• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÁNH GIÁ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG FIBERVNN CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG THỪA THIÊN HUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐÁNH GIÁ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG FIBERVNN CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG THỪA THIÊN HUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ"

Copied!
151
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG FIBERVNN

CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG THỪA THIÊN HUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

ĐẶNG MINH TRÍ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG FIBERVNN

CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG THỪA THIÊN HUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ThS. Hoàng Thị Diễm Thư Đặng Minh Trí

Lớp: K47A QTKD TH MSV: 13K4021478

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

VNPT - Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam

Viettel - Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel

FPT - Công ty cổphần Viễn thông FPT

VNPT Huế - Viễn thông Thừa Thiên Huế

ADSL - Asymmetric Digital Subscriber Line

KMO - Kaiser-Meyer-Olkin

EFA - Exploratory Factor Analysis

IOT - Internet of Things

CSVC - Cơ sởvật chất

GCDV - Giá cảdịch vụ

THDN - Thương hiệu doanh nghiệp

CLDV - Chất lượng dịch vụ

CSKH - Đội ngũ nhân viên

C’s Alpha - Cronbach’s Alpha

3G - Công nghệtruyền thông thếhệ3

4G - Công nghệtruyền thông thếhệ4

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

Bảng 2.1: Sô liệu vềkết quảkinh doanh của công ty qua 3 năm...55

Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sựcủa công ty qua 3 năm...56

Bảng 2.3: So sánh chỉsốCPI cấp tỉnh...57

Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu nguồn nhân lực của công ty...67

Bảng 2.5: Phân tích nguồn lực tài chính của công ty ...70

Bảng 2.6: Thống kê sốthuê bao viễn thông trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế...74

Bảng 2.7: Thị phần thuê baoInternet băng rộng trên đại bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế...76

Bảng 2.8: So sánh thị phần thuê bao Internet băng rộng...76

Bảng 2.9: Tỷlệ thuê bao Internet băng rộng của VNPT ...77

Bảng 2.10: Thịphần thuê bao Internet cáp quang...78

Bảng 2.11: Tỷlệthuê bao Internet cáp quang ...78

Bảng 2.12: Gói cước phổbiến và mức giá của VNPT ...81

Bảng 2. 13: Thống kê chất lượng đường truyền mạng VNPT ...82

Bảng 2. 14: Các gói cước phổbiến và mức giá của FPT ...83

Bảng 2. 15: Thống kê chất lượng mạng cáp quang của FPT...83

Bảng 2. 16: Các gói cước phổbiến và mức giá của Viettel...84

Bảng 2. 17: Thống kê chất lượng đường truyền mạng Viettel ...85

Bảng 2. 18: Điểm đánh giá tổng kết vềchất lượng đường truyền của 3 nhà mạng ...86

Bảng 2. 19: So sánh mức giá của từng công ty ...89

Bảng 2. 20: Thống kê thông tin cá nhân của khách hàng tham gia khảo sát...92

Bảng 2. 21: Thống kê vềkênh nhận biết của khách hàng ...93

Bảng 2. 22: Thống kê vềthời gian sửdụng dịch vụcủa khách hàng VNPT ...94

Bảng 2. 23:Tiêu chí quyết địnhđến sựhài lòng của khách hàng VNPT...95

Bảng 2. 24: Hệsố Cronbach's Alpha thang đo cơ sởvật chất ...97

Bảng 2. 25: Hệsố Cronbach's Alpha thang đo thương hiệu doanh nghiệp ...98

Bảng 2. 26: Hệsố Cronbach's Alpha thang đo giá cảdịch vụ...98

Bảng 2. 27: Hệsố Cronbach's Alpha thang đo chất lượng dịch vụ...99

Bảng 2. 28: HệsốCronbach's Alphathang đo chăm sóc khách hàng...100

Bảng 2. 29: Kiểm định hệsốKMO ...101

Bảng 2. 30: Bảng phần trăm phương sai trích của các yếu tố...102

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

Bảng 2. 36: Giá trị trung bình thống kê nhóm biến giá cảdịch vụ...108

Bảng 2. 37: Giá trị trung bình thống kê nhóm biến chất lượng dịch vụ...109

Bảng 2. 38: Giá trị trung bình thống kê nhóm biến đội ngũ nhân viên ...109

Bảng 2. 39: Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VNPT từkhách hàng ..110

Bảng 2. 40: Kiểm đinh One Sample T-Test cho biến quan sát thời gia khắc phục sựcố ...110

Bảng 2. 41: Kiểm đinh One Sample T-Test cho biến quan sátứng dụng, ,cập nhật công nghệmới ...111

Bảng 2. 42: Kiểm đinh One Sample T-Test cho biến quan sát thiết bị ít hỏng hóc...111

Bảng 2. 43: Kiểm đinh One Sample T-Test cho bến thái độcủa nhân viên ...112

Bảng 2. 44: Kiểm đinh One Sample T-Test cho biến quan sát câu khẩu hiệu của VNPT ...112

Bảng 2. 45: Kiểm định One Sample T-Test cho biến độ ổn đinh đường truyền ...113

Bảng 2. 46: Đánh giá của khách hàng FPT vềba nhà mạng ...115

Bảng 2. 47: Đánh giá của khách hàng Viettel vềba nhà mạng ...118

Bảng 2. 48: So sánh chung đánh giá của khách hàng Viettel và FPT vềba nhà mạng ...118

Bảng 2. 49: Thống kê tiêu chí quan trọng nhất đểlựa chòn nhà cung cấp dịch vụ Internet...118

Bảng 2. 50: Ma trận SWOT về năng lực cạnh tranh của VNPT Huế...122

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

Hình 1: Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter ...33

Hình 2: Mô hình nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp ngành công thương...40

Hình 3: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phốHuế...41

Hình 4: Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của VNPT Huếcủa thạc sỹPhan Đình Hải ...42

Hình 5: Mô hình nghiên cứu của Bùi Văn Lượng vềgiải pháp nâng cao lợi thếcạnh tranh VNPT Huế...43

Hình 6: Mô hình nghiên cứu đềxuất ...44

Hình 7: Sơ đồtổchức bộmáy của công ty ...48

Hình 8: Mức tăng tổng số thuê bao Internet qua 3 năm trên đại bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế...75

Hình 9: Thịphần dịch vụ Internet băng rộng ...76

Hình 10: Biểu đồ cơ cấu thuê bao Internet băng rộng của VNPT qua 3 năm...77

Hình 11: Thịphần dịch vụInternet cáp quang ...78

Hình 12: Biểu đồthống kê vềkênh nhận biết của khách hàng ...94

Hình 13: Biểu đồthểhiện thời gian sửdụng dịch vụInternet cáp quang của khách hàng VNPT ...95

Hình 14: Biểu đồthống kê tiêu chí khiến khách hàng hài lòng nhất ...96

Hình 15: Thống kê số năm sửdụng Internet của khách hàng FPT ...113

Hình 16: Thống kê thời gian sửdụng dịch vụInternet cáp quang của Viettel ...116

Hình 17: Thống kê tiêu chí quyết định đến sựlựa chọn nhà cung cấp của khách hàng ...119

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ... 3

DANH MỤC CÁC BẢNG: ... 4

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ: ... 6

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ: ... 10

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:... 10

2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:... 11

2.1 Câu hỏi nghiên cứu:... 11

2.2 Mục tiêu nghiên cứu:... 11

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:... 11

3.1 Đốitượng nghiên cứu:... 11

3.2 Phạm vi nghiên cứu: ... 12

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:... 12

4.1 Phương pháp thu thập sốliệu:...12

4.2 Phương pháp chọn mẫu: ...12

4.3 Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu: ...13

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:... 14

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: ... 15

CHƯƠNG1:SỞKHOA HỌC: ... 15

1.1 Cơ SởLý Luận:... 15

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh...15

1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh...16

1.1.3 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh...17

1.1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...18

1.1.5 Khái niệm về dịch vụ...19

1.1.6 Khái niệm về dịch vụ viễn thông...20

1.1.7 Vai trò của cạnh tranh...21

1.1.8 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...23

1.1.8.1 Nhóm yếu tố thuộc môi trường Vĩ Mô:...23

1.1.8.2 Nhóm yếu tố thuộc môi trường ngành:...26

1.1.8.3 Nhóm yếu tố thuộc môi trường doanh nghiệp:...26

1.1.9 Các chỉ tiêu định lượng đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...29

1.1.10 Ma trận SWOT – đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:...31

1.1.11 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Micheal. E. Porter...33

1.1.11.1 Áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh trong ngành:...34

1.1.11.2 Áp lực từ người mua:...34

1.1.11.3 Áp lực từ nhà cung ứng...35

1.1.11.4 Áp lực từ sản phẩm thay thế...35

1.1.11.5 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn...36

1.2 Cơ Sở Thực Tiễn:... 36

1.2.1 Các khái niệm chung về mạng Internet....36

1.2.1.1 Mạng Internet là gì?...36 1.2.1.2 Mạng Internet và quá trình phát triển ở Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

1.2.3 Cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp mạng Internet trên địa bàn thành phố Huế....39

1.3 Mô hình nghiên cứu:... 40

1.3.1 Các mô hình nghiên cứu liên quan:...40

1.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất:...44

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VNPT HUẾ VỀ MẢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG.... 46

2.1 Tổng quan về công ty viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế:... 46

2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty...48

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ:...48

2.1.3 Số liệu về kết quả kinh doanh của công ty:...55

2.1.4 Tình hình nhân sự của công ty:...55

2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet cáp quang FiberVNN - VNPT Thừa Thiên Huế:... 57

2.2.1 Môi trường Vĩ mô:...57

2.2.1.1 Nhân tố kinh tế:...57

2.2.1.2 Nhân tố chính trị và Pháp luật:...58

2.2.1.3 Nhân tố xã hội:...60

2.2.1.4 Nhân tố tự nhiên:...61

2.2.1.5 Nhân tố khoa học - công nghệ:...62

2.2.2 Môi trường ngành...63

2.2.2.1 Đối thủcạnh tranh trong ngành...63

2.2.2.2 Khách hàng ...64

2.2.2.3 Nhà cung cấp ...65

2.2.2.4 Sản phẩm thay thế...65

2.2.2.5 Đối thủcạnh tranh tiềmẩn ...66

2.2.3 Môi trường doanh nghiệp...67

2.2.3.1 Nguồn nhân lực:...67

2.2.3.2 Nguồn lực vật chấtkỹthuật: ...69

2.2.3.3 Nguồn lực tài chính...69

2.2.3.4 Năng lực tổchứcquản lý– điều hành: ...71

Tổng quan về công ty cổ phần viễn thông FPT:...72

Tổng quan về tập đoàn viễn thông quân đội Viettel:...73

So sánh về thị phần giữa các nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet:...74

So sánh chất lượng dịch vụ giữa các nhà mạng:...80

So sánh về giá dịch vụ:...89

So sánh về xúc tiến bán hàng Online:...91

2.4 Khảo sát đánh giá của khách hàng về dịch vụ Internet cáp quang VNPT trên địa bàn thành phố Huế.... 91

2.4.1 Thông tin chung về đối tượng khách hàng điều tra:...91

2.4.1.1 Thông tin chung:...91

2.4.1.2 Thông tin về khách hàng đang sử dụng Internet cáp quang của VNPT...93

2.4.1.3. Thời gian sử dụng dịch vụ của khách hàng VNPT...94

2.4.1.4 Sự hài lòng của khách hàng đang sử dụng cáp quang VNPT theo từng tiêu chí:...95

2.4.2 Kiểm định sự phù hợp của thang đo và phân tích nhân tố:...96

2.4.2.1 Phân tích sự phù hợp của thang đo giá trị cảm nhận....97

2.4.2.2 Kiểm định phân tích nhân tố EFA – Exploratory Factor Analysis....100

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

CHƯƠNG3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VNPT

HUẾ VỀ MẢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG... 123

3.1 Định hướng phát triển của VNPT Thừa Thiên Huế:... 123

3.2 Giải pháp giữ vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Thừa Thiên Huế về mảng dịch vụ Internet cáp quang:... 124

3.2.1 Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ:...124

3.2.2 Nhóm giải pháp về đội ngũ nhân viên:...125

3.2.3 Nhóm giải pháp về thương hiệu:...125

3.2.4 Nhóm giải pháp về giá dịch vụ:...126

3.2.5 Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị:...127

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 128

1. KẾT LUẬN:... 128

2. KIẾNNGHỊ:... 129

TÀI LIỆU THAM KHẢO: ... 131

PHỤ LỤC ... 133

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Lý do chọn đề tài:

Trong thời đại ngày nay, mạng Internet đang dần có thể xem là một phần không thểthiếu trong cuộc sống. Chúng ta đã qua rồi cái thời bàn tán về những gì mà mạng Internet có thể đem lại như mang cả một thế giới thông tin đến gần với bạn, cung cấp những dịch vụmua sắm online tiện lợi nhất cho bạn hay cho bạn khoảng thời gian giải trí sau những giờphút làm việc mệt mỏi. Thời đại ngày nay là lúc chúng ta đặt câu hỏi về những viễn cảnh như đã từng được xem trên các bộ phim mười năm về trước, chúng ta có quyền hỏi liệu rằng với đường truyền mạng Internet như thếnày, tôi có thể xây dựng một hệ thống căn nhà thông minh – IOT (Internet of things) được hay là không? Tôi có thể ra lệnh bằng giọng nói cho máy tính hay điện thoại thông minh được hay không, thời gian phản hồi có nhanh không? Điện thoại thông minh của tôi có thể hướng dẫn đường đi cho xe ô tô trong thành phố được hay không? Đường truyền của tôi có đủ đểxem một bộphim chuẩn FHD được hay không? Những câu hỏi đó, đã và đang được hỏi rất nhiều trên chính những diễn đàn, trang web trên mạng Internet.

Có thểthấy rằng, hiện nay, sau gần 20 năm phát triển tại Việt Nam nói chung và thành phốHuế nói riêng, Internet đãđi vào mọi ngóc hẻm của cuộc sống, trởthành một công cụkhông thểthiếu, giúp ích trong học tập, công việc, giải trí, giao tiếp v.v…

Tại địa bàn thành phố Huế, VNPT là đơn vị đi đầu trong việc cung cấp đường truyền mạng Internet đến người dân. Là đơn vịsởhữu hệthống cơ sở hạtầng rộng lớn nhất cũng như ổn định nhất. Tuy nhiên ngày nay, với sựlớn mạnh cũng như cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trực tiếp như tập đoàn viễn thông quân đội Viettel và FPT, VNPT đang ngày càng mất dần thị phần, mất dần vịtrí của người đứng đầu tại địa bàn thành phốHuế. Với việc từng là một người khổng lồ với vị thếgần như không thể lay chuyển, cộng thêm thời gian hoạt động lâu dài tại thị trường thành phố Huế, việc đưa ra những chiến lược hợp lý để có thể nâng cao về khả năng cạnh tranh của công ty trong việc chiếm lại thị phần đã mất là cực kỳ quan trọng. Nhất là trong tình cảnh khi mà mạng Internet như là một phần không thểthiếu trong cuộc sống như ngày nay.

Xuất phát từ lý do đó, tôi đã chọn đềtài: “Đánh giá cảm nhận của khách hàng về dịch vụ Internet cáp quang Fibervnn của công ty viễn thông Thừa Thiên Huế trên địa bàn thành phốHuế”làm đềtài cho khóa luận của mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu:

2.1 Câu hỏi nghiên cứu:

 Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của VNPT tại địa bàn thành phốHuếlà những ai, Điểm mạnh, yếu của các đối thủcạnhtranh đó là gì?

 Cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ Internet cáp quang của VNPT là như thếnào?

 Thông qua việc phân tích điểm mạnh, yếu của các đối thủ cạnh tranh, chiến lược phát triển của VNPT Huế trên địa bàn thành phố Huếsẽlà gì? Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện các chiến lược đó là gì?

2.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu chung:

Trên cơ sở đánh giá những cảm nhận của khách hàng về dịch vụ FiberVNN, phân tích những điểm mạnh, yếu của các đối thủ cạnh tranh cũng như của công ty VNPT Thừa Thiên Huế. Đềxuất những giải pháp cụthể để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty VNPT Huế trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet cáp quang tại địa bàn thành phốHuế.

Mục tiêu cụthể:

 Hệthống hóa cơ sởlý luận và thực tiễn vềvấnđề năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh, về dịch vụ nói chung và dịch vụ viễn thông nói riêng, về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

 Đánh giá thực trạng chung của các công ty cung cấp dịch vụInternet cáp quang trên địa bàn thành phốHuế.

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và xác định điểm mạnh, yếu của công ty VNPT Huế đểtừ đó đềxuất những giải pháp cụthểnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh vềmảng cung cấp dịch vụInternet cáp quang.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là cảm nhận của khách hàng của công ty VNPT Huếvềmảng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi vềkhông gian:

Địa bàn thành phốHuế Phạm vi vềthời gian:

Thời gian thực hiện đềtài nghiên cứu: 10/2/2017–10/5/2017

Các số liệu sơ cấp đến từ khách hàng được thu thập trong khoảng thời gian:

15/3/2017–20/4/2017.

Số liệu thứ cấp đến từ các báo cáo tài chính của công ty được thu thập trong khoảng thời gian: 30/11/2014–10/2/2017.

4. Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Phương pháp thu thập sốliệu:

- Sốliệu sơ cấp:

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phát bảng hỏi điều tra để có được thông tin cần thiết vềnhững cảm nhận của khách hàng vềdịch vụcủa công ty.

Hỏi trực tiếp ý kiến của các nhân viên trong công ty.

- Sốliệu thứcấp:

Nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo tài chính của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT Thừa Thiên Huế.

Website chính thức của Tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT.

Sách, báo và các tạp chí liên quan.

Tham khảo từcác khóa luận, chuyên đề đã nghiên cứu trước.

4.2 Phương pháp chọn mẫu:

Mẫu nghiên cứu: Các khách hàng có sửdụng mạng Internet cáp quang trên địa bàn thành phốHuế

Phươngpháp chọn mẫu: Để đảm bảo phù hợp với đặc điểm khách hàng là cá nhân,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Công thức chọn cỡ mẫu : n= z

2p(1−p) e2 Trong công thức trên:

e = 9%: Sai sốmẫu cho phép z = 1.96: Giá trị miền thống kê

p: Tỷlệ khách hàng đánh giá cao năng lực cạnh tranh của dịch vụInternet cáp quang FiberVNN.

Trong công thức trên. Đặt q =1– p, p + q = 1. Đểp*q là lớn nhất thì p = q = 0.5 Thay vào công thức chọn cỡmẫu, ta có:

n= z2p(1− p)

e2 = 1.96

20.5(1−0.5)

0.092 =118,567….≈119

Số lượng người cần điều tra sẽ là 119, tuy nhiên trong quá trìnhđiều tra khảo sát, để tránh một số rủi ro như bảng hỏi có thể không hợp lệ, ta chọn mẫu là 125 để đảm bảo tỷlệ mẫu. Ngoài ra trong quá trình điều tra, tác giả còn hướng đến nhận xét của các khách hàng không sử dụng dịch vụ Internet cáp quang của VNPT. Như vậy, số lượng bảng hỏi điều tra sẽvào khoảng 300 bảng hỏi.

4.3 Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu:

Đối với sốliệu khảo sát về khách hàng đang sửdụng dịch vụInternet cáp quang của VNPT: Sửdụng phương pháp thông kê mô tả để lập thành bảng tần sốtheo các thuộc tính như giới tính, mức thu nhập, thời gian sửdụng dịch vụ…

Sửdụng phương pháp phân tích nhân tốkhám phá EFA:

 Đánh giá độ tinh cậy của thang đo thông qua chỉ số Cronbach Alpha để có thể loại bỏcác biến không phù hợp trong mô hình

 Sử dụng hệ số KMO để có thể xác định xem dữ liệu thu thập có phù hợp để phân tích nhân tốhay không

Phương pháp hồi quy: dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến năng lực cạnh tranh

Kiểm định One sample T-Test để kiểm định giá trị trung bình trong đánh giá của

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Đối với sốliệu khảo sát về khách hàng đang sửdụng mạng Internet của các đối thủ cạnh tranh, dung phương pháp thống kê mô tả để có thểlập bảng tần số, tính toán giá trị trung bình của từng tiêu chí, từ đó tổng hợp, đưa ra giải pháp.

5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sởkhoa học

Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty VNPT huế về mảng cung cấp dịch vụInternet cáp quang FiberVNN

Chương 3: Một sốgiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty VNPT huế vềmảng cung cấp dịch vụInternet cáp quang.

Phần III: Kết luận và kiến nghị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC:

1.1 Cơ SởLý Luận:

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh

Cạnh tranh là một thuật ngữdùng trong nhiều lĩnh vực. Trong nền kinh tếthị trường hiện nay, cạnh tranh luôn là yếu tố song hành đểcó thể dẫn đến thành công. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau vềkhái niệm cạnh tranh tùy theo phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, quốc gia hoặc liên quốc gia v.v… Trong lý thuyết cổ điển vềcạnh tranh, khái niệm này được phân tích thông qua nhiều quan điểm như thuyết lợi thế tuyệt đối, thuyết lợi thếso sánh, thuyết chu kỳsản phẩm…

Theo như trong từ điển Tiếng Việt: Cạnh tranh là cố gắng giành phần hơn, phần thắng.

Theo Karl Marx: Cạnh tranh là sự ganh đua vềkinh tếgiữa những chủthểtrong nền sản xuất hàng hóa nhắm giành giật những điều kiên thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đểtừ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh còn có thểdiễn ra giữa người sản xuất và người tiêu dùng vì người tiêu dùng muốn mua với giá rẻ còn người sản xuất thì muốn bán với giá cao. Giữa người tiêu dùng với nhau thì cạnh tranhđể mua được với giá rẻ hơn.

Trong cuốn sách Kinh tếhọc của hai nhà kinh tếhọc người Mỹlà P. Samuelson và W.Nordhaus, cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để tranh giànhkhách hàng hoặc thị trường.

Theo M. E. Porter: “Cạnh tranh là giành lấy thịphần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mực lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sựbình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệquảgiá có thểgiảm đi”.

Với quan điểm cạnh tranh là lợi thế tuyệt đối của mỗi một quốc gia, nhà kinh tế chính trị học Adam Smith cho rằng: “Cạnh tranh rất quan trọng, cạnh tranh đảm bảo cho mỗi quốc gia hay cá nhân thực hiện những công việc mà chúng có thể thược hiện tốt nhất và nó đảm bảo mỗi thành viên sẽ thu được phần thưởng xứng đáng cho công việc của mình và đóng góp tối đa cho phúc lợi chung. Vì lẽ đó, vai trò của Nhà nước hay chủ quyền nên giảm tối thiểu. Các chính sách của Nhà nước là nhằm loại bỏ độc quyềnvà bảo vệcạnh tranh”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Ta có thểthấy rất nhiều khái niệm khách nhau vềcạnh tranh, nhưng chung quy lại, xét trên cấp độ tiếp cận của một doanh nghiệp, chúng đề cơ bản giống nhau vềmột số các đặc điểm sau:

- Mục tiêu: Đảm bảo mục đích chung của doanh nghiệp là tồn tại và phát triển, nâng cao vị thếcủa doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận và thúc đẩy các mối quan hệxã hội.

- Phương pháp: Vân dụng những lợi thế của mình so với đối thủ đểcó thểgiành thắng lợi trước các đối thủcạnh tranh.

Tóm lại, cạnh tranh có thể được hiểu là sự tranh đua, ganh đấu vương lên không ngừng giữa các doanh nghiệp với nhau trong ngành, trong cùng một thị trường nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, tranh giành thị phần, nhà cung cấp hay là các mục tiêu vềxã hội khác.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cạnh tranh cũng mang nghĩa tích cực cho nền kinh tế. Những trường hợp đó là cạnh tranh không lành mạnh. Trong thực tế, những chủthể tham gia vào nền kinh tếhoàn toàn có thể gây phương hại cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Với những ám ảnh về câu châm ngôn: “Thương trường là chiến trường”

hay câu nói của nhà hoạt động chính trị Gore Vidal: “Chỉ thành công thôi là chưa đủ, phải làm cho kẻ khác thất bại nữa”, các nhà kinh doanh đôi lúc ngộ nhận quan điểm sai lầm vềcạnh tranh, dẫn đến tìmđủmọi cách nhằm chiến thắng trong thương trường mà không chú ýđến hậu quảcho nền kinh tế.

Theo Karl Marx: “Bất kỳsự vật hiện tượng nào cũng đều có hai mặt, mặt tích cực và mặt tiêu cực”. Cạnh tranh cũng vậy, bao gồm cảmặt tích cực và mặt tiêu cực. Khía cạnh tích cực có nhiều nhưng cũng không ít mặt tiêu cực cũng không ít, chúng ta cần phải hạn chếmặt tiêu cực cũng như làm tăng hiệu quảcủa cạnh tranh bằng những biện pháp hợp lý, góp phần tìm kiếm lợi nhuận, thúc đẩy sựphát triển của nền kinh tế. Nếu như chỉ theo đuổi khối lợi nhuận khổng lồ mà bỏ qua những hậu quả tạo ra cho nền kinh tế, cho xã hội như huỷ hoại môi trường, nguy hại cho sức khỏe của con người…thì sự phát triển đó đơn giản chỉ là phát triển một cách lệch lạc, không vì lợi ích của con người, của xã hội.

1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Khái niệm về năng lực cạnh tranh xuất phát trong quá trình nghiên cứu về cạnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

cũng có thể tiếp cậnở nhiều những cấp độ, từ cấp độ hàng hóa đến doanh nghiệp, cấp ngành hay lớn hơn nữa là quốc gia.

Theo M. E. Porter: “Hiện nay chưa có một định nghĩa nào về năng lực cạnh tranh một cách phổbiến”. Sau đây là một số các định nghĩa về năng lực cạnh tranh:

- Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, xuất bản năm 2001 thì: “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thịphần lớn trước các đối thủcạnh tranh trên thị trường, kểcảkhả năng giành lại một phần hay toàn bộthị phần của đồng nghiệp”.

- Theo M. Porter: “Năng lực cạnh tranh chỉcó nghĩa khi xem xét ở cấp độquốc gia là năng suất”.

- “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sửdụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủcạnh tranh trên thị trường”.

1.1.3 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh

Một doanh nghiệp có thể được coi là thếmạnh của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác, và nhờ vào thế mạnh đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao.

Một doanh nghiệp có thể được coi là có lợi thế cạnh tranh khi mà tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành. Và doanh nghiệp có một lợi thế cạnh tranh bền vững khi nó có thểduy trìđược tỷlệlợi nhuận cao trong một thời gian dài.

Theo người lãnh đạo được tạp chí Fortune mệnh danh là “Nhà quản lý của thế kỷ 20” Jack Welch thì: “Nếu không có lợi thếthì đừng cạnh tranh”. Lợi thếlà tiền đề cơ bản cho sựcạnh tranh. Vìđó, lợi thếcạnh tranh làm cho doanh nghiệp được chú ý, cho doanh nghiệp cái mà các doanh nghiệp khác không có, giúp cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh sản xuất tốt hơn các doanh nghiệp khác. Lợi thếcạnh tranh là một yếu tốcần thiết giúp doanh nghiệp thành công và tồn tại lâu dài, tạo ra sựkhác biệt.

Theo M. E. Porter: “Lợi thế cạnh tranh được hiểu là nguồn lực, lợi thế của ngành, của quốc gia mà nhờ có chúng, các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tếtạo ra một lợi thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủcạnh tranh trực tiếp”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Theo thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith: “Lợi thế cạnh tranh dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối về năng suất lao động cao, có nghĩa là chi phí sản xuất giảm, muốn tăng năng suất lao động thì phải phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất”

Có bốn yếu tốcấu thành nên lợi thếcạnh tranh là: Hiệu quả, chất lượng, sựcải tiến và khả năng đáp ứng khách hàng. Bất kể doanh nghiệp ở trong ngành nào, cung cấp sản phẩm dịch vụgì cũng đề chịuảnh hưởng từcác yếu tốtrên. Các yếu tốtrên tuy có vẻtách biệt nhưng lại gắn kết với nhau, tương tác qua lại lẫn nhau. Nên khi xem xét về lợi thếcạnh tranh, phải đặt các yếu tốtrên trong một sựthống nhất, tác động qua lại.

1.1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Khi đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, người ta thường dựa trên các tiêu chí sau:

Khả năng mở rộng và phát triển thị phần: Có ý kiến cho rằng, thị phần biểu heienj rõ nét nhất nặn lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một thời kỳcụ thểthì thịphần của doanh nghiệp chủ yếu thểhiện vị thế của doanh nghiệp hơn là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Để đánh giá khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp dưới góc độ thị phần phải nghiên cứu sự thay đổi của thị phần qua các thời kỳkhác nhau.

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: Thông thường, hiệu quả kinh doanh được xác định bằng cách tính toán lượng đầu vào bao nhiêu đểsản xuất được một lượng đầu ra. Người ta gọi tiêu chí này là năng suất. Doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả, năng suất càng cao thì cần càng ít đầu vào cho một mức đầu ra cho trước, do đó, chi phí càng thấp. Khi đó, doanh nghiệp có lợi thếvềchi phí thấp so với đối thủ.

Khả năng đổi mới của doanh nghiệp: Đổi mới bao gồm sựcải tiến hoặc sán tạo mới sản phẩm, quá trình sản xuất, cơ cấu tổchức quản lý và sản xuất –kinh doanh và các chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện. Do đó, đổi mới thể hiện tính linh hoạt và năng động của doanh nghiệp thíchứng với môi trường kinh doanh. Nếu thành công, doanh nghiệp sẽ tạo ra được những giá trị mới, độc đáo mà các doanh nghiệp khác không có và làm hiệu quả kinh doanh được cao hơn.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm: Để đánh giá xem một sản phẩm có năng lực cạnh tranh hay không cần dựa trên nhiều yếu tố song, trước hết phải dựa vào chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm không chỉ được thể hiện khi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

phẩm thuôc ngành này có sự đặc biệt riêng, quá trình sản xuất và tiêu dùng là một, do đó nếu khâu sản xuất không được đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm ngay lập tức, gâyảnh hưởng đến nhiều khách hàng.

Khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quá trình kinh doanh: Tiêu chí trên có nhiều cách nhìn nhận trên nhiều khía cạnh.

Khả năng tiếp cận và xử lý nguồn thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết đinh kinh doanh của doanh nghiệp.

Khả năng tiếp cận, tuyển dụng và sửdụng được các nguồn lực cá trìnhđộbên ngoài thị trường đặc biệt của đối thủcạnh tranh.

Khả năng tiếp cận các nguồn lực vật chất và sửdụng với hiệu suất cao.

Năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Khả năng liên kết hợp tác với các doanh nghiệp khác và hội nhập quốc tế: Nhu cầu liên kết là một xu hướng tất yếu của một doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã lớn mạnh và muốn nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp không có hoặc có ít khả năng liên kết với các doanh nghiệp khác thì không những doanh nghiệp mất đi cơ hội của chính mình mà còn chịu sự đe dọa lớn từnhững doanh nghiệp khác.

Thương hiệu doanh nghiệp: Chiến lược thương hiệu sẽgiúp lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao so với các đối thủ còn lại. Nếu có một hình ảnh đủ hấp dẫn và khác biệt, doanh nghiệp có thểgọi đó là thương hiệu mạnh. Ngày nay, việc xây dựng thương hiệu không chỉ là lôi kéo nhận thức và mong muốn của khách hàng về phía mình mà còn là tạo lập một hệthống bao gồm sựkết hợp giữa sựcam kết và thiết lập hình tượng nhận thức khách hàng cùng với việc chuyển tải sựcam kết đó.

1.1.5 Khái niệm về dịch vụ

Do tính chất phức tạp, đa dạng và vô hình của dịch vụnên hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Chẳng hạn, Từ điển VN giải thích: “Dịch vụlà các hoạt động nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt”. Tuy nhiên cách giải thích này còn khái quát và chưa thực sựlàm rõ được bản chất của dịch vụ.

Trong cuốn “Lựa chọn bước đi và giải pháp đểViệt Nam mởcửa vềdịch vụ thương mại”, tác giả đã đưa ra khái niệm dịch vụ: “Dịch vụ là các lao động của con người

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

cách giải thích này đã làm rõ hơn nội hàm của dịch vụ – dịch vụ là kết tinh sức lao động con người trong các sản phẩm vô hình.

Cách hiểu vềdịch vụcũng không hoàn toàn thống nhất giữa các quốc gia khác nhau trên thếgiới. Vì lẽ đó trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ(GATS), Tổ chức thương mại thếgiới (WTO) đã liệt kê dịch vụthành 12 ngành lớn, trong mỗi ngành lớn lại bao gồm các phân ngành. Tổng cộng có 155 phân ngành với 4 phương thức cung cấp dịch vụ là: Cung cấp qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại và hiện diện thể nhân trong đó có hoạt động ngân hàng.

Từ các quan điểm khác nhau, có thể đưa ra một khái niệm về dịch vụ như sau:

“Dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong các sản phẩm vô hình nhằm thoảmãn những nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người”.

1.1.6 Khái niệm về dịch vụ viễn thông

Viễn thông (trong các ngôn ngữ châu Âu xuất phát từ tele của tiếng Hy Lạp có nghĩa là xa và communicare của tiếng La tinh có nghĩa là thông báo) miêu tảmột cách tổng quát tất cả các hình thức trao đổi thông tin qua một khoảng cách nhất định mà không phải chuyên chở những thông tin này đi một cách cụthể(thí dụ như thư). Theo nghĩa hẹp hơn, ngày nay viễn thông được hiểu như là cách thức trao đổi thông tin, dữ liệu thông qua kỹthuật điện, điện tửvà các công nghệhiện đại khác. Các dịch vụviễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện thoại, sau dần phát triển thêm các hình thức truyền đưa sốliệu, hìnhảnh …

Như vậy, dịch vụ viễn thông nói chung là một tập hợp các hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, tạo ra chuỗi giá trị và mang lại lợi ích tổng hợp. Do đó, thực thểdịch vụ viễn thông thường được phân làm 2 loại: dịch vụ cơ bản (dịch vụ cốt lõi) và dịch vụgiá trị gia tăng (dịch vụphụthêm).

Dịch vụ cơ bản là dịch vụchủyếu của doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Dịch vụ cơ bản thỏa mãn một loại nhu cầu nhất định vì nó mang lại một loại giá trị sửdụng (hay là giá trị lợi ích) cụ thể. Dịch vụ cơ bản quyết định bản chất của dịch vụ, nó gắn liền với công nghệ, hệ thống sản xuất và cung ứng dịch vụ. Nói một cách cụ thể hơn viễn thông cơ bản là dịch vụ đểkết nối và truyền tín hiệu sốgiữa các thiết bị đầu cuối.

Các dịch vụ cơ bản của viễn thông bao gồm dịch vụthoại và dịch vụ truyền sốliệu.

Dịch vụthoại bao gồm dịch vụ điện cố định, di động; Dịch vụtruyền sốliệu gồm: dịch vụkênh thuê riêng, dịch vụtruyền dẫn tín hiệu truyền hình …

Dịch vụ giá trị gia tăng là những dịch vụbổsung, tạo ra những giá trị phụtrội thêm cho khách hàng, làm cho khách hàng có sựcảm nhận tốt hơn về dịch vụ cơ bản. Dịch vụgiá trị gia tăng của dịch vụviễn thông là các dịch vụ làm tăng thêm các giá trịthông

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Dịch vụ giá trị gia tăng của dịch vụ viễn thông bao gồm các dịch vụ gia tăng trên nền thoại đó là: dịch vụhiển thị sốgọi đến, dịch vụchuyển cuộc gọi tạm thời, dịch vụ báo thức, dịch vụ điện thoại hội nghị ba bên, dịch vụnhắn tin…; các dịch vụ gia tăng trên nền truyền số liệu như: dịch vụ truyền âm thanh, hình ảnh, tin nhắn đa phương tiện GPRS (Genaral Packet Radio Services)…

1.1.7 Vai trò của cạnh tranh

Trong thời đại hội nhập kinh tế như hiện nay, để tồn tại và đứng vững trên thị trường thì các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn xuyên quốc gia. Cạnh tranh tạo ra một nguồn động năng lớn, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, chuyển đổi mô hình kinh doanh, chuyển đổi công nghệ…càng ngày càng có nhiều hơn những công trình khoa học được tạo ra, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người.

Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp:

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh trên thị trường thì đều muốn đạt được mục đích là doanh nghiệp của mình có thểtồn tại, đứng vững và xa hơn nữa là mở rộng, phát triển về quy mô. Để làm được điều đó, mỗi một doanh nghiệp buộc lòng phải đềra những chiến lược lâu dài và cụthểnhằm lấy những lợi thếvềphía mình. Cạnh tranh về thương hiệu, vềgiá cả…nhằm chiếm được lòng tin của khách hàng, giành giật thị phần… tất cả đều nhắm đến một mục đích cuối cùng là tồn tại và phát triển.

Cạnh tranh như là một tiêu chuẩn đểsàn lọc doanh nghiệp, lựa chọn ra những doanh nghiệp tốt, có thể đương đầu với khó khăn và thải loại những doanh nghiệp không có khả năng theo kịp nhu cầu của thị trường. Vì lẽ đó, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi một doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết, đóng vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển.

Cạnh tranh ngoài việc quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp còn tạo ra động lực to lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp, đẩy mạnh việc nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Cạnh tranh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải phát triển công tác Marketing, từnghiên cứu thị trường cho đến xác định nhu cầu và đề ra kết quả kinh doanh cho đến việc đưa ra các quyết định sản xuất đểcó thể đáp ứng được nhu cầu đó. Không chỉ riêng những doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất hàng hóa hữu hình, những doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa vô hình, cụthểlà những doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm là dịch vụ, cũng phải

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Cạnh tranh ép buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, phù hợp với nhu cầu khách hàng hơn để có thể đáp ứng dược nhu cầu thay đổi hằng ngày hằng giờ của người tiêu dùng. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp buộc phải ứng dụng các công nghệ, khoa học kỹthuật vào quá trình sản xuất, kinh doanh.

Tìm mọi cách để có thể nâng cao tay nghề của công nhân, nâng cao năng suất lao động…tạo ra sự phát triển cho doanh nghiệp. Khoa học kỹ thuật càng tiến bộ, chất lượng sản phẩm càng được nâng cao, giá thành sản phẩm được hạ. Sự đổi mới không chỉ tác động đến doanh nghiệp mà là cảnền kinh tếnói chung.

Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng:

Cạnh tranh xảy ra càng nhiều, hàng hóa, dịch vụ sẽ ngày càng có chất lượng tốt hơn, mẫu mã ngày càngđẹp, phong phú đa dạng đểcó thể đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng và thay đổi liên tục của khách hàng. Với người tiêu dùng, cạnh tranh diễn ra càng mạnh, người tiêu dùng càng có thể lựa chọn được nhiều hơn những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với túi tiền cũng như sở thích của bản thân. Lợi ích thu được từhàng hóa ngày càng cao, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của bản thân. Các dịch vụ kèm theo nhiều hơn những ưu đãi nhằm thu hút khách hàng, nhận được ngày càng nhiều hơn những hỗtrợ, tư vấn vềsản phẩm đến từnhiều phía. Rất nhiều những lợi ích mà khách hàng có thểnhận được nếu cạnh tranh diễn ra một cách khốc liệt. Người tiêu dùng là trung tâm, là mục tiêu để doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu, bởi người tiêu dùng là yếu tố chính quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp, người tiêu dùng không chọn, doanh nghiệp buộc lòng phải từbỏthị trường.

Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế:

Cạnh tranh có thể được xem như là xương sống của nền kinh tế, đóng một vai trò to lớn xuyên suốt quá trình phát triển.Ở trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa như nước ta hiện nay, quan niệm đó cũng không phải là ngoại lệ:

- Cạnh tranh là một môi trường, là nguồn động năng to lớn cho sự phát triển của các thành phần kinh tế tham gia vào nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giúp xóa bỏkhái niệm độc quyền, bất hợp lý, bất bìnhđẳng trong kinh doanh.

- Cạnh tranh góp phần làm cho nền khoa học, công nghệ phát triển, các thành phần kinh tếngày càng mạnh dạng đầu tư vào các trang thiết bị cơ sở, máy móc hiện đại, tầm cỡ đểcó thể đưa sản phẩm của mìnhđi xa hơn không chỉ trong nước mà còn ở trên thế giới. Làm cho mặt bằng chung về khoa học công nghệ của cảnền kinh tế được nâng cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

- Cạnh tranh làm thúc đẩy sự đa dạng hóa trong sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Kích thích những nhu cầu mới của người tiêu dùng, tạo ra những thói quen tiêu dùng mới, nâng cao chất lượng cuộc sống người tiêu dùng, mang lại lợi ích cho xã hội và nền kinh tế

Cạnh tranh giúp cho không chỉ nền kinh tếmà còn giúp cho đời sống xã hội của cả một đất nước ngày một nâng cao.

1.1.8 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Có nhiều yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, có thể phân các yếu tố đó thành 3 nhóm riêng biệt: Các yếu tố thuộc môi trường Vĩ mô, Các yếu tốthuộc môi trường ngành và các yếu tốtrong nội bộdoanh nghiệp.

1.1.8.1 Nhóm yếu tố thuộc môi trường Vĩ Mô:

Yếu tố chính trị và pháp luật:

Yếu tốchính trịvà pháp luật luôn đóng góp một tác động lớn đến sựhình thành, tồn tại cũng như phát triển của doanh nghiệp. Bất kể đó là một doanh nghiệp kinh doanh trong nước hay là một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Chính trị và pháp luật là nên tảng cho sự phát triển của nền kinh tế, là cơ sở cho mỗi một doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhà nước điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua các bộluật, các thông tư, nghị định, các chính sách tài chính, tiền tệ… Những yếu tố trên đềuảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu không có một nền chính trị ổn định thì sẽkhó lòng cóđược một nền kinh tế ổn định và phát triển một cách lâu dài và lành mạnh. Luật pháp chi phối sản xuất, kinh doanh, mỗi thị trường đều chịu ảnh hưởng bởi luật pháp. Luật pháp rõ ràng cộng với một nền chính trị ổn định là môi trường tốt nhất đểmột doanh nghiệp có thểhoạt động và phát triển.

Đối với những doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế, luật pháp góp phần giảm thiểu những sai sót, những việc gian lận xảy ra. Giúp hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh xảy ra giữa các công ty đa quốc gia. Giúp chống lại những hình thức kinh doanh trái phép, gây tổn hại lớn cho nền kinh tế. Bảo vệ các công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Một môi trường chính trị ổn định cộng với luật pháp rõ ràng là tiền đề tốt nhất cho sự phát triển và cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp, tạo ra sự thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Sự thay đổi nhỏ trong yếu tố chính trị và pháp luật có thể dẫn đến rất nhiều những thuận lợi cũng như thách thức đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tuân theo cũng như thay đổi thích hợp để có thểtiếp tục cuộc chơi của mình trong thị trường.

Yếu tố kinh tế:

Yếu tố kinh tế là yếu tố to lớn,ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, thu hút được nguồn lao động, dân cư tăng lên, doanh nghiệp có thể mởrộng sản xuất, khả năng thu hút đầu tư vào doanh nghiệp tăng, cơ hội mở rộng lớn hơn, năng lực cạnh tranh tăng cao… Nếu như một doanh nghiệp có thểtận dụng được những thời cơ thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế, tự hoàn thiện mình, không ngừng học hỏi và phát triển thì không có lý do gì để doanh nghiệp thất bại trên thị trường.

Các yếu tố kinh tế có thểkể đến như: Sức mua của một đơn vị tiền tệ, Chỉ số lạm phát, Tỷgiá hối đói…tất cả đềuảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp và tạo ra một cách song hành những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp có thể nắm bắt cũng như đương đầu.

Yếu tố khoa học công nghệ:

Đây là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khoa học công nghệ góp phần quyết định đến chất lượng sản phẩm. Các yếu tố công nghệ như phương thức sản xuất mới, những dây chuyền sản phẩm công nghệmới, trang thiết bị sản xuất tiên tiến, vật liệu mới, ứng dụng phần mềm mới…đều ảnh hưởng to lớn đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Yếu tốnày có thể thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, cũng có thể khiến cho những doanh nghiệp không theo kịp về mặt đầu tư công nghệ có thể bị tụt hậu, dẫn đến khả năng cạnh tranh ngày càng giảm, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Việc áp dụng nhiều những công nghệ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

số lượng sản phẩm cònđược nâng cao để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Yếu tố văn hóa xã hội:

Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua và tiêu thụ sản phẩm của khách hàng. Yếu tố này biến đổi theo thời gian và khó để có thể nhận biết được. Dù muốn hay không, khi tham gia vào thị trường, doanh nghiệp buộc lòng phải nhận biết được yếu tố này đểcó thểlàm thõa mãn người tiêu dùng. Yếu tốnày bao gồm:

 Lối sống, phong tục tập quán.

 Thái độtiêu dùng.

 Trình độdân trí.

 Ngôn ngữ.

 Tôn giáo v.v…

Không chỉ ảnh hưởng đến hành vi mua và tiêu thụ của người tiêu dùng, yếu tốnày còn gián tiếp tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua lực lượng đội ngũ công nhân viên trong doanh nghiệp. Môi trường văn hóa trong doanh nghiệp, thái độ cư xử của các nhà quản trị khi tiếp xúc với nhân viên, thái độ của nhân viên khi tiếp xúc với khách hàng cũng như thái độ của những nhân viên kinh doanh trong tiếp xúc giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Việc tìm hiểu kỹthị trường mà doanh nghiệp hướng tới, nghiên cứu rõ ràng các mối quan hệ xã hội tại thị trường đó giúp nâng cao khả năng thành công của sản phẩm, dịch vụ, nâng cao khả năng thành công của doanh nghiệp.

Yếu tố tự nhiên:

Các điều kiện tựnhiên có thểkể đến như tài nguyên thiên nhiên khoán sản, vị trí địa lý thuận lợi, trình độ của nguồn nhân lực, thời tiết…đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những yếu tố trên hoặc tạo thuận lợi hoặc gây ra những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp. Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển tốt như hiện nay, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tránh được những ảnh hưởng xấu đến từ môi trường tự nhiên. Sựxuất hiện của doanh nghiệp có thể làm tăng lên trình độ của người dân vùng lân cận, tạo ra việc làm, nâng cao cơ sở vật chất trang thiết bị, đời sống xã hội được nâng cao. Nếu chú trọng đến việc giải

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

lãng phí nguồn nguyên liệu…thì việc nâng cao chất lượng xã hội của một doanh nghiệp tại những nơi kém phát triển hoàn toàn khảthi.

1.1.8.2 Nhóm yếu tố thuộc môi trường ngành:

Môi trường ngành là môi trường của những doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Môi trường ngành là môi trường diễn ra cạnh tranh một cách khốc liệt nhất, dễ nhân ra nhất. Những tác động của doanh nghiệp với nhau trong môi trường ngành đều dẫn đếnảnh hưởng đến kết quảsản xuất kinh doanh cuối cùng.

Môi trường ngành bao gồm năm nhân tố cơ bản là: Đối thủ cạnh tranh, Người mua, Nhà cung cấp, Các đối thủtiềmẩn và các mặt hàng thay thế. Đó là năm nhân tố thuộc mô hình năm áp lực cạnh tranh của M. E. Porter. Thấu hiểu về các nhân tốnày cũng như nhận ra điểm mạnh yếu của mình và đối thủsẽgiúp cho doanh nghiệp giành được lợi thếso với đối thủcạnh tranh.

1.1.8.3 Nhóm yếu tố thuộc môi trường doanh nghiệp:

Nguồn nhân lực:

Là yếu tố mang tính sống còn của mọi tổchức, mọi doanh nghiệp. Để đánh giá một doanh nghiệp, đầu tiên người ta thường đanh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Đây là nguồn tài sản quý báu nhất, yếu tố then chốt cho thành công của mỗi doanh nghiệp.

Có ba cấp phân chia nguồn nhân lực trong doanh nghiệp:

Quản trị viên cấp cao: Bao gồm ban giám đốc, các trưởng phòng, phó ban. Trìnhđộ quản lý của cấp bậc này càng cao, kinh nghiệm trong quản lý càng dày dặn, kinh nghiệp kinh doanh phong phú, quan hệ đối ngoại càng tốt...thì doanh nghiệp đó càng có nhiều lợi thế về cạnh tranh trên thị trường. Xác suất thành công của doanh nghiệp càng lớn.

Quản trị viên cấp trung gian: Đây là đội ngũ nhận viên trực tiếp quản lý đến các phân xưởng sản xuất. Cấp quản trị này cần phải có nhiều vềkinh nghiệm công tác, khả năng ra quyết định, điều hành công tác.

Quản trị viên cấp cơ sở: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phần nào cũng chịu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Với một đội ngũ nhân viên tốt trong tay, doanh nghiệp có thểtriển khai hầu như tất cả những gì họ muốn. Đội ngũ nhân lực giỏi sẽ làm tăng các nguồn lực khác cho doanh nghiệp. Trí tuệ của con người là nguồn lực vô giá, nó giúp tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao nhất, đưa doanh nghiệp đi qua những thời kỳ khó khăn nhất và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Nguồn lực về vật chất:

Nguồn lực vềvật chất là những trang thiết bịvật chất kỹthuật hiện đại, những công nghệtiên tiến mà doanh nghiệp áp dụng trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quy mô và năng lực vềsản xuất. Một hệthống cơ sởvật chất tốt sẽ làm tăng năng suất lao động của nhân viên, chất lượng của sản phẩm được nâng cao trong khi giá thành hạ. Trang thiết bị máy móc cũ kỹ khó có thể tạo ra được lợi thếcạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

Trang thiết bị máy móc kỹ thuật của công ty, kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệmới của đội ngũ nhân viên tác động đến những yếu tố như chất lượng, giá thành, cách thức Marketing sản phẩm của công ty.

Mạng lưới phân phối sản phẩm, hàng hóa tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty không hềnhỏ. Các phương tiện vận tải tiên tiến, hoạt động ổn định giúp hàng hóa của công ty cung ứng ra thị trường một cách kịp thời. Hàng hóa kịp đến với tay người tiêu dùng.

Quy mô sản xuất kinh doanh: Một quy mô sản xuất kinh doanh lớn giúp doanh nghiệp đảm bảo được lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường, không sợ phải rơi vào tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Nhờ vào lợi thế kinh tế theo quy mô, doanh nghiệp hạ được giá thành, sản phẩm được nhiều khách hàng chọn lựa hơn và từ đó có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Nguồn lực tài chính:

Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng trong việc quyết định khả năng sản xuất cũng như là một tiêu chí hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp. Nhân tốnày ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt thì có thểdễ dàng hơn trong việc mởrộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị máy móc công nghệ đểcó thểtheo kịp với nhịp độ phát triển, dễ dàng đầu tư vào các dự án có tiềm năng mà các đối thủ cạnh tranh trực tiếp chưa thể nhận ra hoặc không có đủ nguồn lực tài chính. Một nền tảng tài

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

chính vững chắc là tiền đềcho sựtin cậy từ phía các đối tác ở cả trong và ngoài nước, là một yếu tốquyết định đến khả năng phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp.

Trình độ tổ chức quản lý:

Trình độ tổ chức quản lý thể hiện thông qua cơ cấu, tổ chức của công ty. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có một cơ cấu tổchức, định hướng cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức bộ máy hay sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển.

Kích thích khả năng sáng tạo của toàn bộ các cấp nhân viên trong doanh nghiệp, giúp cho nhân viên các cấp làm việc thoải mái hơn, từ đó nâng cao năng suất lao động, chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh một cách triệt để. Từ đó, khả năng thành công của doanh nghiệp ngày càng lớn.

Kinh nghiệm:

Kinh nghiệm là một yếu tốcần thiết để đưa doanh nghiệp đi qua những thời kỳkhó khăn cũng như điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụthểtrong từng thời điểm thích hợp. Kinh nghiệm ở đây không chỉ là kinh nghiệm của cấp lãnh đạo mà cònởtrong cả đội ngũ nhân viên.

Một nhà quản trị giỏi có thể giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc chủ động sản xuất kinh doanh. Tìm ra những nguồn cung cấp nguyên vật liệu tốt, dự đoán được thị trường, điều tiết sản xuất trong doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí tồn kho không đáng có, giảm thiểu tình trạngứ đọng vốn.

Một nhân viên kinh nghiệm có thể đề xuất những phương án cải thiện năng suất lao động hay lên các cấp lãnh đạo, từ đó có thểgiúp cảmột dây chuyền sản xuất làm việc hiệu quả hơn. Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm sẽ giúp ích rất nhiều cho đội ngũ lãnh đạo.

Hoạt động Marketing:

Marketing là một hoạt động cực kỳquan trọng, nó là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, nó là thành phần không thểthiếu trong thời đại kinh doanh ngày nay.

Marketing là một quá trình tương tác liên tục giữa doanh nghiệp và khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

được bán ra thông qua các thông tin quảng cáo, các thông tin bị lộ hoặc doanh nghiệp cốtình cho rò rỉ để kích thích sựtò mò của khách hàng. Khi sản phẩm được xuất hiện trên kệ hàng. Hoạt động Marketing tiếp tục tác động đến khách hàng thông qua các chương trình quảng cáo, các dịch vụhấp dẫn kèm theo, đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình. Thậm chí khi sản phẩm được bán ra, đến tay người tiêu dùng thì hoạt động Marketing vẫn còn tiếp diễn thông qua những tương tác đối với khách hàng, các dịch vụ hỗ trợ kèm theo sản phẩm, tư vấn sản phẩm khác, sửa chữa sản phẩm nếu có hư hỏng xảy ra… Hoạt động Marketing của doanh nghiệp luôn đi kèm với khách hàng, thậm chí cho dù đó không phải là khách hàng đang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Hoạt động này còn giúp tìm kiếm thị trường, khách hàng mục tiêu, thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh…Để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp thì hoạt động Marketing là hoạt động không thểthiếu.

Thương hiệu:

Thương hiệu là một yếu tố phi vật thể nhưng cực kỳcần thiết trong quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay. Một thương hiệu mạnh, được biết đến rộng rãi sẽmang lại nhiều lợi thếtrong việc mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm. Góp phần cho việc phát triển nhanh. Yếu tố niềm tin của khách hàng trong quá trình sửdụng sản phẩm dịch vụgóp phần cực kỳquan trọng trong việc cạnh tranh của công ty cũng như thu hút những khách hàng tiềm năng. Tiết kiệm chi phí cho việc truyền thông, quảng bá sản phẩ

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

Kiến nghị đối với nhà nước về ngành bảo hiểm Hiện nay ngành kinh doanh bảo hiểm đang là một trong những ngành phát triển và được nhiều sự quan tâm từ phía khách hàng và

Hơn nữa nghiên cứu chỉ kiểm định tổng quát, không phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể như sản phẩm, dịch vụ, công nghệ cao, công nghiệp, thâm dụng

Theo tác giả Đoàn Hùng Nam trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời hội nhập cho rằng: “Cạnh tranh là một quan hệ kinh tế, tất yếu

- Rào cản rút lui khỏi ngành cao thì áp lực cao.. Qua đó có thể thấy rằng, hầu hết khách hàng đã có những lời đánh giá chưa thật sự tốt cho lắm về nhóm Giá

Chính vì vậy, những nhân tố như cảm nhận của khách hàng về giá và chi phí (chi phí sử dụng) không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ nhưng sẽ tác động đến sự hài lòng

Song song với sự phát triển đó, để đảm bảo nguồn thu cho NSNN theo tiêu chí của ngành thuế “thu đúng, thu đủ, kịp thời” thì người nộp thuế và hệ thống kiểm soát thuế cùng

Đối với bài nghiên cứu, kết quả đạt được là đã xây dựng được mô hình hồi quy tuyến tính về lòng trung thành của khách hàng, giải thích được các nhân tố có

Nghiên cứu đã có những đóng góp tích cức đối với công ty FPT trong việc tìm hiểu các yếu tố dịch vụ Internet cáp quang tác động đến sự hài lòng của khách hàng