• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II:NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

2.5 Phân tích ma trận SWOT

Bảng 2.21 Ma trận SWOT của công ty

Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh (S) S-O S-T

Điểm yếu (W) W-O W-T

2.5.1 Cơ hội(O)

Nền kinh tế Việt Nam hiện đang hội nhập và mở cửa ngày càng mạnh. Các công ty, tập đoàn đa quốc gia ngày càng hướng đến thị trường là các nước thứ ba. Đây cũng là cơ hội để công ty tìm kiếm những nguồn hàng tốt hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, công ty cũng có thể kết hợp đầu tư cũng như nghiên cứu nhằm nâng cao kỹ thuật, trìnhđộ của nhân viên.

- Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển một cách nhanh chóng và vượt bậc, việc sử dụng máy tính phục vụ cho công việc cũng như học tập là rất lớn. Đây là một điều kiện thuận lợi cho công ty với một thị trường tiềm năng với một tỉnh hiện đang trên đà phát triển như Thừa Thiên Huế.

- Chính phủ đã định hướng phát triển lao động, và đây cũng là thế mạnh của lao động nước ta trong tương lai. Đâycũng là cơ hội tốt cho công ty nâng cao thị trường

Trường Đại học Kinh tế Huế

của mình.

2.5.2 Thách Thức (T)

- Với những định hướng của chính phủ, cũng như sự thay đổi nhanh chóng của các sản phẩm, cũng gây ra cho công ty đứng trước những thách thức đáng kể. Với thị trường sản phẩm gạch men ngày càng phong phú thì các công ty mở ra ngày càng nhiều, gia tăng áp lựcvề cạnh tranh giữa các công ty ngày càng khốcliệt.

- Những thay đổi về mẫu mã cũng là một trong những thách thức lớn của các công ty. Việc thay đổi nhanh đồng nghĩa với sự lạc hậu của các sản phẩm càng nhanh.

Giá thành của các sản phẩm giảm đi một cách nhanh chóng theo sự đổi mới sản phẩm.

Đặt ra cho công ty một thách thức là phải cập nhật hàng nhanh đáp ứng nhu cầu khách hàng, cũng như tránh sự lạc hậu của sản phẩm sẽ gây ra sự đọng vốn của côngty.

Sức ép của khách hàng ngày cũng càng tăng đối với công ty về giá cả cũng như marketing, các chương trình quảng cáo, chăm sóc khách hàng,...

- Việt Nam đang đứng trước sự hội nhập mạnh mẽ, điều này đặt ra cho công ty không những phải cạnh tranh đối với các công ty bán lẻ tại địa phương mà còn phải cạnh tranh với các công ty, tập đoàn lớn của nướcngoài.

Điểm mạnh (S)

- Đối với các doanh nghiệp tại địa phương thì công ty đã có vị thế hơn hẳn nhờ vào các thế mạnh về chính sách chăm sóc khách hàng, kỹ thuật của nhân viên đãđược khách hàng trên địa bàn tỉnh công nhận.

-Công ty có đội ngũ bán hàng giỏi cũng như hệ thống phân phối chặtchẽ.

- Uy tín và danh tiếng của công ty đãđược khẳng định và được khách hàng đánh giá cao tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điểm yếu(W)

- Chính sách về giá của công ty vẫn chưa đạt hiệu quả cao so với các đối thủ khác trên thị trường tỉnh. Điều này cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.

- Các chương trình khuyến mãi, quảng cáo, cũng như các chính sách hỗ trợ bán hàng còn hạnchế.

- Bộ máy nhân lực của công ty vẫn còn chưa thực sự năng động trong công việc, cũng như vẫn còn hạn chế về trìnhđộ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết hợpS-O

- Phát huy những thế mạnh về giá trị thương hiệu của công ty để nâng cao năng lực cạnh tranh công ty tại địa bàn tỉnh. Nắm bắt những cơ hội nhằm phát triển các nguồn lực của công ty, nắm vững vị trí hàng đầu của công ty về mặt hàng gạch men trên địa bàn tỉnh.

- Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng của sản phẩm tạo lòng tin đối với khách hàng.

- Thực hiện tốt các chính sách chăm sóc khách hàng sau khi giao dịch cũng như triển khai các chương trình mới để đẩy mạnh khâu tiêu thụ sảnphẩm.

- Đẩy mạnh quá trình nghiên cứu công nghệ mới và đào tạo trình độ của nhân viên để theo kịp với tốc độ phát triển củangành.

Kết hợpS-T

- Đứng trước những thách thức về cạnh tranh của những đối thủ trên địa bàn tỉnh, công ty cần nâng cao hơn nữa các thế mạnhcủa mìnhđặc biệt là khâu chăm sóc khách hàng.

- Tăng cường các chương trình marketing, quảng cáo, tiếp thị bán hàng nhằm đánh vào tâm trí người tiêu dùng.

- Đa dạng hóa sản phẩm để có thể phù hợp với nhiều tầng lớp khách hàng giúp công ty có thể tăng lên về nhiều loại khách hàng. Đồng thời tăng cường quản lý để hạ thấp giá thành trong sản phẩm, tạo tiền đề nâng cao năng lực cạnh tranh côngty.

Kết hợpW-O

- Cần xây dựng bộ máy nhân lực có trình độ chuyên môn và năng động hơn nữa trong công việc để có thể nắm bắt những nhu cầu của khách hàng. Xây dựng đội ngũ bán hàng thân thiện hơn với khách hàng, tạo cho khách hàng thực sự thoải mái khi đến mua hàng tại côngty.

- Tăng cường các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng thường xuyên để tạo ra giá trị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

- Cần có chính sách về phát triển công tác cộng đồng, kết hợp giữa khách hàng và công ty tạo ra những chương trình cộng đồng bổ ích. Tạo sự gắn kết giữa khách hàng và công ty.

Kết hợpW-T

- Với những điểm yếu của mình vềchính sách giá cũng như sự rời rạc trong các

Trường Đại học Kinh tế Huế

chương trình khuyến mãi. Công ty đứng trước những thách thức rất lớn về vị trí của mình trong tâm trí người tiêu dùng.

- Các chính sách về giá của công ty còn cao so với các đối thủ phải thực sự tương ứng với những giá trị mà khách hàng nhận được khi đến với công ty. Đây cũng là những thách thức rất lớn của công ty cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng, qua đó có những bước đihiệuquả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH