, may mặc, thực phẩm, đồ uống, hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, sản phẩm phục vụxây dựng…

Nhờ đó, vai trò và vị thếcủa doanh nhân đang ngày càng được xã hội đề cao và trên trọng, bằng chứng là trong sốgần 100 doanh nhânứng cử đại biểu Quốc hội khóa XVIII, 38 người trúng cử. Điều này cho phép doanh nhân có tiếng nói hơn trong các vấn đềphát triển kinh tếxã hội liên quan đến hoạt động của mình.

1.1.3 Vai trò của doanh nhân đối với doanh nghiệp

Doanh nhân và doanh nghiệp là hai chủthểluôn song hành với nhau. Trong phạm vi Doanh nghiệp, doanh nhân có vai trò quyết định tới sựphát triển của doanh nghiệp do doanh nhân lãnh đạo. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá vai trò của doanh nhân trên nhiều mặt được thể hiện thông qua hoạt đông của doanh nghiệp do doanh nhân lãnh đạo. Vai trò của doanh nhân đối với doanh nghiệp thểhiện trên một nội dung sau đây ( Hoàng Văn Hoa, 2010).

Thứ nhất, doanh nhân là người lãnh đạo, trực tiếp điều hành doanh nghiệp, quyết định sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như đã nêu trên, trong nền kinh tế thị trường, doanh nhân có thểlà chủsở hữu, người trực tiếp thành lập doanh nghiệp, hoặc người được ủy quyền, được thuê quản lý, điều hành doanh nghiệp. Trong mỗi Doanh nghiệp, doanh nhân là người lãnh đạo cấp cao, trực tiếp hoạch định chính sách phát triển doanh nghiệp, tổ chức triển khai các hoạt động của Doanh nghiệp, đại diện Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của Doanh nghiệp, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động sản xuất kinh doanh, về các lợi ích chung và kết quảcuối cùng của doanh nghiệp.

Thứ hai, doanh nhân là người tổ chức lực lượng sản xuất của doanh nghiệp.

Doanh nhân là người giữvai trò quyết định trong việc xây dựng và thực thi chiến lược của doanh nghiệp, trực tiếp lập kế hoạch và phân bổ, sử dụng các nguồn của doanh nghiệp; kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Họgiữvai trò

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

quyết định đối với việc ứng dụng khoa học- công nghệ, tổ chức phân công, hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, doanh nhân là người có vai trò quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Họ quyết định thành bại của doanh nghiệp trong cạnh tranh, Vì vậy, doanh nhân là người hơn ai hết phải hiểu đối thủ cạnh tranh, phải giành được ưu thếtrong cạnh tranh.

Thứ tư, doanh nhân là người sáng tạo ra giá trị của Doanh nghiệp. Mỗi Doanh nghiệp trong quá trình phát triển phải tạo cho mình một giá trịriêng. Vai trò của doanh nhân là phải sáng tạo cho mình một giá trị riêng. Vai trò của doanh nhân là phải sáng tạo ra những giá trị có tính cá biệt của doanh nghiệp để vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường, thỏa mãn được người tiêu dùng lại vừa khác với đối thủ cạnh tranh, đảm bảo sựtồn tại và phát triển.

Thứ năm, doanh nhân là người xây dựng chiến lược kinh doanh và hoạch định các chính sách phát triển doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện các chính sách cụ thể, doanh nhân có trách nhiệm hạn chế đến mức thấp nhất mọi rủi ro của doanh nghiệp, bao gồm rủi ro tài chính cũng như rủi ro bên ngoài.

Thứsáu, doanh nhân là người tạo lập và xây dựng các mối liên kết trong và ngoài doanh nghiệp. Lãnhđạo doanh nghiệp là người thường xuyên tiếp xúc với các đối tác, khách hàng, các hiệp hội, cơ quan chính quyền. Trong quá trình đó, doanh nhân thu thập các nguồn thông tin và tạo sự ủng hộcần thiết cho Doanh nghiệp. Vì thế, họ còn là những nhà hoạt động xã hội.

Như vậy:

Vai trò chủ chốtcủa các doanh nhânlà xây dựng các doanh nghiệp của mình về vận hành và phát triển chúng thậttốt để làm ra hàng hóa chất lượng, uy tín và đáng tin cậy. Giải quyết được các dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làmổn định cho người dân không chỉ quốc gia mình mà còn cho người dân của các quốc gia khác.

Doanh nhântrước hết phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp tích cực cho xã hội.

Hầu hết các doanh nhân tập hợp trong một tầng lớp xã hội gọi là tầng lớp doanh nhân.

Từ xưa đến bây giờ thì doanh nhân Việt Nam chủ yếu cố gắng chiếm lĩnh thị trường

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

nội địa trong nước. Nhưng nay các doanh nhân Việt Nam đã bắt đầu có những bước tiến mới đầu tư lớn ra nước ngoài.

Doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay muốn phát triển cũng rất khốc liệt khi phải cạnh tranh thương trường với các doanh nhân của thế giới.

Những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng, cũng như người dân cũng vì vậy mà ngày càng cao. Do vậy, xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối vớidoanh nhân về bổn phận, phải có trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội.

Các doanh nhân muốn phát triển doanh nghiệp bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất – kinh doanh phải có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi về lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt độngthực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện.

1.2 Năng lực kinh doanh của doanh nhân 1.2.1 Khái niệm năng lực

Năng lực (NL) có 2 đặctrưng cơ bản: Một là được bộc lộqua hoạt động; Hai là đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Ở đầu vào (cấu trúc bềmặt), Năng lực được tạo thành từ tri thức, kĩ năng và thái độ. Ở đầu ra (cấu trúc bề sâu), các thành tố đó trở thành năng lực hiểu, năng lực làm và năng lực ứng xử. Mỗi năng lựcứng với một loại hoạt động, có thểphân chia thành nhiều năng lực bộ phận; bộ phận nhỏ nhất, gắn với hoạt động cụ thể là kĩ năng (hành vi). Các năng lực bộ phận có thể đồng cấp với nhau, bổ sung cho nhau, nhưng cũng có thểlà những mức độphát triển khác nhau.Cách hiểu về năng lực là cơ sở để đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quảgiáo dục.

Theo tổ chức và hợp tác và phát triển kinh tếThếgiới ( OECD) quan niệm năng lực là “ khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụthể.”

Chương trình Giáo dục Trung học ( GDTH) bang Quesbec, Canada năm 2004 xem năng lực “ là một khả năng hành động hiệu quả bằng sựcố gắng dựa trên nhiều nguồn lực”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Denyse Tremblay cho rằng năng lực là “ khả năng hành động, thành công và tiến bộdựa vào việc huy động và sửdụng hiệu quảtổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống ”.

Còn theo F.E Weinert (2014) , năng lực là “ tổng hợp các khả năng và kỹ năng sẵn có hoặc học được cũng như sẵn có của cá thể nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải pháp”.

Theo cách hiểu của Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn (2009). “ Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quảtốt trong lĩnh vực hoạt độngấy”.

Cách hiểu của Đặng Thành Hưng (2005): Năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quảmong muốn trong những điều kiện cụthể.

Dựa vào những khái niệm trên trong phạm vi luận văn này “năng lực là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ và một số đặc điểm cá nhân khác của doanh nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả”.

1.2.2 Khái niệm năng lực kinh doanh và một số mô hình nghiên cứu năng lực kinh doanh của doanh nhân

1.2.2.1 Khái niệm năng lực kinh doanh

So với nhà quản trị thì doanh nhân là người phải đảm nhiệm rất nhiều hoạt động liên quan đến các lĩnh vực khác nhau trong tổ chức như là hoạt động chức năng, quản trị và đặc biệt là kinh doanh. Công việc mà họ đảm trách rất phức tạp và có thể thực hiện một cách hiệu quảthông qua những hành vi hợp lý. Những hành vi này được kết tinh từmột số đặc điểm cá nhân như là niềm tin, động cơ, vai trò xã hội, kiến thức và tính cách ( Bird, 1995) giúp doanh nhân thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quảvà thành công.

