• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 08/01/2022 Tiết: 38 CHỦ ĐỀ OXI

BÀI 24. TÍNH CHẤT CỦA OXI (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trình bày được:

- Tính chất hoá học của oxi : oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu...), nhiều phi kim (S, P...) và hợp chất (CH4...). Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.

2. Năng lực

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực tính toán hóa học.

3. Phẩm chất :

- Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác.

- Giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường, lòng say mê khám phá khoa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- D.cụ: muôi sắt, đèn cồn, diêm, 1 lọ chứa oxi.

- Hoá chất: lò xo, cát, than hoa, oxi được điều chế sẵn trong 1 lọ.

2. Học sinh:

- Lò xo hoặc dây phanh, than hoa III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’)

Lớp Sĩ số Ngày dạy

8A 10/01/2022

8B 10/01/2022

2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến trình bài dạy

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Khởi động (3’) a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.

(2)

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về chủ đề.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu chủ đề mới, d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

GV: Ở tiết trước chúng ta đã biết oxi tác dụng được với phi kim. Vậy ngoài phi kim chúng ta còn biết oxi có những tính chất hóa học nào khác không? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các tính chất hóa học còn lại đó.

Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức a. Mục tiêu:

HS trình bày được:

- Tính chất hoá học của oxi.

b. Nội dung: Làm thí nghiệm, quan sát video, làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu tìm hiểu tính chất hóa học của oxi.

c. Sản phẩm: Tìm ra tính chất hoá học của oxi.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 2.1. Oxi tác dụng với kim loại

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lấy một đoạn dây sắt đưa vào lọ đựng khí oxi cho HS quan sát và nhận xét hiện tượng.

- GV dùng giấy quấn quanh dây sắt, đốt dây sắt cho nóng đỏ và đưa vào lọ đựng oxi thì hiện tượng gì xảy ra?

*Thực hiên nhiệm vụ:

- HS quan sát thí nghiệm, nghiên cứu sgk thảo luận.

*Báo cáo kết quả học tập

- Đại diện nhóm báo cáo về hiện tượng quan sát được.

- GV giải thích: Các hạt tia lửa được tạo thành từ phản ứng trên có màu nâu là sắt (II, III) oxit, có CTHH là Fe3O4?

- HS viết PTHH của phản ứng trên:

Dự kiến sản phẩm:

PTHH:

3Fe + 2O2 to  Fe3O4

(oxit sắt từ)

II. Tính chất hóa học:

2. Tác dụng với kim loại.

PTHH: to

3Fe + 2O2  Fe3O4

(oxit sắt từ)

(3)

*Kết luận, nhận định:

GV: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- GV nhận xét chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2: Oxi tác dụng với hợp chất

*Chuyển giao nhiệm vụ:

Ngoài tác dụng với đơn chất, oxi còn tác dụng với hợp chất ví dụ như khí metan.

- GV cho HS thảo luận về các hiện tượng có trong cuộc sống liên quan đến tính chất của oxi.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

*Kết luận, nhận định:

- Các nhóm HS nhận xét.

- GV nhận xét.

GV

thông báo: Ngoài metan, Oxi còn tác dụng với nhiều hợp chất hợp chất như: xenlulôzơ, mêtan, butan, rượu etylic (cồn)…Các phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt.

Với phản ứng của oxi với khí metan, nếu tỷ lệ: 1Vo2 : 2 VCH4  hỗn hợp nổ.

GV liên hệ thực tế cho HS thấy hậu quả của các vụ nổ khí metan ở trong các hầm lò để từ đó có biện pháp phòng chống gây ra vụ nổ khí metan.

GD đạo đức: Khi oxi phản ứng với các chất khác gây ra một số chất gây hại cho môi trường, gây độc cho cơ thể người như CO, SO2... Em hãy đề xuất biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?

3. Tác dụng với hợp chất.

PTHH: to

CH4 + 2O2CO2 + 2H2O (k) (k) (k) (h)

Kết luận: Oxi là một phi kim rất hoạt động, đặc biệt nhiệt độ cao, dễ dàng phản ứng với nhiều phi kim (trừ Flo, Clo...), nhiều kim loại (trừ Au, Pt) và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học,

nguyên tố oxi có hóa trị II.

(4)

GV: Kết luận về tính chất hóa học của oxi.

Hoạt động 3: Luyện tập(3’) a. Mục tiêu: Luyện tập làm các bài tập về tính chất của oxi.

b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Hoàn thành bài tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1: Đốt cháy 3,1 g photpho trong bình chứa khí oxi tạo ra điphopho pentaoxit. Tính khối lượng oxi thu được:

A. 1,3945 g B. 14,2 g C. 1,42 g D. 7,1 g

Câu 2: Cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột hòa tan được trong nước là hiện tượng của phản ứng:

A. 4P + 5O2 → 2P2O5 C. P + O2 → P2O5

B. S + O2 → SO2 D. 2Zn + O2 → 2ZnO

Câu 3: Cho 0,56 g Fe tác dụng với 16 g Oxi tạo ra oxit sắt từ. Tính khối lượng oxit sắt từ và cho biết chất còn dư sau phản ứng:

A. Oxi dư và m = 0,67 g B. Fe dư và m = 0,774 g C. Oxi dư và m = 0,773g D. Fe dư và m = 0,67 g

Câu 4: Tính thể tích khí oxi phản ứng khi đốt cháy 3,6 g C:

A. 0,672 l B. 67,2 l C. 6,72 l D. 0,0672 l

Hoạt động 4. Vận dụng(5’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

b. Nội dung: Dựa vào kiến thức đã học, HS thảo luận trả lời các câu hỏi có liên quan đến tính chất của oxi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

(5)

Câu 1: Trong thí nghiệm sắt tác dụng với oxi, tại sao lại uốn dây sắt hình lò xo, gắn mẩu than nhỏ vào đầu dây sắt và có lớp cát (hoặc nước) mỏng trong đáy lọ?

Có thể thay kim loại sắt bằng những kim loại nào khác?

Câu 2: Vì sao phải quét sơn, bôi dầu mỡ lên các đồ dùng bằng kim loại.

- Học sinh đại diện nhóm báo cáo kết quả và thảo luận đóng góp cho các nhóm;

- GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV: Hướng dẫn HS cách thu khí Metan trong bùn ao.

4. Hướng dẫn về nhà (1’)

- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.

Ngày soạn: 08/01/2022 Tiết: 39

CHỦ ĐỀ OXI

(6)

BÀI 25: SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trình bày được:

- Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất khác.

- Khái niệm phản ứng hóa hợp.

- Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.

2. Năng lực

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực tính toán hóa học.

3. Phẩm chất :

- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Tranh vẽ ứng dụng của oxi.

- Bảng phụ, phiếu học tập

2. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức(1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

(7)

8A 15/01/2022

8B 15/01/2022

2. Kiểm tra bài cũ ( 3’)

?1. Nêu các tính chất hóa học của oxi? Viết các PTHH minh họa?

Đáp án: Tính chất hóa học của oxi 1, Tác dụng với Phi kim.

a, Với S: S + O2  SO2

b, Với P: 4P + 5O2 2P2O5

2, Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2  Fe3O4

3, Tác dụng với hợp chất: CH4 + 2O2CO2 + 2H2O 3. Tiến trình bài dạy

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Khởi động (2’) a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về chủ đề.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu chủ đề mới, d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

GV: Khí oxi có vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày, cho con người và sinh vật khác. Như vậy oxi có ứng dụng gì? sự oxi hóa là gì? Thế nào là phản ứng hóa hợp? Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Sự oxi hóa(10’)

- Mục tiêu: Học sinh biết được: Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất khác; xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế.

- Nội dung: HS dựa vào sgk, tài liệu trả lời các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của GV.

- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

- Tổ chức thực hiện:

(8)

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Yêu cầu học sinh nhận xét các PTPƯ mà HS đã làm ở phần KTBC (GV lưu ở góc bảng)

? Cho biết các phản ứng này có đặc điểm gì chung?

GV: Những phản ứng hóa học của các chất vừa kể trên với khí đó oxi được gọi là sự oxi hóa.

? Vậy có thể định nghĩa sự oxi hóa một chất là gì?

GV : Chất đó có thể là đơn chất hay hợp chất

? Các em hãy lấy ví dụ về sự oxi hoá xảy ra trong đời sống hàng ngày? Viết một số PTHH minh họa

*Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi của GV.

*Báo cáo kết quả:

- HS trả lời.

*Kết luận, nhận định:

- Các nhóm HS khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức.

I. Sự oxi hó a

- Định nghĩa: Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.

VD: 4Al + 3O2 to 2Al2O3

C + O2 to CO2

Hoạt động 2.2: Phản ứng hóa hợp(10’)

- Mục tiêu: Học sinh trình bày được: Khái niệm phản ứng hóa hợp; nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp.

(9)

- Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi định hướng của GV.

- Sản phẩm: Câu trả lơi của HS.

- Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: treo bảng phụ ghi các PTHH 1. CaO + H2O → Ca(OH)2

2. 2Na + Cl2 → 2NaCl

3. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

? Hãy nhận xét số chất tham gia phản ứng và số sản phẩm trong các phản ứng hóa học trên?

Sản phẩm dự kiến: Số chất tham gia p/

ư là 2 hoặc 3, sản phẩm tạo thành là 1.

GV: Các phản ứng trên được gọi là phản ứng hóa hợp vậy phản ứng hóa hợp là gì?

HS nêu định nghĩa

GV: Giới thiệu về phản ứng tỏa nhiệt.

+ Trong nhiều phản ứng: oxi với phi kim (S, P, C) với kim loại (Fe, Al, Mg) và với các hợp chất (Mê tan, dầu hoả...) có sự tỏa nhiệt.

? ở nhiệt độ thường các PƯ đó có xảy ra không?

*Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi của GV.

*Báo cáo kết quả:

II. Phản ứng hóa hợp.

1. Trả lời câu hỏi:

2. Định nghĩa:

- Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu.

VD: C + O2 → CO2

CaO + Ca(OH)2 → CaCO3

(10)

- HS trả lời.

*Kết luận, nhận định:

- Các nhóm HS khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức.

GV. Các phản ứng đó (ở nhiệt độ thường) hầu như không xảy ra. Nhưng chỉ cần nâng nhiệt độ để khơi mào PƯ lúc đầu, các chất sẽ cháy, đồng thời toả ra nhiều nhiệt phản ứng này gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

GV: Phát phiếu học tập:

Hoàn thành các PTHH sau:

a. Mg + ? t MgS b. ? + O2 t Al2O3

c. 2H2O ĐF H2 + O2

d. CaCO3 t CaO + CO2

e. ? + Cl2 t CuCl2

f. Fe2O3 + H2 Fe + H2O Trong các phản ứng trên phản ứng nào thuộc loại PƯ hóa hợp? Giải thích?

HS : Thảo luận theo nhóm -> trình bày GV: Đưa kết quả đúng các nhóm chấm chéo cho nhau.

G: Chỉ ra cho Hs thấy có 2 loại PƯ hóa hợp khác nhau

+ Phản ứng của oxi t/d kim loại, phi kim, hợp chất.

+ PƯ hóa hợp ko có mặt của oxi.

(11)

GV: Chốt lại nội dung

Hoạt động 3: Ứng dụng của oxi(10’)

- Mục tiêu: Học sinh nêu được: Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.

- Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi định hướng của GV.

- Sản phẩm: Câu trả lơi của HS.

- Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV. Đưa tranh vẽ ứng dụng của oxi.

? Dựa vào hình vẽ 4.4 (sgk/88) hãy kể ra những ứng dụng của oxi mà em biết trong cuộc sống?

GV: 2 ứng dụng quan trọng nhất của khí oxi là dùng cho sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu.

? Oxi có vai trò gì trong đời sống động vật và thực vật?

? Trong trường hợp nào người ta ứng dụng oxi để duy trì sự sống?

HS. Sự hô hấp dùng cho bệnh nhân khó thở, những thợ lặn, hầm mỏ, phi công bay lên cao, những chiến sĩ chữa cháy... đều phải thở bằng oxi trong các bình đựng đặc biệt.

? Dựa vào H4.4 hãy nêu ứng dụng của sự đốt nhiên liệu?

? Trong công nghiệp sản xuất gang, thép oxi có ứng dụng như thế nào?

? Dùng hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp để làm gì?

III. ứng dụng của oxi a. Sự hô hấp:

- Để oxi hoá chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật sinh ra khí Cacbonic và năng lượng duy trì sự sống.

b. Sự đốt nhiên liệu:

SGK/86

(12)

*Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi của GV.

*Báo cáo kết quả:

- HS trả lời.

*Kết luận, nhận định:

- Các nhóm HS khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức.

Hoạt động 3: Luyện tập(4’) a. Mục tiêu: Luyện tập làm các bài tập.

b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Hoàn thành bài tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1: Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp A. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2

B. CaO + H2O → Ca(OH)2

C. CaCO3 to CaO + CO2 D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 2: Những ứng dụng chính của khí Oxi.

A. Sự hô hấp

B. Sự đốt nhiên liệu

C. Dùng trong phản ứng hóa hợp D. Cả A và B

Câu 3: Cho phản ứng CaO + H2O Ca(OH)2. Tính số mol canxi hidroxit biết khối lượng của CaO là 5,6 g.

(13)

A. 0,01 mol B. 1 mol C. 0,1 mol D. 0,001 mol Câu 4: Đâu không phải phản ứng hóa hợp:

A. 2Cu + O2 to 2CuO B. Fe + O2 to FeO C.Mg + S to MgS

D. FeO + HCl → FeCl2 + H2O

Câu 5: Tại sao bệnh nhân lại cần ống thở khi hô hấp không ổn định:

A. Để cung cấp oxi.

B. Để tăng nhiệt độ cơ thể.

C. Để lưu thông máu D. Giảm đau.

Hoạt động 4. Vận dụng(4’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

b. Nội dung: Dựa vào kiến thức đã học, HS thảo luận trả lời các câu hỏi có liên quan đến tính chất của oxi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS làm bài tập 1/87

HS: Sự oxi hóa, 1 sản phẩm, chất ban đầu, hô hấp, đốt nhiên liệu.

1. Nhắc lại nội dung chính của bài

Bài tập 2: Lập PTHH biểu diễn các phản ứng hóa hợp của:

a. Lưu huỳnh với nhôm.

b. Oxi với magie.

c. Clo với kẽm

(14)

HS. Các nhóm trao đổi thảo luận làm BT ra bảng nhóm.

GV. Đưa kết quả các nhóm lên bảng nhận xét bổ sung kết quả đúng.

a. 2 Al + 3S to Al2S3

b. 2 Mg + O2 to 2MgO c. Zn + Cl2 to ZnCl2

4. Hướng dẫn về nhà (1’) - Về nhà học thuộc bài.

- Xem lại và tự liên hệ thêm: ứng dụng của oxi.

- Làm các bài tập: 2, 3, 4, 5 (SGK/87); 25.1, 25.4, 25.5, 25.7 (SBT/31) V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm

Nội dung: HS trả lời các câu hỏi mở rộng liên quan đến bài học, vận dụng để tìm hiểu các hình thức di chuyển của động vật ở địa phương.. Sản phẩm: Câu trả

Nội dung: Học sinh dựa vào Hình 2 và kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài

Nội dung:Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏic. Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm

Trong không gian, hai đường thẳng được gọi là song song nhau nếu chúng đồng phẳng và không có điểm chung.. Phép quay biến đường thẳng thành một đường thẳng

c, Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học.Em yêu cầu(đề nghị) bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng

Tuy nhiên, tỷ lệ đối tượng gái mại dâm có tế bào học bất thường trong nghiên cứu của chúng tôi thấp là một hạn chế cho việc phân tích đơn biến mối liên quan giữa các

Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.. Sản phẩm: Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho