• Không có kết quả nào được tìm thấy

SBT Hóa 9 Bài 4: Một số axit quan trọng | Giải sách bài tập Hóa 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "SBT Hóa 9 Bài 4: Một số axit quan trọng | Giải sách bài tập Hóa 9"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 4: Một số axit quan trọng

Bài 4.1 trang 6 Sách bài tập Hóa học 9: Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng được với các chất trong dãy :

A. CuO, BaCl2, NaCl, FeCO3

B. Cu, Cu(OH)2, Na2CO3, KCl C. Fe ; ZnO ; MgCl2 ; NaOH D. Mg, BaCl2 ; K2CO3, Al2O3

Lời giải:

Đáp án D

Axit H2SO4 là một axit mạnh nên nó có những tính chất sau:

+ Làm quỳ tím hóa đỏ

+ Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động kim loại + Tác dụng với oxit bazơ và bazơ

+ Tác dụng với một số muối để sinh ra kết tủa hoặc giải phóng khí.

→ Đáp án D thỏa mãn Phương trình hóa học:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑ BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑ + H2O Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Bài 4.2 trang 6 Sách bài tập Hóa học 9: Cần phải điều chế một lượng muối đồng sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric ?

a) Axit sunfuric tác dụng với đồng(II) oxit.

b) Axit sunfuric đặc tác dụng với đồng kim loại.

Viết các phương trình hoá học và giải thích.

Lời giải:

Ta có phương trình:

a) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

b) Cu + 2H2SO4 đ → CuSO4 + SO2 + 2H2O Giả sử cần điều chế 1 mol CuSO4

Theo phương trình (a),

2 4 4

H SO CuSO

n n = 1 mol Theo phương trình (b),

2 4 4

H SO CuSO

n 2.n = 2 mol

⇒ Dùng theo phương pháp a tiết kiệm axit hơn

(2)

Bài 4.3 trang 7 Sách bài tập Hóa học 9: Cho những chất sau : đồng, các hợp chất của đồng và axit sunfuric. Hãy viết những phương trình hoá học điều chế đồng(II) sunfat từ những chất đã cho, cần ghi rõ các điều kiện của phản ứng.

Lời giải:

Có các chất: Cu; các hợp chất của đồng là CuO, Cu(OH)2, các muối đồng là CuCl2, CuSO3 hoặc Cu(NO3)2 ; H2SO4.

Các phương trình hóa học có thể điều chế từ các chất trên là:

- Cu và H2SO4 (đặc)

Cu + 2H2SO4 đ → CuSO4 + SO2 + 2H2O - CuO và H2SO4

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O - Cu(OH)2 và H2SO4

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O - CuSO3 và H2SO4

CuSO3 + H2SO4 → CuSO4 + SO2↑ + H2O

Bài 4.4 trang 7 Sách bài tập Hóa học 9: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những chất rắn sau : CuO, BaCl2, Na2CO3. Hãy chọn một thuốc thử để có thể nhận biết được cả ba chất trên. Giải thích và viết phương trình hoá học.

Lời giải:

Chọn thuốc thử là dung dịch H2SO4.

- Chất rắn tan trong dung dịch H2SO4 tạo thành dung dịch màu xanh lam là CuO.

CuO + H2SO4 → CuSO4 (màu xanh) + H2O

- Chất rắn tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo nhiều bọt khí là Na2CO3

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

- Chất rắn tan trong dung dịch H2SO4 tạo kết tủa trắng là BaCl2

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

Bài 4.5 trang 7 Sách bài tập Hóa học 9: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu là: HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình hoá học.

Lời giải:

- Lấy mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng.

- Nhúng mẩu quỳ vào các mẫu thử, hiện tượng:

+ Quỳ tím chuyển đỏ: HCl, H2SO4 (nhóm I)

(3)

+ Quỳ tím không đổi màu: NaCl, Na2SO4 (nhóm II)

- Phân biệt hai axit trong nhóm I bằng BaCl2 (hoặc Ba(NO3)2 hoặc bằng Ba(OH)2), hiện tượng:

+ Xuất hiện kết tủa trắng là: H2SO4

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl + Không hiện tượng: HCl

- Phân biệt hai muối trong nhóm II cũng dùng BaCl2 ( hoặc Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2), hiện tượng:

+ Xuất hiện kết tủa trắng là: Na2SO4

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl + Không hiện tượng: NaCl

- Dán nhãn các chất đã nhận biết.

Bài 4.6 trang 7 Sách bài tập Hóa học 9: Cho một lượng bột sắt dư vào 50 ml dung dịch axit sunfuric. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc).

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng.

c) Tính nồng độ mol của dung dịch axit sunfuric đã dùng.

Lời giải:

a) Phương trình hóa học:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑ b) Theo bài, ta có:

H2

n 3,36 0,15mol 22, 4

 

Theo phương trình:

Fe H2

n n = 0,15 mol → mFe = 0,15 .56 = 8,4 gam.

c) Theo phương trình:

2 4 2

H SO H

n n = 0,15 mol →

2 4

( )

M H SO

C = 0,15

0,05 = 3M.

Bài 4.7* trang 7 Sách bài tập Hóa học 9: Trung hoà 20 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%.

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.

c) Nếu trung hoà dung dịch axit sunfuric trên bằng dung dịch KOH 5,6%, có khối lượng riêng là 1,045 g/ml, thì cần bao nhiêu ml dung dịch KOH ?

(4)

Lời giải:

a) Phương trình hoá học :

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O b) Theo bài ta có:

2 4

H SO

n 1. 20 0,02 mol

 1000  Tính theo phương trình ta có:

2 4

NaOH H SO

n 2n 0,02.2 0,04 mol - Khối lượng NaOH tham gia phản ứng:

mNaOH = 0,04.40 = 1,6 gam.

- Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng : mdung dịch NaOH = 1,6.100

20 = 8 gam c) Tìm thể tích dung dịch KOH - Phương trình hoá học :

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O - Số mol KOH tham gia phản ứng:

2 4

KOH H SO

n 2n = 0,02 . 2 = 0,04 mol - Khối lượng KOH tham gia phản ứng : mKOH = 0,04 . 56 = 2,24 gam.

- Khối lượng dung dịch KOH cần dùng : mdung dịch KOH = 2, 24.100

5,6 = 40 gam - Thể tích dung dịch KOH cần dùng:

Vdung dịch KOH = 40

1,045 ≈ 38,278 ml

Bài 4.8* trang 7 Sách bài tập Hóa học 9: Cho dung dịch HCl 0,5M tác dụng vừa đủ với 21,6 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, FeCO3. Thấy thoát ra một hỗn hợp khí có tỉ khối đối với H2 là 15 và tạo ra 31,75 gam muối clorua.

a) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.

b) Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.

Lời giải:

Phương trình hóa học : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(5)

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + H2O + CO2↑ a) Tính thể tích dung dịch HCl:

HCl FeCl2

n 2n = 2.31,75

127 = 0,5 mol VHCl =

M

n 0,5

C  0,5 = 1 lít

b) Tính % khối lượng: Gọi số mol Fe, FeO, FeCO3 trong hỗn hợp là x, y, z

=> x + y + z = 0,25 (1) Theo phương trình hóa học :

2 2

H CO

n x mol;n z mol 2x 44z

M 15.2

x z 2x z 0 (2)

   

  

Mặt khác : 56x + 72y + 116z = 21,6 (3)

Từ (1), (2) và (3) → x = 0,05 mol; y = 0,1 mol; z = 0,1 mol Phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A là:

3

Fe

FeO

FeCO

0,05.56

% m .100% 12,95%

21,6 0,1.72

% m .100% 33,33%

21,6

% m 100% 12,95% 33,33% 53,72%

 

 

   

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Dung dịch HCl đậm đặc là dung dịch bão hòa hiđro clorua, có nồng độ khoảng 37%, từ đây ta có thể pha chế thành dung dịch HCl có nồng độ khác

Trong công nghiệp, NaOH được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa... Hình 3: Sơ đồ bình điện phân dung dịch NaCl có màng

1. Viết những phương trình phản ứng hóa học. Dung dịch nào xuất hiện kết tủa.. Bài 2 trang 8 VBT Hóa học 9: Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng

a) Tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối sunfat (ứng với hóa trị cao của kim loại nếu kim loại có nhiều hóa trị), không giải phóng khí hiđro. Axit H 2 SO 4 là

- Làm gia vị và bảo quản thực phẩm.. Hãy cho biết hai cặp dung dịch chất ban đầu có thể là những chất nào. Minh họa bằng các phương trình hóa học.. a) Viết các phương

Cho mỗi chất tác dụng với H 2 O, sau đó thử dung dịch bằng quỳ tím. Hãy cho biết khối lượng nước đã dùng lớn hơn bao nhiêu lần so với khối lượng nước tính theo

Dung dịch B có thể là dung dịch CH 3 COOH (axit axetic). Dung dịch E có thể là dung dịch NaHCO 3. Dung dịch axit C và B có phản ứng với Mg và NaOH. Dung dịch bazơ A và E

a) 1. Mg, sinh ra khí hiđro cháy được trong không khí. MgCO 3 , khí sinh ra là CO2 làm đục nước vôi trong. CuO, dung dịch muối đồng có màu xanh. MgO, dung dịch thu được