• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 25. SỰ PHÂN BỐ CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN TRÊN TRÁI ĐÂT

Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm của các đới thiên nhiên trên Trái Đất.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất 3. Phẩm chất

- Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bản đồ các đới thiên nhiên trên Trái Đất.

- Video, tranh ảnh về các đới thiên nhiên trên Trái Đất.

- Hình 1. Xavan ở Tan-da-ni-a (Châu Phi).

- Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Mở đầu

a. Mục tiêu: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào Hình 2 và kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Chiếu Hình 2: Các đới thiên nhiên trên Trái Đất

? Kể tên các đới?

? Điều kiện khí hậu ở đới nóng, đới ôn hoà, đới lạnh khác nhau dẫn đến các đặc điểm đất, sinh vật,... cũng khác nhau, hình thành nên các đới thiên nhiên. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất khác nhau như thế nào?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới 2. Hình thành kiến thức mới

(2)

GV tổ chức cho HS làm việc nhóm – KT mảnh ghép tìm hiểu 3 nội dung về 3 đới khí hậu.

Vòng 1: nhóm chuyên gia Hoạt động 1: Đới nóng

a. Mục tiêu: HS biết được sự đa dạng về động thực vật ở đới nóng.

b. Nội dung: Đới nóng

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Nhiệm vụ nhóm 1: Tìm hiểu đới nóng

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào lược đồ hình 2 và thông tin SGK, HS nêu đặc điểm của đới nóng qua điền phiếu học tập sau:

Đới nóng Phạm vi

Khí hậu Thực vật Động vật

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

1. Đới nóng

Đới nóng

Phạm vi - Xung quanh 2 đường chí tuyến.

Khí hậu - Nhiệt độ cao, chế độ mưa khác nhau tùy khu vực

Thực vật - Phong phú, đa dạng: rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,...

Động vật - Phong phú, đa dạng

Hoạt động 2: Đới ôn hoà

a. Mục tiêu: HS biết được đặc điểm khí hậu và sinh vật đới ôn hoà b. Nội dung: Tìm hiểu Đới ôn hoà

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Nhiệm vụ nhóm 2: Tìm hiểu đới ôn hòa

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: GV: Cho HS làm việc nhóm – KT khăn trải bàn thực hiện nhiệm vụ:

Dựa vào lược đồ hình 2 và thông tin SGK, HS nêu đặc điểm của đới ôn hòa:

Đới nóng Phạm vi

Khí hậu Thực vật Động vật

2. Đới ôn hoà

Đới ôn hòa

Phạm vi - Từ hai chí tuyến đến vòng cực

Khí hậu - Khá ôn hòa

Thực vật - Rừng taiga, cây hỗn hợp, rừng lá cứng, thảo nguyên,...

Động vật - Các loài di cư và ngủ đông

Hoạt động 3: Đới lạnh

a. Mục tiêu: HS biết được sự khắc nghiệt của khí hậu và sự nghèo nàn của thực vật b. Nội dung: Tìm hiểu Đới lạnh

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Nhiệm vụ nhóm 3: Tìm hiểu đới lạnh

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

3. Đới lạnh

Đới lạnh

(3)

GV: Dựa vào lược đồ hình 2 và thông tin SGK, HS nêu đặc điểm của đới lạnh:

Đới nóng Phạm vi

Khí hậu Thực vật Động vật

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Phạm vi - Từ vòng cực lên cực Khí hậu - Khắc nghiệt

Thực vật - Thực vật nghèo nàn, chủ yếu là cây thân thảo thấp lùn, rêu, địa y,...

Động vật - Các loài thích nghi với khí hậu lạnh

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Em có nhận xét gì về sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS: Đại diện nhóm Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

GV cho HS đọc phần “ Em có biết” SGK 3. Luyện tập

a. Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học hôm nay.

HS: lắng nghe

Bài tập 1. Lựa chọn đáp án đúng:

Bài tập 2.

(4)

Gợi ý trả lời:

Bài tập 1. Đáp án C Bài tập 2.

1. a, e 2. c, d 3. b, g

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học 4. Vận dụng

a. Mục tiêu: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV:

? Tìm và xác định vị trí của nước ta trên hình 2. Từ đó, nêu một số đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Gợi ý trả lời:

Nước ta ở nằm trong khu vực đới nóng. Vì thế thiên nhiên Việt Nam mang đặc điểm của đới nóng:

(5)

- Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm: Là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam, thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, rõ nét nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

- Nhiệt đới gió mùa ẩm

+ Số giờ nắng: 1400- 3000 giờ/năm

+ Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao trên 21oC

+ Hướng gió: Mùa đông lạnh khô với gió Đông Bắc. Mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.

+ Lượng mưa của năm lớn: 1500 – 2000 mm/năm.

+ Độ ẩm không khí trên 80%, so với các nước cùng vĩ độ nước ta có 1 mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn.

+ Động vật, thực vật đa dạng, phong phú.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS: trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là một

Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm

Nội dung: HS trả lời các câu hỏi mở rộng liên quan đến bài học, vận dụng để tìm hiểu các hình thức di chuyển của động vật ở địa phương.. Sản phẩm: Câu trả

2. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu sau :. a) Nhờ học hành chăm chỉ bạn Lan đã đạt học

Cách xưng hô ấy có tác dụng: làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng taa. Nguyễn Ngọc

Nội dung:Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏic. Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm

Vì sao không được bơi ở đoạn sông này?.. Dựa theo cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, trả lời các câu hỏi sau:.. a.) Vì sao Sơn Tinh lấy

Nội dung: Dựa vào kiến thức đã học, HS thảo luận trả lời các câu hỏi có liên quan đến tính chất của oxi.. Sản phẩm: Câu trả lời