• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3 Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của

Tóm lại “Kết quả hoạt động kinh doanh nó sẽ bao gồm các yếu tố liên quan đến tài chính như các chỉ số doanh thu, doanh số, thị phần và lợi nhuận và các yếu tố phi tài chính như sự hài lòng của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng, môi trường làm việc, mối quan hệ, danh tiếng và uytính”.

1.3 Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1 Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Quan điểm dựa vào nguồn lực (Resource Based View - RBV) cho rằng năng lực doanh nhân được xem như là nguồn lực quý giá, hiếm hoi mà đối thủ khó có thể sao chép hay bắt chước nên sẽgóp phần tạo ra lợi thếcạnh tranh bền vững và giá trị gia tăng cho doanh nghiệp (Tehseen và Ramayah, 2015). Theo Drago và Clements (1999), doanh nhân là người định hướng và hành động để dẫn dắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những quyết định kinh doanh của họchịu sự ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân, kiến thức, kỹ năng và khả năng . Theo Zimmerer và Scarborough (2005) thì doanhnhân là “ người tham gia vào tiến trình khởi sự kinh doanh trong bối cảnh phải luôn đương đầu với rủi ro và sựkhông chắc chắn nhằm đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng thông qua việc xác định được những cơ hội quan trọng và huy động những nguồn lực cần thiết”. Do đó, doanh nhân cần phải có kiến thức, kỹ năng đa dạng và tổng hợp để làm tròn những vai trò phức tạp của họ trong doanh nghiệp (Sadler – Smith &

ctg, 2003). Trong nghiên cứu của Chandler và Jansen (1992), doanh nhân các Doanh nghiệp vừa và nhỏphải đồng thời đảm trách ba vai trò cơ bản đó là vai trò của nhà kinh doanh, nhà quản lý và nhà chuyên môn. Do đó, việc phát triển một cách đúng đắn và toàn diện các các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cấu thành năng lực kinh doanh chung của doanh nhân sẽgóp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên kết quảnghiên cứu của các tác giả như Man (2001) nghiên cứu vềsự tác động của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quảhoạt động kinh doanh của

Trường Đại học Kinh tế Huế

doanh nghiệp thì có 8 nhóm năng lựcảnh hưởng gồm: năng lực nhận thức cơ hội, năng lực thiết lập mối quan hệ, năng lực nhận thức, năng lực tổchức, năng lực tư duy chiến lược, năng lực học tập, năng lực cá nhân và năng lực cam kết. Georgellis và cộng sự (2000) nghiên cứu vềsựtồn tại của mối quan hệgiữa năng lực doanh nhân và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hai năng lực này được xem là ảnh hưởng đến kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là năng lực hoạch định và năng lực cải tiến. McGee &

Peterson (2000) nghiên cứu mối quan hệthuận chiều giữa năng lực kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp thì có năng lực nhận thức cơ hội, năng lực chính trị, động cơ đểkhởi nghiệp, năng lực xã hội, năng lực thực hành có mối quan hệcùng chiều với kết quảhoạt động của doanh nghiệp và Chandler & Jansen (1992) nghiên cứu mối quan hệgiữa năng lực kinh doanh với sựthành công của doanh nghiệp và một phát hiện từnghiên cứu này là năng lực tổ chức quản lý và năng lực kỹ thuật được cho là có mối quan hệchặt chẽ với sự thành công của doanh nghiệp, do đó mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp như sau:

Nnnn H1

H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8

Sơ đồ 1 Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

( Nguồn: Đềxuất của tác giả)

Năng lực định hướng chiến lược

Năng lực cam kết

Năng lực phân tích sáng tạo

Năng lực nắm bắt cơ hội

Năng lực tổchức lãnh đạo

Năng lực thiết lập mối quan hệ

Năng lực học tập

Năng lực cá nhân

Kết quả kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Năng lực kinh doanh của doanh nhân sẽlà nhân tốquan trọng quyết định sựkhai sinh một hoạt động kinh doanh mới cũng như sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó (Bird, 1995). Kigundu (2002) cho rằng năng lực doanh nhân là tổng của các thuộc tính như là thái độ, niềm tin, kiến thức, kỹ năng, khả năng, cá tính, xu hướng hành vi và đây là nhân tố quan trọng cho sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chaston (1997) cho rằng những năng lực thành phần khác nhau cấu thành năng lực doanh nhân sẽ đóng những vai trò khác nhau trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Trong khi đó, theo Man (2002) thì năng lực khởi sựkinh doanh của doanh nhân đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp đang ở giai đoạn giới thiệu còn năng lực quản lý là cần thiết khi doanh nghiệp rơi vào giai đoạn phát triển trong chu kỳsống của nó. Do đó, việc xây dựng một mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân với hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp là điều cần thiết.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏvà vừa chịu sựchi phối mạnh mẽ bởi các đặc điểm cá nhân và năng lực kinh doanh của doanh nhân – chủcác doanh nghiệp.

Trong đó, sự tác động của hành vi cá nhân của doanh nhân đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang là tâm điểm của nhiều nghiên cứu trong giai đoạn gần đây (Baum &

ctg, 2001; Man, 2001). Drago và Clements (1999) cho rằng doanh nhân là người định hướng và hành động để dẫn dắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những quyết định kinh doanh của họchịu sự ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân, kiến thức, kỹ năng và khả năng. Ngoài ra, theo quan điểm của Sadler - Smith và cộng sự(2003) thì chủdoanh nghiệp cần phải có kiến thức và kỹ năng đa dạng và tổng hợp để làm tròn những vai trò phức tạp của họ trong doanh nghiệp. Một số nghiên cứu bàn về vai trò tổng hợp của doanh nhân ví dụ như trong nghiên cứu của Chandler và Jansen (1992) thì doanh nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏphải đồng thời đảm trách ba vai trò cơ bản đó là vai trò của nhà kinh doanh, nhà quản lý và nhà chuyên môn. Dođó, việc phát triển một các đúng đắn và toàn diện các các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cấu thành nên năng

Trường Đại học Kinh tế Huế

lực kinh doanh chung của doanh nhân để đáp ứng tốt yêu cầu của chức năng và nhiệm vụ công việc sẽgóp phần nâng cao thành quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một cách truyền thống thì doanh nhân (không bàn vềquy mô doanh nghiệp do họ làm chủ) là những người phải thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản đó là nhận thức cơ hội, đánh giá rủi rovà đổi mới hoạt động (Chandler & Hanks, 1994). Theo đó, nhiều nghiên cứu khác cũng cho rằng nhận thức và phát triển cơ hội kinh doanh là tâm điểm của mọi hoạt động doanh nhân (Hills, 1995; Pech & Cameron, 2006). Doanh nhân sẽ phát triển các chiến lược kinh doanh mà ở đó họ có thể chuyển đổi những cơ hội kinh doanh đã được nhận thức thành lợi nhuận của hoạt động kinh doanh (Stokes, 2006). Như đãđược đềcập trong nghiên cứu của Muzychenko và Saee (2004) thì trong khi khám phá các cơ hội kinh doanh thì doanh nhân phải hoạt động trong những điều kiện kinh doanh không chắc chắn đòi hỏi họphải mạo hiểm và chấp nhận rủi ro. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, khi đương đầu với rủi ro doanh nhân phải thực sự tỉnh táo, học tập từ môi trường kinh doanh, từ người khác và từnhững vấp ngã của bản thân trên thương trường (Gibb, 1997; Stokes &

Blackburn, 2002; Harrison & Leitch, 2005). Một khi đưa ra quyết định kinh doanh thì doanh nhân phải cam kết với mục tiêu, biết cách kết hợp các yếu tốnguồn lực và sáng tạo những cách làm mới (Masurel & ctg, 2003; Zhao, 2005). Năng lực cam kết là nhân tố quan trọng giúp doanh nhân duy trìđược động lực đểchinh phục khó khăn và thành công trong kinh doanh (Chandler và Jansen, 1992; J. L. Thompson & ctg, 1997). Sự tổng hợp này vềvai trò doanh nhân củng cố thêm quan điểm rằng năng lực kinh doanh của doanh nhân nên là sựtổng hợp của nhiều nhóm năng lực kinh doanh thành phần đó là năng lực tư duy chiến lược, năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực nhận thức, năng lực cam kết và năng lực học tập.

Có thể nói rằng sức mạnh cá nhân là một trong những nhóm năng lực không thể thiếu để các doanh nhân hoàn thành vai trò của mình trong doanh nghiệp (Man, 2001).

Các doanh nhân thành đạt thường rất tựtin vào bản thân cũng như năng lực của chính mìnhđể đạt được mục tiêu. Doanh nhân là những người rất dồi dào năng lượng, có động cơ mạnh mẽvà có thểlàm việc trong khoảng thời gian dài căng thẳng (Timmons, 1978).

Họlà những người có ý chí và bền bỉ với mục tiêu đặt ra (J. L. Thompson & ctg, 1997), có khát vọng được thửthách bản thân và theo đuổi mục tiêu tới cùng (Chandler và Jansen,

Trường Đại học Kinh tế Huế

1992). Doanh nhân cũng chính là những người có định hướng mục tiêu và nhu cầu thành đạt cao (D. Y. Lee & Tsang, 2001). Tóm lại, năng lực cá nhân có thểgóp phần tạo ra năng suất và hiệu quả hoạt động cho doanh nhân và điều này lại tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tổng hợp từ các nghiên cứu trên thì các giảthuyết vềmối quan hệgiữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được phát biểu như sau:

H1: Tn ti mi quan hcùng chiu giữa năng lực định hướng chiến lược ca doanh nhân vi hoạt động kinh doanh ca doanh nghip.

H2: Tn ti mi quan h cùng chiu giữa năng lực cam kết ca doanh nhân vi hoạt động kinh doanh ca doanh nghip.

H3: Tn ti mi quan hcùng chiu giữa năng lực phân tích và sáng to ca doanh nhân và hoạt động kinh doanh ca doanh nghip.

H4: Tn ti mi quan h cùng chiu giữa năng lực nm bắt cơ hội ca doanh nhân và hoạt động kinh doanh ca doanh nghip.

H5: Tn ti mi quan h cùng chiu giữa năng lực t chc và lãnh đạo ca doanh nhân vi hoạt động kinh doanh ca doanh nghip.

H5: Tn ti mi quan h cùng chiu giữa năng lực thiết lp mi quan h ca doanh nhân và hoạt đông kinh doanh của doanh nghip.

H7: Tn ti mi quan h cùng chiu giữa năng lực hc tp ca doanh nhân vi hoạt động kinh doanh ca doanh nghip.

H8: Tn ti mi quan h cùng chiu giữa năng lực cá nhân ca doanh nhân vi hoạt động kinh doanh ca doanh nghip.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA