• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 3

NS: 15/9/2021

NG:20/9/2021 Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021 KHOA HỌC

XI MĂNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được tính chất, công dụng của xi măng. Biết được các vật liệu được dùng để sản xuất xi măng.

- Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tư duy, Năng lực Tự chủ và tự học, Năng lực Giao tiếp và hợp tác nhóm, Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi, tìm tòi nghiên cứu, khám phá khoa học, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

*. Nội dung tích hợp

GDBVMT: Nêu được xi măng được làm từ đất sét, đá vôi, đất, đá vôi là nguyên liệu có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh hình minh họa trang 58/59 SGK, phiếu.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu: (5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật " với câu hỏi:

+ Kể tên những đồ gốm mà em biết?

+ Nêu tính chất của gạch, ngói và thí nghiệm chứng tỏ điều đó?

+ Gạch, ngói được làm bằng cách nào?

- GV nhận xét

+ GV cầm 1 vỏ bao xi măng và hỏi:

Đây là gì?

- Giới thiệu, ghi bài lên bảng.

- HS chơi trò chơi

- HS quan sát, trả lời - HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30 phút) Hoạt động 1:

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, TLCH:

+ Xi măng được dùng để làm gì?

+ Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết?

a. Công dụng của xi măng.

- Xi măng được dùng để trộn vữa xây nhà, xây các công trình lớn, đắp bồn hoa, gắn đá tạo thành các cảnh đẹp, làm ngói lớp, bèo xi măng,...

+ Nhà máy xi măng Hoàng Thạch.

+ Nhà máy xi măng Bỉm Sơn.

(2)

- Cho HS quan sát hình minh họa 1,2/58 SGK và giới thiệu: ở nước ta có nhiều núi đá vôi. Những khu vực gần núi đá vôi thường được xây dựng nhà máy xi măng như ở Ninh Bình, Hà Giang, Hải Phòng, Hà Nam,... Đây là xi măng chưa được đóng bao bì (chỉ H1b) và được đóng bao bì (chỉ H1a).

Hoạt động 2:

- Yêu cầu HS thảo luận theo tổ

+ Yêu cầu Hs trong tổ cùng đọc bảng thông tin trang 59/SGK.

+ Yêu cầu HS dựa vào các thông tin đó và những điều mình biết để tự hỏi đáp về công dụng, tính chất của xi măng.

+ Gv đi giúp đỡ hướng dẫn HS các nhóm cách đọc thông tin: ghi ý chính ra giấy bằng cách gạch đầu dòng, hỏi đáp trong nhóm nhiều lần để nắm được kiến thức.

- Tổ chức cuộc thi, GV hướng dẫn học sinh:

- Tổ chức cuộc thi.

+ Mỗi tổ cử 1 đại diện làm BGK, lớp trưởng là người dẫn chương trình.

+ Cuối cuộc thi nhóm nào ghi được nhiều điểm nhất là nhóm thắng cuộc.

VD:

- Xi măng được làm từ những vật liệu gì?

- Xi măng có tính chất gì?

- Xi măng được dùng để làm gì?

- Vữa xi măng do nguyên vật liệu nào tạo thành?

- Vữa xi măng có tính chất gì?

- Vữa xi măng dùng để làm gì?

+ Nhà máy xi măng Hà Giang.

+ NHà máy xi măng Nghi Sơn.

+ Nhà máy xi măng Bút Sơn.

+ Nhà máy xi măng Hải Phòng.

+ Nhà máy xi măng Hà Tiên,…

- Quan sát lắng nghe.

b. Tính chất của xi măng, công dụng của bê tông.

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

1. Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác.

2. Xi măng là dạng bột mịn, màu xám xanh hoặc nâu đất, có loại xi măng trắng. Khi trộn với nước, xi măng không tan mà trở nên dẻo, rất nhanh khô. Khi khô kết thành tảng, cứng như đá.

3. Xi măng thường dùng để xây dựng, làm ngói lợp fibrôximăng.

4.Vữa xi măng là hỗn hợp xi măng, cát, nước trộn đều với nhau.

5.Vữa xi măng có dạng bột dẻo, dễ gắn kết gạch, ngói, nhanh khô, khi khô trở nên nhanh cứng, không bị rạn nứt, không thấm nước.

6. Vữa xi măng dùng để xây nhà, trát

(3)

- Bê tông do các vật liệu nào tạo thành?

- Bê công có ứng dụng gì?

- Bê tông cốt thép là gì?

- Bê tông cốt thép dùng để làm gì?

- Cần lưu ý điều gì khi sử dụng vữa xi măng?

- Cần phải bảo quản xi măng như thế nào? Tại sao?

Kết luận: Người ta nung đất sét, đá vôi và một số chất khác ở nhịêt độ cao rồi nghiền nhỏ thành bột mịn, đó là xi măng. Xi măng khi trộn với nước không tan mà trở nên dẻo, nhanh khô và kết thành tảng. cứng như đá nên nó không thể thiếu để sảm xuất ra vữa xi măng:

Bê tông, bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong công trình từ đơn giản đến phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao, như cầu đường nhà cao tầng, các công trình thuỷ lợi. Xi măng rất cần thiết cho xây dựng, ở nước ta hiện nay có rất nhiều nhà máy xi măng lớn, công nghệ hiện đại, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cuộc sống.

Cần khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường. (GDBVMT)

- Rút ghi nhớ bài học trang SGK

tường, trát các bể nước.

7. Bê tông là hỗn hợp cát, sỏi (hoặc đá), nước trộn đều.

8. Bê tông là một hỗn hợp chịu nén, được dùng để lát đường, đổ trần, móng…

9. Bê tông cốt thép là hỗn hợp xi măng, cát, sỏi (hoặc đá), nước trộn đều và đổ vào các khuôn có cốt thép.

10. Bê tông cốt thép dùng để xây dựng các nhà cao tầng, cầu, đập nước, các công trình công cộng….

11.Vữa xi măng trộn xong phải làm ngay, không được để lâu vì khi khô vữa xi măng rất cứng, không tan không thấm nước. Các dụng cụ làm với xi măng phải rửa sạch sau khi làm.

12. Cần phải để các bao bì xi măng cẩn thận, ở nơi khô ráo, thoáng khí, bao xi măng dùng chưa hết phải buộc thật chặt.

Vì xi măng dạng bột, có thể gây bụi bẩn, xi măng gặp nước hoặc không khí ẩm sẽ khô, kết tảng cứng như đá.

- 2 HS đọc ghi nhớ.

3. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Xi măng có vai trò gì đối với ngành xây dựng ở nước ta?

- Yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ tư duy.

- Gọi 1 HS lên bảng vẽ.

* Củng cố-dặn dò: GV nhận xét tiết học,

- HS nêu

- HS thực hành vẽ sơ đồ tư duy.

- HS lắng nghe.

(4)

dặn HS tìm hiểu về thủy tinh, cao su.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập hệ thống hoá các kiến thức đã học về: danh từ, đại từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng.

- Thực hành kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ trong các kiểu câu đã học.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Tự tin hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên: từ điển

2. Chuẩn bị của học sinh: Vở bài tập, SGK, từ điển.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (3-5 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi

"Truyền điện" đặt nhanh câu có sử dụng cặp quan hệ từ Vì....nên.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Học sinh mở sách giáo khoa và vở viết.

3. Hoạt độn 2. Hoạt động luyện tập, thực hành (32 phút) Bài 1 Tìm danh từ riêng và 3 danh từ

chung:

- Giáo viên yêu cầu đọc đề.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc nhóm

- Giáo viên hướng dẫn chữa bài

+ Thế nào là danh từ chung? Cho ví dụ?

+ Thế nào là danh từ riêng? Cho ví dụ?

Bài 2: Ghi lại quy tắc viết hoa danh từ

riêng

- HS đọc yêu cầu và nêu yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận nhóm và tìm kết quả bài tập.

- Đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Chốt kết quả đúng.

* DT chung: giọng, hàng, nước mắt, vệt, mỏ, cậu, con trai, tay mặt, phía, ánh đèn, tiếng đàn, tiếng hát, mưa xuân, năm.

* DT riêng: Nguyên

+ Danh từ chung là tên chung của một loại sự vật. VD: sông, bàn, ghế, thầy giáo...

+ Danh từ riêng là tên của một sự vật Danh từ riêng luôn được viết hoa.

VD: Huyền, Hà,..

(5)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng.

- Treo bảng phụ có ghi sẵn quy tắc viết hoa danh từ riêng

- Đọc cho HS viết các danh từ riêng VD: Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trường Sơn....

- GV nhận xét các danh từ riêng HS viết trên bảng.

*Kết luận: cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng của danh từ riêng.

- Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam, phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

- Khi viết tên người, tên địa lý nước ngoài thì phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Tên người, tên địa lý nước ngoài được phiên âm qua âm Hán Việt thì viết theo quy tắc ...

Bài 4 Lựa chọn 2 trong 4 phần phù hợp

- Giáo viên yêu cầu đọc đề.

- Cho học sinh làm bài cá nhân - Gv giúp đỡ HS chưa làm được - Giáo viên hướng dẫn chữa bài.

*Kết luận: Danh từ và đại từ có thể tham gia tạo thành chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.

Bài 5

- Gọi HS đọc nội dung yêu cầu bài +Thế nào là động từ?

+Thế nào là tính từ?

+ Thế nào là quan hệ từ?

- Yêu cầu hS tìm ví dụ - Cho học sinh làm bài

- Nhận xét bài làm trên bảng, KL bài làm đúng:

*Kết luận: kiến thức về động từ, tính từ, quan hệ từ

- 1 HS đọc yêu cầu của bài

- HS trao đổi theo nhóm bàn để hoàn thành bài.

- HS phát biểu. Cả lớp nhận xét, đánh giá.

- HS đọc yêu cầu và nội dung BT.

+ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

+ Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động hoặc trạng thái.

+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy.

- HS làm bài vào vở, 3 em làm bài trên bảng tương tác

HS đọc yêu cầu làm bài

3. Hoạt động vận dụng (3 phút) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện

- Đặt câu có danh từ làm chủ ngữ.

- Đặt câu có đại từ làm chủ ngữ.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

+ Qua bài học hôm nay các em đã được học kiến thức gì?

- Học sinh chơi

- 1-2 em trả lời.

(6)

- GV củng cố lại kiến thức

- Nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ. - HS nghe và thực hiện.

* ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP : TẢ NGƯỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh biết cách quan sát, chọn lọc những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn. Biết sử dụng từ ngữ hay, lời văn sáng tạo, có biểu cảm một cách tự nhiên, hình ảnh sinh động, hấp dẫn để viết văn.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực Tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm, năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+Giáo dục lòng yêu con người. Yêu thích văn tả người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở TLV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu: (5 phút)

- HS thi đọc dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình của 3 HS + Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - ghi bảng

- HS nêu

- HS nghe - HS viết vở 2. Hoạt động luyện tập: (30 phút)

Hoạt động 1:

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Gọi HS đọc phần Gợi ý

- Yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thành đoạn văn - Gợi ý HS: Đây chỉ là một đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn phải có câu mở đoạn. Phần thân đoạn nêu đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được thái độ của em với người đó ...

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

a. Tìm hiểu đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đó lập trong bài trước, hãy viết 1 đoạn văn tả một người em thường gặp (tả ngoại hình)

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe - 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc phần tả ngoại hình.

- HS lắng nghe.

VD1: Cô Hương còn rất trẻ. Cô năm

(7)

- Yêu cầu HS làm ra giấy, đọc đoạn văn.

- GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có đoạn văn hoàn chỉnh.

- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết.

- Nhận xét HS.

* Kết luận: Cần quan sát kĩ, tỉ mỉ và chọn lọc chi tiết thật nổi bật, nêu đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được thái độ của em với người đó ...để miêu tả.

nay khoảng hơn ba mươi tuổi. Dáng cô thon thả, làn tóc mượt mà xõa ngang lưng tô thêm vẻ mềm mại, uyển chuyển vốn có. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng của cô nổi bật lên đôi mắt to, đen, trong sáng với ánh nhìm ấm áp, tin cậy.

Chiếc mũi cao, thanh tú trông cô rất có duyên. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà , đều tăm tắp.

VD2: Em rất quý bạn Tuấn. Tuấn bằng tuổi em nhưng cậu ta bé hơn chúng bạn cùng lứa một chút. Cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng làm cho vóc dáng của cậu cứng cáp hơn. Mái tóc ngắn để lộ vầng trán thông minh và khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Đôi mắt Tuấn sáng ngời, ẩn dưới đôi chân mày đen nhánh. Tuấn gây được cảm tình với mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi cái miệng rất có duyên của cậu.

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu lớp làm vở, 2 em làm bảng nhóm, làm xong trình bày.

- Nhận xét, đánh giá.

- GV hỏi: Khi viết một văn tả người, em cần lưu ý điều gì?

2.Thực hành:

- 2 HS làm vào bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn theo tiêu chí:

*Tiêu chí đánh giá:

+ Bố cục đoạn văn

+ Chi tiết miêu tả đã tiêu biểu chưa + Cách dùng từ

- 3 - 5 HS đọc đoạn văn của mình.

Ví dụ:

Cô Nga còn rất trẻ. Cô năm nay khoảng hơn ba mươi tuổi. Dáng cô thon thả, làn tóc mượt mà xoã ngang lưng tô thêm vẻ mềm mại, uyển chuyển vốn có.

Trên gương mặt trái xoan trắng hồng của cô nổi bật lên đôi mắt to, đen, trong sáng, với ánh mắt nhìn ấm áp, tin cậy.

Chiếc mũi cao, thanh tú trông cô rất có duyên. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà, đều tăm tắp.

- HS trả lời:

Cần quan sát kĩ, tỉ mỉ và chọn lọc chi tiết thật nổi bật, nêu đủ, đúng, sinh

(8)

Kết luận: Cần quan sát, chọn lọc chi tiết tiêu biểu.

động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được thái độ của em với người đó ...để miêu tả

- HS lắng nghe.

3. Hoạt động vận dụng : (5 phút) - Qua bài này, em học được điều gì khi tả người?

- Tổng kết nội dung bài học.

- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị cho bài tiếp theo.

- HS trả lời.

- HS nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……… LỊCH SỬ

ÔN TẬP: HƠN 80 NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐÔ HỘ (NĂM 1858 - 1945)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Qua bài ôn tập, HS nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sư tiêu biểu nhất từ năm 1858 – 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.

- Khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ và các tài liệu liên quan

+ Những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 – 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+Năng lực Tự chủ và tự học.Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. Khâm phục, biết ơn những người đã dũng cảm đấu tranh phá bỏ áp bức bóc lột

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (5 phút) - Cho HS tổ chức thi trả lời câu hỏi sau:

+ Hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám?

+ Trong thời kì 1930 - 1931 ở các thôn xã của Nghệ - Tĩnh diễn ra điều gì mới?

- GV nhận xét - Giới thiệu bài:

- Ghi bảng.

- HS chơi trò chơi

- HS lắng nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập:

Hoạt động 1: a. Trả lời câu hỏi:

(9)

Thời gian

Sự kiện tiêu biểu

Nội dung cơ bản (ý nghĩa lịch sử) của sự kiện Các nhân vật lịch sử tiêu biểu

1/9/

1858

Pháp nổ súng xâm lược nước ta

Mở đầu quá trình thực dân pháp xâm lược nước ta

1859 - 1864

Phong trào chống pháp của Trương Định.

Phong trào nổ ra những ngày đầu khi Pháp vào đánh chiếm Gia Định. Phong trào lên cao thì triều đình ra lệnh cho Trương Định giải tán nghĩa quân nhưng Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.

Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định.

5/7/

1858 Cuộc phản công ở kinh thành Huế

Để giành thế chủ động, Tôn Thất Thuyết đã quyết định nổ súng trước nhưng do địch còn mạnh nên kinh thành nhanh chóng bị thất thủ, sau cuộc phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị, ra chiếu Cần Vương từ đó nổ phong trào vũ trang chống Pháp mạnh mẽ gọi là phong trào Cần Vương.

Tôn Thất Thuyết, Vua Hàm Nghi

1905- 1908

Phong trào Đông Du

Do Phan Bộ Châu cổ động và tổ chức đã đưa nhiều thanh niên Việt Nam ra nước ngoài học tập để đào tạo nhân tài cứu nước. Phong trào cho thấy tinh thần yêu nước của thanh niên Việt Nam.

Phan Bộ Châu là nhà yêu nước tiêu biểu của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.

5/6/

1911

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm

đường cứu

nước.

Năm 1911, với lòng yêu nước, thương dân Nguyễn Tất Thành đã từ Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, khác với con đường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX.

Nguyễn Tất Thành

3/2/

1930 Đảng cộng sản

Việt Nam ra đời Từ đây cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo sẽ tiến lên dành nhiều thắng lợi vẻ vang.

1930- 1931

Phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh

Nhân dân Nghệ Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ - Tĩnh. Phong trào cho thấy nhân dân ta sẽ làm cách mạng thành công.

8/

1945

Cách mạng tháng Tám

Mùa thu 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ. Ngày 19/8 là ngày kỉ niệm cách mạng tháng Tám của nước ta.

2/9/

1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình.

Tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới biết: Nước Việt Nam đã thực sự độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả để bảo vệ quyền tự do độc lập.

Hoạt động 2:Trò chơi: Ô chữ kì diệu

- GV giới thiệu trò chơi: Ô chữ gồm 15 hàng ngang và 1 hàng dọc.

+ GV nêu cách chơi: 3 đội chơi được chọn từ hàng ngang, sau đó suy nghĩ phất cờ giành quyền trả lời.

- Mỗi đội chọn 4 em tham gia chơi, sau đó cho HS chơi an toàn.

Câu hỏi gợi ý và đáp án:

1. Tên của Bình Tây đại nguyên soái (10 chữ cái).

(10)

2. Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX do Phan Bội Châu tổ chức (6 chữ cái) 3. Một trong các tên gọi của Bác Hồ (12 chữ cái).

4. Một trong hai tỉnh nổ ra phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (6 chữ cái).

5. Phong trào yêu nước diễn ra sau cuộc phản công ở kinh thành Huế (8 chữ cái).

6. Cuộc cách mạng mùa thu của dân tộc ta diễn ra vào thời gian này (8 chữ cái).

7.Theo lệnh của triều đình thì Trương Định phải về đây nhận chức lãnh binh (7 chữ cái).

8. Nơi là cách mạng thành công ngày 19/8/1945 (5 chữ cái).

9. Nhân dân huyện này đã tham gia cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 (6 chữ cái).

10. Tên quảng trường là nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập (6 chữ cái).

11. Giai cấp xuất hiện ở nước ta khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ ( 8 chữ cái).

12. Nơi diễn ra hội nghị thành lập Đảng Cộng sản VN (8 chữ cái).

13. Cách mạng tháng tám đã giải phóng cho nhân dân ta thoát khỏi kiếp người này (4 chữ cái).

14. Người chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn (13 chữ cái).

15. Người lập ra Hội Duy tân (11 chữ cái) - Cho HS đoán ô chữ hàng dọc.

- 4 HS/đội chơi theo yêu cầu của GV.

- HS dưới lớp cổ vũ cho các đội chơi.

1.Trương Định.

2. Đông Du.

3. Nguyễn Ái Quốc.

4. Nghệ An.

5. Cần Vương 6. Tháng Tám.

7. An Giang.

8. Hà Nội.

9. Nam Đàn.

10. Ba Đình.

11. Công nhân.

12. Hồng Kông.

13. Nô lệ.

14. Tôn Thất Thuyết.

15. Phan Bội Châu.

-> Tuyên ngôn độc lập.

3. Hoạt động vận dụng:

- Yêu cầu HS trả lời về kết quả của 3 sự kiện:

+ ĐCSVN ra đời.

+ CMT8 năm 1945.

+ Ngày 2 - 9 – 1945.

- Gọi HS trình bày kết quả trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá và bổ sung kết quả.

GV chốt kiến thức ôn tập.

* Kết luận: Chốt nội dung toàn bài.

Củng cố, dặn dò

- Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà học

*Trình bày trước lớp kết quả 3 sự kiện:

-HS trả lời

- HS trả lời -HS lắng nghe.

(11)

bài, sưu tầm những tài liệu nói thêm về những sự kiện lịch sử đã học. Chuẩn bị bài sau.

………

Khoa học

ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Ôn tập kiến thức về:

- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AIDS.

- Hình thành năng lực, phẩm chất: Nhận thức thế giới tự nhiên; Tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. Học sinh yêu quý và bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh...

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

+ Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa trong sách giáo khoa.

2. Học sinh: Vở, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động:

- Giáo viên cho HS tổ chức trò chơi

“Thi ai nói nhanh”: Yêu cầu học sinh nói lại tên các bài đã học về chủ đề con người và sức khỏe.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em học bài: “Ôn tập: Con người và sức khỏe”.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động thực hành:

Hoạt động 1: Trò chơi: Ô chữ kỳ diệu

- GV chia nhóm, sau đó phổ biến luật chơi.

- GV đưa ra một ô chữ gồm 15 ô chữ hàng ngang và một ô hình S. Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã học với kèm theo gợi ý.

1) Nhờ có quá trình này mà trong mỗi gia đình, dòng họ duy trì kế tiếp.

- Học sinh tham gia chơi trò chơi.

- Lắng nghe.

- HS nghe.

- Mở sách giáo khoa, ghi vở.

* Hoạt động 4 nhóm - HS tham gia chơi.

- Sinh sản.

(12)

2) Đây là biểu trưng của nữ giới do cơ quan sinh dục tạo ra ?

3) Từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu “.... dậy thì từ 10-15 tuổi là:

4) Đây là hiện tượng xuất hiện ở con gái khi đến tuổi dậy thì?

5) Đây là giai đoạn con người ở vào khoảng từ 20 - 60 hoặc 65 tuổi?

6) Từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu “....dậy thì vào khoảng từ 13-17 tuổi” là:

7) Đây là tên gọi chung của các chất như: Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý?

8) Hậu quả của việc này là mắc các bệnh về đường hô hấp ?

9) Đây là bệnh nguy hiểm lây qua đường tiêu hoá mà chúng ta vừa học?

10) Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết?

11) Đây là việc chỉ có ở phụ nữ làm được?

12) Người mắc bệnh này có thể bị chết, nếu sống cũng sẽ bị di chứng như bại liệt, mất trí nhớ.

13) Điều mà pháp luật quy định, công nhận cho tất cả mọi người?

14) Đây là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét?

15) Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên?

+ Vậy ô chữ hình chữ S này là gì?

+ " Sức khỏe là vốn quý" vậy để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân mỗi chúng ta cần làm gì?

* Kết luận: "Sức khỏe là vốn quý" vậy để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân mỗi chúng ta cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lí và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

*. Hoạt động 2 : Nhà tuyên truyền giỏi

- Yêu cầu HS tự vẽ tranh theo các đề tài sau:

1- Vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện.

2- Vận động phòng tránh xâm hại trẻ

- Trứng.

- Con gái.

- kinh nguyệt.

- Trưởng thành.

- Con trai.

- Gây nghiện.

- Hút thuốc lá.

- Viêm gan A.

- Vi rút.

- Cho con bú.

- Viêm não.

- Quyền.

- Muỗi A-nô-phen.

- Tuổi dậy thì.

=> Sức khoẻ là vốn quý.

- HS trả lời

* Hoạt động cá nhân

- HS vẽ tranh theo chủ đề trên.

- HS lên thuyết trình tranh mình vẽ.

(13)

em.

3- Nói không với ma tuý, rượu bia - GV nhận xét, tuyên dương HS.

* Kết luận: Các em đã thực hành những kiến thức đã học để tuyên truyền tới mọi người cách bảo vệ sức khỏe dưới nhiều hình thức.

3. Hoạt động vận dụng.

- Em đã làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân?

- Về nhà tìm hiểu cách phòng tránh bệnh tật theo mùa của địa phương em.

* Kết luận: Từ các kiến thức đã học trên lớp, trong sách vở các em cần có các việc làm phù hợp để bảo vệ bản thân và phòng tránh bệnh tật cho mình và mọi người xung quanh.

- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS nghe và thực hiện - Lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học, năng lực sử dụng bản đồ.. *GDBVMT: Nêu được cách xử lí chất thải công nghiệp

- Nếu không được sử dụng đúng phương pháp, đúng mục đích, thì các ứng dụng của KHTN cũng có thể gây hại tới môi trường tự nhiên và con người. Ô nhiễm độc hại

Bài 1.4 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 6: Theo em, việc con người chế tạo ra bom nguyên tử có phải là do lỗi của các nhà vật lí đã phát hiện ra năng lượng nguyên tử

=> Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J) là phát biểu đúng. - Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt

Trả lời câu hỏi trang 9 sgk Khoa học tự nhiên 6: Dựa vào Hình 1.2, hãy so sánh các phương tiện mà con người sử dụng trong một số lĩnh vực của đời sống khi khoa học

Trả lời: Em có thể lựa chọn những loại thức ăn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và lựa chọn nhiều loại thức ăn khác nhau để đa dạng các chất dinh dưỡng,

- Thảo luận của nhóm để làm sáng tỏ ý: khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.. + Ta đã biết rằng gió nhẹ, gió mạnh và lốc xoáy có

+ Giới Nguyên sinh: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, sống trong môi trường nước hoặc trên cơ