• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II:NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của công ty

3.2.1. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

động, hạ giá thành sản phẩm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Một số giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mà công ty cần thực hiện:

- Công tác tổ chức:

Kiện toàn, sắp xếp lại bộ máy tổ chức công ty theo hướng tinh gọn, phù hợp với mô hình công ty TNHH và quy mô hoạt động theo từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty theo hướng:

+ Phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, phòng ban ở văn phòng và các chi nhánh, tránh tình trạng vận hành công việc chồng chéo, hiệu quảthấp.

+ Giao quyền chủ động trong kinh doanh cho các đại lý trực thuộc, áp dụng chính sách Marketing phù với từng khu vực thị trường, nhằm tạo tính linh hoạt và độ nhạy cảm đối với thị trường cao hơn.

+ Nâng cao trách nhiệm cá nhân, hiệu quả công việc, khuyến khích tinh thần tự chủ và sáng tạo của mỗi thành viên. Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ nhân viên để đào tạo toàn diện đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ theo phương châm một người có thể làm được nhiều phần hành công việc khác nhau, nhằm từng bước nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh hiện đại.

+ Bố trí đúng người vào đúng vị trí để phát huy cao nhất năng lực công tác của người lao động và hiệu quả kinh doanh của côngty.

+ Chuẩn bị lực lượng đội ngũ cán bộ, công nhân kế cận, tổ chức đào tạo bồi dưỡng để sẵn sàng thay thế khi cần.

- Công tác quản lý và điều hành:

+ Xây dựng chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn một cách cụ thể, rõ ràng trên cơ sở đánh giá đúng đắn những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, biết kết hợp những yếu tố đó trong hoạch định chiến lược.

+ Hệ thống kiểm soát nội bộ phải được quan tâm đúng mức từ việc lập kế hoạch, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

+ Duy trì công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, nhằm cũng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm thực hiện đúng cam kết về chất lượng của công ty đối với khách hàng.

+ Xây dựng hệ thống định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu, định mức chi phí

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhân công trên một đơn vị sản phẩm sát đúng với thực tế đối với từng ngành nghề, từng sản phẩm cụthể.

-Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhânlực:

+ Căn cứ vào thực tế trình độ và tay nghề lao động trong công ty để xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong ngắn hạn và dài hạn; theo đó việc đào tạo phải đúng trọng tâm, trọng điểm và đúng đối tượng cần phải đào tạo.

+ Áp dụng nhiều hình thức đào tạo khác nhau như đào tạo từ thực tế công việc, cần lựa chọn một số công nhân kỹ thuật chưa qua đào tạo tham gia các khóa đào tạo công nhân kỹ thuật ở các cơ sở đào tạo, hợp đồng đào tạo với các trường đại học với các nội dung do phía công ty yêu cầu nhằm nâng cao kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ tiếp thị về năng lực lãnh đạo, kiến thức về Quản trị kinh doanh, kiến thức về Tài chính - Kế toán, Ngoại ngữ và Marketing.

+ Tuyển dụng thêm đội ngũ cán bộ tiếp thị có trìnhđộ và chuyên nghiệp, có kiến thức về Marketing nhằm để cung cấp cho các chi nhánh mở thêm các thị trường mới, đồng thời tạo nguồn thay thế những cán bộ tiếp thị hiện tại khi xét thấy cần thiết.

- Chính sách tuyển dụng và đãi ngộ:

Công tác tuyển dụng lao động phải được thông tin một cách rộng rãi, thực hiện phỏng vấn công khai, phải xây dựng các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe và các kỹ năng khác phù hợp với vị trí tuyển dụng.

+ Đối với những lao động có năng lực trìnhđộ chuyên môn, có tay nghề cao cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng bằng vật chất và tinh thần thông qua chính sách tiền lương, tiền thưởng, điều kiện làm việc để họ yên tâm gắn bó lâu dài với công ty.

+ Xây dựng cơ chế trả lương hợp lý theo hướng có gắn kết với hiệu quả công việc nhằm khuyến khích người lao động làm việc có năng suấtcao.

+ Tạo môi trường làm việc tốt nhất có thể, cơ hội học tập để nâng cao trìnhđộ và cơ hội thăng tiến cho người lao động, thực hiện việc phân tích, đánh giá lao động một cách thường xuyên, từ đó có các quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương cho cán bộ trong toàn công ty.

+ Chính sách khen thưởng, kỷ luật phải rỏ ràng, nghiêm minh, phải được cụ thể bằng giá trị kinh tế có thể mang lại hoặc gây ra thiệt hại cho công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tích cực xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo hìnhảnh ấn tượng góp phần nâng cao thương hiệu của công ty đối với khách hàng. Để thực hiện được vấn đề này cần phải tuyên truyền cho mọi thành viên trong công ty hiểu rõ rằng: Việc xây dựng văn hóa doanhnghiệp là trách nhiệm của tất cả mọi thành viên chứ không phải là trách nhiệm riêng của lãnhđạo hay một cá nhân nào khác.