• Không có kết quả nào được tìm thấy

HĐNGCK 4 - Tuần 33 - GDQVBPTE. Chủ đề 5

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HĐNGCK 4 - Tuần 33 - GDQVBPTE. Chủ đề 5"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2022

Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em: Chủ đề 5: Ý kiến của em.

(2)

HOẠT ĐỘNG 1. Đọc truyện: Ngôi nhà thân thiện

Mẹ bảo: “Sáng mai mẹ sẽ cho con đi ăn cỗ ở xã bên, nhưng con phải nhớ nghe lời mẹ. Ý tứ đừng nghịch ngợm. Con gái lớn rồi đấy!”...

Ăn cỗ xong, tôi ra cổng chơi với trẻ con. Có hai đứa trạc tuổi tôi là con cô nhà có cỗ. Hà là chị, Minh là em. Hà bảo:

- Làng tớ có ngôi nhà ma đấy.

- Thật thế à?

– Ngôi nhà ma ở tít cuối làng. Người mẹ suốt ngày bịt kín mặt, kín chân tay. Còn đứa con trai, đẹp trai ra phết nhưng chúng tớ cũng chả dám đến chơi.

- Dẫn tớ đi xem được không?

Hà có vẻ lưỡng lự:

- Cũng được, ban ngày chả sao, tối mới sợ, đi!

Ngôi nhà ma ở tít cuối làng, đóng kín cửa. Tôi đến sát hàng rào bằng trúc thưa. Trong hàng rào là sân lát gạch có mấy cây hoa hồng đang đâm bông. Tôi cảm thấy thất vọng, ngôi nhà ma lại thế này ư?

- Ối trời ơi, chạy đi! – Tiếng Hà kêu thất thanh. Tôi chạy, suýt đâm vào người đàn bà bịt mặt, chân tay quấn xà cạp, vác chiếc cuốc. Tôi chạy đến chỗ chị em Hà đang run rẩy. Tôi bảo:

- Có gì mà cậu hét ghê thế?

- Đấy cậu không thấy à? Cái bà bịt mặt ở nhà ma đấy.

(3)

- Tớ chẳng thấy gì khác mọi người, đi làm đồng tớ thấy nhiều người bịt mặt.

- Í, cậu ở làng khác không biết chứ. Ở đây chúng tớ bị cấm tiệt không dám đến gần nhà này đâu. Người lớn bảo bà ấy bị ma hủi ăn hết tay, hết chân. Đến là bị lây đấy.

- Nhưng mẹ tớ bảo hủi không phải là ma đâu, chỉ là bệnh chữa được, chẳng sợ.

- Thế đố cậu đến gần đấy.

- Tớ chẳng sợ.

Tôi bước xăm xăm đến ngôi nhà mà cánh cổng đã được mở, Tôi bước hẳn vào sân. Thấy tôi, người đàn bà bịt mặt đã bỏ khăn bước ra ngoài sân. Tôi kêu lên:

- Ơ, mẹ bạn Huy?! – Rồi gọi to - Huy ơi, Huy ơi!

Huy từ trong nhà chạy ra nắm chặt lấy tay tôi mừng rỡ: “Sao bạn biết nhà tớ ở đây mà đến thăm thế này?”

- Mẹ ơi, đây là bạn Quyên ngồi cùng bàn với con.

Mẹ bạn Huy nhìn tôi một hồi lâu rồi quỳ xuống chân tôi, nước mắt giàn giụa:

- Cháu ơi, cô xin cháu, cô lạy cháu, cháu đừng nói với các bạn lớp cháu là nhà Huy có ma, là mẹ nó bị ma hủi ăn nhé. Cháu mà nói, bạn bè sẽ xa lánh Huy, tội nghiệp Huy lắm. Cháu ơi thật đấy. Huy nó chẳng bị sao đâu, còn cô cũng khoẻ rồi. Các bác sĩ bảo cô khỏi thật mà. Đây cháu xem đi!

Cô cầm tay bạn Huy để trên lòng bàn tay cô. Tay bạn Huy trắng trẻo đẹp biết bao nhiêu, còn tay cô chỉ còn hai ngón cái. Lòng bàn tay cô những vết chai nổi to trắng phớ. Tôi cũng oà khóc:

- Cô ơi, cháu chẳng thể nói với ai đâu cô ạ. Bạn Huy học giỏi lắm. Chúng cháu mãi mãi là bạn thân của nhau.

(4)

Trong khi chúng tôi đang nói chuyện thì Hà và Minh đã chạy về báo cho mọi người. Một lúc sau, một đám người chạy đến. Mẹ chạy đầu tiên. Mẹ thở dốc rồi lao đến ôm chặt tôi vào lòng. Tôi vùng khỏi tay mẹ.

- Đây là bạn Huy học cùng với lớp con. Bạn ấy là học sinh giỏi toán của trường con. Ngày nào mẹ bạn ấy cũng đưa bạn ấy đi học lại đón về. Bây giờ con mới biết nhà bạn í ở đây.

Lúc tôi nói, mẹ bạn Huy cứ ôm mặt khóc. Khi hiểu câu chuyện, mẹ tôi lại ôm mẹ bạn Huy:

“Chị đừng khóc nữa, để tôi nói lại cho mọi người hiểu. Tôi là bác sĩ nên mọi người sẽ tin”.

- Thế hằng ngày mẹ con chị phải đi bộ 14 cây số để đến làng tôi học ư? Và bàn tay chị thế này, chị lao động thế nào để nuôi được cháu?

- Vâng, ở đây không ai cho con tôi học cả. Còn hằng ngày tôi đi đóng gạch. Hết việc đóng gạch thì tôi đi làm thuê. Ai thuê gì tôi cũng làm. Miễn sao nuôi được con ăn học.

- Tôi quay lại nhìn thấy mọi người và mẹ bạn Hà đều đang khóc. Rồi lần lượt họ đến bên mẹ bạn Huy ôm lấy vai an ủi.

Chúng tôi ở lại chơi nhà bạn Huy đến tận chiều. Và từ chiều hôm ấy, ngôi nhà ma không còn nữa...

Theo Y Ban

(5)

+ Em cảm thấy thế nào khi được tự do bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm của mình?

+ Em cảm thấy thế nào khi không được bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của mình?

HOẠT ĐỘNG 2: Đọc - hiểu.

(6)

CHỦ ĐỀ 5: Ý KIẾN CỦA EM

Các em cần biết:

- Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến của mình và ý kiến ấy cần được mọi người tôn trọng.

- Ý kiến được mọi người tôn trọng là ý kiến trung thực, phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

- Trẻ em cần biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của

mọi người.

(7)

HOẠT ĐỘNG 2: Đọc - hiểu.

1. Tại sao bạn Quyên vùng khỏi tay mẹ để bày tỏ ý kiến của mình? Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước những ý mà em cho là đúng:

A. Quyên không muốn xa lánh gia đình Huy.

B. Quyên rất buồn khi mọi người suy nghĩ không đúng về mẹ bạn Huy.

C. Quyên có nhận thức, hiểu biết về bệnh tật lây truyền nhiễm.

D. Quyên giận mẹ của mình.

2. Khi nghe ban Quyên nói, mẹ Quyên đã ôm mẹ bạn Huy. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước những ý mà em cho là đúng:

A. An ủi, động viên.

B. Tình cảm thân thiện.

C. Hiểu biết về khoa học y tế.

D. Không muốn mọi người xung quanh đau buồn.

(8)

Chia sẻ cùng bạn:

Dù việc bày tỏ ý kiến của bản thân là quyền của mỗi người

không kể người lớn hay trẻ em nhưng mỗi ý kiến không có sự

hiểu biết và được suy nghĩ đúng đắn thì không chỉ ảnh hưởng

đến bản thân mình mà còn ảnh hưởng đến người khác. Chỉ Vì

thiếu hiểu biết về y tế nên nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau

khiến mẹ con Huy phải chịu những đau khổ về cả thể xác và

tinh thần. Cho nên mỗi ý kiến muốn được tôn trọng, có được

tính thuyết phục, trước khi đưa ra cần phải trung thực, chín

chắn trong suy nghĩ, được trình bày hợp lí, đúng hoàn cảnh

cho phép.

(9)

HOẠT ĐỘNG 3: BT2. Em hãy quan sát và cho biết nội dung bức ảnh. Đánh dấu X vào ô trống em cho là thích hợp:

Bổn phận của trẻ em là giúp đỡ người già yếu.

Hãy giúp người có hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.

Đi đúng làn đường dành cho người đi bộ.

Bà đưa em đến trường.

x

x

(10)

Dàn hàng ngang đi trên

đường là vi phạm luật an toàn giao thông.

Được phép đùa nghịch khi đi xe đạp trên đường.

Giữ an toàn giao thông ở mọi nơi, mọi lúc.

Em đang học luật an toàn giao thông.

2. Em hãy quan sát và cho biết nội dung bức ảnh. Đánh dấu X vào ô trống em cho là thích hợp:

x

x

(11)

Giờ học công nghệ thông tin.

Em có quyền đọc, tìm hiểu thông tin qua sách, báo, vô tuyến, máy tính theo lứa tuổi phù hợp với mình.

Em có quyền biết các thông tin chưa qua sự kiểm duyệt của các cấp, các ngành.

Em tìm hiểu, học hỏi kiến thức qua mạng internet.

2. Em hãy quan sát và cho biết nội dung bức ảnh. Đánh dấu X vào ô trống em cho là thích hợp:

x

x

(12)

Em đang phải lao động quá sức với lứa tuổi của mình.

Lao động quá sức là không đúng với quyền và bổn phận của trẻ em.

Lạm dụng sức lao động của trẻ em là bình thường.

Chặt phá cây rừng không phạm luật.

2. Em hãy quan sát và cho biết nội dung bức ảnh. Đánh dấu X vào ô trống em cho là thích hợp:

x

x

(13)

Hăng hái phát biểu xây dựng bài trong giờ học là việc làm tốt.

Phát biểu ý kiến trong giờ học thể hiện tính chủ động của học sinh tiếp thu kiến thức.

Em có nguyện vọng được bày tỏ ý kiến của mình.

Không khí lớp học rất trầm lặng.

2. Em hãy quan sát và cho biết nội dung bức ảnh. Đánh dấu X vào ô trống em cho là thích hợp:

x x

x

(14)

Em dự thi tìm hiểu quyền trẻ em.

Tổ chức các cuộc thi để tìm ra người có tài năng nhất.

Mọi trẻ em đều có quyền đến trường học tập.

Mọi ý kiến của trẻ em không được người lớn tôn trọng.

2. Em hãy quan sát và cho biết nội dung bức ảnh. Đánh dấu X vào ô trống em cho là thích hợp:

x

x

x

(15)

HOẠT ĐỘNG 4: Bài tập 3. Em hãy cho biết những câu sau là đúng hay sai bằng cách đánh dấu X vào ô trống:

a. Trẻ em có quyền được bảo vệ an toàn về sức khoẻ, thân thể.

Đúng Sai

b. Trẻ em có quyền được gia đình, nhà trường, xã hội bảo đảm về uy tín, danh dự.

Đúng Sai c. Trẻ em được tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

Đúng Sai

d. Trẻ em có quyền tìm hiểu nắm giữ thông tin phù hợp với nhu cầu của mình.

Đúng Sai

e. Trẻ em là những công dân có tiềm năng, có quan điểm riêng có suy nghĩ sáng tạo.

Đúng Sai g. Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến của mình.

Đúng Sai h. Ý kiến của trẻ em được mọi người tôn trọng.

Đúng Sai

x x x x x x

x

(16)

Chủ đề 5: Chia sẻ cùng bạn.

- Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc điểm và giá trị

riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và Văn hóa dân tộc, được thừa nhận các quan hệ gia đình. - Trẻ em có

quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa phong tục, tập quán tốt đẹp của

dân tộc mình.

(Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc.)

(17)

HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập

Em hãy nêu ý kiến của mình trước những công việc của mẹ

bạn Huy đang làm trong truyện Ngôi nhà thân thiện?

(18)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Quyền lao động : Mọi công dân có quyền làm việc, có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm,… có ích cho xã hội, đem lại thu nhập

Cách b,c,d: - Mở bài gián tiếp ( vì đã không kể ngay vào sự việc đầu tiên của truyện mà nêu ý nghĩa hay nói những chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể. Với hai

- Cuộc đời như một con đê dài hun hút và mỗi người đều phải đi trên con đê của riêng mình. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đi qua những “bóng nắng, bóng râm” đó để

- Em cũng có thể kể những điều em biết, em chứng kiến về người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt , không cần kể thành câu chuyện. có khởi đầu,

Em sẽ thưa với cô giáo rằng việc này em không biết làm hoặc làm chưa được tốt. Và đề nghị với cô giáo cho thêm một vài bạn nữa hỗ trợ hoặc phân công người khác phù hợp

a) Tranh vẽ cảnh trong một giờ học, khi cô giáo yêu cầu học sinh phát biểu thì các bạn học sinh trong lớp đều hăng hái giơ tay xin phát biểu ý kiến. b) Việc làm của các

- Moãi treû em ñeàu coù quyeàn mong muoán, coù yù kieán rieâng veà nhöõng vieäc coù lieân quan ñeán treû em.. * Em caàn laøm gì ñeå moïi ngöôøi hieåu ñöôïc

Em cần mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ những ý kiến, mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ..