• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Đạo đức lớp 1 - Tuần 11-12 sách cùng học để phát triển năng lực - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Đạo đức lớp 1 - Tuần 11-12 sách cùng học để phát triển năng lực - Giáo dục tiếu học"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11+12

BÀI SOẠN MÔN ĐẠO ĐỨC BÀI 5. EM TỰ GIÁC HỌC TẬP

(2 Tiết)

I.MỤC TIÊU:

- Em nhận biết được vì sao cần tự giác trong học tập.

- Em biết được ý nghĩa của việc tự giác trong học tập.

- Em thực hiện các hành động tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh, nhạc bài hát.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- GV kiểm tra đồ dùng của học sinh - Nhận xét, tuyên dương

B. DẠY BÀI MỚI

1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1. Em hát và múa theo nhạc bài Hổng dám đâu.

Mục tiêu: Tạo không khí tích cực trong lớp học.

Chuẩn bị: Tranh và nhạc nền các bài hát Hổng dám đâu (Nguyễn Văn Hiên).

Cách tổ chức:

- Hướng dẫn HS lắng nghe và múa, vận động cơ thể theo nhạc bài hát Hổng dám đâu.

- GV nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự giác học tập.

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 2. Em hãy cho biết bạn nào chưa đáng khen.

Mục tiêu: Giúp HS biết được tự giác học tập ở trường như thế nào.

Cách tổ chức: Hoạt động cặp đôi.

- Có thể chia nhóm 2 thành viên bằng một trong những cách sau: chia theo vị trí ngồi, chia ngẫu nhiên, chia bằng dấu hiệu (đánh số, giấy màu, mẫu hình).

- Hướng dẫn HS quan sát tranh thật kĩ. Có thể đưa ra câu hỏi gợi ý để hỗ trợ HS quan sát đúng đích. Ví dụ: “Khi thầy cô giáo

- HS để đồ dùng lên mặt bàn.

- HS nghe và thực hiện múa, vận động cơ thể theo nhạc.

- HS hoạt động cặp đôi.

(2)

giảng bài, chúng ta phải làm gì?”...

- Cho thời gian HS thảo luận, trao đổi và đưa ra đáp án.

- Mời một vài đại diện xung phong phát biểu đáp án.

- GV nhận xét và nhấn mạnh: khi thầy cô giáo giảng bài, cần tập trung nghe giảng, tự giác học tập.

Hoạt động 3. Em hãy cho biết bạn nào tự giác học tập.

Mục tiêu: Giúp HS hiểu những biểu hiện để tự giác học tập.

Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân.

- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh.

- GV đặt câu hỏi cho HS “Vì sao em phải tự giác trong học tập?”

- Mời HS phát biểu đáp án.

- GV nhận xét và nhấn mạnh: tự giác học tập giúp em chủ động việc học của mình, đạt được thành tích tốt, được thầy cô, bạn bè yêu mến.

Hoạt động 4. Em hãy kể chuyện theo tranh và trà lời câu hỏi.

Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc tự giác học tập.

Cách tổ chức: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược về nội dung câu chuyện. Sau đó, có thể tổ chức cho học sinh kể lại câu chuyện bằng một trong hai cách sau:

Cách 1: Tổ chức kể chuyện theo tranh.

- GV trình chiếu những hình ảnh của câu chuyện và kể chuyện theo tranh.

- GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 23 SHS cho nhóm.

Bạn gái trong câu chuyện có chăm học không? vì sao?

- Mời đại diện nhóm phát biểu.

- HS quan sát và thảo luận.

- Đại diện phát biểu.

khi thầy cô giáo giảng bài: cần tập trung nghe thầy cô giảng, không được nói chuyện riêng, không được chơi trò chơi , tự giác học bài làm bài…

- HS quan sát tranh và trả lời cá nhân.

- HS trả lời theo ý hiểu của mình

- HS nghe hướng dẫn của GV kể lại câu chuyện theo tranh hoặc đóng vai.

- Bạn gái trong câu chuyện rất chăm học, chăm làm: Bạn giúp mẹ đi gặt lúa, một mình tự giác học bài, trong lớp bạn chú ý

(3)

- GV nhận xét, chốt ý.

Cách 2: Tổ chức hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện.

- GV hướng dẫn HS đóng vai tình huống.

- GV mời 3-4 HS xung phong đóng vai các nhân vật trong câu chuyện.

- 1 HS làm người dẫn chuyện.

- GV gợi ý lời thoại cho HS.

- GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 23 SHS cho nhóm.

- Mời đại diện nhóm phát biểu.

- GV nhận xét và nhận mạnh: tự giác học tập còn được thể hiện qua việc tự khắc phục khó khăn của bản thân để hoàn thành tốt việc học tập.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 5. Em hãy chọn đồ dùng phù hợp cho các môn học.

Mục tiêu: Giúp HS biết sắp xếp, lựa chọn đồ dùng học tập cá nhân để chuẩn bị cho mỗi ngày đến trường.

Cách tổ chức: Hoạt động cặp đôi.

- Có thể chia nhóm 2 thành viên bằng một trong những cách sau: chia theo vị trí ngồi, chia ngẫu nhiên, chia bằng dấu hiệu (đánh số, giấy màu, mẫu hình).

- Hướng dẫn HS quan sát tranh thật kĩ. Có thể đưa ra câu hỏi gợi ý để hỗ trợ HS quan sát đúng đích.

Em cần có đồ dùng học tập gì để học môn Mĩ thuật?

Em cần có đồ dùng học tập gì để học môn Toán?

Em cần có đồ dùng học tập gì để học môn Đạo đức?

- Cho thời gian HS thảo luận, trao đổi và đưa ra đáp án.

- Mời một vài cặp xung phong phát biểu.

nghe cô giảng bài, chịu khó giơ tay phát biểu ý kiến, được thầy cô giáo khen.

- HS hoạt động cặp đôi, quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Môn Mĩ thuật cần có sách, bút chì, tẩy, bút màu…

- Môn Toán cần có sách, bút, thước kẻ…

(4)

- GV nhận xét: môn Mĩ thuật cần có sách, bút chì, tẩy; môn Đạo đức cần có sách.

- GV nhấn mạnh: việc chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ sẽ giúp em có một ngày học tập hiệu quả

Hoạt động 6. Em hãy đóng vai cùng các bạn xừ lí tình huống sau.

Mục tiêu: Giúp HS trải nghiệm tình huống thực tế để đưa ra cách giải quyết đúng.

Cách tổ chức: Hoạt động cặp đôi.

- Có thể chia cặp đôi bằng một trong những cách sau: chia theo vị trí ngồi, chia ngẫu nhiên, chia bằng dấu hiệu (đánh số, giấy màu, mẫu hình).

- Hướng dẫn HS quan sát tranh và tìm hiểu tình huống.

+ Tranh vẽ gì?

+ Bạn nam trong tranh nói gì?

+ Nếu em là bạn ngồi cạnh em sẽ nói với bạn như thế nào?

- GV mời 3-5 cặp đôi đóng vai tình huống.

- GV nhận xét và nhấn mạnh: cần tập trung nghe giảng khi thầy cô giáo giảng bài.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 7. Em hãy tự giác soạn đồ dùng học tập hằng ngày trước khi đến lớp.

Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện thói quen tự giác trong học tập.

Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.

- Thành lập các nhóm hỗ trợ học tập, giám sát việc rèn luyện thói quen tự giác soạn đồ dùng học tập trước khi đến lớp.

- GV nhận xét và tuyên dương các nhóm sau một tuần rèn luyện.

C. CỦNG CỐ , DẶN DÒ

- Hôm nay các em học bài gì?

- Môn Đạo đức cần có sách…

- HS quan sát tranh, tìm hiểu tình huống và đóng vai.

+ Tranh vẽ các bạn đang làm bài kiểm tra.

+ Bạn nam trong tranh nói “Ôi, bài khó quá! Vừa nãy cô giảng như thế nào nhỉ?

+ Nếu em là bạn ngồi cạnh em sẽ nói với bạn: Trong giờ học bạn phải chú ý nghe cô giảng bài ...

- HS lên đóng vai giải quyết tình huống.

- HS thành lập nhóm hỗ trợ nhau học tập ( sau 1 tuần báo cáo kết quả)

- HS trả lời.

(5)

- GV dặn HS làm BT trong VBT.

- GV nhận xét giờ học.

- Khen ngợi học sinh.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết những hành động nguy hiểm có thể gây ra tại nạn, thương tích.. Cách

Để giúp các con củng cố hơn kiến thức, biết rõ hơn những việc làm thực hiện tốt nội quy lớp học.. Cô cùng các con đi tìm hiểu bài học ngày

Để thể hiện được tình yêu thương đó chúng ta cần làm những gì, thì cô trò chúng mình cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài8:.. thực hiện tốt nội quy

Để thể hiện được tình yêu thương đó chúng ta cần làm những gì, thì cô trò chúng mình cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài8:. thực hiện tốt nội quy

GV nhận xét, tuyên dương những việc tốt các bạn đã làm để giúp đỡ bạn hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn. Trò chơi “Bạn cần,

Quan sát tranh của HĐ1 hỏi – đáp về tên các con vật và hoạt động của chúng được vẽ trong tranh.. Nhận xét – tuyên dương GV viết tên bài

B.. Nói: Số lợn hồng ít hơn số lợn vàng.. Các hoạt động dạy học.. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh.. GV tổng kết, khen thưởng HS có nhiều sao.. Bạn nào

- Gv cho HS liên hệ hoạt động của bản thân, nhận xét đã thực hiện được những việc nào giúp bảo vệ và chăm sóc mắt.. Việc nào đã làm tốt, việc nào làm chưa tốt, việc