• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ, GIAO NHIỆM VỤ ( Hướng dẫn về nhà cuối bài 20 )

I. Phân nhiệm vụ cho cá nhân

+ Sưu tầm lài liệu liên quan đến chủ đề, xem các bài học trong chương trình học hoặc đã vận dụng giải quyết vấn đề nảy sinh trong bài học.

+ Vận dụng kiến thức văn biểu cảm lớp 7 để viết đoạn văn theo yêu cầu của giáo viên, các em sẽ chia sẻ đoạn văn của mình với các bạn trong lớp

+ Viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu cảm nhận về di tích Lịch sử Tân Trào + Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu cảm nhận sau khi nghe Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.

+ Cảm nghĩ của em sau khi hát Quốc ca.

- Học sinh gửi bài cho giáo viên qua hòm thư điện tử (thcs.dc.ntmui@dongtrieu.edu.vn

II. Phân nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1:

ST T

HỌ TÊN LỚP GHI CHÚ

1 Vương Tiến Đức 9b Nhóm trưởng 2 Nguyễn Thu Hà 9b Thư ký 3 Nguyễn Tiến Dũng 9b Thành viên 4 Nguyễn Thế Anh 9b Thành viên

* Nhiệm vụ:

+ Sưu tầm tài liệu chủ đề “Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

+ Bài thuyết trình giới thiệu Đệ tứ Chiến Khu

+ Bài thuyết trình trên Power Point và Word về Cách mạng tháng Tám

+ Nhóm 2:

STT HỌ TÊN LỚP GHI CHÚ

1 Lê Như Thành Đạt 9b Nhóm trưởng

2 Hoàng Thị Huyền 9b Thư ký

3 Nguyễn Huy Hoàng 9b Thành viên

4 Nguyễn Huy Hùng 9b Thành viên

5 Nguyễn Thành Lan 9b Thành viên

* Nhiệm vụ

+Sưu tầm tài liệu chủ đề “ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

+ Bài viết về việc giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay.

+ Bài thuyết trình tóm tắt các sự kiện chính cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

+ Nhóm 3:

STT HỌ TÊN LỚP GHI CHÚ

(2)

1 Đặng thùy Linh 9b Nhóm trưởng

2 Vũ Thị Kim Ngọc 9b Thư ký

3 Khổng Quang Minh 9b Thành viên

4 Tạ Thị Ngoãn 9b Thành viên

* Nhiệm vụ:

+ Sưu tầm tài liệu chủ đề “Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

+ Bài thuyết trình giới thiệu Chùa Bắc Mã

+ Phân tích ý nghĩa, vai trò của Hội nghị Trung ương lần thứ VIII + Bài thuyết trình Cách mạng tháng Tám trên quê hương Đông Triều.

* Nhóm 4:

STT HỌ TÊN LỚP GHI CHÚ

1 Tạ Thị Ngọc 9b Nhóm trưởng

2 Trần Minh Phương 9b Thư ký

3 Nguyễn Thị Thanh 9b Thành viên

4 Bùi Huy Thành 9b Thành viên

5 Vương Văn Phong 9b Thành viên

* Nhiệm vụ:

+ Sưu tầm tài liệu liên quan tới chủ đề “Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

+ Sưu tầm một số hình ảnh phong trào đấu tranh của quần chúng thuyết trình trên Power Point.

+ Vẽ tranh truyên truyền cổ động cách mạng tháng Tám.

* Nhóm 5

STT HỌ TÊN LỚP GHI CHÚ

1 Hoàng Thảo Vân 9b Nhóm trưởng

2 Nguyễn Hoàng Anh 9b Thư ký

3 Nguyễn Đức Trường 9b Thành viên

4 Lê Vĩnh Thịnh 9b Thành viên

5 Trần Trọng Tú 9b Thành viên

* Nhiệm vụ:

+ Sưu tầm tài liệu liên quan tới chủ đề “Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

+ Cảm nhận sau khi đọc bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó”

+ Vẽ sơ đồ tư duy bài học.

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ: MÔN LỊCH SỬ 9

PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG BÀI HỌC

(3)

- Nhận thức, đánh giá đúng về phong trào giải phóng dân tộc tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám /1945

- Thời gian thực hiện: 03 tiết.

BƯỚC 2. XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ BÀI HỌC Chủ đề gồm 3 ti t, các ti t ế ế được phân b nh sauố ư

Tiết 1 Tiết 27: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Tiết 2 Tiết 28: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Tiết 3 Tiết 29: Tổng kết chủ đề

(Báo cáo kết quả học tập của học sinh và các nhóm học sinh báo cáo, thuyết trình sản phẩm)

BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức

- Học sinh nắm được tình hình thế giới và trong nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền

- Nắm được vai trò của Mặt trận Việt Minh và việc xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang trên khắp cả nước nước.

- Cao trào cách mạng phát triển mạnh mẽ trong cả nước với khí thế cách mạng sôi nổi cùng với bước phát triển mới của lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang chính quyền cách mạng ngày một lớn mạnh.

- Thời cơ khởi nghĩa và lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố chuẩn bị cho cuộc cách mạng tháng tám năm 1945.

- Cuộc Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc (diễn biến, đặc biệt lưu ý khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn).

BẢNG MÔ TẢ CÁC KIẾN THỨC TÍCH HỢP SỬ DỤNG

MÔN LỚP ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP NỘI DUNG

Ngữ văn Lớp 7

Lớp 8

- Tiết 24: Đặc điểm văn biểu cảm

- Tiết 83: văn bản “ Tức cảnh Pác Bó”

- Tiết 85: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

- Học sinh cảm nhận được các di tích Lịch sử gắn liền với căn cứ cách mạng Tân Trào. Từ đó học sinh thấy tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc ta và định hướng phát triển tương lai.

- Vận dụng văn biểu cảm nêu cảm nhận về bài thơ

- Vận dụng văn thuyết minh, thuyết minh về một di tích Lịch sử ở địa phương.

- Giáo dục Lịch sử địa phương

(4)

niềm tự hào vì minh là người con của quê hương Đông Triều- Đệ Tứ Chiến Khu.

GDCD

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

- Tiết 7: Biết ơn

- Tiết 21+22: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

-Tiết 24+25: Bảo vệ di sản văn hóa

- Tiết 12+13: Lao động tự giác và sáng tạo

- Để bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng, biết ơn cha ông ta. Từ đó, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tổ quốc đặc biệt là biển đảo.

- Giáo dục cho học sinh ý thức gìn giữ, bảo vệ các giá trị văn hóa danh lam thắng cảnh của đất nước. Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ cảnh quan danh thắng, di tích lịch sử.

- Thấy được những thành quả của cha ông, qua đó nâng cao ý thức học tập, lao động tự giác và sáng tạo để tạo ra những sản phẩm, những công trình có giá trị cho đất nước, tôn tạo và bảo vệ các di tích Lịch sử.

Mỹ thuật Lớp 8

Bài 24: Vẽ tranh cổ động trang trí

- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền về cách mạng tháng tám năm 1945.

Địa lý Lớp 9 Bài 15: Thương mại và du lịch.

- Học sinh biết Bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa - Biết được vị trí địa lý của căn cứ cách mạng Đệ Tứ Chiến Khu: Đình - Chùa Hổ Lao, Chùa Bắc Mã, Đồn Cao ở Đông Triều.

Âm Nhạc Lớp 6 Tiến quân ca

- Học sinh cảm nhận và hát Quốc ca là niềm tự hào của một công dân.

2. Về kĩ năng bài học

* Qua môn Lịch sử

- Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu, nhận xét, đánh giá sự kiện Lịch sử

(5)

- Rèn kĩ năng tư duy, phân tích kênh hình, xử lý thông tin, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Phát triển kỹ năng giao tiếp, hoạt động nhóm hiệu quả.

- Vận dụng những kiến thức của môn học khác để hình thành kiến thức mới trong bài học.

- Kỹ năng thu thập xử lí thông tin qua tài liệu, tranh ảnh, phim tư liệu và các phương tiện thông tin khác.

- Giáo dục Lịch sử văn hóa địa phương, truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta qua các thời kì lịch sử.

- Tuyên truyền tới mọi người tham gia giữ gìn, tôn tạo và bảo vệ những giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc, đặc biệt là Lịch sử địa phương trên quê hương Đông Triều.

- Kĩ năng sử dụng hộp thư điện tử, qua mạng xã hội như facebook, zalo để trao đổi, gửi thông tin.

- Biết sử dụng phần mềm powerpoint để trình chiếu các sản phẩm của nhóm mình.

* Qua môn địa lí

- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác kiến thức qua tranh ảnh, tư liệu Lịch sử.

- Xác định địa điểm những tỉnh thành giành chính quyền trong phạm vi cả nước.

- Nắm được vị trí địa lý căn cứ cách mạng Đệ Tứ chiến Khu Đông Triều.

* Qua môn Ngữ văn

- Học sinh cảm nhận được tinh thần đoàn kết đấu tranh giành chính quyền trong phạm vi cả nước. Vận dụng văn thuyết minh, giới thiệu một căn cứ cách mạng trên quê hương Đông Triều.

* Qua môn Âm nhạc

- Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa một số tác phẩm âm nhạc được sáng tác phục vụ cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945, đặc biệt là bài

“Tiến quân ca” của cố nhạc sĩ Văn Cao.

* Qua môn Mĩ thuật:

- Học sinh vẽ tranh khí thế của nhân dân cả nước trong những ngày tháng tám năm 1945.

* Qua môn Giáo dục công dân

- Giúp học sinh hiểu rõ tinh thần đấu tranh bảo vệ hòa bình của dân tộc ta.

- Kiên quyết chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù, kiên quyết giành chin quyền từ tay phát xít Nhật.

- Qua bài học, học sinh thấy được tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh của dân tộc ta từ xưa tới nay, qua những trang sử vẻ vang của dân tộc.

- Học sinh phát huy được truyền thống đó bằng những hành động, việc làm cụ thể trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

3. Về kỹ năng sống

* Qua môn lịch sử

(6)

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ Lịch sử, tranh ảnh tư liệu, clip điển hình phục vụ cho bài học.

- Rèn kĩ năng thu thập, xử lí tư liệu, ứng dụng công nghệ thông tin (Power Point - Word) vào việc xây dựng bài thuyết trình.

- Rèn khả năng làm việc hiệu quả theo nhóm

* Qua môn Giáo dục công dân

- Bày tỏ thái độ và hành động trước những hành động sai trái, những thủ đoạn độc ác của bọn xâm lược. Từ đó, hướng học sinh có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc bằng những hành động và việc làm thiết thực của bản thân.

* Qua môn Địa lý

- Rèn kĩ năng khai thác nội dung, sử dụng lược đồ, bản đồ, phân tích số liệu.

* Qua môn Tin học

- Kĩ năng khai thác thông tin phục vụ bài học, thiết kế bài thuyết trình (Power Point - Word) có sử dụng hình ảnh minh họa đã khai thác thông tin trên mạng Internet.

* Qua môn Ngữ văn

- Cảm nhận về giá trị Lịch sử, văn hóa các di tích Lịch sử

- Phát triển kĩ năng thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử của địa phương như Đệ Tứ Chiến Khu, chùa Bắc Mã, Đình - Chùa Hổ Lao.

- Thể hiện chính kiến của bản thân chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

4. Về thái độ

- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và biết ơn tổ tiên.

- Có ý thức bảo vệ, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc;

có ý thức về chủ quyền của quốc gia…

- Có ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa, các di tích Lịch sử.

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức xây dựng nền văn hóa dân tộc.

- Biết phát huy truyền thống vẻ vang, hào hùng của dân tộc, truyền thống cách mạng của quê hương Đệ Tứ Chiến Khu anh hùng. Xây dựng quê hương đất nước, thị xã Đông Triều ngày càng phồn thịnh xứng danh là người công dân của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, vùng đất địa linh anh kiệt.

5. Phát triển năng lực học sinh

- Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiến tới tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945.

- Biết pân tích đánh giá sự kiện Lịch sử, hiểu được phần nào truyền thống cách mạng của nhân dân Đông Triều.

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để phát huy khả năng viết, khả năng nói thông qua bài thuyết trình các em sẽ nói nên những hiểu biết của mình về sự phát triển của văn hóa dân tộc, giới thiệu được sự am hiểu của mình về di tích Lịch sử Đệ Tứ Chiến Khu- căn cứ cách mạng trong thời kì tiền khởi nghĩa.

(7)

- Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp nhằm phát huy tính tích cực chủ động trong học tập; hình thành và phát triển năng lực tự học và kĩ năng làm việc nhóm của học sinh.

- Vận dụng kiến thức liên môn để mở rộng và giải quyết kiến thức bài học ở một số lĩnh vực trong các môn học và cuộc sống thực tiễn.

BƯỚC 4: XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU

Cấp độ tư duy Mô tả

Nhận biết - Sự ra đời của mặt trận Việt Minh và việc xậy dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang trên khắp các vùng cả nước.

- Cao trào kháng Nhật cứu nước: nét chính về diễn biến, khí thế cách mạng sội nổi, rộng khắp trong cả nước,

- Cuộc Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc( diến biến, đặc biệt lưu ý khởi nghĩa ở Hà Nội , Huế, Sài Gòn);

- Thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và ra bản tuyên ngôn độc lập;

Thông hiểu - Hiểu được các chủ trương của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941( chú ý việc đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu và vai trò của lãng tụ Nguyễn ái Quốc);

- Bước phát triển mới của lực lựng chính trị và lực lượng vũ trang, sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, chính quyền cm bắt đầu được hình thành.

Vận dụng thấp

- Thời cơ khởi nghĩa và lệnh Tổng khởi nghĩa;

- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng 8 năm 1945

- Rút ra được những nhận xét về phong trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám/1945

Vận dụng cao -

- Đánh giá được vai trò của Hồ Chí Minh, ĐCS đối với cách mạng tháng Tám và sợ ra đời nước VN dân chủ cộng hòa.

- Liên hệ được những ảnh hưởng của cách mạng tháng Tám đối với cách mạng nước khác

- Cách mạng tháng Tám thành công đã để lại những bài học quý báu nào cho Đảng ta trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

BƯỚC 5: BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ ( Câu hỏi theo các mức độ đã xác định ở trên).

BƯỚC 6: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Ngày soạn: 20/1/2018

Ngày giảng: /1/2018 Tiết 26

(8)

BÀI 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NHGIÃ THÁNG TÁM NĂM 1945

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh nắm được

- Hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt Minh và sự chuẩn bị lực lượng cách mạng của Mặt trận Việt Minh cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

- Những chủ trương của Đảng ta sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII - Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học

- Rèn cho học sinh có kĩ năng khai thác kiến thức qua kênh hình, kênh chữ, kĩ năng hận xét, đánh giá tình hình thế giới và trong nước.

- Rèn kĩ năng khai thác kiến thức qua tài liệu, qua mang Internet, kĩ năng thuyết trình.

- Rèn kĩ năng thu thập xử lí thông tin, tư liệu, ứng dụng công nghệ thông tin (Power Point - Word) vào việc xây dựng bài thuyết trình của học sinh.

- Rèn khả năng tư duy độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả.

* Kĩ năng sống:

Kĩ năng tư duy hợp tác, kĩ năng lắng nghe trình bày, kĩ năng giao tiếp.

3.Thái độ

- Giáo dục HS lòng kính yêu Chủ Tịch Hồ Chí Minh và lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

- Giáo dục học sinh ý thức đấu tranh bảo vệ tổ quốc.

4. Năng lực hướng tới

* Năng lực chung

- Năng lực tự học sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lý, năng lực sử dụng CNTT, năng lực giao tiếp, năng lực sử sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt

- Tái hiện lại sự kiện, hiện tượng Lịch sử - Thực hành bộ môn Lịch sử

- Năng lực so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá và rút ra bài học.

- Vận dụng kiến thức môn học để giải quyết những vấn đề liên quan - Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực nghiên cứu tài liệu 5. Ý nghĩa của bài học

- Qua bài học, học sinh thấy được tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh của dân tộc ta từ khi mặt trận Việt Minh ra đời đến khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

- Học sinh phát huy được truyền thống đó bằng những hành động, việc làm cụ thể trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

II. Chuẩn bị

- GV: Tài liệu tham khảo, máy tính, máy chiếu, bài soạn trên Power Point, Word

+ Lược đồ khu giải phóng Việt Bắc.

(9)

+ Các tài liệu về hoạt động của Cứu quốc quân,Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

+ Tài liệu văn học, Lịch sử, Địa lí

- HS: SGK, tài liệu tham khảo, sơ đồ tư duy bài học, tranh ảnh, bài thuyết trình trên Power Point, bài viết của học sinh trên giấy.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Nêu vấn đề, phân tích, thảo luận, trực quan, thuyết trình

- KT: kĩ thuật động não, kĩ thuật nhóm, kĩ thuật KWL, kĩ thuật trình bày 1 phút.

IV. Tiến trình dạy học 1.Ổn định: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới

Hoạt động 1(Khởi động 3 phút)

Cho học sinh nghe bài hát “Cờ Việt Minh” của tác giả Vương Gia Khương.

Sau khi nghe xong bài hát này, em thấy mặt trận Việt Minh đóng vai trò gì cho cách mạng tháng Tám.

- HS bày tỏ ý kiến của cá nhân

Giáo viên giới thiệu bài: Mặt trận Việt Minh ra đời đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, đây là một tổ chức đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Vai trò, nhiệm vụ cụ thể của mặt trận Việt Minh như thế nào, bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- Hoạt động 2: ( 18 phút)

* Mục tiêu: Hs nắm được hoàn cảnh ra đời MTVM, sự phát triển của lực lượng cách mạng.

- PP: Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật động não

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

? Theo dõi kênh chữ trong SGK, cùng với sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết tình hình thế giới và trong nước bước sang năm 1941 như thế nào?

- HS nhớ lại kiến thực Lịch sử thế giới lớp 8 bài 21 (Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 -1945) và dựa vào SGK suy nghĩ trả lời câu hỏi

Giáo viên minh họa bằng hình ảnh (chiếu slide 1) Giáo viên chiếu slide 2

Giáo viên tóm tắt hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh trên lược đồ từ năm 1911 đến năm 1941

I. Mặt trận Việt Minh ra đời (19 / 5 / 1941) 1. Hoàn cảnh ra đời mặt trận Việt Minh.

a. Thế giới

- Đầu 1941, phát xít Đức chiếm xong châu Âu.

- 6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô.

b.Trong nước

- 28/1/1941, Hồ Chí Minh về nước.

(10)

GV nêu vấn đề: Bác Hồ chọn cao Bằng là điểm đặt chân về nước và xây dựng căn cứ cách mạng là một lựa chọn sáng suốt. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

- Sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút HS độc lập suy nghĩ và trả lời

+ Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới, có đường biên giới giáp với Trung Quốc dài hơn 333 km, vừa có đường bộ, đường thuỷ sang Trung Quốc nên thuận lợi cho giao thông liên lạc; có các tuyến đường bộ đi xuống Lạng Sơn, Thái Nguyên… Địa thế Cao Bằng hiểm trở, ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa là địa bàn bọn thực dân Pháp khó kiểm soát.

? Có một bài thơ đã viết về sự kiện bác Hồ về nước? Đó là bài thơ nào? Em hãy đọc một vài khổ thơ viết về sự kiện trên?

Theo chân Bác – Tố Hữu

Giáo viên chiếu Slide3 và nhấn mạnh.

Đầu năm 1941, sau 30 năm bôn ba đi tìm đường cứu nước cho dân tộc, vượt qua biết bao khó khăn, trở ngại tưởng chừng không thể vượt qua nổi, mong ước được trở về nước cùng đồng bào đấu tranh của Bác Hồ đã trở thành hiện thực. Vừa đặt chân lên mảnh đất quê hương, Người đã lặng đi bên cột mốc 108 biên giới Việt-Trung, mặt hướng về Tổ quốc, ngắm nhìn núi rừng trùng điệp Cao Bằng – mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, rồi Người cúi xuống cầm nắm đất Tổ quốc lên hôn mà đôi mắt rưng rưng.

? Trong thời gian Bác sống và làm việc ở Cao Bằng Bác đã sáng tác rất nhiều bài thơ. em hãy đọc một bài thơ Bác viết về những ngày tháng hoạt động ở Pác Bó (Cao Bằng)?

HS đọc bài thơ

? Bài thơ đã để lại trong em những cảm xúc gì?

- Tích hợp với văn bản: Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh Ngữ văn 8 tập hai và văn biểu cảm lớp 7, học sinh viết một đoạn văn từ 10 đến 12 câu cảm nhận về bài thơ.

- Bài viết của học sinh

? Trước tình hình thế giới chuyển biến nhanh chóng tác động rất lớn đến trong nước, Nguyễn Ái Quốc làm gì để chuẩn bị đối phó kẻ thù?

- Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị

(11)

Trung ương lần thứ VIII

Chiếu Slide 4

Lán Khuổi Nặm Pác Bó Cao Bằng, nơi Bác Hồ chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII

GV: Đây là hội nghị quan trọng đánh dấu bước phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam.

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII đề ra những chủ trương sáng suốt gì?

HS dựa vào SGK trang 87 phần chữ in nhỏ trả lời câu hỏi

? Em hiểu như thế nào là mặt trận Việt Minh?

HS trả lới: Là liên hiệp tất cả quần chúng nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể, tổ chức yêu nước cùng nhau đánh đuổi chống Nhật, Pháp làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

? Vì sao đến lúc này, Đảng ta lại thành lập mặt trận Việt Minh?

2 học sinh trả lời

+ Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt là tình hình trong nước, thấy cần thiết giải phóng dân tộc Đông Dương khỏi ách áp bức Pháp - Nhật và coi đây là nhiệm vụ hàng đầu.

+ Chỉ có Mặt trận Việt Minh mới có thể tập hợp sức mạnh dân tộc để hoàn thành nhiệm vụ trên.

? Vì sao Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941), Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

HS thảo luận cặp đôi ( 2 phút)

- Nhiệm vụ của chung của nhân dân Đông Dương lúc này là tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc đánh đuổi Pháp - Nhật.

+ Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với đế quốc, phát xít ngày càng gay gắt, vận mệnh dân tộc Đông Dương nguy vong hơn bao giờ hết.

+ Đã có nhiều cuộc đấu tranh nổ ra như khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), khởi nghĩa Nam Kì (11/1940) và binh biến Đô Lương (1/1941).

+ Nguyện vọng tha thiết của các tầng lớp nhân dân là đánh đuổi Pháp- Nhật giành độc lập dân tộc.

=> Vì vậy, nhiệm vụ giải phóng dân tộc của nhân

(12)

dân Đông Dương được đặt lên hàng đầu.

? Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào?

Học sinh khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội nghị Trung ương lần thứ VIII.

GV nhận xét và cho điểm

GV chuyển ý: từ khi Mặt trận Việt Minh ra đời, phong trào đấu tranh nhân dân phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Mặt trận Việt Minh góp phần xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

? Mặt trận Việt Minh xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang như thế nào?

Học sinh căn cứ sách giáo khoa trả lời câu

- Các đoàn thể của mặt trận Việt Minh được thành lập ở khắp nơi trong nước như Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc…, phát triển mạnh nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Thành lập Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao- Bắc - Lạng

- Phong trào báo chí phát triển mạnh mẽ góp phần vào việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hóa của địch đã thu hút được đông đảo quần chúng vào hàng ngũ cách mạng.

- Lực lượng vũ trang lớn mạnh dần, đội du kích Bắc Sơn phát triển thành Cứu quốc quân đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền hoạt động ở Bắc Sơn,Võ Nhai, phát động chiến tranh du kích.

- 5/1944, sắm sữa vũ khí đuổi kẻ thù chung.

- 22/12/1944, đội tuyên truyền giải phóng quân ra đời, chiến thắng 2 trận lớn: Phay Khắt và Nà Ngần ở (Cao Bằng)

Chiếu Slide 6

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

? Em biết gì về đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và sự kiện thành lập trọng đại này?

3 HS nêu ý kiến:

|+ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân lúc

+ Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII họp tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.

- Hội nghị chủ trương:

(13)

đầu thành lập gồm 34 chiến sĩ, 34 khẩu sung trường, đ/c Võ Nguyên Giáp làm tổng chỉ huy, đ.c Hoàng Sâm làm Đội trưởng và đ.c Xích Thắng làm Chính trị viên.

+ Lực lượng của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân giản dị, vũ khí thô sơ.

+ Ngày 22/12/1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng,

GV bổ sung: Những thắng lợi cả về chính trị và quân sự của Đội đã góp phần tích cực vào việc củng cố và mở rộng khu căn cứ Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn; đồng thời, cổ vũ nhân dân ta càng thêm tin tưởng con đường khởi nghĩa vũ trang của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh sẽ đi tới thắng lợi.

GV chốt kiến thức chuyển ý: cuối năm 1944, đầu năm 1945, lực lượng cách mạng của ta đã lớn mạnh và trưởng thành trong đấu tranh. Năm 1945, tình hình thế giới và trong nước có nhiều điều kiện thuận lợi Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Cao trào cách mạng diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu mục II.

- Hoạt động 3: (16 phút)

* Mục tiêu: Hs hiểu được cao trào kháng Nhật, cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật nhóm, kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày 1 phút

- Hình thức tổ chức:học theo tình huống, nhóm HS theo dõi phần kênh chữ SGK/89, kết hợp với sự hiểu biết trả lời câu hỏi

? Nhật đảo chính Pháp trong hoàn cảnh nào? Trình bày diễn biến quá trình Nhật đảo chính Pháp?

2-3 HS trả lời trong SGK/89

? Sau khi đảo chính Pháp, Nhật có những thủ đoạn nào?

HS trả lời: thủ đoạn của phát xít Nhật là đàn áp, bóc lột nhân dân Đông Dương

GV chiếu Slide 7: Thủ đoạn của phát xít Nhật

GV gọi 1 học sinh đọc to cho cả lớp nghe những thủ

+ Đặt nhiệm vụ giải phóng các dân lên hàng đầu.

+ Hội nghị chủ trương thành lập “ Việt Nam độc lập đồng minh“ gọi tắt là Việt Minh.

2. Sự phát triển lực lượng cách mạng

a. Lực lượng chính trị (SGK/ 87_

b. Lực lượng vũ trang ( SGK/87, 88)

II. Cao trào kháng Nhật, cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

1. Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945)

a. Hoàn cảnh (SGK/89) b. Diễn biến(SGK/89) 2.Tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

a. Chủ trương của Đảng - Ra chỉ thị “ Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

- Xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt là phát xít Nhật.

- Phát động cao trào

“Kháng Nhật, cứu nước”.

b. Cao trào “Kháng Nhật cứu nước”

(14)

đoạn tàn ác của phát xít Nhật

? Những thủ đoạn trên của phát xít Nhật đã để lại hậu quả gì cho nhân dân ta?

HS trả lời: nạn đói năm 1945

Chiếu hình ảnh nạn đói năm 1945 ( slide 8)

? Quan sát hình ảnh trên, em có suy nghĩ gì?

HS tự bộc lộ suy nghĩ

? Có ý kiến cho rằng, Nhật đảo chính Pháp là thời cơ cho Đảng ta lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền? Em có đồng tình ý kiến trên không? Vì sao?

Sử dụng kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày 1 phút HS trao đổi hai bạn đưa ra ý kiến (2 phút)

HS nhận xét lẫn nhau

+ GV chuyển ý: Từ phân tích ở trên, các em thấy được điều kiện khách quan đã đến nhưng chưa đủ lớn mạnh để chúng ta đập tan xiềng xích nô lệ, Đảng ta đề ra chủ trương đi từ khởi nghĩa từng phần ở từng địa phương rồi mới tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Vậy chủ trương mới của Đảng như thế nào, chúng ta cùng tìm ở mục 2.

? Đứng trước tình hình Nhật đảo chính Pháp, Đảng ta có chủ trương gì?

HS trả lời trong SGK/90

Gv cho học sinh bàn luận về chủ trương của Đảng

? Theo em chủ trương của Đảng là đùng hay sai?

Gọi 2 học sinh trả lời

Chủ trương của Đảng là hoàn toàn đúng đắn vì: Đảng ta trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi để phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.

Chiếu Slide 9: Lược đồ cao trào “Kháng Nhật cứu nước”

Sử dụng phương pháp tường thuật

HS tường thuật cao trào “Kháng Nhật cứu nước trên lược đồ

Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét

Giáo viên chốt nội dung: Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước …

(SGK/90)

4.Củng cố: (4 phút)

? Em hãy nêu chủ trương các Hội nghị Trung ương thứ VIII ?

? Mặt trận Việt Minh có vai trò như thế nào với cách mạng Việt Nam ?

(15)

- Một bạn sẽ tổng kết nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy Giáo viên đã giao nhiệm vụ từ tiết trước

5. Hướng dẫn về nhà: (3 phút)

Giáo viên chiếu yêu cầu và phát phiếu giao nhiệm vụ cho học sinh - Học bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, vở bài tập

+ Hoàn thành các câu hỏi, bài tập của cá nhân, nhóm + Hoàn thành sơ đồ tư duy bài học

- Chuẩn bị phần nội dung tiếp theo của chủ đề: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

+ Giao nhiệm vụ cho học sinh :

+ Sưu tầm tranh ảnh những ngày giành chính quyền trong cả nước + Chuẩn bị một bài thuyết trình theo nhóm có hình ảnh kèm theo

Nhóm 1: Bài thuyết trình trên Power Point, bài viết giới thiệu chùa Bắc Mã Nhóm 2: Bài thuyết trình trên Power Point, bài viết giới thiệu tổng khởi nghĩa tháng Tám.

Nhóm 3: Bài thuyết trình trên Power Point, bài viết giới thiệu Căn cứ Đệ tứ Chiến Khu Đông Triều.

Nhóm 4: Vẽ tranh tuyên truyền cổ động cách mạng tháng tám năm 1945 Nhóm 5: Bản đồ tư duy tổng kết chủ đề

+ Bài giới thiệu di tích Lịch sử ở địa phương: chùa Bắc Mã, đình chùa Hổ Lao, giới thiệu Đệ tứ Chiến Khu.

+ Bài vận dụng giải quyết vấn đề biển đông.

V. Rút kinh nghiệm

TIẾT 2 CỦA CHỦ ĐỀ

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 Ngày soạn: 20/1/2018

Ngày giảng: /1/2018 Tiết 27 BÀI 23: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ

THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Thời cơ khởi nghĩa và lệnh Tổng khởi nghĩa tiến tới tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945.

- Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc (diễn biến, đặc biệt lưu ý khởi nghĩa ở Hà Nội , Huế, Sài Gòn)

- Sự kiện thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập.

- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng 8 năm 1945.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học

(16)

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử, khai thác kiến thức qua tranh ảnh tư liệu, clip phim tư liệu, nhạc, nghe bài hát về tổng khởi nghĩa tháng tám và hát bài “ Tiến quân ca”.

- Rèn kĩ năng thu thập tư liệu, ứng dụng công nghệ thông tin (Power Point - Word) vào việc xây dựng bài thuyết trình của học sinh.

- Rèn khả năng tư duy độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả.

- Gióp học sinh rÌn luyÖn kü n¨ng t duy, ph©n tÝch, tæng hîp, đánh giá sù kiÖn lịch sö.

* Kĩ năng sống

Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng nhận thức…

3. Thái độ

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc. Tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.

- Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

- Giáo dục cho HS lòng yêu kính chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng và niềm tự hào dân tộc.

4. Năng lực hướng tới

* Năng lực chung

- Năng lực tự học sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lý, năng lực sử dụng CNTT, năng lực giao tiếp, năng lực sử sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt

- Tái hiện lại sự kiện, hiện tượng lịch sử - Thực hành bộ môn Lịch sử, sơ đồ trực quan - Xác định, giải quyết mỗi vấn đề Lịch sử

- Năng lực so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá và rút ra bài học.

- Vận dụng kiến thức môn học để giải quyết những vấn đề liên quan 5. Ý nghĩa của bài học

- Qua bài học, học sinh thấy được tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh của dân tộc ta trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

- Học sinh phát huy được truyền thống đó bằng những hành động, việc làm cụ thể trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ tổng khởi nghã tháng 8/1945, ứng dụng công nghệ thong tin.

- Học sinh:

+ SGK, đọc và trả lời câu hỏi theo hệ thống câu hỏi sgk, đọc thêm tài liệu về tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

+ Sưu tầm tranh ảnh những ngày giành chính quyền trong cả nước

(17)

+ Chuẩn bị một bài thuyết trình theo nhóm (theo nhiệm vụ được giao) + Hoàn thành và báo cáo nhiệm vụ, xin ý kiến tư vấn của giáo viên qua Facebook hoặc Zalo, địa chỉ Email.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp dạy học: phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, tường thuật, phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận.

- Kỹ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao việc, kĩ thuật nhóm, kĩ thuật động não...

IV.Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh) 3. Bài mới:

GV giới thiệu bài: (1phút)

Ở tiết trước, các em đã tìm hiểu cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, khu giải phóng Việt Bác được thành lập, tạo cơ hội thuận lợi cho chúng ta giành chính quyền trong cả nước. Vậy hoàn cảnh lịch sử mới nào Đảng ta phát động lệnh tổng khởi nghĩa? Cách mạng tháng Tám diễn ra và thắng lợi như ra sao? Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945? Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Hoạt động 1: (10 phút)

* Mục tiêu: Hs nắm được hoàn cảnh, nội dung lệnh tổng khởi nghĩa ban bố

- PP: Đàm thoại, nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận - KT: Động não, kĩ thuật nhóm.

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

Yêu cầu học sinh theo dõi kênh chữ trong SGK/92 từ đầu đến quân Nhật đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện.

GV tái hiện lại sự hiện để học sinh hiểu sâu hơn Tại mặt trận Xô- Đức, Hồng quân Liên Xô đã phản công trên diện rộng, quét sạch quân Đức khỏi lãnh thổ cuối năm 1944. Trên đường truy kích quân Đức Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân dân các nước Đông Âu giải phóng. Ngày 16/4/1945, Hồng quân Liên Xô mở trận tấn công Béc –Lin, tấn công vào sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức. Đến ngày 30/4/1945, Hồng quân Liên Xô chiếm được bộ phận chủ yếu của tòa nhà Quốc hội Đức. Trong thế cùng Hít-le đã tự sát trong căn hầm bí mặt tại Béc-lin.

Ngày 9/5/1945, Đức kí văn kiện đầu hàng quân đồng minh không điều kiện, kết thúc chiến tranh thế giới

I. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố

- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối:

+ Ở châu Âu, phát xít Đức kí hiệp ước đầu hàng quân đồng minh vào tháng 5/ 1945

+ Ở châu Á 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện.

(18)

thứ hai trên chiến trường châu Âu.

Tại mặt trận châu ÁThái Bình Dương: Mĩ- Anh mở cuộc phản công quân quân Nhật, ngày 6/8/1945 Mĩ ném bóm nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki ngày 8/8/1945, hủy diệt hai thành phố và làm chết hàng chục vạn người dân vô tội, chưa kể đến nhứng người bị nhiễm xạ chết sau này. Cũng trong thời gian này, Hồng quân Liên Xô tấn công đội quân Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu. Sự thất bại liên tiếp của phát xít Nhật trên chiến trường đã buộc Nhật hoàng phải kí vào văn kiện đầu hàng quân đồng minh không điều kiện vào ngày 15/8/1945.

- Giáo viên chiếu slilde 3 minh họa

? Có ý kiến cho rằng “Nhật đầu hàng đồng minh lại là thời cơ giành độc lập dân tộc của nhân dân ta, hoàn cảnh thế giới và cả trong nước có nhiều thuận lợi cho cách mạng tháng 8 năm 1945”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Học sinh thảo luận cặp đôi (2 phút)

- HS: Từ sau ngày 9/3/1945, Đảng ta đã xác định kẻ thù chính duy nhất của chúng ta là phát xít Nhật.

- Thời cơ của cách mạng tháng tám đó là công tác chuẩn bị chu đáo, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có những bước phát triển vượt bậc.

Giáo viên chốt: Cách mạng tháng tám nổ ra trong điều kiện chủ quan và khách quan hoàn toàn chín muồi. Đó chính là thời cơ “ngàn năm có một”, vì nó rất hiếm và quý, nếu bỏ qua thì không bao giờ có thời cơ nữa. Nhận thức rõ thời cơ có một không hai này, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập.”

GV chiếu slilde 4, slide 5: Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa và trích thư kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

1 hs đọc to rõ ràng cho cả lớp nghe

GV chiếu slide 5

? Nghe văn kiện của Đảng “Quân lệnh số 1” và trích thư Hồ Chủ tịch gửi cho đồng bào, em thấy giống với văn bản nào đã được học?

+ Ở trong nước quân Nhật hoang mang, dao động cực độ.

(19)

HS trả lời: giống văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, là những lời kêu gọi tâm huyết tới nhân dân, quân sĩ đứng lên để giải phóng dân tộc, đánh đuổi kẻ thù giành lại chủ quyền cho đất nước.

? Lệnh tổng khởi nghĩa và thư kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

- Lệnh tổng khởi nghĩa và thư kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng đối với nhân dân cả nước đứng lên mà giải phóng cho mình, khi ý ,Đảng đã định lòng dân đã thấu điều đó tạo nên một sức mạnh tổng hợp, sức mạnh của sự đoàn kết thống nhất, tập trung đánh bại kẻ thù.

Chiếu slide 5, 6 minh họa

Trong thời gian này, vùng đất Đông Triều, Quảng Ninh phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ. Cuộc khởi nghĩa ngày 8/6/1945, thành lập ra khu căn cứ cách mạng Đệ tứ Chiến Khu. Mặt trận Việt Minh đã bước đầu chuẩn bị cho việc đặt dấu chấm hết cho chế độ phong kiến thực dân ở vùng duyên hải phía bắc Tổ quốc, mở ra một trang sử mới hào hùng... Đồng thời ngày 8/6 từ đó đã trở thành ngày lịch sử, là niềm tự hào của không chỉ Đảng bộ và nhân dân Đông Triều nói riêng và nhân dân tỉnh Quảng Ninh nói riêng, phong trào cách mạng tiếp tụ phát triển ở các tỉnh miền Bắc.

GV dẫn dắt sự kiện chiều 16/08/1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về bao vây và tiến công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

GV đọc cho học sinh nghe một đoạn trong lời hiệu triệu của tổng bộ việt minh

"Phát xít Nhật đã gục đầu hàng Anh, Mỹ, Nga, Tàu…Trước cơ hội có một không hai ấy, toàn thể dân tộc ta phải đem hết lực lượng, dùng hết can đảm, bao quanh đạo quân giải phóng Việt Nam, tung xương máu ra đánh giặc Nhật, đòi lấy tự do, hạnh phúc cho nhân dân.”

Chiếu slide 7

? Quan sát hình ảnh trên,em cảm nhận được những

- Nội dung các sự kiện (SGK/92)

(20)

gì về di tích lịch sử Tân Trào? Trách nhiệm của bản thân em đối với đất nước?

HS sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút (phần chuẩn bị của học sinh ở nhà)

Học sinh vận dụng văn biểu cảm ở lớp 7 viết đoạn văn khoảng 10 câu cảm nhận

Giáo viên yêu cầu 2- 3 học sinh nhận xét.

Giáo viên chốt, bổ sung, công nhận, đánh giá bằng điểm cho học sinh

? Qua việc phân tích các sự kiện lịch sử ở trên, em có nhận xét gì về chủ trương của Đảng ta?

- 2 học sinh nhận xét chủ trương của Đảng ta

GV chốt kiến thức và chuyển ý: Đó là chủ trương sáng suốt, kịp thời của Đảng ta khi đã nhận định chớp thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, trước hết là giành chính quyền ở Hà Nội.

* Hoạt động 2: (10 phút)

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề, tường thuật - Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày 1 phút, phân tích phim, chia nhóm...

GV chiếu (slide 8, 9, 10 ), học sinh quan sát

? Quan sát những bức ảnh trên, em có nhận xét gì về không khí của cách mạng tháng Tám 1945 ở Hà Nội?

- Sử dụng kĩ thuật động não, gọi ba học sinh phát biểu đưa ra phương án trả lời đúng

HS: Sau khi Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng rất sôi động...đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh đã hoạt động khắp thành phố...

- Nhân dân Hà Nội tích hăng hái tham gia giành chính quyền. Như vậy điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa ở Hà Nội đã sẵn sàng.

Cảm xúc trực tiếp của em trước không khí cách mạng ấy như thế nào?

GV nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng “đây là điều kiện chín muồi cho khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội”. Em có đồng tình với ý kiến trên không?

Tại sao?

2-3 HS đưa ra ý kiến: Trong hoàn cảnh thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi, đặc biệt là không khí cách mạng sôi nổi, nhân dân ở Hà Nội sẵn sành đứng

(21)

lên khởi nghĩa giành chính quyền. Vì vậy đây là thời cơ đã chín muồi cho nhân dân Hà Nội đứng lên giành chính quyền.

? Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào?

- Giáo viên: Hướng dẫn và yêu cầu học sinh tường thuật diễn biến

GV cho hs đánh giá phần tường thuật của bạn.

GV: Tích hợp với môn Âm nhạc 6

GV: yêu cầu tốp 5 học sinh học sinh hát lời 1 bài Quốc ca

GV “Tiến quân ca”, trở thành quốc ca Việt Nam, mỗi lần cất lời ca, trong mỗi chúng ta đều mang những cảm xuc đặc biệt. Cảm xúc của em khi hát Tiến quân ca là gì?

5 HS trả lời: niềm tự hào,trách nhiệm của mỗi người Việt Nam trước Tổ quốc.

- Vô cùng xúc động…..

GV: Chào cờ và hát Quốc ca là nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào và trách nhiệm với Tổ quốc và nhân dân của mỗi công dân và với mỗi học sinh.

Ngày 15/07/2016 gia đình cố nhạc sĩ văn Cao đã hiến tặng bài hát “Tiến quân ca” cho nhà nước. Tiến quân ca đã và sẽ mãi mãi là tài sản chung của dân tộc Việt Nam.

- Sử dụng kĩ thuật phân tích phim, kĩ thuật nhóm - GV đặt câu hỏi để học sinh tập trung xem và liệt kê các ý kiến

- Chiếu slide 13: Phim tư liệu “Sao tháng Tám”

GV giao nhiệm vụ: Sau khi xem đoạn phim tư liệu dưới đây, các nhóm hãy liệt kê những sự kiện đáng chú ý.

HS làm việc theo nhóm liệt kê những sự kiện chính báo cáo trước lớp

Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV đánh giá.

? Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội có ý nghĩa gì?

Học sinh nêu ý nghĩa:

- Giành chính quyền ở Hà Nội là động lực, cổ vũ nhân dân cả nước giành chính quyền.

- Hà Nội là trung tâm chính trị đầu não của cả Đông Dương dưới thời Pháp thống trị. Vì vậy khi nghe tin

(22)

Hà Nội giành chính quyền thì cuộc khởi nghĩa giành chính quyền lan nhanh như một dây thuốc nổ, cổ vũ nhân dân cả nước giành chính quyền, đồng thời làm cho kẻ thù hoang mạng dao động.

- Hoạt động 3: (10 phút)

* Mục tiêu:Hs nắm được cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở hà Nội

- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, phân tích, thảo luận

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não, kĩ thuật nhóm

- Hình thức tổ chức: nhóm, học theo tình huống

? Không khí chuẩn bị khởi nghĩa trong cả nước như thế nào?

HS: Không khí cách mạng sôi nổi GV: Tích hợp môn Tin học

? Quan sát trên lược đồ, em hãy cho biết những tỉnh nào giành đựơc chính quyền sớm nhất?

HS xác định bốn tỉnh thành giành chính quyền sớm trong cả nước

(slide 14)

GV chiếu lược đồ 4 tỉnh giành chính quyền sớm trong cả nước: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam và một số địa điểm diễn ra cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Giáo dục lịch sử địa phương

? Tại sao ở Quảng Ninh phong trào cách mạng phát triển mạnh ngay từ những ngày đầu của tháng Tám nhưng lại không giành được chính quyền sớm?

- Ở Quảng Ninh phong trào cách mạng phát triển sớm nhưng lại phát triển mạnh ở các huyện, lị như Đông Triều. Dưới sự lãnh đạo của cán bộ, Đảng viên, nhân dân Đông Triều đồng loạt tấn công địch đánh chiếm đồn Đông Triều, Mạo Khê, Tràng Bạch…thành lập chiến khu Trần Hưng đạo. Ngày 8/6/1945 một cuộc mít tinh lớn tại chùa Hổ Lao, chính thức tuyên bố Thành lập Đệ tứ Chiến Khu, lập Ủy ban quân sự cách mạng. Phong trào cách mạng tiếp tục mở rộng đến các huyện, lị khác.Tuy nhiên Quảng Ninh lại không giành được chính quyền sớm,vì địa hình phức tạp, nhiều rừng núi, vùng biên giới, hải đảo việc giành chính quyền ở các địa phương trong tỉnh cũng hoàn toàn khác nhau.

II. Giành chính quyền ở Hà Nội

(23)

- GV tường thuật diễn biến cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

HS quan sát và tường thuật lại

Giáo viên cho học sinh quan sát tranh (slide 15, 16)

? Em hiểu biết gì về sự kiện trên và vua Bảo Đại?

HS trả lời:

- chấm dứt thời kì phong kiến….

- Vua Bảo Đại có câu nói nổi tiếng: “Thà làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước nô lệ”.Câu nói được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt vì tinh thần hợp tác của Cựu hoàng đế cuối cùng của Việt Nam và cũng là bước ngoặt trong cuộc đời ông khi từ vị trí

“Thiên tử” cai trị nhân dân trở thành một công dân bình thường của đất nước tự do: công dân Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy.

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 40/sgk và nghe nội dung bản tuyên ngôn độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Sử dụng kĩ thuật phân tích phim, kĩ thuật động não học sinh lắng nghe và ghi lại nội dung cơ bản của tuyên ngôn

HS trình bày nội dung ghi chép được

Hs quan sát, theo dõi đoạn vi deo Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập. (chiếu slide 17, 18)

? Em hãy nêu suy nghĩ của mình về sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập”?

Học sinh đưa ra suy nghĩ của bản thân (học sinh đã chuẩn bị ở nhà một đoạn văn biểu cảm từ 3 đến 5 câu) GV nhận xét cho điểm

GV: Tích hợp với văn bản “Tuyên ngôn độc lập”, Lịch sử 7

- Tích hợp với môn Mĩ thuật: giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh vẽ tranh cổ động kỷ niệm về cách mạng tháng 8 năm 1945.

Học sinh nhớ lại những ngày Cách mạng tháng Tám hào hùng của dân tộc ta, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam, đồng thời khẳng định vai trò của thế hệ trẻ ngày hôm nay đối với đất nước, với dân tộc.

- Hoạt động 4: (7 phút)

- Sau khi Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng rất sôi động

* Diễn biến khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội (SGK/93)

* Ý nghĩa: Giành chính quyền ở Hà Nội là động lực, cổ vũ nhân dân cả nước giành chính quyền quyền.

III. Giành chính quyền trong cả nước

- Từ 14 đến ngày 18/8/1945 có 4 tỉnh giành

(24)

* Mục tiêu:Hs nắm được diến biến, kết quả giành chính quyền trong cả nước

- Phương pháp/KT: Đàm thoại, nêu vấn đề, trình bày 1 phút, chia nhóm

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

? Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng tám năm 1945?

HS phát biểu:

+ Đối với dân tộc Việt Nam + Đối với thể giới

GV: Phân tích, bổ sung và khẳng định: cách mạng tháng tám là sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam.

GV nêu vấn đề: “Có ý kiến cho rằng cách mạng tháng 8 thành công công là do sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hoàn cảnh quốc tế thuận lợi”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Giải thích tại sao?

- HS đưa ra ý kiến của cá nhân đồng tình hay không đồng tình, nêu quan điểm của bản thân.

HS nêu rõ

- GV: Phân tích, bổ sung và khẳng định lại kiến thức

? Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?Vì sao?

- HS thảo luận nhóm hai bạn: (1’)

GV: Sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, trong việc chớp thời cơ ngàn năm có một và lãnh đạo tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Rèn kĩ năng sống cho hs

? Từ thực tiễn Cách mạng tháng Tám năm 1945, hãy rút ra những bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam? Trong những bài học đó, bài học nào được Đảng ta vận dụng để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?

- HS thảo luận nhóm hai bàn: (3’) - Các nhóm báo cáo kết quả

- Giáo viên chốt lại kiến thức

* Bài học kinh nghiệm:

+ Một là: Bài học về vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào thực tiễn Việt Nam, nắm bắt được tình hình thế giới và trong nước để thay đổi chủ trương và chỉ đạo chiến lược cho phù hợp

+ Hai là: Bài học về giải quyết đúng đắn nhiệm vụ

chính quyền sớm nhất cả nước

- Giành chính quyền ở:

+ Huế (23/8) + Sài Gòn (25/8)

+ Đến ngày 28/8, Tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước.

+ Ngày 30/8 vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị

+ Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

III. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng 8.

1. Ý nghĩa lịch sử (SGK/

94-95)

- Trong nước:

- Thế giới:

2. Nguyên nhân thắng lợi: (SGK/ 95)

(25)

dân tộc và dân chủ, đề cao vấn đề đề dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

+ Thứ ba: Bài học về tập hợp, tổ chức, đoàn kết lực lượng cách mạng trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, trên cơ sở liên minh công - nông, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hóa cao độ kẻ thù rồi tiến lên đánh bại chúng.

+ Thứ tư: Bài học về sự linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, kết hợp chiến tranh du kích và khởi nghĩa từng phần, khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị rồi tiến đến tổng khởi nghĩa.

Bài học tích hợp kĩ năng sống

? Trong cuộc sống của chúng ta có cần đến những bài học được đặt ra ở trên không?

- Bài học về việc vận dụng khoa học kĩ thuật một cách sáng tạo.

- Bài học về sự đoàn kết, vận dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh và những bài học kinh nghiệm mà Đảng đề ra.

- Bài học về việc giải quyết đúng đắn nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân.

- Bài học về sự linh hoạt trong thời đại quốc tế hóa ngày càng cao

Gv: Vấn đề biển đảo hiện nay đang được cả thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam, việc Trung Quốc có những hành động sai trai, xâm phạm đến chủ quyền của quốc gia. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã kiên quyết đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ. Chúng ta đã làm thất bại âm mưu xâm lấn của Trung Quốc bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo.

4. Củng cố: (5 phút)

Gv cho học sinh xem lại đoạn phim tư liệu ( 2 phút) tóm tắt Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 để khắc sâu kiến thức bài học.

Em cảm nhận được điều gì về tinh thần đấu tranh giành độc lập của cha ông ta? Trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?

- HS cần nêu được:

+ Hoàn cảnh Lịch sử dẫn đến tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

+ Khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

+ Nắm được nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Độc lập.

+ Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

5. Hướng dẫn về nhà: (3 phút), GV giao nhiệm vụ qua Facebook, Zalo, phiếu học tập.

* Bài cũ:

(26)

- Học kĩ nội dung bài học, trả lời các câu hỏi, bài tập sgk

- Tường thuật lại diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945.

- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện có liên quan đến bài học.

* Chuẩn bị trước nội dung bài mới

Tiếp tục học chủ đề tiết 3: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh qua Email, Facebook theo danh sách nhóm đã phân công ở tiết 1. Các nhóm đã được phân công từ tiết 1 sẽ hoàn thành sản phẩm của nhóm mình.

+ Nhóm 1: Thuyết trình tranh ảnh qua Power Point, giới thiệu một số hình ảnh về cách mạng tháng tám năm 1945

+ Nhóm 2: Thuyết trình tranh ảnh qua Power Point, tóm tắt các sự kiện Lịch sử chính trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945

+ Nhóm 3: Thuyết trình tranh vẽ cổ động tuyên truyền cách mạng tháng tám năm 1945

+ Nhóm 4: Giới thiệu căn cứ cách mạng Đệ tứ Chiến Khu Đông Triều.

+ Nhóm 5: Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức trong chủ đề V/ Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: 20/1/2018 Ngày giảng: /1/2018

TIẾT 3 CỦA CHỦ ĐỀ (TIẾT 28) TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ

HỌC SINH THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN, NHÓM Các sản phẩm minh chứng kết quả học tập của học sinh thông qua bài học (có file đính kèm)

1. Mục tiêu

- HS báo cáo được kết quả làm việc của cá nhân, của các nhóm: trình bày sản phẩm thông qua thuyết trình, thảo luận.

- HS biết tự đánh giá sản phẩm của cá nhân, nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.

- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề.

- Rèn các kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học, kĩ năng tin học.

2 Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: Tuần , tiết - Địa điểm: Phòng học lớp 9b 3 Thành phần

- GVBM Ngữ văn, GDCD, Mĩ thuật, Địa lý, Tin học, Âm nhạc, Lịch sử.

- Học sinh lớp 9b.

4 Ho t ạ động

Nhiệm vụ của GV Nhiệm vụ của HS

- Tổ chức chương trình. (giao vai cho học sinh)

- Quan sát, đánh giá

- HS Đặng Thùy Linh (9b) và học sinh Vương Tiến Đức (9b) chịu trách nhiệm dẫn chương trình.

(27)

- Hỗ trợ, cố vấn:

1. Cô Nguyễn Thị Mùi – GV sử

- Các nhóm còn lại báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.

- Tham gia thảo luận, nhận xét và chuẩn bị các câu hỏi các nhóm khác.

- Tự đánh giá sản phẩm của cá nhân, nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.

Bước 1: GV phát các phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh (10p)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* GV phát phiếu - Nhóm 1

STT Họ tên Điểm

1 2 3 4 5

HS nhận phiếu, điền thông tin, đánh giá bằng điểm số

Bước 2 : (30p) Tổ chức các hoạt động báo cáo sản phẩm của cá nhân, nhóm Nhóm 1 lên trình bày sản phẩm “Thuyết trình một số hình ảnh về những ngày cách mạng tháng Tám ở Hà Nội”.

SẢN PHẨM THUYẾT TRÌNH NHÓM 1

Một số hình ảnh những ngày Cách mạng tháng Tám 1945 ở Hà Nội (Bài viết trên giấy)

SẢN PHẨM NHÓM 2: (Thuyết trình hình ảnh trên Word)

TÓM TẮT CÁC SỰ KIỆN CHÍNH CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 ( Có hình ảnh kèm theo)

Lược đồ Cách mạng tháng Tám I. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố

1. Cuộc cách mạng tháng Tám thành công do những nguyên nhân:

Tình hình thế giới có nhiều điều kiện thuận lợi, đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đang đang bước vào giai đoạn kết thúc 5/1945 phát xít Đức bị tiêu diệt; Nhật tuyên bố đầu hàng quân đồng minh 8/1945.

(28)

Bên cạnh tình hình thế giới thuận lợi, tình hình trong nước có lợi cho cách mạng Việt Nam. Lực lượng cách mạng đã đủ mạnh để nổi dậy khởi nghĩa giành thắng lợi: dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, cao trào kháng Nhật cứu nước đã phát triển mạnh mẽ, nhất là sau cuộc đảo chính Nhật –Pháp, khi thời cơ đến (14/8/1945), Đảng đã kịp thờ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Như vậy, có thể thấy (1) thông qua các chủ đề STEM đã thiết kế S đã có nhiều cơ hội để bộc lộ các biểu hiện của năng lực GQVĐ, cũng đ ng nghĩa với việc, nếu được

Điều này hoàn toàn khác với đáp án vì đáp án không chú trọng yêu cầu về kĩ năng tạo lập văn bản mà chỉ tập trung vào các yêu cầu chi tiết về nội dung đối với một đề bài

Câu hỏi này nhằm nhận biết khả năng phân biệt từ Hán Việt với từ thuần Việt, độ đậm-nhạt của tri thức về các từ gốc Hán của học sinh, sinh viên (tạm gọi

Trả lời: Khi rót nước vào phích có một lượng không khí bên ngoài tràn và, nếu đậy nút ngay lại thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên nở ra và làm

- GV nhận xét và nhấn mạnh: tự giác học tập giúp em chủ động việc học của mình, đạt được thành tích tốt, được thầy cô, bạn bè yêu mến..

Người dân nơi đây sống bao bọc bởi rừng, cộng với những khó khăn như đã trình bày ở trên thì việc sử dụng cây thuốc lấy từ rừng là điều tất yếu, điều này đã giúp cho

-GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học: Các em đã chia sẻ về gia đình mình. Ngày hôm nay để các em hiểu rõ hơn sự quan tâm của các thành viên trong gia đình chúng ta sẽ cùng

Trong nghiên cứu này, dữ liệu được thu thập bằng việc sử dụng Bảng câu hỏi khảo sát về những khó khăn thường gặp trong quá trình thực hành kỹ năng