• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo dục công dân 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật | Giải bài tập GDCD 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo dục công dân 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật | Giải bài tập GDCD 12"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Phần 1: Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi (trang 27 GDCD 12) thuộc nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Sau cách mạng tháng Tám chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “ Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cứ; hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền đó”. Em hiểu như thế nào về quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyền bố trên?

Trả lời:

- Em hiểu về quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyền bố trên có nghĩa là:

+ Tất cả công dân đều có quyền bình đẳng.

+ Quyền bình đẳng của công dân không bị phân biệt giới tính, giàu nghèo, tôn giáo, thành phần, địa vị, dân tộc…

+…

(2)

Câu hỏi (trang 28 GDCD 12) thuộc nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Theo em những trường hợp trên đây có mâu thuẫn có mâu thuẫn với quyền bình đẳng không? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em những trường hợp trên đây không mâu thuẫn có mâu thuẫn với quyền bình đẳng vì:

+ Quyền và nghĩa vụ của công dân còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và khả năng nữa.

Câu hỏi (trang 28 GDCD 12) thuộc nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Em hãy nêu ví dụ về việc Tòa xét xử vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy nhà nước?

Trả lời:

(3)

- Ví dụ về việc Tòa xét xử vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy nhà nước như:

+ Vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

+ Vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC và Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam – PVP Land.

+ Vụ án Phan Văn Vĩnh (nguyên Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát), Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao), Nguyễn Văn Dương và đồng phạm phạm tội “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, “Tổ chức đánh bạc”,“Đánh bạc”, “Mua bán trái phép hóa đơn”, “Rửa tiền”, “Đưa hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Phú Thọ và một số địa phương.

+ Vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về cho vay

(4)

trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương – Ocean Bank.

+ Vụ án Trần Phương Bình và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á – DAB.

+ Vụ án Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”

và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Bắc Nam 79 và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á – DAB.

+…

Câu hỏi (trang 29 GDCD 12) thuộc nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Nhà nước qui định điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân tộc thiểu số.

con thương binh, con liệt sĩ trong tuyển sinh đại học, cao đẳng, Theo em điều đó có ảnh hưởng tới nguyên tức mọi công dân được đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập không?

Trả lời:

- Nhà nước qui định điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân tộc thiểu số. con thương binh, con liệt sĩ trong tuyển sinh đại học, cao đẳng, Theo em điều đó không ảnh

(5)

hưởng tới nguyên tức mọi công dân được đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập của công dân.

Câu 1 (trang 31 GDCD 12): Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ?

Trả lời:

* Em hiểu công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí như sau:

- Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ:

+ Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

+ Ví dụ: Điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Như vậy, công dân miễn có đủ các yêu cầu trên, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội,... thì đều có quyền đi bỏ phiếu bầu cử và quyền ứng cử.

- Trách nhiệm pháp lí :

(6)

+ Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật).

+ Ví dụ: Tòa xét xử vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy nhà nước…

Câu 2 (trang 31 GDCD 12): Ý nghĩa của việc Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí?

Trả lời:

- Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa như sau:

+ Tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

+ Tạo sự công bằng, văn minh, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.

+ Tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh, được phát triển đầy đủ và toàn diện.

+…

Câu 3 (trang 31 GDCD 12): Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:

(7)

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:

a. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.

b. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.

c. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.

d. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Trả lời:

Chọn đáp án: c. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Câu 4 (trang 31 GDCD 12): Nguyễn Văn N, 19 tuổi, là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy. Không có tiền để hút, N đã nảy ý định đi cướp xe máy. N tìm được người quen là Trần Văn A, 17 tuổi, bỏ học lang thang ở bến xe để cùng bàn kế hoạch đi cướp. Hai tên đã thuê người chở xe ôm, đến chỗ vắng chúng dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Căn cứ vào hành vi phạm tội của N và A là phạm tội có tổ chức, có kế hoạch và sử dụng hung khí nguy hiểm

(8)

gây thương tích nặng cho nạn nhân, Tòa đã xử Nguyễn Văn N tù chung thân, Trần Văn A bị phạt tù 17 năm. Gia đình N cho rằng Tòa án xử như vậy là thiếu công bằng vì N và A cùng độ tuổi, cùng nhau thực hiện vụ cướp của giết người. Vậy theo em, thắc mắc của gia đình N là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

- Thắc mắc của gia đình N là sai, vì:

+ Đối với Nguyễn Văn N : Toà án đã căn cứ vào quy định tại Điều 171, khoản 4, mục b, Bộ luật Hình sự 2015 về tội cướp tài sản; và căn cứ vào các tình tiết của vụ án, Toà đã xử Nguyễn Văn N (19 tuổi) tù chung thân là đúng.

+ Đối với Trần Văn A: Trần Văn A tuy cùng thực hiện một tội phạm với Nguyễn Văn N, nhưng vì mới 17 tuổi, nên ngoài việc áp Điều 171, khoản 4, mục b, Bộ luật Hình sự 2015 về tội cướp tài sản, Toà còn áp dụng Điều 91, Bộ luật Hình sự về

“Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”, theo đó, mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với hành vi phạm tội này là không quá mười tám năm tù.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong trường hợp này ông Ân không có quyền khiếu nại. Vì, ông chỉ là người hàng xóm và không có quyền, lợi ích liên quan, trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm

Câu 87: Việc xét xử các vụ án kinh tế trọng điểm trong năm qua ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công

+ Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quy tắc đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội đã được Nhà nước ghi nhận

- Hai bố con A vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí trước nhà nước, phải thi hành nghiêm chỉnh quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông, cụ

+ Ngoài ra, thông qua pháp luật, Nhà nước xử lí, trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm thô bạo đến các quyền tự do cơ bản của công dân + Hiện

Câu 1 (trang 107 GDCD 12): Tại sao nói, thông qua các quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân và các quy định về thuế, pháp luật tác động đến sự phát triển

- Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.. + Các tôn giáo bình đẳng

Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.. Quyền cơ