• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo dục công dân 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật | Giải bài tập GDCD 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo dục công dân 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật | Giải bài tập GDCD 12"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 2: Thực hiện pháp luật

Phần 1: Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi (trang 19 sgk Giáo dục công dân 12) thuộc nội dung vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí: Tình huống: Cảnh sát giao thông xử phạt hai bố con bạn A vì cả hai đều lái xe máy đi ngược đường một chiều. Bố bạn A không chịu nộp tiền phạt vì lí do ông không nhận ra biển báo đường một chiều, bạn A mới 16 tuổi, còn nhỏ chỉ biết đi theo ông nên không đáng bị phạt.

Theo em lí do mà bố bạn A đưa ra có xác đáng không? Cảnh sát giao thông xử phạt 2 bố con bạn A có đúng không? Bạn A có phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình không?

Trả lời:

- Trong tình huống trên lí do mà bố bạn A đưa ra không xác đáng.

- Cảnh sát giao thông xử phạt 2 bố con bạn A là đúng theo qui định của pháp luật vì:

+ Theo Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về quy tắc chung khi tham gia giao thông như sau:

(2)

Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ (khoản 1 Điều 9).

Trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi ngược chiều sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi đi ngược chiều trên đường cao tốc và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm c khoản 4 Điều 7).

- Trong tình huống trên, bạn A phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình vì đã đủ 16 tuổi, cụ thể là trách nhiệm hành chính.

Câu hỏi (trang 20 sgk Giáo dục công dân 12) thuộc nội dung vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí: Trong tình trên, hai bố con bạn A đã vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Câu hỏi đặt ra là: Hai bố con bạn A phải chịu trách nhiệm pháp lí trước ai? Họ chưa gây tai tạn, chưa phải bồi thường cho ai, vậy cảnh sát giao thông nhân danh ai và căn cứ vào đâu để phạt tiền họ? Việc phạt đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

(3)

- Trong tình trên, hai bố con bạn A đã vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Hai bố con bạn A phải chịu trách nhiệm pháp lí trước nhà nước - Hai bố con bạn A chưa gây tai tạn, chưa phải bồi thường cho ai, nhưng đi ngược chiều vẫn bị cảnh sát giao thông nhân danh cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử phạt.

- Cảnh sát giao thông căn cứ vào Luật giao thông đường bộ để phạt tiền hai bố con bạn A:

+ Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về quy tắc chung khi tham gia giao thông như sau:

Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ (khoản 1 Điều 9).

Trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi ngược chiều sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi đi ngược chiều trên đường cao tốc và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm c khoản 4 Điều 7).

+…

Phần 2: Bài tập cuối bài

Câu 1 (trang 26 GDCD 12): Thực hiện pháp luật là gì? Em hãy phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật?

Trả lời:

(4)

- Thực hiện pháp luật là qua trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

- Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật:

+ Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống.

+ Khác nhau: Sử dụng pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện tùy theo ý chí của chủ thể. Còn các hình thức còn lại là buộc phải thực hiện.

Câu 2 (trang 26 GDCD 12): Thế nào là vi phạm pháp luật? Nêu ví dụ?

Trả lời:

(5)

- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

- Ví dụ: B năm nay học lớp 12 tại trường A. Trên đường đi học vì va chạm giao thống với một nhóm bạn khác, B đã gây gổ đánh người gây thương tích, hành vi của B vi phạm pháp luật, là sai trái, B có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí.

Câu 3 (trang 26 GDCD 12): Theo em, vi phạm pháp luật có gì chung và khác biệt với vi phạm đạo đức? Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?

Trả lời:

(6)

- Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức đều là hành vi trái quy tắc, vi phạm quy tắc ứng xử của cộng đồng.

- Tuy nhiên, vi phạm pháp luật là những hành vi trái với các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và hình thức xử phạt bằng sự cưỡng chế của nhà nước và sự lên án của xã hội.

- Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật và đồng thời cũng vi phạm đạo đức.

Câu 4 (trang 26 GDCD 12): Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính. Nêu ví dụ?

Trả lời:

- Vi phạm hình sự và vi phạm hành chính đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự pháp luật được đặt ra bởi Nhà nước và phải chịu những trách nhiệm pháp lí tương đương. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí từ 14 tuổi trở lên.

• Khác nhau

- Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. Chủ yếu là hình phạt tước tự do của người phạm tội do tòa án áp dụng.

(7)

- Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. Chế độ xử phạt chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm (cảnh cáo, phạt tiền).

- Ví dụ :

+ Bạn A do thiếu tiền tiêu xài đã liều vận chuyển ma túy cho kẻ xấu, bị công an bắt được và xử lí.

+ Bạn B học lớp 12, do dậy muộn, bạn cố ý đi vào đường cấm để kịp đến trường.

Đang đi, bạn bị chú công an yêu cầu dừng lại và lập biên bản.

Câu 5 (trang 26 GDCD 12): Trong các tình huống nêu ở mục 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, vận dụng các tư liệu trong bài, em hãy phân tích các vi phạm của bạn A và vi phạm của bố bạn A. Với các vi phạm của mỗi người, theo em họ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

Trả lời:

- Trong tình huống trên, cả hai bố con bạn A đều có đủ khả năng nhận thức rằng đi xe máy ngược chiều quy định là trái pháp luật, có thể gây tai nạn, nguy hiểm cho người khác. Họ hoàn toàn tự quyết định hành vi của mình, không ai ép buộc họ phải đi ngược chiều, do đó, họ phải tự chịu trách nhiệm về việc mình đã làm.

(8)

- Hai bố con A vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí trước nhà nước, phải thi hành nghiêm chỉnh quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông, cụ thể là phải gánh chịu thiệt hại vật chất (nộp tiền phạt).

- Việc cảnh sát giao thông buộc hai bố con bạn A dừng xe và xử phạt họ đã chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn không để họ gây tai nạn cho người khác hoặc chính họ bị tai nạn do đi ngược chiều.

Câu 6 (trang 26 GDCD 12): Theo em, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù đối với hai người phạm tội chưa thành niên trong bài đọc thêm có thỏa đáng không?

Vì sao?

Trả lời:

- Theo nguyên tắc xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội thì nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 3 năm tù giam) hoặc tội nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 7 năm tù) thì có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 91, khoản 2, Bộ luật Hình sự 2015) - Tuy nhiên theo điều 171, Bộ luật Hình sự 2015 về tội “Cướp giật tài sản” thì đây là tội Đặc biệt nghiêm trọng, vì vậy hai bị cáo không được miễn trách nhiệm hình sự.

(9)

- Về mức phạt tù, theo điều 171, khoản 1, Bộ Luật Hình sự quy định khung hình phạt thấp nhất đối với tội “Cướp giật tài sản” là từ 1 năm đến 5 năm tù giam. Do đó, bản án tuyên với hai bị cáo là thỏa đáng trên cơ sở xem xét những những tình tiết giảm nhẹ (như tuổi của hai bị cáo, phạm tội lần đầu, hạn chế về nhận thức xã hội, pháp luật…)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Công dân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi nào sau đây.. Từ chối nhận tài sản

- Học sinh rất cần có tính kỉ luật. Bởi vì mỗi cá nhân học sinh biết thực hiện tốt kỉ luật thì nội quy nhà trường sẽ được thực hiện tốt và sẽ góp phần làm cho xã

Bởi vì, bố mất sớm, mẹ vất vả tần tảo nuôi hai anh em, ông bà nội già yếu ở quê, Tuấn hiểu hoàn cảnh của gia đình mình vì vậy Tuấn đã tự giác nhận trách nhiệm chăm sóc

Ý kiến của An là đúng vì lúc đầu là các bạn chơi ít tiền, sau đó thành thói quen, ham mê sẽ chơi nhiều. Mà hành vi chơi bài bằng tiền là hành vi đánh bạc, hành vi vi

Trong trường hợp này ông Ân không có quyền khiếu nại. Vì, ông chỉ là người hàng xóm và không có quyền, lợi ích liên quan, trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm

+Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất

Câu hỏi (trang 83 GDCD 12) thuộc nội dung quyền học tập, sáng tạo và pháp triển của công dân: Trong thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên

Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.. Quyền cơ