Trên nền tảng lý thuyết về năng lực của Boyatzis (1982) thì năng lực kinh doanh có thể được định nghĩa như là những đặc điểm cần thiết của một cá nhân để khởi sự kinh doanh, để tồn tại và phát triển (Bird, 1995). Những đặc điểm này bao gồm các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

yếu tố di truyền, kiến thức, động cơ, tính cách, hìnhảnh cá nhân, vai trò xã hội và kỹ năng của cá nhân. Một trong số nhưng năng lực kinh doanh là bẩm sinh trong khi số khác là có thể được hun đúc từquá trình học tập, đào tạo và phát triển.

Man và cộng sự (2002) cho rằng năng lực kinh doanh là sự tựu trung của những đặc điểm đặc biệt giúp thể hiện một cách đầy đủnhững khả năng của một doanh nhân để hoàn thành xuất sắc công việc và những đặc điểm cá nhân này bao gồm kiến thức, kỹ năng, tính cách được hình thành từ sự giáo dục, đào tạo, nền tảng gia đình, kinh nghiệm và một số đặc điểm nhân chủng học khác.

Muzychenko và Saee (2004) phân biệt những khía cạnh di truyền với những khía cạnh có thể đạt được của năng lực cá nhân. Nguồn gốc nguyên thủy của tính cách, thái độ, hìnhảnh cá nhân và vai trò xã hội được biết đến như là “những nhân tố bên trong”

và những nhân tố như là kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm hình thành thông qua quá trình trải nghiệm công việc, lĩnh hội từ lý thuyết hay thực hành thành công quá trình trải nghiệm công việc, lĩnh hội từ lý thuyết hay thực hành được biết đến như là “ những nhân tố bên ngoài”. Những thuộc tính bên trong năng lực thì mang tính bẩm sinh và khó thay đổi trong khi những thuộc tính bên ngoài có thể đạt được và phát triển thông qua quá trình giáo dục, rèn luyện những năng lực này thường được nghiên cứu như là một phần đặc điểm của người chủ sở hữu (Gibb, 2005; McGregor & Tweed, 2001).

Theo Mitchelmore và Rowley (2010) năng lực kinh doanh được biết đến như là một nhóm các năng lực liên quan và cần thiết cho tiến trình khởi nghiệp và kinh doanh. Trên cơ sở tham khảo nghiên cứu của Bird (1995), Mitchelmore và Rowley (2010) định nghĩa năng lực kinh doanh là “ sự kết tinh của những đặc điểm cần thiết như là kiến thức, động cơ, tính cách, hình ảnh cá nhân, vai trò xã hội và kỹ năng giúp cho việc khai sinh, duy trì và phát triển một sựnghiệp kinh doanh”.

Nghiên cứu này cũng dựa trên quan niệm rằng “năng lực kinh doanh là những đặc điểm cá nhân bao gồm thái độ và hành vi giúp doanh nhân đạt được và duy trì sựthành công trong kinh doanh” (Ahmad, 2007). Một một trong những thách thức lớn nhất khi đo lường năng lực kinh doanh của doanh nhân làm việc đo lường các thuộc tính cá nhân bên trong tạo nên năng lực như là nhu cầu thành đạt, xu hướng chấp nhận rủi ro,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

sự tựtin bởi đây là những thuộc tính không thể quan sát trực tiếp nên cách thức được tiến hành thường được thực hiện là thông qua sự tường thuật cá nhân, phân tích nội tâm và sựliên hệthông qua biểu hiện hành vi của doanh nhân.

Tóm lại, trên cơ sở tham khảo những định nghĩa khác nhau về năng lực kinh doanh của các nghiên cứu trước đây thì trong khuôn khổcủa đề tài này “năng lực kinh doanh là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ và một số đặc điểm cá nhân khác của doanh nhân nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động kinh doanh từ đó giúp hộ đạt được và duy trì sựthành công trong kinh doanh ”.

1.2.2.2 Một số mô hình nghiên cứu về năng lực kinh doanh của doanh nhân Một số mô hình nghiên cứu định tính về năng lực kinh doanh của doanh nhân

Snell và Lau (1994) đã tiến hành nghiên cứu định tính về năng lực kinh doanh của 21 doanh nghiệp nhỏ và vừa do người Trung Quốc làm chủ ở Hồng Kông. Bảng hỏi mở được sửdụng để phỏng vấn chủ các doanh nghiệp. Thông qua quan điểm của những đối tượng được phỏng vấn thì nghiên cứu này cho rằng năng lực kinh doanh của doanh nhân được cấu thành các thành phần sau: Có mục tiêu và tầm nhìn, khả năng thiết lập chiến lược kinh doanh hiệu quả, khả năng quản trị nguồn nhân lực và chiến lược, khả năng phát huy văn hóa học tập, khả năng duy trì mối quan hệ với khách hàng/ đối tác, khả năng định hướng bởi chất lượng. Không chỉdừng lại ở bước nghiên cứu định tính, nghiên cứu này sau đó được tác giảkiểm định lại tính giá trị và độ tinh cậy để suy rộng kết quảnghiên cứu thông qua các kỹthuật nghiên cứu định lượng với một kích thước mẫu lớn hơn.

Tương tự, Thompson & ctg (1997) đã thực hiện nghiên cứu với 30 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bắc IreLand và chỉ ra được những năng lực kinh doanh mà một doanh nhân cần có vào các giai đoạn khác nhau của chu kỳ phát triển doanh nghiệp. Khi doanh nghiệpở giai đoạn khởi đầu thì một số năng lực sau được cho là quan trọng như là: Năng lực chiến lược, thích nghi với sự thay đổi, tập trung, không sợ hãi, có động lực, có kỹ năng giao tiếp, khả năng tạo biên lợi nhuận, tầm nhìn toàn cầu, khả năng động viên người khác. Khi doanh nghiệp ở thời kỳ tăng trưởng thì một số năng lực khác lại trở nên cần thiết như: Năng lực quản lý tài chính, năng lực Marketing, năng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

lực dùng người, năng lực xã hội, hiểu biết về môi trường kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, khả năng huấn luyện và đào tạo nhân sự, khả năng giải quyết vấn đề, dám mạo hiểm, trung thực và liêm chính, có kỹ năng bán hàng.

Vào năm 2002, một nghiên cứu được thực hiện bởi Wintertonở Mỹvà tác giả đã chỉ ra 4 nhóm năng lực kinh doanh gồm có: Năng lực nhận thức, năng lực chức năng, năng lực nhân sự, năng lực thích nghi. Theo tác giả, năng lực nhận thức đó là hiểu về nghành và lĩnh vực kinh doanh. Năng lực chức năng bao gồm năng lực quản lý mục tiêu, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản trịnguồn nhân lực,năng lực nhân sựám chỉhành vi đạo đức, tạo lập nhóm hoạt động, giao tiếp, định hướng kết quả, ảnh hưởng người khác, quản trị bản thân, tìm kiếm thông tin. Cuối cùng là năng lực thích nghi được đề cập đến như là khả năng ứng phó với sự thay đổi, học tập, dự báo và cải tiến (Winterrton, 2002). Tuy nhiên mô hình năng lực kinh doanh của tác giảvẫn chưa được kiểm chứng thực nghiệm.

Một số mô hình nghiên cứu định lượng về năng lực kinh doanh của doanh nhân

Một số mô hình năng lực kinh doanh được thảo luận ở trên đóng vai trò hết sức quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo dù rằng chúng chưa được kiểm chứng thực nghệm. Theo Bird (1995) và Kigguundu (2002) việc tiến đến hành các nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm chứng các mô hình năng lực kinh doanh là một điều cần thiết.

Tuy nhiên, chỉ một vài nghiên cứu được phát triển xa hơn thông qua các nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng giá trị và độ tin cậy của mô hình ( Chandler & Jansen, 1992; Georgellis et al. 2004; Man, 2001; Martin & Staines, 1994; McGee & Peterson, 2000). Một trong số những nghiên cứu này được thực hiện bởi Chandler và Jansen (1992) trên 134 chủdoanh nghiệpở Utah, (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Kết quả nghiên cứu xác định được một số năng lực kinh doanh quan trọng là: Năng lực nhận thức cơ hội, năng lực chính trị, động cơ khởi nghiệp, năng lực xã hội, năng lực thực hành.

Những năng lực này có mối quan hệ chặt chẽ với sự thành công của doanh nghiệp.

Phân tích nhân tố khám phá được thực hiện để kiểm tra tính nhất quán nội tại. Một phát hiện quan trọng từ nghiên cứu này là năng lực quản lý và năng lực kỹthuật là 2 năng lực kinh doanh được cho là nổi trội của các doanh nhân thành đạt. Hạn chế mà

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

nghiên cứu này phải gặp phải là phạm vi nghiên cứu nhỏ do đó, Admad(2007) cho rằng các nghiên cứu tiếp theo nên cân nhắc khi kếthừa mô hình này trong những bối cảnh nghiên cứu khác.

Một nghiên cứu khác với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được áp dụng của 2 tác giả Martin và Stains (1994). Trong nghiên cứu này 30 chủ doanh nghiệp và nhà quản trị được phỏng vấn trực tiếp và 150 đối tượng điều tra khác được quan sát qua email. Nghiên cứu này được thực hiện với nỗlực khám phá sựkhác biệt của năng lực quản trị giữa nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa độc lập và nhóm doanh nghiệp phụ thuộcở Scotland. Kết quảnghiên cứu này chỉra rằng năng lực kỹthuật có đóng góp quan trọng cho sự thành công. Họcũng phát hiện rằng doanh nhân thuộc cả 2 nhóm doanh nghiệp đều cần đến những năng lực kinh doanh mang tính chất toàn cầu, phổbiến như là những năng lực liên quan đến việc thực hiện các chức năng quản trịtài chính, quản trị sản xuất. Đặc biệt quan trọng là (1) năng lực cá nhân và (2) năng lực ra quyết định. Năng lực cá nhân tập trung vào những thuộc tính cá nhân như là hướng nội hay hướng ngoại, kỹ năng tương tác với người khác, trung thực và liêm chính, xu hướng chấp nhận rủi ro, cải tiến và sáng tạo, lãnhđạo nêu gương, tham vọng và tự tin. Năng lực ra quyết định liên quan đến kiến thức và khả năng có được từkinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng kỹ thuật và kiến thức ngành chuyên sâu. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Martin và Staines cũng kiểm chứng một vài mô hình năng lực kinh doanh và có nhiều điểm tương đồng giữa những năng lực kinh doanh được đềxuất bởi họvà những năng lực đãđược xác định trong các nghiên cứu trước đó.

Phương pháp nghiên cứu tổng hợp giữa định tính và định lượng trong lĩnh vực dịch vụ Hồng Kông năm 2001 thực hiện bởi Man, nghiên cứu sự tác động của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến hoạt động của doanh nghiệp và mô hình năng lực kinh doanh cũng được xây dựng trong nghiên cứu này. Dựa trên khảo sát 19 chủdoanh nghiệp nhỏvà vừa tác giả xác định được 8 nhóm năng lực kinh doanh cụ thể như sau:

Năng lực nhận thức cơ hội, năng lực thiết lập mối quan hệ, năng lực nhận thức, năng lực tổ chức, năng lực tư duy chiến lược, năng lực cam kết, năng lực học tập và năng lực cá nhân. Sau đó tính giá trịcủa những nhóm năng lực này được xác định thông qua phân tích nhân tốkhám phá, sửdụng bộdữliệu khảo sát 153 chủdoanh nghiệp nhỏvà

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

vừa trong lĩnh vực dịch vụ Hồng Kông. Kết quả cho thấy những năng lực được xác định là đáng tin cậy với những giá trị thống nhất nội tại thay đổi từ 0.78 đến 0.94. Các năng lực kinh doanh xây dựng được từnghiên cứu định tính đều được giữlại trong kết quả nghiên cứu định lượng, riêng chỉ có năng lực nhận thức và năng lực tổ chức bị chia thành hai nhóm năng lực nhỏ. Trong đó, năng lực nhận thức chia thành năng lực cải tiến và năng lực phân tích; năng lực tổchức chia thành năng lực nhân sự và năng lực hoạt động.

Mô hình năng lực kinh doanh của Man (2001) được đánh giá là có tính tổng hợp cao nhất so với các mô hình khác. Ta có thể thấy rằng những hành vi liên quan đến năng lực kinh doanh được xác định từcác nghiên cứu khác đều được phân loại trong các nhóm năng lực kinh doanh mà Man đềxuất.

Ngoài ra, mô hình năng lực kinh doanh của Man (2001) có một lợi thế vượt trội so với các mô hình khác ở chỗ dữ liệu thu thập được thực hiện ở châu Á chứ không phải châu Âu hay châu Mỹ như các mô hình khác nên nó đặc biệt có ý nghĩa cho trường hợp nghiên cứu năng lực kinh doanhở Việt Nam bởi sự tương đồng về văn hóa và các yếu tố môi trường nghiên cứu. Tuy nhiên, việc sửdụng mô hình này cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn bởi dữliệu thu thập được chủyếu trong lĩnh vực dịch vụnên rất khó để suy diễn kết quảnghiên cứu cho tổng thể lớn hơn. Ngoài ra, sự tương quan mạnh giữa các nhóm năng lực kinh doanh thành phần làm cho nghiên cứu đứng trước nguy cơ bịhiện tượng tương quan và độ tin cậy của kết quảsẽkhông cao. Mặc dù mô hình kinh doanh của Man(2001) còn tồn tại một sốhạn chế nhưng so với những lợi thế và sự phù hợp của mô hình nên nó vẫn đóng vai trò chính trong mô hình tham khảo trong nghiên cứu này. Trên cơ sởkế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đã tổng hợp thì đề tài này tiếp cận và xây dựng thang đo mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cụthểsau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Bảng 3 Định nghĩa và hành vi của năng lực kinh doanh của doanh nhân

Yếu tố thang đo Định nghĩa Hành vi

Năng lực định hướng chiến lược

Năng lực này liên quan đến khả năng tư duy chiến lược, khả năng lãnh đạo, phát triển tầm nhìn trong tương lai và có hành động

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ những khái niệm, cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau nêu trên, theo tác giả, cạnh tranh là sự ganh đua, sự phấn đấu, vươn lên không ngừng giữa các doanh

Công tác đào tạo nguồn nhân lực là quan trọng và cần được quan tâm đúng mức trong các tổ chức vì nó giúp đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức hay nói cách khác là đáp

Theo tác giả Đoàn Hùng Nam trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời hội nhập cho rằng: “Cạnh tranh là một quan hệ kinh tế, tất yếu

Để trở về vị trí số 1 trong ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh chất lượng dịch vụ của mình trong tâm

- “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các

NỘI DUNG Bồi dưỡng năng lực GDKNS cho GV Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, lương tâm nghề, nghiệp Trình độ kiến thức GD KNS, năng lực tổ chức hoạt động Kĩ năng, phương pháp,

Phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật thực chất là việc nâng cao trình độ đào tạo, nâng cao kiến thức, phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Hầu hết các đơn vị tuyển dụng đều đào tạo thêm kiến thức cho sinh viên, trong đó hơn 71,43% là về kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp; Việc kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp để