• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI QUANG THIỆN THÔNG QUA KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI QUANG THIỆN THÔNG QUA KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
119
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUANG THIỆN THÔNG QUA KHẢO

SÁT KHÁCH HÀNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN THỊ TRINH NỮ

Khóa học: 2016 - 2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUANG THIỆN THÔNG QUA KHẢO SÁT

KHÁCH HÀNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Trinh Nữ Lớp: K50B QTKD Niên khóa: 2016 – 2020

Giáo viên hướng dẫn:

Th.S Trần Quốc Phương

Huế, tháng 4 năm 2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành khoá luận tốtnghiệpnàytrướchếtem xin gửi đến quý thầy cô giáo trong khoa Quảntrị kinh doanh, trường Đạihọc KinhtếHuếlời cảm ơnchân thành!

Đặc biệt, em xin gởi đến thầy Trần Quốc Phương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của công ty TNHH Thương mại Quang Thiện, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty.

Em xin cảm ơn các anh chị phòng kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Quang Thiện đã giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này.

Đồng thời nhà trường đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được thực tập nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong việc kinh doanh để giúp ích cho công việc saunày của bảnthân.

Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô cũng như quý công ty.

Xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 4 năm 2020 Sinh viên

NGUYỄN THỊ TRINH NỮ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

LỜICẢM ƠN...i

MỤCLỤC... ii

DANH MỤC TỪVIẾTTẮT... vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ... viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...1

1. Lý do chọn đề tài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏinghiên cứu...2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1.1. Mụctiêu chung ...2

2.2.1. Mục tiêu cụthể...2

2.2. Câu hỏinghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vinghiên cứu...2

3.1. Đối tượngnghiên cứu...2

3.2. Phạm vinghiên cứu...2

4. Phương phápnghiên cứu...3

4.1. Phương pháp thu thậpsốliệu...3

4.1.1 Số liệuthứ cấp...3

4.1.2. Số liệu sơcấp...3

4.1.3. Quy mô mẫu, phương phápchọn mẫu...3

4.1.4. Xây dựngthangđo...4

4.2. Phương pháp xử lý sốliệu...4

4.2.1. Kiểm định thang đo Crobach’Alpha...4

4.2.2. Phân tích nhân tố khámphá EFA ...4

4.2.3. Phân tích hồiquy ...5

5. Quy trình nghiên cứu...6

6. Bố cục đềtài ...6

PHẦN II:NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...7 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP...7

1.1. Một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh ...7

1.1.1. Khái niệm vềcạnhtranh ...7

1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp...9

1.1.3. Các loại hình cạnhtranh ...9

1.1.4. Vai trò củacạnhtranh...11

1.1.5. Các yếu tố chủ yếu cấu thành khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp...12

1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...15

1.1.6.1. Các yếu tốbên ngoài ...15

1.1.6.2. Các yếu tốbên trong...21

1.1.7. Các công cụ cạnh tranh củadoanh nghiệp...24

1.1.7.1. Giá cả...24

1.1.7.2. Các chính sách để địnhgiá ...24

1.1.7.3. Chất lượng và đặc tínhsảnphẩm...25

1.1.7.4. Hệ thống kênh phân phối...26

1.1.7.5. Các công cụ cạnhtranh khác ...27

1.1.8. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp...28

1.1.8.1. Thịphần...28

1.1.8.2. Hiệu quả sản xuấtkinh doanh...28

1.1.8.3 Danh tiếng vàthươnghiệu...29

1.1.9. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp...29

1.1.10. Mô hình 5 áp lực canh tranh củaMichael Porter...30

1.2. Cơ sở thực tiễn ...34

1.2.1.Thị trưởngngành kinh doanh vậtliệu,thiếtbịlắp đặttrong xây dựngtạiViệtNam... 34

1.2.2. Bối cảnh ở địa bàn Tỉnh ThừaThiên Huế...37

1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...37

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUANG THIỆN ...42

2.1. Khái quát về công ty TNHH THƯƠNG MẠI QUANG THIỆN ...42

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.1.1. Thông tin và quá trình hình thành ...42

2.1.2. Chức năngvà nhiệm vụ củaCông ty...45

2.1.2.1. Chức năng kinh doanh củacông ty... 45

2.1.2.2. Nhiệm vụ hoạt động củacông ty ... 45

2.1.2.3. Địa bàn hoạt động...45

2.1.3. Cơ cấutổchức...46

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý củacông ty...46

2.1.3.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận trongCông ty ...46

2.1.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn củacông ty ...48

2.1.5. Kết quả sản xuấtkinh doanh...49

2.1.6. Tình hình laođộngCông ty ... 50

2.2. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty trên địa bàn ...52

2.2.1. Công ty Cổ phần khoáng sản gạch men ThừaThiên Huế...52

2.2.2. Tôn Thành Đạt 2- Công ty TNHH MTV Anh Dũng...53

2.3. Đánh giá năng lực của công ty trên địa bản...54

2.3.1. Sản phẩm...54

2.3.2. Hệ thống phân phối, đại lý...54

2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty thông qua khảo sátkhách hàng ...55

2.4.1. Đặc điểm mẫu điềutra...55

2.4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’sAlpha ...57

2.4.3. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis –EFA) ...59

2.4.3.1. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập...59

2.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độclập...60

2.4.3.3. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biếnphụthuộc...62

2.4.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA biếnphụthuộc...63

2.4.4. Phân tích hồiquy ...63

2.4.4.1. Kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biếnphụ thuộc...63

2.4.4.2. Xây dựng mô hình hồiquy ... 64

2.4.4.3. Đánh giá độ phù hợp củamô hình...65

2.4.4.4. Kiểm định sự phù hợp củamô hình...65

2.2.4.5. Phân tích hồi quy...65

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.4.4.6. Xem xét tự tươngquan ...67

2.4.4.7. Xem xét đacộngtuyến...67

2.4.4.8. Kiểm định phân phối chuẩn củaphần dư...68

2.4.5.Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH TM Quang Thiện...68

2.4.5.1. Đánh giá của khách hàng đối với nhómGiá cả...69

2.4.5.2. Đánh giá của khách hàng đối với nhómSảnphẩm...70

2.4.5.3. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Uy tín thươnghiệu...71

2.4.5.4.. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Đội ngũnhân viên...73

2.4.5.5. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Hệ thốngphân phối...74

2.4.5.6. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Năng lựccạnhtranh...75

2.5 Phân tích ma trận SWOT ...76

2.5.1 Cơ hội(O)...76

2.5.2 Thách Thức(T)...77

Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRONG LĨNH VỰC SX VÀ KINH DOANH VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ LẮP ĐẶT TRONG XÂY DỰNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ...80

3.1. Định hướng phát triển của công ty ...80

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của công ty...80

3.2.1. Nhóm giải pháp về nguồnnhân lực...80

3.2.2. Nhóm giải pháp vềtài chính...83

3.2.3. Nhóm giải phápvềMarketing ...83

3.2.4. Giải pháp về chính sáchsản phẩm...84

3.2.5. Giải pháp về giá bán củasảnphẩm...84

3.2.6. Giải pháp về chính sáchphân phối...85

3.2.7. Giải pháp về chính sáchxúc tiến...85

3.2.8. Nhóm giải pháp vềsản phẩm...86

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...87

1. Kếtluận...87

2. Kiếnnghị...88

2.1. ĐốivớiTỉnh...88

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.2 Đối với công ty TNHH TM QuangThiện Huế...89 DANH MỤC THAM KHẢO ...90 PHỤ LỤC ...91

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TM : Thương mại

DN : Doanh nghiệp

DT : Doanh thu

LN : Lợi nhuận

NCC : Nhà cung cấp

HĐKD : Hoạt động kinh doanh NLCT : Năng lực cạnh tranh

KH : Khách hàng

VLXD : Vật liệu xây dựng

VN : Việt Nam

DNTN : Doanh nghiệp tư nhân

MTV : Một thành viên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1 Quy trình nghiên cứu...6

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu đềxuất...37

Sơ đồ 1.1 Hệ thống phân phối trong cácdoanh nghiệp...26

Sơ đồ 1.2 Mô hình 5 áp lựccạnhtranh...30

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý củacông ty...46

Bảng 2.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Thương Mại Quang Thiện giai đoạn 2017 –2019 ...48

Bảng 2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh năm 2017 –2019 ...49

Bảng 2.3 Tình hình laođộng Công ty TNHH TM Quang Thiện 2017- 2019 ...50

Bảng 2.4 Đặc điểm cơ cấu mẫu điềutra ...55

Bảng 2.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo các biến độclập...58

Bảng 2.6 Kiểm định độ tin cậy thang đo các biếnphụthuộc...59

Bảng 2.7 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độclập...59

Bảng 2.8 Rút trích nhân tố biến độclập ...61

Bảng 2.9 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biếnphụthuộc...62

Bảng 2.10 Rút trích nhân tố biếnphụthuộc...63

Bảng 2.11 Phân tích tươngquan Pearson ...63

Bảng 2.12 Đánh giá độ phù hợp củamô hình ...65

Bảng 2.13 Kiểm địnhANOVA ...65

Bảng 2.14 Hệ số phân tíchhồiquy...66

Bảng 2.15 Đánh giácủa khách hàng đối với nhómGiá cả...69

Bảng 2.16 Đánh giá của khách hàng đối với nhómSảnphẩm...70

Bảng 2.17 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Uy tín thương hiệu...72

Bảng 2.18 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Đội ngũnhân viên ...73

Bảng 2.19 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Hệ thốngphân phối...74

Bảng 2.20 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Năng lựccạnhtranh ...75

Bảng 2.21 Ma trận SWOT củacông ty ...76

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tần số Histogram của phần dưchuẩnhoá ...68

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Cạnh tranh là một trong các quy luật của nền kinh tế thị trường, không chỉ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của một quốc gia nói chung mà đối với mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh tạo ra sức ép hoặc kích thích sự ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giá bán hàng hóa. Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trọng nhất để huy động nguồn lực của xã hội vào kinh doanh, qua đó nâng cao khả năng sản xuất của toàn xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp phải đứng trước một môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt, ở đó những doanh nghiệp nào có những chiến lược kinh doanh phù hợp thì sẽ tồn tại. Ngược lại những doanh nghiệp nào không thíchứng trước những yêu cầu của thị trường sẽ bị đào thải.

Trong điều kiện có cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp trong bước đường đi lên của mình cần có những lộ trình cụ thể, để ra các kế hoạch kinh doanh bài bản dựa trên những nguồn lực hiện có để nâng dần vị thế của mình trên thương trường, tạo được niềm tin trong lòng khách hàng để sản phẩm mà mình cungứng thực sự có chỗ đứng trên thị trường. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bằng chứng là chúng ta dã gia nhập WTO và kí kết nhiều hiệp định thương mại quan trọng khác, tạo tiền đề cho cácdoanh nghiệp trong nước bước vào sân chơi mới với nhiều cơ hội hơn về thị trường, tiếp cận được những phương thức quản lý, công nghệ mới có điều kiện để hợp tác với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh những thuận lợi thì các doanh nghiệp trong nước cũng gặp không ít khó khän mà khó khăn lớn nhất là cạnh tranh trong điều kiện không cân sức. Tham gia vào nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các tập doàn kinh tế với tiềm lực tài chính lớn và công nghệ hiện dại. Trước tình hìnhđó nếu các doanh nghiệp không tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh thì thất bại là điều khó tránh khỏi. Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi một doanh nghiệp.

Công ty TNHH Thương mại Quang Thiện là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh các mặt hàng trang trí nội ngoại thất. Từ khi thành lập đến

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

nay, công ty đã nhanh chóng bắt nhịp được bước tiến phát triển trong hoạt động kinh doanh của thị trường. Tuy nhiên để tồn tại và phát triển bền vững công ty hiện nay đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn. Thời gian đầu công ty dã gặp không ít khó khăn nhưng với kiến thức, kinh nghiệm của Ban lãnh đạo công ty cùng với sự nhiệt tình của toàn thể cán bộ nhân viên, công ty đã dần thích ứng với thị trường, từng bước tạo lập và dần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, với mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước và nước ngoài, thì việc nghiên cứu khả năng cạnh tranh của công ty để từ đó đưa ra các giải pháp dể giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trở nên hết sức cầnthiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH TM Quang Thiện. Từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

2.2.1. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của công ty TNHH TM Quang ThiệnHuế

-Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của kháchhàng.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu

- Các nhân tố nào tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty và mức độ tác động như thếnào?

- Công ty có những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thứcgì?

- Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của côngty?

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của công ty TNHH TM Quang Thiện.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Công ty TNHH TM QuangThiện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

- Về thời gian: tài liệu thứ cấp được thu thập trong phạm vi 03 năm từ 2017 đến năm2019.

Thời gian thực hiện đề tài là từ 30/12/2019 đến 19/4/2020.

- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của côngty.

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1 Số liệu thứ cấp

- Các số liệu cần thiết đối với đề tài được doanh nghiệp cung cấp như: tờ khai về tình hình tài sản và nguồn vốn, báo cáo tài chính,..

- Số liệu thu thập được từ giáo trình, internet, sách, báo,..

4.1.2. Số liệu sơ cấp

Nghiên cứu được tiến hành qua 2 cách: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

- Nghiên cứu địnhtính

Dùng kỹ thuật thảo luận nhóm để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Áp dụng kỹ thuật Delphi để phỏng vấn các chuyên gia, cụ thể là giám đốc công ty, các giám đốc kinh doanh, các đại lý bán hàng.

- Nghiên cứu định lượng

Thực hiện bằng cách gửi bảng hỏi đến khách hàng, hướng dẫn để khách hàng điền vào bảng hỏi, sau đó thu lại và tiến hành phân tích. Việc điều tra bảng hỏi được thực hiện trong khoảng thời gian tháng 2 năm2020.

4.1.3. Quy mô mẫu, phương pháp chọn mẫu - Quy mô mẫu

Với 20 biến quan sát được xây dựng đánh giá, để đảm bảo mức ý nghĩa có thể chấp nhận của biến, ta nhân 5 (theo Hachter (1994)) (Hair & ctg, 1998) được quy mô mẫu là 100. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro và sai sót trong quá trình điều tra nghiên cứu. Tôi quyết định chọn cỡ mẫu 120.

-Phương pháp chọn mẫu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Tổng thể mẫu là toàn bộ khách hàng đang sử dụng sản phẩm của công ty trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế và sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất kiểu thuận lợi. Vì phương pháp này dễ tiếp cận được khách hàng, hơn nữa do điều kiện thời gian nghiên cứu hạn hẹp.

4.1.4. Xây dựng thang đo

Sử dụng thang đo Likert (từ 1 đến 5 theo cấp độ tăng dần) để lượng hóa mức độ đánh giá của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của công ty trong lĩnh vực phân phối gạch men.

4.2. Phương pháp xử lý số liệu

Để phân tích dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tôi lấy dữ liệu từ kết quả khảo sát khách hàng bằng bảng hỏi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để tiến hành nghiên cứu. Sử dụng phần mềm SPSS để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của công ty. Các thang đo được kiểm định thông qua hệ số tin cậy Crobach’ Alpha, qua phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm tra độ tin cậy của các thang đo và hồi quy tuyếntính.

4.2.1. Kiểm định thang đo Crobach’ Alpha

Vì sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nên trước khi đi vào phân tích, hồi quy, kiểm định thì phải sử dụng thang đo Crobach’ Alpha để kiểm tra độ tin cậy.

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang,2009).

Dữ liệu sau khi được thu thập từ khách hàng bằng bảng hỏi được tiến hành kiểm tra và loại bỏ những bảng hỏi không đạt yêu cầu, sau đó tiến hành nhập dữ liệu trên phần mềm SPSS 22.0.

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi sử dụng thang đo Crobach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy, tiếp đó tiến hành phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, đây là hai loại giá trị quan trọng của thang đo. EFA là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair et al. 2009). Mục tiêu của EFA là xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng đến một tập các biến đo lường và cường độ về mối quan hệ giữa mỗi nhân tố với từng biến đo lường.

Kiểm định KMO & Bartlett’s Test có mức ý nghĩa sig. < 0,05 thì biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Hệ số KMO >= 0,5 đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố.

Giá trị Eigenvalue thể hiện phần biến thiên được giải thích bởi một nhân tố so với biến thiên toàn bộ những nhân tố. Giữ lại những nhân tố có Eigenvalue > 1 để phân tích vì Eigenvalue > 1 chứng tỏ nhân tố đó có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc. Loại bỏ những nhân tố có Eigenvalue <1.

4.2.3. Phân tích hồi quy

Mô hình hồi quy xây dựng có hệ số R bình phương hiệu chỉnh lớn hơn 50% cho biết trong mô hình này các biến độc lập giải thích được bao nhiêu sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Kiểm địnhF sửdụng trong phân tích ANOVA là phép kiểm định giảthuyết về độ phù hợp của mô hình hồiquy tuyếntính tổngthể,giá trị Sig. < 0,05 (Sig. = 0.000) chứng tỏrằngmô hình hồiquy phù hợp với tập dữliệuvà có thểsuy rộng ra cho tổngthể.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Xác định vấn đề nghiên cứu

Điều tra chính thức

Xử lý và phân tích số liệu thu thập được

Hoàn thành nội dung đề tài dựa trên đề cương đã xây dựng

5. Quy trình nghiên cứu

Hình 1 Quy trình nghiên cứu 6. Bố cục đề tài

Đề tài nghiên cứu kết cấu gồm 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Lý luận chung về cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh và sự cần thiết của nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty

Chương 3: Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Phần III: Kết luận và kiếnnghị

Kết luận và đề xuất các giải pháp Điều tra thử bằng bảng hỏi Xây dựng đề cương nghiên cứu và thiết

kế bảng hỏi

Viết báo cáo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

PHẦN II:NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA NÂNG CAO NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh

Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi nghành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia vv..

điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thìđối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dânvv..

Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch ". Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa K. Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và quađó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận.

Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là " Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình.

Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Tác giả Nguyễn Văn Khôn trong từ điển Hán việt giải thích: "Cạnh tranh là ganh đua hơn thua"

Ở Phạm vi quốcgia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống mỹ thì cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ màở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó.

Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổn sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thờigian.

Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên có thể rút ra các điểm hội tụ chung sau đây: Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh. Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau: phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt. Trong nền kinh tế, với chủ thể cạnh tranh là bên bán, đó là các loại sản phẩm tương tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia cạnh tranh đều có thể làm ra và được người mua chấp nhận. Còn với các chủ thể cạnh tranh bên mua là giành giật mua được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình. Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, đólà các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ. Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của luật pháp và thông lệ kinh doanh ở trên thị trường. Còn giữa người mua với người mua, hoặc giữa những người mua và người bán là các thoả thuận được thực hiệncó lợi hơn cả đối với người mua. Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc ngắn (từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh). Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảngkhông

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

gian không nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một ngành) hoặc rộng (một nước, giữa các nứơc)

1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh…

Năng lực cạnh tranh còn có thể được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới.

1.1.3. Các loại hình cạnh tranh

Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiềuloại.

* Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành 3 loại.

- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữa haibên.

- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá mà họcần.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua.

Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho cácđối thủ mạnh hơn.

* Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh được phân thành hai loại.

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật pháttriển.

- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này có sự phân bố vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

* Căn cứ vào tính chất cạnh tranh cạnh tranh được phân thành 3 loại:

- Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnhtranh.

- Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất vớinhau.

Mỗi sản phẩm đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành được ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiệnnay.

- Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cungcầu.

* Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranhthành:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

- Cạnhtranh lành mạnh:Là cạnh tranh đúng luật pháp,phù hợp với chuẩn mực xã hộivàđượcxã hộithừanhận,nóthườngdiễnra sòng phẳng,công bằngvà công khai.

- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế buôn lậu, khủng bốvv...) 1.1.4. Vai trò của cạnh tranh

Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sựphát triển kinhtế.

Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.

Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn... để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.

Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu đối với những đồng tiền mồ hôi công sức củahọ.

Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhànước.

Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

thuế, tung tin phá hoại,...) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.

Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng thời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơn cho mọi người và cho cộng đồng,xã hội.

1.1.5. Các yếu tố chủ yếu cấu thành khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - Thứ nhất đó là trìnhđộ tổ chức quản lý của doanhnghiệp

Tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đãđược doanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lượng như ISO 9000, ISO 1400. Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.

- Thứ hai là yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nguồn nhân lực, nguồn vốn và trình độ khoa học côngnghệ

Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổ chức. Trìnhđộ nguồn nhân lực thể hiện ở trìnhđộ quản lý của các cấp lãnhđạo, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trình độ tư tưởng văn hoá của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kĩ thuật của sản phảm, mẫu mã, chất lượng … và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngàycàng tăng, doanh nghiệp sẽ tạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng, hướng tới sự phát triển bền vững.

Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

triển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác. Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp như hạn chế việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chế việc đào tạo nâng cao trìnhđộ cán bộ và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứu thị trường, hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý … Trong thực tế không có doanh nghiệp nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải cóchiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn.

Một nguồn lực nữa thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là trình độ công nghệ. Công nghệ là phương pháp là bí mật, là công thức tạo ra sản phẩm. Để có năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phải được trang bị bằng công nghệ hiện đại. Công nghệ hiện đại là công nghệ sử dụng ít nhân lực, thời gian tạo ra sản phẩm ngắn, tiêu hao năng lượng và nguyên liệu thấp, năng suất cao, tính linh hoạt cao, chất lượng sản phẩm tốt, ít gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm giá thành, chất lượng sản phẩm, do đó làm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm tăng.

Doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ thích hợp, nắm bắt được chu kì sống của công nghệ, thời gian hoàn vốn của công nghệphải ngắn, đào tạo đội ngũ nhân viên có đủ trình độ để điều khiển và kiểm soát công nghệ nhằm phát huy tối đa năng suất thiết kế của công nghệ. Về công nghệ, nếu doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết riêng thì thị trường sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có tính độc quyền hợp pháp.

Do đó, năng lực nghiên cứu phát minh và các phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp đều có xu hướng thành lập các phòng thí nghiệm, nghiên cứu ngay tại doanh nghiệp;

đề ra các chính sách hấp dẫn để thu hút người tài làm việc cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp tạo môi trường thuận lợi cho từng người lao động phát huy sáng kiến cá nhân trong công việc củahọ.

- Yếu tố thứ ba cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực cạnh tranh của sảnphẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó bán được nhiều và nhanh chóng trên thị trường có sản phẩm tương tự. Nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:

chất lượng, giá cả sản phẩm, thời gian cung cấp, dịch vụ đi kèm, điều kiện mua bán, danh tiếng và uy tín … Khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần nhận định đầy đủ về các mức độ của sản phẩm. Mức cơ bản nhất là lợi ích cốt lõi, chính là dịch vụ hay lợi ích cơ bản mà khách hàng thực sự mua. Doanh nghiệp phải biến lợi ích cốt lõi thành sản phẩm chung. Ở mức độ tiếp theo, doanh nghiệp chuẩn bị một sản phẩm mong đợi, tức là tập hợp những thuộc tính và điều kiện mà người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm đó. Sau đó doanh nghiệp chuẩn bị một sản phẩm hoàn thiện thêm với những dịch vụ và lợi ích phụ thêm làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

- Yếu tố thứ tư là khả năng liên kết vả hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốctế

Một doanh nghiệp tồn tại trong mối liên hệ nhiều chiều với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh. Trong kinh doanh thường xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành liên minh một cách có kết quả và đạt hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu đặt ra. Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương trường.

Nếu doanh nghiệp không thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì sẽ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh và nếu cơ hội đó được đối thủ cạnh tranh nắm được thì nó sẽ trở thành nguy cơ với doanhnghiệp.

- Yếu tố thứ năm là năng suất sản xuất kinhdoanh

Năng suất có liên quan đến việc sử dụng toàn bộ tài nguyên không chỉ bao gồm vấn đề chất lượng, chi phí giao hàng mà còn bao gồm cả những vấn đề rộng hơn như là vấn đề môi trường, xã hội…

- Yếu tố thứ sáu là uy tín thương hiệu của doanhnghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp được hình thành trong cả một quá trình phấn đấu lâu dài, kiên trì theo đuổi mục tiêu và chiến lược đúng đắn. Thương hiệu trước hết được xây dựng bằng con đường chất lượng: chất lượng của hệ thống quản lý, của từng con người trong doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất cung cấp cho thị trường.

Thương hiệu của doanh nghiệp còn được xây dựng bằng sự đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội, của các dịch vụ đi kèm với sản phẩm, của hoạt động Marketing và quảng cáo trung thực. Nếu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp gia tăng. Nhưng đánh giá thương hiệu không chỉ ở số lượng các thương hiệu mạnh doanh nghiệp đang có mà quan trọng phải đánh giá được khả năng phát triển của thương hiệu. Khả năng đó cho thấy sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Các chỉ tiêu như chi phí cho hoạt động phát triển thương hiệu,số lượng thương hiệu mạnh hiện có, mức độ nổi tiếng và được ưa chuộng của thương hiệu … so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng để phân tích khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp.

1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.6.1. Các yếu tố bên ngoài

Môi trường vĩ mô

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất luôn chịu sự tác động từ các yếu tố bên ngoài. Để doanh nghiệp hoạt động được trên thị trường, việc phân tích các yếu tố bên ngoài có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo ra sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.

Môi trường chính trị - pháp luật

Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư. Các yếu tố như thể chế chính trị, sự ổn định hay biến động về chính trị tại quốc gia hay một khu vực là những tín hiệu ban đầu giúp các nhà quản trị nhận diện đâu là cơ hội hoặc đâu là nguycơ của doanh nghiệp để đề ra các quyết định đầu tư,sảnxuất kinh doanh trên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

các khu vực thị trường thuộc phạm vi quốc gia hay quốc tế. Yếu tố chính trị là yếu tố rất phức tạp, tuỳ theo điều kiện cụ thể yếu tố này sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế trong phạm vi quốc gia hay quốc tế. Các nhà quản trị chiến lược muốn phát triển thị trường cần phải nhạy cảm với tình hình chính trị ở mỗi khu vực địa lý, dự báo diễn biến chính trị trên phạm vi quốc gia, khu vực, thế giới để có các quyết định chiến lược thích hợp và kịpthời.

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bìnhđẳng cho các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh chân chính, có trách nhiệm.. Pháp luật đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi hỏi buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống luật pháp như thuế, đầu tư ... sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.

Chính phủ có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp, chính phủ vừa là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, ngăn cấm, hạn chế vừa đóng vai trò khách hàng quan trọng của doanh nghiệp và sau cùng chính phủ là người cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp. Để tận dụng được các cơ hội và hạn chế các rủi ro, doanh nghiệp cần nắm chắc các chính sách mà chính phủ ban hành để có bước đi phù hợpnhất.

Môi trường kinh tế

Đây là yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp. Sự tác động của môi trường này là trực tiếp hơn so với các yếu tố khác của môi trường tổng quát. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhưng các yếu tố sau đây là có sự tác động mạnh mẽ nhất:

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinhtế

Nền kinh tế khi ở giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, sản xuất và tăng nguồn doanh thu và ngược lại, khi nền khi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

tế có tốc độ tăng trưởng sa sút thì dẫn đến nhiều rủi ro thách thức cho các doanh nghiệp. Thường trong giai đoạn này sẽ có chiến tranh giá cả trong ngành.

- Lãi suất và xu hướng lãi suất của nền kinhtế

Lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế ảnh hưởng đến tiết kiệm, khả năng chi tiêu và đầu tư, vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Lãi suất tăng làm cho các doanh nghiệp hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, mở rộng nhà xưởng điều này dẫn đến doanh thu sụt giảm. Bên cạnh đó, khi lãi suất tăng, người dân có xu hướng gửi tiết kiệm nhiều hơn. Điều đó dẫn đến mức chi cho tiêu dùng cũng bị sụtgiảm.

- Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái

Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái vừa có thể tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp cũng vừa có thể mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thông thường chính phủ sử dụng công cụ này để điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu có lợi cho nền kinh tế.

- Lạmphát

Lạm phát cũng là một nhân tố quan trọng cần xem xét và phân tích. Lạm phát cao hay thấp đều có sự ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư của nền kinh tế. Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo những rủi ro lớn cho đầu tư của doanh nghiệp, sức mua của nền kinh tế cũng giảm sút và làm cho nền kinh tế đình trệ, sa sút.

Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị trường tăng trưởng.

- Hệ thống thuế và mức thuế

Các ưu tiên hay hạn chế của chính phủ với các ngành được cụ thể hoá thông qua luật thuế. Sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ đối với các doanh nghiệp vì nó làm cho mức chi phí hoặc thu nhập của doanh nghiệp thay đổi.

Môi trường văn hóa xã hội

Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng, bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Một số những đặc điểm mà các nhà quản trị cần chú ý là sự tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó mà nhận biết được. Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường rất rộng: "nó xác định cách thức người ta sống làm việc, sản xuất, và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ". Như vậy những hiểu biết về mặt văn hoá- xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh như: Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; Những phong tục, tập quán, truyền thống ; Những quan tâm và ưu tiên của xã hội; Trìnhđộ nhận thức, học vấn chung của xã hội...

Bên cạnh đó dân số cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường vĩ mô, đặc biệt là yếu tố xã hội và yếu tố kinh tế. Những thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội vàảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanhnghiệp.

Môi trường khoa học công nghệ

Đây là một trong những yếu tố năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa tới các doanh nghiệp. Tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng các thiết bị hiện đại vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu thập và xử lý thông tin về các đối thủ cạnh tranh và thị trường.Bên cạnh đó, ngày nay khi công cụ cạnh tranh chuyển từ giá sang chất lượng sản phẩm thì các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao mới có sức cạnh tranh trên thị trường. Sự ra đời của các phát minh mới tạo cơ hội phát triển sản phẩm mới nhưng cũng là đe dọa đối với các doanh nghiệp. Họ phải không ngừng đổi mới sản phẩm của mình để tránh sản phẩm không trở nên lạc hậu lỗithời.

Môi trường tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên; đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường, nước và không khí,... Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn luôn là một yếu tố quan trọngtrong cuộc sống của conngười (đặcbiệt là các yếu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

tố của môi trường sinh thái), mặt khác nó cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải. Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịchvụ.

Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, nhân loại đang chứng kiến sự xuống cấp nghiêm trọng của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là: Sự ô nhiễm môi trường tự nhiên ngày càng tăng; Sự cạn kiệt và khan hiếm của các nguồn tài nguyên và năng lượng; Sự mất cân bằng về môi trường sinh thái...Những cái giá mà con người phải trả do sự xuống cấp của môi trường tự nhiên là vô cùng to lớn, khó mà tính hết được. Ở nhiều thành phố trên thế giới tình trạng ô nhiễm không khí và nước đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo rất lớn là các hóa chất công nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozone gây nên hiệu ứng nhà kính, tức là làm cho trái đất nóng lên đến mức độ nguy hiểm. Ở Tây Âu, các đảng "xanh" đã gây sức ép rất mạnh đòi phải có những hành động chung làm giảm ô nhiễm trong côngnghiệp.

Môi trường vi mô

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là những công ty, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong một ngành nhất định, những công ty, doanh nghiệp này đã vượt qua những rào cản để xâm nhập vào ngành hoặc những hãng muốn rút lui nhưng chưa có cơ hội.

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành quyết định mức độ và tính chất tranh đua nhằm giành giật lợi thế trong ngành mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo có thể có được mức lợi nhuận cao nhất. Chúng ta có thể đánh giá sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp qua đối thủ cạnh tranh hiện tại bằng cách so sánh tương quan giữa doanh nghiệp ta và đối thủ hiện tại về thị phần hàng hóa chiếm lĩnh hiện tại, về môi trường sản xuất, về tiềm năng…Nếu mọi yếu tố trên mà đối thủ cạnh tranh hiện tại tốt hơn thì sản phẩm của doanh nghiệp kém sức cạnh tranh hơn và ngượclại…

Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá chính xác mục đích tương lai, các nhận định, các tiềm năng và chiến lược hiện tại của những

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

đối thủ cạnh tranh hiện tại, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh hiện tại chính là cơ sở đánh giá được sức cạnh tranh của mình trên thị trường để xây dựng chiến lược cạnh tranh thích hợp với môi trường chung.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Khi một ngành có sự tăng thêm về số lượng các đối thủ cạnh tranh mới thì hệ quả có thể là tỷ suất lợi nhuận bị giảm và tăng thêm mức độ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào thị trường sau, nên họ có khả năng ứng dụng những thành tựu mới của khoa học, công nghệ. Sự xuất hiện của một đối thủ cạnh tranh mới trong ngành thường thông qua việc mua lại các doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng đang có ý định rút lui khỏingành.

Không phải bao giờ cũng gặp phải các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, nhưng khi đối thủ mới xuất hiện thì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ thay đổi. Vì vậy, doanh nghiệp cần tự tạo một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của đối thủ mới. Những hàng rào này là lợi thế sản xuất theo quy mô, đa dạng hóa sản phẩm,dịch vụ, chi phí chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế xâm nhập các kênh tiêu thụ…

Các nhà cung ứng

Các nhà cung ứng bao gồm các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động của một công ty, như các nhà cung cấp vốn, nguyên liệu…Các nhà cung ứng có thể gây áp lực khá mạnh tới hoạt động của công ty. Cho nên, việc phân tích và tìm hiểu các nhà cungứng là vấn đề quan trọng trong quá trình phân tích cạnhtranh.

Khách hàng

Là đối tượng chính của hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh thì họ càng nhận được sự ủng hộ và trung thành từ phía khách hàng.

Về mặt lý thuyết, lợi ích của khách hàng và của nhà sản xuất thường mâu thuẫn với nhau. Khách hàng mong muốn có được những chủng loại hàng hóa và dịch vụ với chất lượng tốt nhất và giá cảthấp nhất. Còn nhà sản xuất lại mong muốn khách hàng trả cho hàng hóa của họ mức giácao.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì vai trò của khách hàng càng trở nên quan trọng và cần được ưu tiên hơn. Một doanh nghiệp không thể thỏa mãnđược tất cả nhu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

cầu của các loại khách hàng cho nên nhất thiết các doanh nghiệp phải phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau. Trên cơ sở đó mới tiến hành phân tích và đưa ra các chính sách thích hợp để thu hút ngày càng nhiều khách hành về phía mình.

e. Sản phẩm thay thế

Sức ép do xuất hiện sản phẩm thay thế làm hạn chế lợi nhuận tiềm năng của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại ở các thị trường nhỏ bé. Vì vậy, các hãng không ngừng nghiên cứu và tung ra các mặt hàng thay thế. Muốn đạt thành công thì phải luôn cập nhật các công nghệ mới của nhân loại vào sản xuất và hoạt động kinh doanh.

1.1.6.2. Các yếu tố bên trong

Nguồn lực tài chính

Đây là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh củadoanh nghiệp. Đối vớidoanh nghiệp mọihoạt động sản xuấtkinh doanhđều là hoạt động đầu tư mang tính chất sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệpphảicó vốnbằngtiềnhay bằngnguồnlựctài chínhđểthực hiện được hoạt động sản xuấtkinh doanh. Với nguồn lực tài chính này doanh nghiệp sẽ chi cho các hoạt động như đầu tưmới,mua nguyên vậtliệu,trả lươngcho công nhân. Nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng sản xuấtkinh doanh,đổi mới công nghệ, đa dạng hóađổi mới, nâng cao chất lượngcủa sản phẩm; có khả năngthựchiệntốt công tác bán hàng và dịchvụsaubán…tạonên khả năngcạnhtranh caohơncho sảnphẩm.

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được coi là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triểncủadoanh nghiệp và sảnphẩm.Một nguồn nhân lực kém không đáp ứng đượcnhu cầucủa thị trườngsẽ là nguyên nhâncơ bản dẫn đến sự thấtbạicủadoanh nghiệp. Nguồn nhân lựctrong doanh nghiệp đượcchia thành hai cấp. Đội ngũ quản lý: gồm ban lãnhđạo và đội ngũ trực tiếp quảnlý sảnxuất,kinh doanh sảnphẩm. Đây là đội ngũcóảnh hưởng rấtlớn đến kết quả sảnxuất kinh doanh và xuhướng phát triểnsản phẩm trong tươnglai.

Nếu họ là những người có kinh nghiệm, có khả năng nhìn xa trông rộng và đưa ra các quyết định đúng đắn thì doanh nghiệp đó sẽcó nhữngsản phẩm có sứccạnhtranh cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Đội ngũ trựctiếptham gia sản xuấtkinh doanh: đội ngũnày chi phốitrực tiếp đến năng lực cạnh tranhcủa sản phẩm thôngqua các yếutố như: năngsuất lao động, trình độ tay nghề,kỷluậtlaođộng,ý thức trách nhiệm, sựsáng tạo của họ….Cácyếutốnày kết hợp với yếu tố khoa học công nghệ sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, giá thành sản phẩm…gópphầnquyết định nângcaonănglựccạnh tranhcủa sảnphẩm.

Nguồn lực vật chất

Nguồn lực vật chất bao gồm các yếu tố như: vốn sản xuất, nhà xưởng máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh….Mỗi doanh nghiệp có đặc trưng về nguồn lực vật chất riêng, trong đó có cả điểm mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Do đó việc phân tích, đánh giá đúng nguồn lực vật chất là cơ sở quan trọng giúp các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu được các nguồn lực tiềm tàng, những hạn chế… để có các quyết định quản trị sát với thực tế: khai thác tối đa các nguồn vốn bằng tiền và nguồn vốn cơ sở vật chất hiện có, lựa chọn và huy động các nguồn lực bên ngoài khi thật sự có nhu cầu, lựa chọn các đối tượng hợp tác nhằm tăng quy mô nguồn lực, cơ sở vật chất, thực hiện dự trữ một tỷ lệ nhất định đề phòng rủi ro và đương đầu với các đối thủ trong nước và ngoài nước.

Nguồn lực quản trị và điều hành

Năng lực quản trị của nhà lãnhđạo của một doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Nhà quản trị có biết nhìn xa trông rộng, nắm bắt kịp thời các xu hướng, các ưu thế của thị trường mà doanh nghiệp mình có thể nắm bắt. Kịp thời đưa ra các chiến lược, phương án đối phó với thị trường. Nhà quản trị phải biết dung hòa tất cả các yếu tố lại với nhau, biết nắm bắt tâm lý của người lao động, tạo động lực cho họ phát triển, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp mình. Giúp họ phát huy tối đa nguồn lực cả cá nhân, đồng thời nhà quản trị cũng phải biết cách tập hợp những cá nhân lại thành từng nhóm hỗ trợ công việc với nhau. Phát huy tinh thần làm việc nhóm để đạt được năng suất tối đa đem lại những lợi ích cho doanhnghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một tập hợp khác nhau về con người, trìnhđộ kỹthuật, trìnhđộ văn hóa, mức độ nhận thức,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, văn hóa xã hội,…chính sự khác nhauđó tạo ra một môi trường làm việc đadạngphức tạp. Bên cạnh đó với sực

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan