• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bảng 26 Tổng hợp kết quả phân tích năng lực kinh doanh

Nhân tố Giá trị trung bình

Năng lực định hướng chiến lược 3.81

Năng lực cam kết 3.9

Năng lực phân tích sáng tạo 3.64

Năng lực nắm bắt cơ hội 3.77

Năng lực tổ chức lãnh đạo 3.85

Năng lực thiết lập mối quan hệ 3.875

Năng lực học tập 3.75

Năng lực cá nhân 3.72

Trong các nhóm năng lực điều tra thì nhóm năng lực cam kết được nhân viên đánh giá cao nhất và nhóm năng lực phân tích sáng tạo được nhân viên đánh giá thấp nhất trong 8 nhóm được điều tra, tuy nhóm năng lực phân tích sáng tạo có mức độ đáp ứng thấp nhất nhưng con số3.64 cũng là khá cao. Cho nên cần tiếp tục phát huy những nhóm năng lực có mức độ đáp ứng cao như năng lực cam kết… và hoàn thiện hơn các nhóm có mức độ đáp ứng thấp hơn như năng lực phân tích sáng tạo…

3.1 Giải pháp nâng cao năng lực định hướng chiến lược Giám đốc tại VNPT Thừa Thiên Huếcần phải:

Nên tham gia các khóa đào tạo, các hội thảo đểtrang bị các kiến thức vềquản trị chiến lược tại một số trung tâm uy tính… nhằm xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp.

Nắm bắt được các cơ hội kinh doanh tốt để từ đó tạo dựng lợi thếcạnh tranh so với đối thủ.

Rèn luyện khả năng ra quyết định nhanh chóng, kịp thời trên cơ sở nắm bắt, tiên liệu sự thay đổi của thị trường và điều kiện kinh doanh

Phải vận dụng một cách linh hoạt, hợp lý các kiến thức và kỹ năng đã học để xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.

Cần xác định đúng những cơ hội kinh doanh ngắn hạn cũng như những cơ hội kinh doanh dài hạn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giám đốc doanh nghiệp cần phải xác định rõ những chiến lược nào nên làm trước và những chiến lược nào nên làm sau đồng thời phải nhận thức được các chiều hướng thay đổi của thị trường đểtừ đó đưa ra các chiến lược phù hợp với từng thị trường.

Nên ưu tiên những công việc nào gắn liền với mục tiêu kinh doanh của công ty đồng thời phải kết nối được những hoạt động hiện tại cho phù hợp với mục tiêu chiến lược.

Nâng cao kỹ năng kiểm tra, giám sát kết quảthực thi và triển khai thực thi chiến lược

Phải biết cách đánh giá kết quả và hiệu quả của chiến lược thì mới tạo ra được những chiến lược tốt.

Học hỏi kinh nghiệm thành công của các nhà kinh doanh đi trước trong việc triển khai và xây dựng chiến lược.

Tận dụng và tối ưu hóa các nguồn lực và khả năng tổchức đểtạo ra những lợi thế bền vững.

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cam kết

Năng lực cam kết là một năng lực hết sức quan trọng cho giám đốc doanh nghiệp vì nó sẽ giúp giám đốc doanh nghiệp thực hiện hóa các ước mơ hay hoài bão của mình.Vì vậy cần phát huy năng lực này thì cần:

Cống hiến hết sức của mình cho sự nghiệp kinh doanh đồng thời không để hoạt động kinh doanh thất bại khi vẫn còn khả năng.

Sẵn sàng đứng dậy khi bịvấp ngã trên thương trường.

Kiên trì và bền bỉ đến cùng với các mục tiêu kinh doanh dài hạn.Cam kết thực hiện các hoạch định, chiến lược đã được xây dựng ban đầu.

Có niềm tin vào khả năng của bản thân và tập thể để từng bước đạt được những kết quảmong muốn.

Sẵn sàng cống hiến hết sức lực, khả năng, thời gian và nguồn lực khác để đạt được mục tiêu chiến lược, đối mặt với các thách thức và biến cố trong môi trường kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.3 Giải pháp nâng cao năng lực phân tích-sáng tạo

Suy nghĩ một cách thấu đáo và nhanh chóng trước khi ra quyết định, có cách nhìn đa chiều, cải tiến, đánh giá và chấp nhận rủi ro có thểxảy ra.(Man ,2001)

Kết quả phân tích sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh thì năng lực phân tích sáng tạo được nhân viên đánh giá không được tốt bằng các năng lực khác vì vậy giám đốc cần phải cố gắng phát huy và khắc phục những hạn chế như:

Giám đốc cần phải phát huy khả năng tư duy chiến lược, tư duy sáng tạo.

Cần rèn luyện tính tiên phong, mở đường cho các ý tưởng mới.Tiên phong ở đây bao gồm: tiên phong về sản phẩm mới, dịch vụmới, công nghệ mới, các phương pháp quản trịmới và tiên phong về văn hóa và tri thức.

Phải áp dụng tốt các ý tưởng kinh doanh vào trong từng hoản cảnh phù hợp.

Phân tích các tình huống kinh doanh, đánh giá các cơ hội và thách thức . Phải nhìn nhận vấn đềtheo những cách mới mẽ.

Chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra đồng thời đánh giá các rủi ro tiềm ẩn một cách tốt nhất.

Rèn luyện khả năng quan sát, tưduy logic và biện chứng

Lập kế hoạch hành động để chủ động ứng phó với các tình huống từ môi trường kinh doanh đồng thời cũng đểnâng cao chất lượng và hiệu quảcủa các quyết định kinh doanh.

3.4 Giải pháp nâng cao năng lực nắm bắt cơ hội

Năng lực này bao gồm những hành vi liên quan đến việc nhận diện các cơ hội kinh doanh trên thị trường bằng nhiều cách khác nhau (Man, ctg, 2002)

Giám đốc cần phải:

Thường xuyên rà soát, phân tích môi trường kinh doanh để nhận diện các cơ may vận hội và cảthách thức rủi ro trong kinh doanh.

Cần phải chủ động tìm kiếm và xác định hàng hóa/ dịch vụmà khách hàng mong muốn một cách thường xuyên, mang lại lợi ích cho khách hàng.

Phải nhận thức được được các nhu cầu thiếu hụt của khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Dám máo hiểm và tiên phong trong việc tạo ra cơ hội, đón đợi và chớp lấy thời cơ hiếm hoi đồng thời phải nắm bắt được những cơ hội tốt.

3.5 Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức – lãnh đạo

Năng lực tổ chức lãnh đạo là năng lực tổ chức, quản lý các nguồn lực bên trong và bên ngoài tổchức như là: nhân lực, tài chính, công nghệcũng như là năng lực làm việc nhóm, động viên và chỉ huy cấp dưới. Để hoàn thiện năng lực này thì giám đốc cần phải:

Đưa ra các phương pháp động viên khuyên khích nhân viên, sự đồng cảm với nhân viên và quan tâm đến lợi ích của họ.

Tuyển dụng và bố trí công việc nhân viên một cách hợp lý, có khoa học trong công tác quản trịnhân sự đồng thời phải phối hợp công việc một cách linh hoạt.

Có các hình thức đãi ngộ, đáp ứng được các nhu cầu cấp dưới và phải được tiến hành kịp thời và phải đảm bảo được sựcông bằng, hợp lý.

Động viên tinh thần làm làm việc nhóm thông qua việc thiết lập các mục tiêu chung, mục tiêu tập thể, có những phần thưởng cho nỗlực của nhóm, xây dựng bộtiêu chuẩn xác định cơ chếphối hợp và đánh giá hiệu quảcủa nhóm.

Tổchức và phân bổnguồn lực hợp lý để đạt được mục tiêu kinh doanh 3.6 Giải pháp nâng cao năng lực thiết lập mối quan hệ

Xây dựng mối quan hệ lâu dài và đáng tin cậy với người khác, duy trì mối quan hệ cá nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, giao tiếp và đàm phán với người khác. (Man, 2001)

Giám đốc muốn có năng lực thiết lập mối quan hệtốt thì cần phải:

Phải chủ động tương tác, giao tiếp và đàm phán với người khác.

Xây dựng mối quan hệ lâu dài và đáng tin cậy với các đối tác bằng cách:

Luôn lạc quan, yêu đời, cởi mở với đối tác thì họ sẽ cảm thấy gần gũi tin tưởng khi nói chuyện và hợp tác.

Tăng cường hoạt động truyền hình quảng bá, truyền thông hìnhảnh cá nhân, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu doanh nghiệp để kết nối và thuyết phục người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà cung ứng và một số đối tác hữu quan khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp từ khách hàng, đối tác và nhân viên đểtạo ra môi trường gần gũi, dân chủ, thoải mái giúp công việc được thuận lợi hơn.

Thể hiện sự đồng cảm: đồng cảm là cơ sở để tạo ra mối quan hệ tốt từ đó hiểu nhau nhiều hơn.

Cư xử lại một cách khôn khéo: chọn lọc những lời nói sáng suốt, khôn khéo,dễ hiểu và tình cảm. Khen ngợi họvì sựtừng trải và thấu hiểu mà họ đã chia sẽvới bạn.

Đồng bộ và hợp tác: một mối quan hệbền vững được xây dựng trên sự đồng bộ và hợp tác của cảhai bên.

Hành động chính trực: Doanh nhân cần phải hành động đúng và trung thực để thành công. Khi bạn hành động một cách chính trực thì bạn là một người thành thật với chính bản thân của mình và người khác.

Khen ngợi: Tìm kiếm và nhấn mạnh những phẩm chất tốt đẹp của đối tác. Khen ngợi những giá trị tốt đẹp của họ, bằng việc bày tỏ sự đánh giá của mình trong cuộc sống và công việc của đối tác.

Duy trì mối quan hệhiện tại, phát triển thêm các mối quan hệ tiềm năng và từ đó tận dụng các mối quan hệ đểhoạt động kinh doanh được thuận lợi, hiệu quả.

3.7 Giải pháp nâng cao năng lực học tập

Bao gồm học tập từ nhiều cách thức khác nhau, lớp, học từthực tếcông việc, áp dụng được những kiến thức và kỹ năng học được vào thực tiễn kinh doanh và luôn cập nhật những vấn đềmới của lĩnh vực kinh doanh. ( Man,2001)

Qua khảo sát thì nhân viênđánh giá khá cao về năng lực học tập. Do đó, để hoàn thiện hơn nữa nhóm năng lực này thì giámđốc cần:

Thường xuyên đánh giá trình độ bản thân để kịp thời bồi dưỡng, bổ sung những khoảng trống thiếu hụt tri thức chung và kiến thức kinh doanh nói riêng.

Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sựnỗlực phấn đấu thực hiện.

Cần có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực và chủ động, chọn lọc để nâng cao kiến thức cho bản thân mình.

Lập và thực hiện kếhoạch học tập nghiêm túc, nềnếp; thực hiện nhiều cách thức học khác nhau bằng cách:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp, các bài báo, sách…

Học tập từnhững sai lầm và thất bại trong quá khứ từtrải nghiệm bản thân và từ những người đi trước, áp dụng được lý thuyết và kiến thức vào tình huống kinh doanh phù hợp.

Luôn tìm tòi, học hỏi và cập nhật những vấn đề kinh doanh mới mẽ, các kỹ năng liên quan đến các nghành nghềlĩnh vực kinh doanh… để đưa vào hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quảnhất.

3.8 Giải pháp nâng cao năng lực cá nhân

Năng lực này liên quan đến khả năng kiếm soát thời gian, khả năng duy trì nguồn lựcổn định và dồi dào đồng thời phải nhận diện được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân đểphát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.

Cần phải lắng nghe những lời phê bình, góp ý có tính xây dựng cao. Để từ đó khắc phục những lỗi sai của bản thân.

Trang bị một ý chí mạnh mẽ, một tinh thần lạc quan khi đương đầu với những thách thức khó khăn trong quá trình kinh doanh

Phải hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu của mìnhđồng thời phải biết mình cần gì và không cần gìđểtừ đó đưa ra các biện pháp khắc phục hay là phát huy chúng.

Nâng cao khả năng kiểm soát, lo lắng và căng thẳng cho bản thân mỗi khi rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong công việc và trong cuộc sống.

Phải sửdụng hiệu quảthời gian của mình bằng cách:

- Phải lên thời gian cụthểcho từng công việc - Xác định thời gian cụthểbắt đầu kếhoạch - Thời gian cho từng bước thực hiện công việc - Thời gian kết thúc từng công việc

- Tổng thời gian hoàn thành là bao lâu - Sắp xếp công việc theo thứtự ưutiên

Rèn luyện tính chịu đựng, kiên trì và bền bỉ. Tự tin vào bản thân để đạt được những mục tiêu, hoài bão trong kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