• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
131
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ

GVHD:

PGS–TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH:

HỒ ĐOÀN HIẾU LONG Lớp: K47B-QTKDTH MSSV: 13K4021198

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sựhỗ trợ, giúp đỡ của người khác. Trong suốt thời gian từkhi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy trường Đại học Kinh TếHuế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình đểtruyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, trong học kỳ này, nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô thì em nghĩ bài khóa luận này của em rất khó có thểhoàn thiện được.

Em xin gi li cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối vi các thy cô ca trường Đại hc Kinh Tế Huế đặc bit là các thy cô khoa Qun Tr Kinh Doanh của trường đã tạo điều kiện cho em để em có th hoàn thành tt bài báo cáo thc tập này. Và đặc biệt xin chân thành cám ơn Phó Giáo sư –Tiến sĩ Nguyễn Tài Phúc đã nhit tình hướng dn em hoàn thành tt khóa lun thc tp.

Bên cạnh đó, em xin được gi li cảm ơn đến ngân hàng Thương Mại C Phần Đầu Tư Và Phát Triển Vit Nam BIDV Tha Thiên Huế, đến quý anh ch trong ngân hàng đã tn tình hướng dn em trong sut thi gian thc tp ti ngân hàng.

Trong quá trình thc tp, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thc tp, khó tránh khi sai sót, rt mong quý anh ch trong ngân hàng cùng các Thy, Cô bỏ qua. Đồng thi do trình độ lý lun cũng như kinh nghiệm thc tin còn hn chếnên bài báo cáo không thtránh khi nhng thiếu sót, em rt mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiu kinh nghim và s hoàn thành tốt hơn bàikhóa lun tt nghip.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪVIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHẦN IĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.Lý do chọn đềtài ...1

2.Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1. Mục tiêu tổng quát ...2

2.2. Mục tiêu cụthể...2

3.Câu hỏi nghiên cứu ...3

4.Đối tươngvà phạm vi nghiên cứu ...3

4.1.Đối tượng nghiên cứu...3

4.2. Phạm vi nghiên cứu...3

5.Quy trình và phương pháp nghiên cứu ...4

5.1. Quy trình nghiên cứu...4

5.2.Phương pháp nghiên cứu...5

6.Kết cấu đềtài ...9

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...10

CHƯƠNG 1 CƠ SỞLÝ LUẬN VỀHOẠT ĐỘNG VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG...10

1.1. Lý luận chung vềhoạt động cho vay vốn của ngân hàng thương mại ...10

1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại ...10

1.1.2. Khái quát vềtín dụng...13

1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của cho vay cá nhân...16

1.1.4. Phân loại cho vay cá nhân của các NHTM...17

1.1.5. Khác biệt giữa khách hàng cá nhân với khách hàng doanh nghiệp, tổchức ... ...18

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay cá nhân của NHTM...19

1.2.1. Các nhân tốbên ngoài ngân hàng– Môi trường vi mô ...19

1.2.2. Các nhân tố bên trong ngân hàng...22

1.3. Một sốlý luận vềhành vi khách hàng...26

1.3.1. Một số quan điểm vềhành vi khách hàng ...26

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.4.1. Hìnhảnh và danh tiếng của ngân hàng ...40

1.4.2. Chiến lược truyền thông của ngân hàng ...42

1.4.3. Chất lượng dịch vụcủa ngân hàng BIDV...42

1.4.4. Chính sách tín dụng của ngân hàng ...43

1.4.5. Giá cảcủa ngân hàng ...44

1.4.6. Sự ảnh hưởng từcác mối quan hệcủa khách hàng...44

1.4.7. Sự ảnh hưởng cạnh tranh từ giá cả của ngân hàng khác...44

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHO VAY VỐN VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM–CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ...45

2.1. Ngân hàng BIDV Huế...45

2.1.1. Cơ cấu tổchức bộmáy ...46

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụcủa các phòng ban, bộphận: ...47

2.1.3. Tình hình nguồn nhân lực BIDV Huế giai đoạn 2014 –2016...49

2.1.4. Tình hình và kết quảhoạt động kinh doanh của BIDV Huế...50

2.1.5 Thực trạng vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV Huế...57

2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV Huếcủa khách hàng cá nhân tại địa bàn Thừa Thiên Huế...61

2.2.1. Thông tin chung vềmẫu nghiên cứu ...61

2.2.2. Đánh giá độtin cậy của thang đo trước khi tiến hành rút trích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụvay vốn của khách hàng cá nhân ...65

2.2.3. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV, kết hợp đánh giá độtin cậy và giá trị của thang đo sau khi tiến hành rút trích nhân tố...70

2.2.4. Định lượng vai trò của các nhân tố rút trích đến quyết định lựa chọn dịch vụ vay vốn tại ngân hàng BIDV Huếcủa khách hàng cá nhân. ...78

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ...85

3.1. Định hướng ...85

3.2. Giải pháp vềnhân tốgiá ...85

3.3. Giải pháp vềchất lượng dịch vụvà sự đáp ứng của sản phấm tín dụng...88

3.4. Giải pháp vềchính sách tín dụng ...89

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.Kết luận...92

2.Kiến nghị...93

TÀI LIỆU THAM KHẢO...96

PHỤLỤC ...99

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

ATM Automatic Teller Machine–Máy rút tiền tự động

CMND Chứng minh nhân dân

CRM Customer relationship management–Quản trịmối quan hệkhách hang

Df Degrees of freedom–Bậc tựdo

DSCV Doanh sốcho vay

EFA Exploratory Factor Analysis–Phân tích nhân tốkhám phá GTCG/TTK Giấy tờcó giá/Thẻtiết kiệm

KMO Kaiser–Meyer–Olkin

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

PGD Phòng giao dịch

POS Point of sale–Máy thanh toán bằng thẻ

PTI Payment-to-loan ratio –Tỷlệnợ phải trả định kỳ Sig. Significance–Mức ý nghĩa

SPSS Statistical Package for the Social Sciences–Phần mềm hỗtrợ thống kê

TMCP Thương mại cổphần

UNDP United Nations Development Programme -Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

WTO World Trade Organization–Tổchứcthương mại quốc tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

Tên Trang Bảng 2.1 Cơ cấu lao động tại ngân hàng BIDV Huế

49 Bảng 2.2 Một sốchỉ tiêu tài chính chủyếu của BIDV Huế

51 Bảng 2.3 Tình hình huyđộng vốn tại BIDV qua 3 năm (2014-2016)

53 Bảng 2.4 Dư nợtín dụng theo thời hạn tín dụng qua 3 năm (2014-2016)

54 Bảng 2.5 Dư nợtín dụng theo nhóm chất lượng giai đoạn 2014-2016

55 Bảng 2.6 Tỷlệnợxấu của ngân hàng BIDV Huế giai đoạn 2014-2015

57 Bảng 2.7 Doanh sốcho vay cá nhân của BIDV Huế giai đoạn 2014-2015

58 Bảng 2.8 Tình hình thu nợ tín dụng cá nhân ngân hàng BIDV Huếthời kì

2014-2016

59 Bảng 2.9 Dư nợquá hạn của ngân hàng BIDV Huế giai đoạn 2014-2015

59 Bảng 2.10 Tình hình nợ xấu tín dụng cá nhân của ngân hàng BIDV Huế

giai đoạn 2014-2016

60 Bảng 2.11 Đặc điểm mẫu điều tra

62 Bảng 2.12 Hệ số Cronbach’s alpha của các thành phần thang đo các nhân

tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn

67 Bảng 2.13 Đánh giá độ tin cậy thang đo đối với nhóm “Quyết định lựa

chọn dich vụ”

70 Bảng 2.14 Kiểm định KMO &Bartlett’s Test

71 Bảng 2.15 Ma trận phương sai trích

72 Bảng 2.16 Hệsố Cronbach’s Alpha và hệsốtải sau khi phân tích nhân tố

75 Bảng 2.17 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến “Quyết định lựa chọn

dịch vụ BIDV”

77 Bảng 2.18 Hệsốtải của nhân tốquyết định lựa chọn dịch vụvay vốn

78 Bảng 2.19 Mối tương quan các biến giữa các biến

80 Bảng 2.20 Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn

vay vốn tại ngân hàng BIDV Huếcủa khách hàng cá nhân

81 Bảng 2.21 Phân tích ANOVA

81

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ Trang

Biểu đồ2.1 Mẫu theo mục đích sửdụng vốn 64

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Tên Sơ đồ Trang

Sơ đồ1 Quy trình nghiên cứu 5

Sơ đồ1.1 Chức năng làm trung gian của tín dụng 11 Sơ đồ1.2 Mô hình quyết định mua của khách hàng 29

Sơ đồ1.3 Mô hình nghiên cứu 41

Sơ đồ2.1 Cơ cấu tổchức tại BIDV Huế 46

Sơ đồ2.2

Mô hình hồi quy các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn dịch vụvay vốn tại ngân hàng BIDV Huếcủa khách hàng cá nhân

84

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

Đề tài khóa luận tốt nghiệp “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vn ca khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cphần đầu tư và phát trin Vit Nam trên địa bàn Tha Thiên Huế được thực hiện nhằm phân tích các sốliệu và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn tại BIDV Huế. Thông qua việc phân tích các số liệu liên quan đến hoạt động vay vốn dùng tại BIDV Huếvà việc phỏng vấn 200 khách hàng trong hệthống bằng bảng hỏi khảo sát được xây dựng sẵn qua việc tham khảo mô hình nghiên cứu, phỏng vấn chuyên gia và khách hàng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn tại BIDV Huếbao gồm 6 nhân tố: Chính sách tín dụng của ngân hàng BIDV Huế, Hìnhảnh và danh tiếng của ngân hàng BIDV Huế, Chất lượng dịch vụ của ngân hàng BIDV Huế, Giá và sự tác động từ người quen khách hàng, Chiến lược truyền thông của ngân hàng BIDV Huế, Sự đáp ứng của sản phẩm tại ngân hàng BIDV Huế. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất những giải pháp giúp BIDV Huế nâng cao được hoạt động cho vay vốn tại Ngân hàng BIDV Huế, nhằm phục vụ một cách tốt nhất cho khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đềtài

Cùng với sự hồi phục kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần dần ổn định, duy trì tốc độ phát triển tính theo tổng sản phầm quốc nội là 6%/năm trong giai đoạn 2013- 2016, tốc độ phát triển kinh tế cao kéo theo đó mức sống của người dân ngày càng nâng cao. Nếu như thu nhập bình quân đầu người năm 1990 chỉ là 130 USD/người thì năm 2008 con số này đã tăng lên gấp tám lần với 1047 USD/người, và tính đến 2016 con số đó là 2215 USD/người (Theowww.vnexpress.net).

Khi mà đời sống ngày càng được nâng cao thì người dân ngoài việc chi tiêu thu nhập cho những nhu cầu thiết yếu thì họcòn chi tiêu cho những nhu cầu cao hơn như xây nhà, mua ô tô, kinh doanh, giải trí, mua sắm, du lịch...vv. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ số tiền nhàn rỗi để thực hiện những nhu cầu lớn đó. Đáp ứng những nhu cầu của người dân, các tổ chức tài chính nói chung và ngành ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn cá nhân nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu cầu họ.

Hiện nay, ở nước ta có hơn 175 tổ chức tài chính gồm ngân hàng và các Tổ chức tài chính khác tại Việt Nam đã tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi sửdụng dịch vụtài chính – ngân hàng. Điều này đồng thời vừa là cơ hội vừa là thách thức của các ngân hàng thương mại cổphần tại Việt Nam, vì nhìn chung hầu hết sản phẩm dịch vụcủa các ngân hàng là khá giống nhau nên không những các ngân hàng thương mại cổphần trong nước phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Do vậy, ngân hàng nào tạo ra được sựkhác biệt ưu việt thì sẽcó lợi thếcạnh tranh.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay khách hàng là nhân tố quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Ngân hàng nào dành được mối quan tâm và sự trung thành của khách hàng, ngân hàng đó sẽ thắng lợi và phát triển. Chiến lược kinh doanh hướng đến khách hàng đang trở thành chiến lược quan trọng hàng đầu của các ngân hàng. Chính vì vậy việc xây dựng một hệ thống quản trị quan hệ khách hàng nhằm tạo ra và duy trì các mối quan hệ bền vững với các nhóm khách hàng hiện có

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

cũng như các nhóm khách hàng tiềm năng thông qua đó thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của các nhóm khách hàng từ đó luôn gia tăng giá trị cho khách hàng đồng thời gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Với điều kiện có khá nhiều ngân hàng để lựa chọn thì việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn dịch vụ vay vốn tại ngân hàng của khách hàng sẽ giúp cho cácngân hàng có những chiến lược phù hợp để nâng cao uy tín và chất lượng phục vụ để trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.

Qua thời gian học tập tại “Trường Đại học Kinh tế Huế” và được tiếp cận thực tiễn các hoạt động tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và phát triển Việt Nam –Chi nhánh Huế (BIDV Huế). Xuất phát từ những lý do trên em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam trên địa bàn Thừa Thiên Huế” để từ đó, ngân hàng nhận thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với khách hàng cá nhân; trên cơ sở đó sẽ đề xuất giải pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay của khách hàng tại ngân hàng BIDV Huế, đề xuất các giải pháp nhằm thu hút khách hàng và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

2.2. Mục tiêu cụthể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về cho vay vốn tại các ngân hàng và phân tích hoạt động cho vay vốn tại ngân hàng BIDV Huế.

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV Huế.

- Xác định mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam trênđịa bàn Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu kiến nghị một số giải pháp nhằm duy trì và thu hút thêm khách hàng vay mới cho các ngân hàng.

3. Câu hỏi nghiên cứu

- Đâu là cơ sở khoa học của việc phân tích hoạt động cho vay vốn tại BIDV Huế? - Hoạt động cho vay vốn tại ngân hàng BIDV Huế giai đoạn 2014 đến 2016 như thế nào?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn ở BIDV Huế và mức độ ảnh hưởng của chúng ra sao?

- Những giải pháp nào cần áp dụng để cải thiện hoạt động cho vay vốn tại BIDV Huế, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng?

4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay vốn tại BIDV Huế.

- Đối tượng khảo sát: các khách hàng đã vàđang sử dụng các sản phẩm cho vay vốn tại BIDV Huế.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài mong muốn xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng hành vi của khách hàng cá nhân lựa chọn dịch vụvay vốn tại ngân hàng. Thông qua hành vi của mẫu nghiên cứu đểtạo được tính khái quát cao. Tuy nhiên, do hạn chếvềthời gian nghiên cứu, kinh phí hạn hẹp, vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ kiểm soát những cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ vay vốn tại ngân hàng BIDV Huế. Thông qua hành vi của mẫu nghiên cứu trong việc tham gia vay vốn tại ngânhàng, đề tài rút ra được những tác nhânảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụvay vốn tại ngân hàng.

-Đối tượng nghiên cứu:

+ Sốliệu vềbáo cáo tài chính, tình hình hoạt động vay vốn của ngân hàng BIDV Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam.

- Không gian: Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Huế.

- Thời gian: tiến hành trong thời gian thực tập tại ngânhàng thương mại cổphần Đầu tư và phát triển Việt Nam từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017.

5. Quy trình và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính: đọc, tổng hợp các thông tin vềcho vay vốn tại BIDV Huếtrên internet, báo chí, phỏng vấn, trao đổi với các chuyên gia. Mục đích của bước này nhằm phân tích hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn tại BIDV Huế.

Từ số liệu qua các báo cáo nhanh, báo cáo tài chính, báo cáo của phòng Khách hàng cá nhân BIDV Huế theo quý, năm tiến hành xử lý số liệu, sửdụng phương pháp phân tích và so sánh để đưa ra nhận xét vềthực trạng hoạt động cho vay vốnở BIDV Huế.

Tiến hành phỏng vấn chuyên gia là các anh chị chuyên viên, giám đốc mảng Khách hàng cá nhân BIDV Huế và thông qua thực tế quan sát để hiểu rõ hơn về thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốnởBIDV Huế

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng: Tiến hành nghiên cứu định lượng bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân có sửdụng bảng hỏi điều tra tại chính ngân hàng BIDV Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Sơ đồ1: Quy trình nghiên cứu 5.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng dựa vào các bài nghiên cứu trong và ngoài nước.

Nghiên cứu với mục đích phân tích dữliệu thứ cấp từcác nguồn khác nhau và từkết quả khảo sát, đồng thời tiến hành ước lượng và kiểm định mô hình nghiên cứu.

5.2.1. Phương pháp thu thập dữliệu

Phương pháp thu thập dữliệu thứcấp

- Thu thập dữliệu từsách, báo, tạp chí, internet, các đề tài nghiên cứu, luận văn trước đócó liên quan đến vấn đềnghiên cứu.

Xác định vấn đềnghiên

cứu

Tìm hiểu cơ sởlý thuyết và mô hình nghiên cứu liên quan

Thiết kếnghiên cứu

Dữliệu thứcấp Dữliệu sơ cấp

Xác định thông tin và nguồn thông tin cần thu thập

Thu thập dữliệu

Tổng hợp và phân tích dữliệu

Xác định thông tin cần thu thập và phương pháp thu thập

Điều tra định tính

Điều tra định lượng thửnghiệm và chính thức

Thu thập, xửlý và phân tích dữ liệu bằng SPSS Kết quả

nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

- Các tài liệu, số liệu, báo cáo về nguồn lực, hoạt động của BIDV Huế như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014-2016 do các bộ phận chức năng của Chi nhánh cung cấp.

Phương pháp thu thập sốliệu sơ cấp

- Phương pháp quan sát: quan sát thực tế về công tác tín dụng tại ngân hàng để nắm bắt quy trình, chính sách và các nghiệp vụ cơ bản vềcho vay tại ngân hàng.

- Phương pháp trao đổi: trao đổi với nhân viên ngân hàng đểthu thập thông tin về sựbiến động của các chỉ tiêu, trao đổi với các bạn cùng thực tập đểhiểu thêm vấn đề.

- Lập bảng câu hỏi những vấn ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn ở ngân hàng. Khảo sát các khách hàng đã và đang tham gia hoạt động cho vay vốn ở ngân hàng BIDV Huế nhằm thu thập thêm các thông tin làm cơ sở cho việc ước lượng và kiểm định mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng tại BIDV Huế.

- Phương pháp xác định kích thước mẫu: Sau khi nghiên cứu định tính, nghiên cứu gồm 27 biến quan sát được đưa vào nghiên cứu định lượng chính thức. Cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tố bằng ít nhất 4 đến 5 lần số biến quan sát để kết quả điều tra là có ý nghĩa, vì vậy cỡ mẫu cần nghiên cứu là 170 bảng hỏi (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tiến hành thu thập dữliệu với mẫu dựkiến là 220 bảng hỏi để đảm bảo độtin cậycao hơn và tránh những bảng hỏi sai sót hoặc không thu thập được đầy đủ.

- Phương pháp chọn mẫu:Do điều kiện thực tếcần phải khảo sát các khách hàng đã vàđang sử dụng dịch vụvay vôn tại ngân hàng BIDV Huế, đồng thời để mang tính cập nhật sát với tình hình thực tế nhất nên tôi đã tiến hành chọn mẫu theo 2 phương pháp:

+ Chọn mẫu ngẫu nhiên: Dựa trên cơ sở dữliệu khách hàng mà tôi nắm bắt được từ ngân hàng BIDV Huế, tiến hành lựa chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản và chọn ra 100 khách hàng đểtiến hành khảo sát trực tuyến.

+ Chọn mẫu ngẫu nhiên thực địa: Đây là hình thức chọn mẫu phi xác suất nhưng để đảm bảo tính đại diện cho mẫu tôi đã cố gắng làm cho mẫu theo hướng xác suất

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

ngẫu nhiên. Bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên các chi nhánh và chọn mỗi chi nhánh trongngày hôm đó sẽ thu được 5 bảng hỏi trong vòng 20 ngày, tổng cộng là 120 bảng hỏi.

5.2.2. Thang đo

Thang đo trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, dịch vụ vay vốn tại ngân hàng và quyết định lựa chọn dịch vụ vay vốn ngân hàng của khách hàng cá nhân. Một tập biến quan sát (các phát biểu) được xây dựng để đo lường các biến tiềm ẩn (khái niệm nghiên cứu). Do có sựkhác biệt nhau về văn hóa và cơ sởhạtầng kinh tế, cho nên có thể các thang đo được xây dựng tại các nước phát triển hay các thang đo được xây dựng từ các cuộc nghiên cứu tương tự ở trong nước cũng như các mô hình nghiên cứu chưa phù hợp và thíchứng với thị trường Việt Nam.

Thông qua việc hỏi ý kiến chuyên gia, nghiên cứu sơ bộ với mẫu có kích thước là n = 30, các biến quan sát đã được chỉnh sửa cho phù hợp đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Các tập biến quan sát cụthể được đo lường dựa trên thang đo Likert 5 điểm, thay đổi từ 1 = “hoàn toàn không đồng ý”, 2 = “không đồng ý”, 3 = ”Đồng ý”,4 = “Rất đồng ý” 5 = “hoàn toàn đồng ý”.

5.2.3. Quy trình phân tích dữliệu

Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹthuật phỏng vấn trực tiếp và trực tuyến nhằm thu thập thông tin từ khách hàng đã và đang vay vốn tại BIDV Huế.

Thông tin thu thập được sẽ được nhập bằng phần mềm Excel, làm sạch và xửlý bằng phần mềm Statistical Package for the Social Sciences (SPSS) 22.0. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sửdụng để kiểm định mô hình nghiên cứu.

5.2.3.1. Kiểm định thang đo

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Hệ số Cronbach’s alpha được sửdụng trước nhằm loại các biến không phù hợp. Theo nhiều nhà nghiên cứu, với nguyên tắc kết luận thì những biến quan sát có hệsố Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

- 0.8-1.0: Thang đo lường tốt.

- 0.7-0.8: Thang đo lường sửdụng được.

- 0.6- 0.7: Sửdụng được nếu khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người được phỏng vấn

Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có hệ sốCronbach Alpha từ0.6 trở lên và hệsố tương quan biến tổng của các biến (item-total correlation) lớn hơn 0.3. (Nunnally &

Burnstein, 1994).

5.2.3.2. Phân tích nhân tố khám pháEFA

Sau khi loại đi các biến không đảm bảo độtin cậy qua đánh giá độ tin cậy bằng hệsốCronbach Alpha, tiến hành phân tích nhân tố. Phân tích nhân tốlà tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Theo các nghiên cứu thì thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50%.

Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một sốtiêu chuẩn như sau:

 Hệ số Kaiser – Meyer – Olkin (KMO)  0,5, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett0,5.

 Hệsốtải nhân tố(factor loading)0,3

 Tổng phương sai trích50%.

 HệsốEigenvalue có giá trịlớn hơn 1.

 Khác biệt hệsốtải nhân tốcủa một biến quan sát giữa các nhân tố0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

5.2.3.3. Xây dựng phương trình hồi qui

- Phân tích hồi quy tuyến tính bội:được sửdụng đểmô hình hoá mối quan hệnhân quảgiữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụthuộc (hay biến được giải thích) và các biến kia là các biến độc lập (hay biến giải thích). Mô hình này sẽmô tả hình thức

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

của mối liên hệvà mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụthuộc. Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy từng bước với phần mềm SPSS.

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng BIDV Huế trong vay vốn của khách hàng cá nhân, mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng BIDV Huếcó dạng tổng quát như sau:

Y = β0 + β1 * X1 + β2 * X2 + β3 * X3 + β4 * X4 + β5 * X5 + β6 * X6 + β7 * X7 + ε

Trong đó:

Y: là biến phụthuộc phản ánh quyết định lựa chọn ngân hàng khi vay vốn

Xi (i=1...7): là các biến độc lập, phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng trong vay vốn βi (i=1...7): Các hệsốhồi quy β0: Hằng số ε : Sai số Mức độphù hợp của mô hìnhđược đánh giá bằng hệsố R2điều chỉnh. Giá trị R2 điều chỉnh không phụthuộc vào độlệch phóng đại của R2do đó được sửdụng phù hợp với hồi quy tuyến tính đa biến.

6. Kết cấu đềtài

Phần I: Đặt vấn đề.

Phần II: Nội dung và kết quảnghiên cứu.

Chương 1: Cơ sở lý luận vềhoạt động vay vốn của ngân hàng thương mại và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động vay vốn của khách hàng cá nhân

Chương 2: Đánh giá thực trạng cho vay vốn và Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Thương Mại CổPhần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam–Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Chương 3: Định hướng và giải pháp thu hút khách hàng cá nhân vay vốn tại Ngân Hàng Thương Mại CổPhần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam– Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Phần III: Kết luận và kiến nghị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

PHẦN II

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG

VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

1.1. Lý luận chung vềhoạt động cho vay vốn của ngân hàng thương mại 1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1.1. Ngân hàng thương mại và chức năng của ngân hàng thương mại

Theo nghị định của Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 định nghĩa:

“Ngân hàng thương mại (NHTM) là ngân hàng được thực hiện toàn bộhoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tếcủaNhà nước”.

NHTM là một loại hình định chế tài chính trung gian với hoạt động chủ yếu và thường xuyên là huy động vốn và cho vay.

Chức năng của ngân hàng thương mại - Chức năng làm trung gian tín dụng.

Ngân hàng Công thương - Ngân hàng Thương mại quốc doanh, cho nên cũng có chức năng trung gian tín như ngân hàng thương mại và được thể hiện qua sơ đồ luân chuyển vốn sau:

Sơ đồ1.1: Chức năng làm trung gian của tín dụng Cá nhân

và doanh nghiệp

Gửi tiên

Ủy thác đầutư

Ngân hàng thương

mại

Cho vay

Đầu tư

Cá nhân và doanh

nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại làm "cầu nối" giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, nó đã không chỉ đem lại lợi ích cho những người dư thừa vốn và những người thiếu vốn mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân nó và nền kinh tế. Đối với ngân hàng, họ sẽ tìm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới, 80% lợi nhuận của Ngân hàng Công thương -Ngân hàng thương mại Quốc Doanh là thông qua hoạt động cho vay. Lợi nhuận này chính là cơ sở chongân hàng thương mại tồn tại và phát triển. Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nóđáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Đây chính là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó quyết định sự duy trì và phát triển của ngân hàng đồng thời là cơ sở để thực hiện các chức năng sau:

- Chức năng trunggian thanh toán

Chức năng trung gian thanh toán có nghĩa là ngân hàng đứng ra thanh toán hộ cho khách hàng bằng cách chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác theo yêu cầu của họ. Thông qua chức năng này ngân hàng đóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tiền của khách hàng, chi tiền hộ cho khách hàng. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì chức năng này của ngân hàng ngày càng được mở rộng.

Thông qua chức năng trung gian thanh toán, hệ thống ngânhàng thương mại góp phần phát triển nền kinh tế. Khi khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng sẽ làm giảm rủi ro, giảm chi phí thanh toán cho khách hàng đồng thời tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của khách hàng nhanh hơn, làm cho hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng tăng. Đối với ngânhàng thương mại chức năng này góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Hơn nữa, nó lại tăng nguồn vốn cho vay của

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

ngân hàng thể hiện trên số dư có tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở để hình thành chức năng tạo tiền củangânhàng thương mại.

- Chức năng tạo tiền

Đây là hệ quả của hai chức năng trên trong hoạt động ngân hàng: Từ một số dự trữ ban đầu thông qua quá trình cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản của ngân hàng thì lượng tiền gửi mới được tạo ra và nó lớn hơn so với lượng dự trữ ban đầu gấp nhiều lần, gọi là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng.

Một ngân hàng sau khi nhận một món tiền gửi, trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng sẽ có số dư. Với số tiền này sau khi đãđể lại một khoản dự trữ bắt buộc, ngân hàng đem đi đầu tư, cho vay từ đó nó sẽ chuyển sang vốn tiền gửi của ngân hàng khác. Với vòng quay của vốn thông qua chức năng tín dụng và thanh toán của ngân hàng. Ngân hàng thương mại thực hiện được chức năng tạo tiền.

1.1.1.2. Nghiệp vụcủa ngân hàng thương mại

Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp thương mại, đều hướng đến mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận.

Ngân hàng Thương mại tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay và cho vay lại. So với các doanh nghiệp thương mại dịch vụkhác thì hàng hoá của ngânhàng Thương mại là một loại hàng hoá đặc biệt, đó là tiền vốn. Giá cả của loại hàng hoá này hiện ra bên ngoài là các mức lãi suất huy động hoặc lãi suất cho vay, nó chịu tác động bởi quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường và trên cơ sởkhoản lợi nhuận đạt được khi đưa vốn vay vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy lợi nhuận chủ yếu của hoạt động ngân hàng sẽ là khoản chênh lệch giữa chi phí trảlãi huyđộng với thu nhập từlãi cho vay.Đểcó hàng hoá kinh doanh, ngân hàng phải đưa ra một giá mua hợp lý cũng như đa dạng các hình thức huy động.

Đồng thời ngân hàng cũng đa dạng hoá các hình thức cho vay nhằm phân tán giảm thiểu rủi ro. Với vị thếkinh doanh ngân hàng Thương mại thực hiện các dịch vụ trung gian hưởng hoa hồng. Ngày nay, hệ thống ngân hàng Thương mại phát triển

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

mạnh mẽ, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Sự đa dạng và phong phú các nghiệp vụ kinh doanh đã làm cho ngânhàng Thương mại trởthành một tổchức kinh doanh không thểthiếu trong tiến trình phát triển kinh tế.

Nghiệp vụnhận tiền gửi:

Đây là một hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhận được các khoản tiền gửi của khách hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳhạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân, của tổchức và các doanh nghiệp. Ngân hàng phải hoàn trảgốc và lãi cho khách hàng khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu sửdụng đến rút tiềnởngân hàng.

Nghiệp vụtín dụng của ngân hàng:

Nguồn vốn huy động sau khi đã thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ (nghiệp vụ liên quan đến việc điều hành ngân quỹ của ngân hàng nhằm duy trì năng lực thanh toán bình thường), sẽ được sửdụng để cho vay. Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ đặc trưng nhất của ngânhàng Thương mại. Nó tạo ra hình thức tín dụng ngân hàng và ngân hàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn đã hình thành trong nghiệp vụ huy động, điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh.

Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụquan trọng nhất, sửdụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủyếu.

1.1.2. Khái quát vềtín dụng 1.1.2.1. Khái niệm tín dụng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sửdụng vốn từngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế. Ngân hàng đóng vai trò là một định chếtài chính trung gian, vì vậy trong quan hệtín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay.

1.1.2.2. Bản chất của tín dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Được thểhiện trong quá trình hoạt động tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình phát triển xã hội, được thểhiện qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay: vốn tiền tệ hoặc vật tư, hàng hoá được chuyển nhượng từ người cho vay đến người đi vay thông qua hợp đồng tín dụng được ký kết.

- Giai đoạn sửdụng vốn tín dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh: vốn vay có thể được sử dụng trực tiếp hoặc để mua vật tư hàng hoá thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người đi vay.

- Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn tín dụng, đồng thời cũng là giai đoạn hoàn thành một chu kỳhoạt động sản xuất kinh doanh để trở về trạng thái tiền tệ vốn tín dụng ban đầu của nó mà người đi vay hoàn trả cho người vay. Hơn nữa sựhoàn trảtín dụng là quá trình trở vềvới tư cách là lượng giá trị vốn tín dụng được vận động. Do đó sự hoàn trảphải bảo toàn về mặt giá trịcó phần tăng thêm dưới hình thức lãi suất.

1.1.2.3. Chức năng của tín dụng

Chức năng phân phối lại vốn tiền tệtrong nền kinh tế:

- Là sựvận động của vốn từchủthểkinh tếnày sang chủthểkinh tếkhác, hay cụ thể hơn là sự vận động vốn từcác doanh nghiệp có vốn tạm thời thừa sang các doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn. Đây là chức năng cơ bản nhất, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệtrong xã hội được điều hoà từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn.

Vì vậy hiệu quảsửdụng vốn trong xã hội tăng, thúc đẩy kinh tếphát triển.

Chức năng tạo công cụ lưu thông tín dụng, tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội:

- Tín dụng ngân hàng đã tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng như: thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu…đặc biệt là việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng với các hình thức chuyển khoản, bù trừ. Các công cụnày có thể thay thế một khối lượng lớn tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Ngoài ra tín dụng còn kích thích các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được huy động để sử dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, từ đó giúp vòng luân chuyển vốn tăng tốc trong toàn xã hội.

1.1.2.4. Vai trò của tín dụng

Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội:

- Tín dụng ngân hàng giúp điều hoà vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ đó góp phần duy trì, thúc đẩy quá trình mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục với một chi phí hợp lý.

- Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, từ đó kích thích quá trình tiết kiệm và gia tăng vốn đầu tư phát triển cho xã hội.

Tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô:

- Ngày nay, Nhà nước thường sử dụng tín dụng của hệ thống ngân hàng để điều tiết quá trình kinh tếthông qua chính sách tiền tệcủa ngân hàng Trung ương.

- Chính sách tín dụng của Nhà nước cho phép hệ thống ngân hàng thắt chặt hay mởrộng tín dụng để đạt được một tốc độphát triển kinh tế nhưý muốn. Với chính sách tín dụng, Nhà nước có thểhình thành cơ cấu nền kinh tếtheo sựhoạch định trước.

- Ngày nay, việc thực hiện các chính sách xã hội bằng ngân sách luôn được giảm thiểu, mà thay vào đó là các công cụ tín dụng như tín dụng đối với người nghèo, tín dụng đối với sinh viên… các chính sách phát triển kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, phát triển các thành phần kinh tế v.v… đều được thực hiện thông qua chính sách tín dụng.

Tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước:

- Thông qua việc nới lỏng các điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cũng như ưu đãi về mặt lãi suất, thời hạn tín dụng cho các đối tượng cần hưởng chính sách xã hội, Nhà nước có thể nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách của mình.

Tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệkinh tế đối ngoại:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

- Thông qua việc cung cấp tín dụng tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút nguồn vốn tín dụng nước ngoài…tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy việc mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của cho vay cá nhân 1.1.3.1. Khái niệm cho vay cá nhân

Khoản 16 điều 4, Luật các tổchức tín dụng số 47/2010/QH 12 ngày 16/06/2010 định nghĩa “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền đểsửdụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Như vậy, có thể hiểu “Cho vay cá nhân là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

1.1.3.2. Đặc điểm của cho vay cá nhân

Đối tượng cho vay là cá nhân, hộ gia đình.

Quy mô khoản vay nhỏ, số lượng nhiều nhưng mang lại lợi nhuận cao: So với tín dụng doanh nghiệp, giá trị của các khoản tín dụng cá nhân không lớn. Đó là do giá trị hàng hoá, dịch vụ hay vốn cho các đầu tư mang tính chất nhỏ lẻ (hộ kinh doanh) không cao. Mặc dù quy mô các khoản tín dụng này của ngân hàng là nhỏ nhưng tổng quy mô lại khá lớn, lãi suất cho vay luôn cao hơn so với lãi suất cho vay doanh nghiệp nên thông thường lợi nhuận mang lại từhoạt động này khá cao.

Có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân hàng: Quy mô của mỗi khoản tín dụng thường nhỏ thậm chí đối với các khoản tín dụng tín chấp thì lại nhỏ không đáng kể nhưng số lượng các khoản vay lại rất lớn. Hơn nữa, việc cập nhật về các thông tin cá nhân lại khó có thể được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác.

Ngân hàng phải xử lý rất nhiều bước trong suốt quá trình cấp tín dụng từ lúc tiếp cận khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định các nội dung chính sách liên quan của ngân hàng về khách hàng, giải ngân khoản tín dụng cho đến lúc trả dứt khoản tín dụng này.

Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao và không đầy đủ: Do thói quen thanh toán và nhận bằng tiền mặt trong các giao dịch cá

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

nhân vẫn còn khá phổbiến nên việc khách hàng cá nhân kê khai ít hơn hoặc nhiều hơn so với thực tế hay việc giả mạo, kê khai khống các nguồn thu nhập trong hồ sơ vay vốn là một thực trạng khá phổbiến tại các ngân hàng thương mại.

Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân thường phụthuộc vào chukỳ kinh tế, nhu cầu này tăng lên trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh và giảm khi chu kỳ kinh tếsuy thoái.

Nguồn trả nợchủyếu của người đi vay có thểbiến động lớn, phụthuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của nhữngngười này.

Quy trình xét duyệt cho vay và hồ sơ khách hàng cá nhân thường đơn giản hơn so với doanh nghiệp, tổchức.

Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay.

1.1.4. Phân loại cho vay cá nhân của các NHTM 1.1.4.1. Căn cứ vào mục đích vay

Cho vay cư trú: là các khoản cho vay nhằm tài trợcho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhàởcủa khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình.

Cho vay phi cư trú: là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trảicác chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch, ...của cá nhân, hộ gia đình.

1.1.4.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả

Cho vay trả góp: là hình thức cho vay trong đó khách hàng cá nhân đi vay trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng một số tiền bằng nhau nhất định trong suốt thời hạn vay.

Phương thức này thường áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ, người đi vay ít quan tâm đến lãi suất mà chỉ quan tâm đến mục đích sửdụng của khoản vay, số tiền và kỳ hạn của khoản vaysao cho phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng.

Cho vay tuần hoàn: là các khoản cho vay mà ngân hàng cho phép cho khách hàng cá nhân đi vay sử dụng các loại thẻ tín dụng, các loại thẻ Automatic Teller Machine (ATM), thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này thì ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời gian này khách hàng có quyền vay và trả nợnhiều lần.

1.1.4.3. Căn cứ theo thời hạn khoản vay

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Theo tiêu chí này ngân hàng có thể quản lý tốt hơn về mặt thời gian của các khoản vay như là thời gian giải ngân, thời gian thu nợ, ... Qua đó các ngân hàng có thể quản lý tốt khả năng thanh khoản của mình.

Ngắn hạn: các khoản vay cá nhân có thời gian vay từ12 tháng trởxuống, chủyếu nhằm mục đích tài trợ cho các tài sản lưu động, nhu cầu sửdụng vốn ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình. Ngân hàng có thể áp dụng cho vay món hay hạn mức, có hoặc không có tài sản đảm bảo,...

Trung và dài hạn: các khoản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm được xếp vào khoản vay trung hạn và từ 5 năm trở lên là các khoản cho vay dài hạn. Các khoản vay này thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay cá nhân của các NHTM, chiếm phần lớn lợi nhuận mà hoạtđộng cho vay mang lại.

1.1.4.4. Căn cứ theo hình thức bảo đảm

Cho vay có tài sản bảo đảm: nghĩa vụ trả nợ của khách hàng cá nhân được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp của người đi vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứba.

Cho vay không có tài sản bảo đảm: ngân hàng căn cứ vào uy tín của khách hàng hoặc được bảo đảm bằng uy tín của bên thứ ba và các nhân tố liên quan khác để cấp quyết định cho vay.

1.1.4.5. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ

Cho vay trực tiếp: Khách hàng cá nhân và ngân hàng trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng để nhận tiền vay từ ngân hàng hoặc chuyển khoản vào các doanh nghiệp mà họsẽ mua hàng hóa, dịch vụ. Hình thức này ngân hàng trực tiếp thẩm định khách hàng và chịu mọi tổn thất khi córủi ro xảy ra.

Cho vay gián tiếp: Ngân hàng cho khách hàng cá nhân vay thông qua các tổchức trung gian.

1.1.5. Khác biệt giữa khách hàng cá nhân với khách hàng doanh nghiệp, tổchức Các NHTM phân biệt bên đi vay thành 2 nhóm khách hàng là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, tổ chức. Vì đặc điểm của 2 nhóm này có sự khác nhau, sự phân biệt này nhằm mục đích chuyên môn hóa trong tiếp cận khách hàng cũng như việc quản lý khoản cho vay, đồng thời hạn chếnhững rủi ro cho ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Khách hàng cá nhân thường vay các khoản vay nhỏ lẻ, không thường xuyên và không ổn định. Các khoản vay này thông thường phát sinh từnhu cầu chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình, do đó đáp ứng nhu cầu tức thời cho nhóm đối tượng khách hàng cá nhân là mục tiêu của các NHTM hướng tới. Việc cho vay khách hàng cá nhân cũng giúp ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng thông qua việc cấp tín dụng cho nhiều món vay với nhiều khách hàng hơn. Đối tượng được xếp vào nhóm này không phải căn cứ vào giá trị khoản vay lớn hay nhỏ mà căn cứ vào pháp lý của bên đi vay trước pháp luật. Trong quan hệvay này ngân hàng và khách hàng có quan hệ trực tiếp với nhau, trực tiếp ký kết vào các hợp đồng tín dụng và các văn bản liên quan đến việc vay vốn.

Còn cho vay đối với doanh nghiệp, tổ chức thì việc ký kết các hợp đồng và các văn bản liên quan đến khoản vay là người đại diện cho doanh nghiệp, tổchức đó.

Khách hàng doanh nghiệp, tổ chức thường có nhu cầu vay các khoản lớn, nhu cầu có tínhổn định cao. Vì các khoản dư nợ lớn nên mỗi khoản vay đòi hỏi ngân hàng phải thẩm định rất chặt chẻ, quy trình thẩm định, phân tích và kiểm soát khoản vay nghiệm ngặt.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay cá nhân của NHTM 1.2.1. Các nhân tốbên ngoài ngân hàng– Môi trường vi mô

1.2.1.1. Môi trườngkinh tế

Một môi trường kinh tế tốt sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng phát triển một cách ổn định, vững chắc, mối quan hệ người vay và ngân hàng diễn ra thông suốt. Còn đối với một môi trường kinh tế suy yếu, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng để tranh giành khách hàng bất chấp rủi ro thì hoạt động tín dụng sẽ trì trệ, suy yếu và dễ dẫn đến phá sản. Chẳng hạn, dự báo về việc hàng năm Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 1 triệu người gia nhập nhóm tiêu dùng và hơn 2/3 dân số Việt Nam có độ tuổi từ 35 trở xuống với xu hướng khám phá, tham quan du lịch trong và ngoài nước góp phần trong việc xây dựng kế hoạch thúc đẩy tín dụng cá nhân tăng cao trong giai đoạn sắp tới một cách hiệu quả nhất; hay một dựbáo vềchính xác thời điểm việc lao dốc của giá chứng khoán/nhà đất để NHTM kiểm soát tiềm năng rủi ro quá hạn đối với việc đánh giá chất lượng tín dụng đầu tư mua sắm bất động sản/chứng khoán và đánh giá chất lượng tài sản cho việc bảo đảm cho các khoản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

tín dụng trong tương lai; một địa phương có thu nhập bình quânđầu người cao thì nhu cầu cá nhân của người dân nơi đây cũng sẽ cao hơn so với địa phương có thu nhập bình quânđầu người thấp.

1.2.1.2. Môi trường chính trị- pháp luật

Nếu môi trường chính trị ổn đinh và hệ thống pháp luật đơn giản, dễ hiểu, đáp ứng được việc chế tài các hình thức phạm tội thì sự phát triển kinh doanh trong ngân hàng sẽ bền vững, hạn chế được các thủ tục rườm rà, các thủ thuật lách luật, tệ nạn tham nhũng, đồng thời nhờ đó các khách hàng cá nhân cũng dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng.

Ngược lại, môi trường chính trị bất ổn, hệthống pháp luật thay đổi thường xuyên thì ngân hàng cần phải giành một nguồn lực để phân tích, đánh giá các thay đổi này và đưa ra các giải pháp phù hợp. Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, cản trở sự phát triển và khả năng bịthôn tính của các ngân hàng nhỏ gia tăng cũng như kìm hãm nhu cầu tín dụng của các cá nhân.

1.2.1.3. Văn hóa

Nghịquyết số33-NQ/TW định ra mục tiêu“Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Văn hóa không chỉ ảnh hướng đến việc hình thành đạo đức của con người mà còn ảnh hưởng đến tư duy, đến hành động của bản thân cá nhân đó trong cuộc sống. Một thay đổi bất kỳ nào đó của văn hóa cũng có ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp hay gián tiếp lên nền kinh tế.

Ngành ngân hàng cũng bị ảnh hưởng không nhỏbởi nhân tố văn hóa. Mỗi nền văn hóa sẽ có những chuẩn mực ứng xửtrong cuộc sống riêng, điều này tác động đến hành vi ra quyết định trong hoạt động tín dụng của mỗi cá nhân.

Trong đó phải kể đến là tác động của thói quen, của lối sống hằng ngày làm hình thành nên những nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác nhau của mỗi vùng miền. Với một nền văn hóa có trình độ cao sẽ giúp cho mỗi cá nhân dễdàng tiếp cận với các văn minh tiên tiến thường có nhu cầu tín dụng cao và ngược lại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Ngân hàng xác định được thói quen của người dân sử dụng tiền mặt hay thẻ ATM, thẻ tín dụng, ... trong giao dịch thanh toán hàng ngày thì dễphân loại sản phẩm tín dụng chủlực là cho vay tiền mặt, cho vay mua hàng hay cho vay thẻ tín dụng.

Bên cạnh thông qua nền văn hóa để đánh giá tiềm năng phát triển tín dụng, ngân hàng còn căn cứ vào ảnh hưởng của văn hóa mà áp dụng các tiêu chí đánh giá rủi ro.

Bởi văn hóa có thể ảnh hưởng đến đạo đức của người đi vay. Như vậy, văn hóa có thể làm giảm hoặc tăng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại NHTM.

Văn hóa cũng ảnh hưởng đến lối sống. So sánh giữa thành thị/nơi tập trung đông dân cư với mức thu nhập và trình độ học vấn trung bình ở mức cao thì nhu cầu vay của khách hàng cá nhân thường sẽ tăng ở mức cao so với các vùng nông thôn/hẻo lánh nơi mà phần lớn là người nông dân quanh năm chỉ biết tới ruộng đồng.

Những người có trình độ văn hóa cao có điều kiện tiếp xúc với nhiều kiến thức liên quan đến khoản cấp tín dụng, do đó khi xảy ra vấn đề tranh chấp, khiếu kiện thì thời gian mà ngân hàng xử lý đối với nhóm người này cũng dài hơn và mất nhiều chi phí hơn so với đối tượng là những người nông dân có trình độ văn hóa thấp. Các NHTM đưa nhân tố này vào trong quy định nội bộ các tiêu chí phân nhóm đối tượng cho vay, sản phẩm cho vay và khẩu vị rủi ro khi đánh giá uy tín, chất lượng tín dụng của đối tượng đi vay.

Trong thực tếcác ngân hàng luôn có một bộphận chuyên nghiên cứu phát triển sản phẩm đáp ứng cho các chiến lược tăng trưởng tín dụng của mỗi nhóm đối tượng đặc thù trong từng thời điểm kinh doanh.

1.2.1.4. Khách hàng

- Nhu cầu tín dụng: Nhu cầu tín dụng của khách hàng quyết định việc tăng trưởng và mở rộng hoạt động tín dụng. Đối với hoạt động tín dụng cá nhân cũng phụ thuộc vào tình hình nhu cầu tín dụng cá nhân của từng giai đoạn, từng khu vực địa lý, kinh tếkhác nhau.

- Thu nhập của khách hàng: Tổng thu nhập của khách hàng cá nhân càng cao thì hoạt động tín dụng cá nhân càng có cơ hội mở rộng, phát triển. Bởi khi xét cấp duyệt một khoản tín dụng cá nhân, ngân hàng luôn xét đến tiêu chí thu nhập. Tiêu chí

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

này là tỷ lệnợ phải trả định kỳ (kể cả khoản nợdự kiến đề xuất vay lần này) trên tổng thu nhập của người vay nợ(payment-to-loan ratio, viết tắt là PTI). Trong đó:

+ Nợ phải trả định kỳ (ví dụ như hàng tháng) là tổng lãi vay và nợgốc mà người vay phải trả hàng tháng theo các khoản tín dụng được cấp (bao gồm các thẻ tín dụng, các khoản nợdựkiến trong lần đề xuất lần này).

+ Tổng thu nhập (hàng tháng) là tổng thu nhập trước thuế hàng tháng của một hay nhiều người trong cùng 1 đề xuất cấp khoản tín dụng.

Do đó, tỷ lệ PTI là thước đo về khả năng trả nợ của người vay. Tỷ lệ này càng thấp thì khả năng trả nợ theo định kỳ càng cao.

- Uy tín của khách hàng: Tác động đến chất lượng của hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng. Đây là 1C (Character) trong nguyên tắc 5C thường được nhắc đến khi xét duyệt tín dụng cá nhân, bởi đây là nhân tố rất khó xác định song lại rất quan trọng, đòi hỏi người xét duyệt phải dựa vào các kinh nghiệm khi thẩm định khách hàng vay vốn, đánh giá được sự ý thức rõ ràng vềtrách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn khoản nợvay của họ.

1.2.1.5. Đối thủcạnh tranh

Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hệ thống tài chính ngân hàng trong nước phát triển mạnh và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ với ngân hàng quốc nội mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Do đó, việc tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh là vấn đề không thể bỏ qua và luôn cần quan tâm đúng mức. Ngân hàng cần tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện tại và những đối thủtiềmẩn trongtương lai để đưa ra những chính sách hợp lý.

1.2.2. Các nhân tốbên trong ngânhàng 1.2.2.1. Nguồn vốn của ngân hàng

Là cơ sở để ngân hàng thương mại tổ chức mọi hoạt động trong kinh doanh, là đối tượng kinh doanh chủyếu, là điểm xuất phát đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Vì vậy những ngân hàng có nguồn vốn lớn sẽcó thếmạnh trong hoạt động kinh doanh.

Quyết định quy mô của hoạt động của ngân hàng thương mại. Trong tổng vốn của một ngân hàng thì vốn tự có được xem là một loại vốn có tầm quan trọng lớn trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

hoạt động kinh doanh của nó. Vốn tự có dùng để mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị, góp vốn liên doanh...và là căn cứ để giới hạn các hoạt động tín dụng. Những quy định của ngân hàng nhà nước vềmức cho vay, mức huy động trên Vốn tự có như:

+ Hạn mức cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tựcó.

+ Hạn mức vốn huy động của ngân hàng không vượt quá 20 lần vốn tựcó.

+ Mua cổphần hay góp vốn liên doanh không vượt quá 50% vốn tựcó.

Nguồn vốn khác trong ngân hàng cần kể đến đó là nguồn vốn huy động. Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM. Nguồn vốn huy động càng lớn thì hoạt động tín dụng của ngân hàng càng phát triển và rộng lớn. Đồng thời cũng là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh, đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường.

1.2.2.2. Cơ sở vật chất của ngân hàng

Đây là nhân tố tâm lý quan trọng khi khách hàng tìm đến với ngân hàng. Cơ sở vật chất hiện đại, thoáng mát và thuận tiện trong giao dịch với ngân hàng luôn gây được một ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng.

1.2.2.3. Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mở rộng cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại, bao gồm:

- Hạn mức tín dụng: được xác định trên nhu cầu vay vốn của khách hàng nhưng không được vượt quá hạn mức quy định của ngân hàng. Ngoài ra còn có hạn mức cho vay theo tài sản đảm bảo, hạn mức cho vay theo thu nhập của người vay nợ.

Tùy theo từng yêu cầu mà việc xác định giới hạn cho vay tối đa sẽáp dụng:

+ Cho vay theo tài sản: Căn cứ vào tỷ lệ nợ phải trả trên giá trị và loại tài sản đ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Lòng trung thành của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng VietinBank chi nhánh Thừa Thiên Huế phụ thuộc vào 26 tiêu chí được

Một nghiên cứu khác với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn cà phê ngoại của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh” công trình được tác giả Trần Thị

Phân tích “hộp đen” là một quá trình diễn ra bên trong khách hàng, đòi hỏi người bán hàng, những người xây dựng các chương trình Marketing cần

Sau quá trình tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp thu thập được từ điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng bằng bảng hỏi, nghiên cứu đã thu được những kết

Nhận thức được lợi ích của bảo hiểm nhân thọ cũng như thị trường tiềm năng này, tôi đã quyết định “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản

- Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Nguyễn Oanh – Thành phố Hồ Chí Minh (2014

Qua nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân- Chi nhánh

thuyết về thái độ đối với sản phẩm dịch vụ phối hợp với thông tin thu thập được từ nghiên cứu sơ bộ định tính, từ đó xây dựng nên mô hình nghiên cứu