• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHO VAY VỐN VÀ PHÂN TÍCH CÁC

2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV Huế của

2.2.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu

- Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định qua các năm.

- Các công cụsửdụng đểkiểm soát chất lượng tín dụng được tăng cường và hiện đại hoá.

- Công tác quản lý và kiểm soát tình hình nợ xấu ngày càng được chú trọng cụ thểtình hình nợxấu giảm qua các năm.

- Khả năng thu hồi vốn của ngân hàng tăng lên nhờ sự quản lý tốt khách hàng, thểhiệnởdoanh sốthu nợ đang tăng theo từng năm

- Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao cả về trình độ chuyên môn lẫn phong cách, thái độphục vụ.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, BIDV vẫn còn tồn tại một số hạn chế chưa thểkhắc phục trong công tác tín dụng như sau:

- Quá trình thẩm định tuy được cải thiện nhưng vẫn cònđểbộc lộmột sốlỗhổng đểkẻxấu lợi dụng trong vay vốn, dẫn đến nợ xấu vẫn tồn tại.

- Tốc độthu hồi nợcòn chậm so với tốc đọ tăng của doanh sốcho vay.

- Không gian của phòng khách hàng cá nhân còn nhỏ, chưa tạo được không gian đối thoại một một với khách hàng, có đôi lúc còn quá tải.

2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV Huế của

Bảng 2.11:Đặc điểm mẫu điều tra

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu trên phần mềm SPSS)

Vềgiới tính

Qua bảng 2.11, có thểdễdàng nhận thấy rằng, tỷlệ khách hàng đến giao dịch tại BIDV Huế nếu so sánh về giới tính thì có sự chênh lệch khá lớn, lên đến 10%. Tỷ lệ nam với 55% khách hàng, còn lại 45% khách hàng là nữ. Điều này khá phù hợp với đặc điểm đi vay vốnở BIDV thường là nam giới, là người thường quyết định các công việc trong gia đình.

Về độtuổi

Như vây, trong tổng số 200 khách hàng tham gia phỏng vấn, thì có đến 106 khách hàng, tương đương 53% nằm trong độtuổi từ 30 đến 40 tuổi, tiếp đến là trên 40 tuổi chiếm 25,5%, và sau cùng là dưới 25 tuổi chiếm tỷlệthấp nhất, chỉ là 6,5%. Điều này cũng dễ giải thích, khi mà những khách hàng trong độ tuổi trung niên từ 30 tuổi trở lên đang trong độ tuổi tiêu dùng và có những nhu cầu lớn về việc xây dựng, ổn định cuộc sống, thường có nhiều nhu cầu về xây dựng nhà ở, nhu cầu tiêu dùng cá nhân cao, nhu cầu mua ô tô để đi lại, phục vụ cho công việc, vay tiền để thực hiện lý tưởng kinh doanh… vì vậy phân khúc khách hàng này chiếm tỷtrọng cao. Sốcòn lại

Tiêu chí Số lượng

(khách hàng) Tỷ lệ (%) I.Theo giới

tính

Nam 105 55

Nữ 95 45

II. Theo nghề nghiệp

Công ty nhà nước 96 48,0

Công ty tư nhân 39 19,5

Tkinh doanh 65 32,5

III.Theo thu nhập

3 đến 5 triu 12 6,0

5 đến 10 triu 86 43,0

10 đến 15 triu 78 39,0

Trên 15 triu 24 12,0

3 đến 5 triu 12 6,0

IV. Theo độ tuổi

Dưới 25 tui 13 6,5

25 đến 30 tui 30 15,0

30 đến 40 tui 106 53

Trên 40 tui 51 25,5

Trường Đại học Kinh tế Huế

dưới 25 tuổi chiếm tỷlệthấp bởi vì nhóm tuổi này không thuộc đối tượng khách hàng mục tiêu của ngân hàng, ở độ tuổi này, các khách hàng hầu như chưa có sự ổn định trong cuộc sống nên việc cho vayở độtuổi này khá là mạo hiểm, rủi ro khá cao. Đồng thời,ở lứa tuổi này, khách hàng vẫn chưa nảy sinh các nhu cầu lớn đểvay vốn.

Vềlĩnh vực công tác

Nhìn chung, tỷlệkhách hàng là cán bộcông nhân viên chức (Công ty nhà nước) và kinh doanh buôn bán chiếm khá cao, gần 80%, trong khi đó, 20% khách hàng còn lại thuộc đối tượng đang làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân. Đây là thông sốphản ánh khá sát với thực tếhiện nay, khi mà các dịch vụtại ngânhàng, đặc biệt là dịch vụ vay vốn đòi hỏi khách hàng phải có một khoản thu nhập nhất định và phải có sự ổn định lâu dài, chính vì thế mà đối tượng làm việc trong các công ty nhà nước được kí hợp đồng biên chế - hợp đồng vô thời hạn được ưu tiên xét duyệt cho quá trình vay vốn tại ngân hàng BIDV. Các đối tượng khác đang làm việc tại các công ty tư nhân thì phải xem xét kĩ lưỡng trước khi cho vay vì rủi ro cao khi khách hàng nhảy việc, chuyển công tác… dẫn đến rủi ro mất khoản tiền đã cho vay làm nợxấu tăng cao.

Thu nhập trung bình hàng tháng

Nhìn vào bảng thống kê 2.7, ta dễ dàng nhận thấy thu nhập của khách hàng từ mức 5 đến 10 triệu đồng chiếm đến gần 43%, sauđó là tỷ lệ 39% của khách hàng có thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng. Cá biệt tỷlệkhách hàng có thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng chỉ chiếm 6%, tương đương 12 khách hàng trong tổng số 200 khách hàng cho biết về mức thu nhập. Đây cũng là mức thu nhập phù hợp với tình hình kinh tế của thành phốHuế nói chung, đa phần khách hàng vẫn có mức thu nhập khá đểcó thểvừa chi phí cho cuộc sống, vừa có thể vay vốn để phục vụ nhu cầu của cuộc sống nhưng vẫn đảm bảo khả năng hoàn vốn cho ngân hàng. Riêng 12% khách hàng có thu nhập trên 15 triệu đồng đa số nằm trong đối tượng khách hàng đang kinh doanh hoặc có chức vụ cao trong các công ty đang làm việc.

Vềmục đích sửdụng vốn vay vốn của khách hàng

Ngân hàng BIDV Huế, có rất nhiều khách hàng lâu năm, họcó nhiều khoảng vay vốn khác nhau ở BIDV Huế, nên qua khảo sát, cũng có nhiều trường hợp như vậy:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khách hàng vừa vay để ô tô, vừa sửdụng vào mục đích tiêu dùng hoặc có thể dùng để kinh doanh… Sau đây là kết quả khảo sát của tôi theo mục đích sử dụng vốn của khách hàng:

Qua biểu đồ 2.1, thì nhận thấy rằng có 134 khách hàng vay vốn với mục đích mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, sốnày chiếm phần lớn. Điều này dễ hiểu là người ta thường nói an cư lạc nghiệp, với độ tuổi vay vốn từ30-40 chiếm tỷ trọng cao như đã phân tích ở trên thì đây đúng là độ tuổi để mọi người tìm kiếm một tổ ấm cho gia đình. Tiếp đến là các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày nên mục đích vay tiêu dùng đứng vị trí thứ 2 với 94 khách hàng trả lời đang vay với mục đích vay vốn dùng cho tiêu dùng. Các mục đích tiếp theo là mua ô tô với 56 câu trảlời nhận được, 40 câu trảlời là vay để kinh doanh. Tổng số là 324 câu trả lời cho mục đích vay, vậy là đã áo một số lượng lớn khách hàng đang vay ít nhất là 2 món tại BIDV Huế. Ta đã thấy rằng, tất cả khách hàng đang khảosát đều vay một trong những mục đích xây dựng nhà, mua ô tô, kinh doanh kết hợp với múc đích tiêu dùng. Điều này dễ hiểu vì 3 món vừa nêu trên cần vay một số tiền lớn, nếu vay cùng một lúc sẽ gây sự khó khăn trong việc trả nợ nên thường được khách hàng chia ra để vay vốn chứkhông vay cùng 1 lúc, trong khi đó vay để tiêu dùng thì không quá nhiều, thường chỉ là dưới 50 triệu nên khả năng trả nợkết hợp với 3 món trên hoàn toàn nằm trong tiềm lực của khách hàng. Và đây cũng là một chiến lược của BIDV tạo điều kiện vay vốn cho khách hàng, tuy nhiên cũng hạn chế tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi do khách hàng gặp khó khăn trong cuộc sống dẫn đến mất khả năng thanh toán nơ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Xây dựng, sửa chữa nhà Mua ôt ô

Kinh doanh Tiêu dùng

Biểu đồ2.1: Mẫu theo mục đích sửdụng vốn

(Nguồn: Kết quả điều tra) 2.2.2. Đánh giá độ tin cy của thang đo trước khi tiến hành rút trích các nhân t