• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15/01/2022 Tiết: 40 BÀI 26: OXIT

I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trình bày được:

- Định nghĩa oxit

- Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của KL có nhiều hóa trị, oxit của PK có nhiều hóa trị.

- Cách lập CTHH của oxit.

- Khái niệm oxit axit, oxit bazo.

2. Năng lực

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực tính toán hóa học.

3. Phẩm chất :

- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó.

- HS có ý thức trong học tập.

II.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Bảng phụ, phiếu học tập

- Bộ bìa có ghi các CTHH để học sinh phân loại oxit.

2. Học sinh:

- Nghiên cứu trước nội dung bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức ( 1’ )

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 17/01/2022

8B 17/01/2022

2.

Kiểm tra bài cũ ( 3' )

?1 Nêu định nghĩa sự oxi hóa. Cho ví dụ minh họa?

?2 Nêu định nghĩa phản ứng hóa hợp lấy ví dụ minh họa? Làm bài tập số 2 SGK.

(2)

Bài tập 2/87.

S + Mg to MgS S + Fe to FeS S + Zn to ZnS 3S + 2Al to Al2S3

3. Tiến trình bài dạy

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG(2’)

- Mục tiêu: HS biết được nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho HS tìm hiểu bài mới.

- Nội dung: GV đặt câu hỏi, giới thiệu nội dung bài học.

- Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.

- Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Đặt câu hỏi: Oxit là gì? Có mấy loại oxit? Công thức hóa học của oxit gồm những nguyên tố nào? Cách gọi tên oxit như thế nào? Để trả lời các câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1: Tìm hiểu định nghĩa oxit(6’) - Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa về oxit.

- Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm, nghiên cứu sgk tài liệu, trả lời các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV.

- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

- Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Đưa ra một số oxit: MgO, Na2O, CO2, P2O5

? Em hãy nhận xét về thành phần nguyên tố của oxit?

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận nhóm, hoàn thành ra phiếu học tập.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác lắng nghe.

GV nhận xét, chuyển ý:

? Hãy nêu định nghĩa của oxit?

GV: Phát phiếu học tập

I. Định nghĩa

- Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Ví dụ: CaO, Fe2O3, SO3

(3)

Trong các hợp chất sau hợp chất nào thuộc loại oxit

K2O, CuSO4, Mg(OH)2, H2S, SO3, Fe2O3, CO2, NaCl, CaO.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động theo nhóm

*Báo cáo kết quả:

Hs: Các nhóm báo cáo kết quả Các nhóm khác bổ sung nếu có

*Kết luận, nhận định:

GV: Kết luận, sau đó chốt kiến thức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức của oxit(8’)

- Mục tiêu: HS trình bày được công thức chung của oxit, cách lập công thức hoá học của oxit.

- Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm, nghiên cứu sgk tài liệu, trả lời các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV liên quan về công thức oxit.

- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

- Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

? Em hãy nhắc lại quy tắc về hóa trị đối với hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học.

? Nêu VD công thức oxit?

? Nhận xét về các thành phần trong công thức của oxit?

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận trình bày kết quả.

*Báo cáo kết quả:

Hs: Các nhóm báo cáo kết quả Các nhóm khác bổ sung nếu có HS. Trong công thức hoá học, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia.

HS. CuO, Fe2O3, CO2, SO2...

*Kết luận, nhận định:

GV: Kết luận, sau đó chốt kiến thức.

II. Công thức

Công thức của oxit: MxOy

Trong đó: M là kim loại hay phi kim (có hóa trị n)

Theo đúng qui tắc về hóa trị:

II . y = n . x

(4)

Hoạt động 3: Tìm hiểu các phân loại oxit(6’)

- Mục tiêu: HS biết được khái niệm oxit axit, oxit bazo; phân loại oxit dựa vào CTHH cụ thể.

- Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm, nghiên cứu sgk tài liệu, trả lời các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV liên quan về phân loại oxit.

- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

- Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV. Dựa vào thành phần, chia oxit ra làm 2 loại:

oxit axit và oxit bazơ.

? Cho biết kí hiệu 1 số nguyên tố phi kim thường gặp, lập công thức oxit của các phi kim đó?

GV. Mỗi oxit đó tương ứng với một axit.

* Ví dụ:

+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4. + CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3. + SO3 tương ứng với axit sunfuric H2SO4.

? Những oxit trên gọi là oxit axit vậy oxit axit là gì?

GV. Tương tự như vậy em hãy lấy ví dụ về 3 oxit trong đó nguyên tố M là kim loại.

? Vậy oxit bazơ là gì ?

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận trình bày kết quả.

*Báo cáo kết quả:

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Sản phẩm dự kiến:

HS. 1 số phi kim thường gặp P, S, C, H...

- Công thức oxit của các phi kim đó:

P2O5, SO3, CO2, H2O...

*HS. K2O, Fe2O3 , CuO

Đó là các oxit bazơ tương ứng với các bazơ : K2O tương ứng với bazơ : KOH

Fe2O3 tương ứng với bazơ: Fe(OH)3

CuO tương ứng với bazơ: Cu(OH)2

*Kết luận, nhận định:

III. Phân loại

a. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tư- ơng ứng với một axit.

VD: CO2, SO3

b. Oxit bazơ: là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

VD: Cao, CuO, Al2O3

(5)

- Các nhóm HS nhận xét.

- GV nhận xét.

GV. Lưu ý học sinh: một số kim loại có hoá trị cao tạo ra oxit axit.

VD: Mn2O7

- GV chốt kiến thức.

Hoạt động 4: Tìm hiểu cách gọi tên oxit(10’)

- Mục tiêu: HS biết được cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hoá trị, oxit của phi kim có nhiều hoá trị.

- Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm, nghiên cứu sgk tài liệu, trả lời các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV liên quan về gọi tên oxit.

- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

- Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV. Thông báo cách gọi tên – ghi công thức oxit.

GV. Nêu cách đọc đối với KLoại có nhiều hoá trị.

GV. Nêu VD - HS đọc:

- FeO, Fe2O3

- CuO2: Đồng (I) oxit.

- CuO: Đồng (II) oxit - MnO2: Mangan (IV) oxit.

- Mn2O7 : Mangan (VII) oxit

GV. Nêu cách đọc đối với phi kim có nhiều hoá trị.

- Lưu ý: Trường hợp số nguyên tử oxi là 1 (oxit:

NO, CO)

+ Dùng các tiền tố (tiếp đầu ngữ) để chỉ số nguyên tử:

1. Mono 3. Tri 5. Penta 2. Đi 4. Tetra

GV. Nêu VD HS đọc.

Bài tập: Trong các oxit sau oxit nào là oxit axit, oxit bazơ?

Na2O, CuO, Ag2O, CO2, N2O5, SiO2

Gọi tên các oxit đó

IV. Cách gọi tên.

* Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit

Ví dụ: K2O: Kali oxit.

NO: Nitơ oxit.

+ Nếu KLoại có nhiều hoá trị:

* Tên oxit bazơ: Tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit.

VD: FeO: Sắt (II) oxit.

Fe2O3: Sắt (III) oxit.

CuO: Đồng (II) oxit.

+ Nếu phi kim có nhiều hoá trị:

* Tên oxit axit: Tên phi kim + oxit.

(Tên phi kim: - có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim).

(Tên oxit: - Có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi).

VD: + P2O5: Điphotpho pentaoxit + CO2: Cacbon đioxit

+ N2O3: Đinitơ trioxit + SO2: Lưu huỳnh đioxit + SO3: Lưu huỳnh trioxit + P2O3: Điphotpho trioxit

(6)

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận trình bày kết quả, làm bài tập vào vở.

*Báo cáo kết quả:

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

*Kết luận, nhận định:

- HS nhận xét, GV nhận xét, chốt kiến thức.

+ CO: Cacbon monooxit

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP(4’) - Mục tiêu: Học sinh luyện tập củng cố nội dung bài học.

- Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học để làm các bài tập GV đưa ra thông qua trò chơi.

- Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập - Tổ chức thực hiện:

GV. Tổ chức cho HS chơi trò chơi: - nội dung- dán các tấm bìa có ghi các CTHH vào bảng phụ (phần tên gọi) sao cho phù hợp.

(Màu bìa các nhóm khác nhau).

* Bộ bìa có các công thức: BaO, CO2, Ag2O, SiO2, Fe2O3, SO3, SO2, CuO, Na2O, K2O, P2O5, PbO, H2SO4, Fe(OH)2, CuSO4, NaCl...

* Bảng phụ nội dung sau:

Oxit axit Oxit bazơ

Cacbonđi oxit Bari oxit

Lưu huỳnh trioxit Bạc oxit

Lưu huỳnh đioxit Sắt (III) oxit

Silic đioxit Đồng (II) oxit

Điphôtpho pentaoxit Natri oxit

Kali oxit Chì (II) oxit Lần lượt HS các nhóm lên điền (dán) trên bảng phụ.

HS nhóm khác nhận xét kết quả.

GV. Nhận xét cho điểm thi đua.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG(3’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học, khái quát toàn bộ nội dung bài học.

- Nội dung: GV yêu cầu HS làm bài tập 5/sgk và khái quát nội dung bài học.

- Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập, vẽ được sơ đồ tư duy bài học.

- Tổ chức thực hiện:

* GV yêu cầu HS làm bài tập 5/sgk và vẽ sơ đồ tư duy bài học.

Hướng dẫn bài tập 5/sgk: Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định chỉ số 4. Hướng dẫn về nhà.(1’)

(7)

- Học thuộc định nghĩa, xây dựng công thức oxit

- Chú ý: phân loại, cách gọi tên oxit (tự lấy ví dụ về các công thức, gọi tên) - Làm bài tập: 1, 2, 3 (SGK-tr91); 26.1, 26.3, 26.4, 26.7, 26.8 (SBT)

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: 15/01/2022 Tiết: 41

(8)

Bài 27: ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày phương pháp điều chế, cách thu khí O2 trong PTN - Nêu khái niệm phản ứng phân huỷ và dẫn ra được VD minh hoạ.

2. Năng lực

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực tính toán hóa học.

- Năng lực thực hành hóa học 3. Phẩm chất :

- Biết được trong thực tế có nhiều phản ứng phân hủy có lợi cho sự phát triển, tồn tại của sinh vật, từ đó có lòng yêu thích môn học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Hoá chất : KMnO4, MnO2 ., KClO3.

- Dụng cụ: Đèn cồn, giá sắt, ống nghiệm, ống dẫn khí , diêm, chậu thủy tinh, lọ thủy tinh có nút nhám, bông.

2. Học sinh:

- Nghiên cứu trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức(1’):

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 22/01/2022

8B 22/01/2022

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

?1. Nêu định nghĩa oxit, phân loại oxit, lấy ví dụ minh họa?

?2. Làm bài tập số 4/SGK 3. Tiến trình bài dạy

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG(2’)

- Mục tiêu: HS trình bày được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

- Nội dung: Giáo viên giới thiệu nội dung bài học.

- Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.

(9)

- Tổ chức thực hiện:

*GV: Như các em đã biết khí oxi là sản phẩm của qúa trình quang hợp của cây xanh. Vậy trong hóa học thì khí oxi được điều chế như thế nào? Thế nào là phản ứng phân hủy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 2.1. Tìm hiểu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (15p) - Mục tiêu: Nêu được nguyên liệu, phương pháp điều chế oxi trong PTN, viết được các PTH minh họa.

- Nội dung: HS nghiên cứu tài liệu sgk, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

- Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ:

? Những chất như thế nào được dùng làm nguyên liệu để điều chế oxi trong PTN?

+ Những hợp chất có chứa oxi.

? Trong các chất : KMnO4 , KClO3 CaCO3 , Al2O3, Fe3O4 ...chỉ có KMnO4 , KClO3 là dễ bị nhiệt phân huỷ , vậy nên chọn chất nào để làm nguyên liệu để điều chế oxi trong PTN?

+ Nên chọn KMnO4 , KClO3 vì dễ bị nhiệt phân huỷ.

GV Kết luận – Giới thiệu cách điều chế oxi trong PTN.

- Giới thiệu cách lắp dụng cụ điêu chế oxi + Giao dụng cụ , hoá chất cho các nhóm. Y/c các nhóm làm TN điều chế oxi từ KMnO4

? Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí , ta phải để ống nghiệm hoặc lọ thu khí như thế nào? vì sao?

+ Để ngửa bình.Vì oxi nặng hơn không khí.

? Ta có thể thu oxi bằng cách đẩy nước không? Vì sao?

- GV làm TN điều chế oxi từ KClO3

- Gọi 2 hs lên thu khí oxi bằng cách đẩy nước và

I - Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

- Trong PTN, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4

, KClO3.

- Phương trình phản ứng:

t0

2KMnO4 K2MnO4+ MnO2

+ O2 t0

2KClO3 2KCl + 3O2

(10)

đẩy không khí.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi của GV.

- HS: Chú ý nghe, nhận dcụ , hoá chất tiến hành điều chế oxi từ KMnO4.

*Báo cáo kết quả:

- HS báo cáo, trả lời các câu hỏi.

- Thực hiện thu khí oxi bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.

- Viết sơ đồ phản ứng điều chế oxi và cân bằng.

*Kết luận, nhận định:

- Các nhóm HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Gv: Giới thiệu PII là phần đọc thêm.

II- Sản xuất khí oxi trong công nghiệp. ( đọc thêm)

HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu phản ứng phân hủy (12p) - Mục tiêu: Nêu được thế nào là phản ứng phân hủy

- Nội dung: HS nghiên cứu tài liệu sgk, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV về phản ứng phân hủy.

- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

- Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Y/c hs nghiên cứu và trả lời câu hỏi phần 1,

+ Số chất phản ứng đều là 1 và số chất sản phẩm lần lượt là 2,3,2

- Giới thiệu: những loại PƯHH trên thuộc loại PƯ phân huỷ.

? Vậy phản ứng phân huỷ là gì?

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng sau:

Số chất phản ứng

Số chất sản phẩm

Phản ứng hoá hợp

Phản ứng phân huỷ

- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng.- Treo bảng nhóm.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.

*Kết luận, nhận định:

III- Phản ứng phân huỷ

- Định nghĩa: phản ứng phân huỷ là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới.

(11)

- Các nhóm nhận xét, GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng

Số chất phản ứng

Số chất sản phẩm

Phản ứng hoá

hợp 2(hoặc nhiều) 1

Phản ứng phân

huỷ 1 2 ( hoặc nhiều)

- Y/c hs làm bài tập : Bài tập 1:

Cân bằng các phản ứng sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng phân huỷ , phản ứng nào là phản ứng hoá hợp:

1) FeCl2 + Cl2  FeCl3 2) CuO + H2  Cu + H2O 3) KNO3  KNO2 + O2

t0

4) Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O t0

5) CH4 + O2  CO2 + H2O

- Gọi 1 hs lên bảng làm BT, hs khác nx, sửa chữa.

- NX, đưa ra đáp án đúng.

Bài tập 1 :

1)2FeCl2 + Cl2 2 FeCl3

t0

2)CuO + H2  Cu + H2O t0

3)2KNO3 2KNO2 + O2

4)2Fe(OH)3Fe2O3+3H2O t0

5)CH4+2O2CO2+2H2O + phản ứng phân huỷ :3,4 + phản ứng hoá hợp: 1

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP(5’) - Mục tiêu: Học sinh luyện tập củng cố nội dung bài học.

- Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học để làm các bài tập GV đưa ra thông qua trò chơi.

- Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập.

- Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đưa ra câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu HS trả lời:

Câu 1: Các chất dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:

A. KClO3 B. KMnO4 C. CaCO3 D. Cả A và B Câu 2: Tổng hệ số của các chất tham gia và sản phẩm của phản ứng là:

2KClO3 to 2KCl + 3O2

A. 2 và 5 B. 5 và 2 C. 2 và 2 D. 2 và 3

Câu 3: Nhiệt phân KClO3 thấy có khí bay lên. Tính thể tích của khí sinh ra ở đktc:

A. 4,8 l B. 3,36 l C. 2,24 l D. 3,2 l Câu 4: Phản ứng phân hủy là:

(12)

A. Ba + 2HCl BaCl2 + H2 B. Cu + H2S CuS + H2

C. MgCO3 MgO + CO2 D. CaO + H2O Ca(OH)2

Câu 5: Cho phản ứng : 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

Tổng hệ số sản phẩm là:

A. 3 B. 2 C.1 D. 5

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG(5’) - Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập thực tế.

- Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học, thảo luận trả lời câu hỏi thực tế của GV về điều chế oxi. GV hướng dẫn HS làm bài tập.

- Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập.

- Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS nêu sự khác nhau về nguyên liệu, sản lượng, giá thành giữa việc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Hướng dẫn làm bài tập 4, 5, 6 sgk, lưu ý các công thức sử dụng tính toán trong bài.

4. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học bài, làm bài tập 1,4,5,6

- Xem trước bài 30: Bài thực hành 4.

V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Nội dung hoạt động: Nghiên cứu tài liệu quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên. c) Sản

b) Nội dung hoạt động: Nghiên cứu tài liệu quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên. c) Sản

c) Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.. Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”.. nêu phương tiện dùng để tiến hành hoạt động nói đến trong

Nội dung: Cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác với các câu hỏi tìm tòi của GV, HS nêu được ý nghĩa của CTHHb. Sản phẩm: HS trả lời được các câu

Nội dung: Trực quan, cả lớp quan sát sơ đồ diễn biến phản ứng hóa học, làm việc với tài liệu, Sgk trả lời các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV.. Sản phẩm: Câu trả lời

a.Mục tiêu: HS ôn lại các kiến thức về phản ứng, phương trình hoá học b.Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với sgk, tài liệu, trả lời các câu hỏi định hướng của

b.Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với sgk, tài liệu, hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi vấn đáp của gv và làm một số bài tập ví dụ về khối lượng molA. Sản phẩm:

Nội dung: Dựa vào kiến thức đã học, HS thảo luận trả lời các câu hỏi có liên quan đến tính chất của oxi.. Sản phẩm: Câu trả lời