• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II:NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1. Một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh

1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.6.2. Các yếu tố bên trong

Nguồn lực tài chính

Đây là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh củadoanh nghiệp. Đối vớidoanh nghiệp mọihoạt động sản xuấtkinh doanhđều là hoạt động đầu tư mang tính chất sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệpphảicó vốnbằngtiềnhay bằngnguồnlựctài chínhđểthực hiện được hoạt động sản xuấtkinh doanh. Với nguồn lực tài chính này doanh nghiệp sẽ chi cho các hoạt động như đầu tưmới,mua nguyên vậtliệu,trả lươngcho công nhân. Nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng sản xuấtkinh doanh,đổi mới công nghệ, đa dạng hóađổi mới, nâng cao chất lượngcủa sản phẩm; có khả năngthựchiệntốt công tác bán hàng và dịchvụsaubán…tạonên khả năngcạnhtranh caohơncho sảnphẩm.

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được coi là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triểncủadoanh nghiệp và sảnphẩm.Một nguồn nhân lực kém không đáp ứng đượcnhu cầucủa thị trườngsẽ là nguyên nhâncơ bản dẫn đến sự thấtbạicủadoanh nghiệp. Nguồn nhân lựctrong doanh nghiệp đượcchia thành hai cấp. Đội ngũ quản lý: gồm ban lãnhđạo và đội ngũ trực tiếp quảnlý sảnxuất,kinh doanh sảnphẩm. Đây là đội ngũcóảnh hưởng rấtlớn đến kết quả sảnxuất kinh doanh và xuhướng phát triểnsản phẩm trong tươnglai.

Nếu họ là những người có kinh nghiệm, có khả năng nhìn xa trông rộng và đưa ra các quyết định đúng đắn thì doanh nghiệp đó sẽcó nhữngsản phẩm có sứccạnhtranh cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đội ngũ trựctiếptham gia sản xuấtkinh doanh: đội ngũnày chi phốitrực tiếp đến năng lực cạnh tranhcủa sản phẩm thôngqua các yếutố như: năngsuất lao động, trình độ tay nghề,kỷluậtlaođộng,ý thức trách nhiệm, sựsáng tạo của họ….Cácyếutốnày kết hợp với yếu tố khoa học công nghệ sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, giá thành sản phẩm…gópphầnquyết định nângcaonănglựccạnh tranhcủa sảnphẩm.

Nguồn lực vật chất

Nguồn lực vật chất bao gồm các yếu tố như: vốn sản xuất, nhà xưởng máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh….Mỗi doanh nghiệp có đặc trưng về nguồn lực vật chất riêng, trong đó có cả điểm mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Do đó việc phân tích, đánh giá đúng nguồn lực vật chất là cơ sở quan trọng giúp các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu được các nguồn lực tiềm tàng, những hạn chế… để có các quyết định quản trị sát với thực tế: khai thác tối đa các nguồn vốn bằng tiền và nguồn vốn cơ sở vật chất hiện có, lựa chọn và huy động các nguồn lực bên ngoài khi thật sự có nhu cầu, lựa chọn các đối tượng hợp tác nhằm tăng quy mô nguồn lực, cơ sở vật chất, thực hiện dự trữ một tỷ lệ nhất định đề phòng rủi ro và đương đầu với các đối thủ trong nước và ngoài nước.

Nguồn lực quản trị và điều hành

Năng lực quản trị của nhà lãnhđạo của một doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Nhà quản trị có biết nhìn xa trông rộng, nắm bắt kịp thời các xu hướng, các ưu thế của thị trường mà doanh nghiệp mình có thể nắm bắt. Kịp thời đưa ra các chiến lược, phương án đối phó với thị trường. Nhà quản trị phải biết dung hòa tất cả các yếu tố lại với nhau, biết nắm bắt tâm lý của người lao động, tạo động lực cho họ phát triển, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp mình. Giúp họ phát huy tối đa nguồn lực cả cá nhân, đồng thời nhà quản trị cũng phải biết cách tập hợp những cá nhân lại thành từng nhóm hỗ trợ công việc với nhau. Phát huy tinh thần làm việc nhóm để đạt được năng suất tối đa đem lại những lợi ích cho doanhnghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một tập hợp khác nhau về con người, trìnhđộ kỹthuật, trìnhđộ văn hóa, mức độ nhận thức,

Trường Đại học Kinh tế Huế

quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, văn hóa xã hội,…chính sự khác nhauđó tạo ra một môi trường làm việc đadạngphức tạp. Bên cạnh đó với sựcạnhtranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triểnphảiluôn tìm tòi cái mới,sáng tạo phù hợpvớithị trường thựctế. Điềunàyđòi hỏi doanh nghiệpphảixây dựngvà duy trì mộtnền vănhóađặcthù phát huyđược nănglực và thúcđẩymọi ngườilàm việc để đạt đượcmụctiêu chung củatổchức.

Mặt khác, xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn là một yêu cầu tất yếu của chính sự phát triển thương hiệu vì thông qua hình ảnh thương hiệu sẽ góp phần quảng bá doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.

Máy móc và công nghệ

Tình trạng máy móc và công nghệ ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, giá thành và giá bán sản phẩm. Có thể khẳng định một doanh nghiệp với trang bị máy móc hiện đại tiên tiến cộng với khả năng quản lý tốt sẽ cho ra đời sản phẩm có chất lượng cao, hạ giá thành từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hệ thống phân phối của doanh nghiệp

Hệ thống phân phối chính là những nơi để khách hàng có thể mua sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì thế, một doanh nghiệp có mạng lưới hệ thống phân phối rộng khắp thì sẽ đưa sản phẩm của doanh nghiệp mình đến gần hơn với người tiêu dùng.

Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp nếu được thực hiện một cách hợp lý thì nó sẽ là phương tiện giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh so với các đốithủ.

Năng lực marketing

Hệ thống bán hàng và các hoạt động Marketing đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng, thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. Sức mạnh cạnh tranh được tạo ra bởi hoạt động marketing và bán hàng hết sức to lớn. Chất lượng phục vụ chăm sóc khách hàng góp phần không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nó xây dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trong lòng khách hàng, giữ chân khách hàng trung thành với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Để

Trường Đại học Kinh tế Huế

đánh giá nănglực Marketing của doanh nghiệp cần phải đánh giá hệ thống phân phối của doanh nghiệp, các chính sách về giá, chiết khấu, khuyến mãi, các chính sách chăm sóc kháchhàng.

1.1.7. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp