• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lớp vỏ khí: 1.Thành phần của không khí

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lớp vỏ khí: 1.Thành phần của không khí"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS PHÚ HÒA ĐÔNG TỔ: SỬ- ĐỊA-GDCD

TUẦN 22

Bài 19 : KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT.

I. Lớp vỏ khí:

1.Thành phần của không khí : - Gồm :

+ 78% khí Nitơ.

+ 21% khí oxy

+ 1% hơi nước và các khí khác.

- Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây mưa, sấm chớp….

2.Các khối khí :

- Các khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

- Các khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

- Các khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

- Các khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô

3.Sự thay đổi nhiệt độ của không khí : - Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo:

+ Vị trí gần hay xa biển: nhiệt độ không khí ở những miền gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.

+ Độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

+ Vĩ độ địa lý : Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.

II. Khí áp, các đai khí áp trên trái đất :

1. Khí áp : - Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

(2)

2. Các đai khí áp trên bề mặt trái đất.

- Khí áp được phân bố trên bề mặt trái đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực.

+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ Oo và khoảng vĩ độ 60o Bắc và Nam.

+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 30o Bắc và Nam, 90o Bắc và Nam (Cực Bắc và cực Nam)

III. Gió và các hoàn lưu khí quyển:

- Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu áp cao về các khu áp thấp.

* Gió tín phong : Thổi từ khoảng vĩ độ 30oBắc, 30o Nam về xích đạo.

- Hướng gió :

+ NCB : hướng Đông Bắc.

+ NCN : hướng Đông Nam

* Gió Tây ôn đới : thổi từ các vĩ độ 30o Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 60o Bắc, Nam.

- Hướng gió :

+ NCB : hướng Tây Nam + NCN : hướng Tây Bắc

* Gió Đông cực : thổi từ các vĩ độ 90o Bắc, Nam về các vĩ độ 60o Bắc, Nam.

- Hướng gió :

+ NCB : hướng Đông Bắc + NCN : hướng Đông Nam

Bài tập:

1/ Em hãy cho biết những đai áp thấp và đai áp cao phân bố ở nhũng vĩ độ nào?

2/ Em hãy cho biết vì sao có gió cho biết tên các loại gió chính trên trái đất?

(3)

TUẦN 23

Bài 20 : HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ MƯA

I. Hơi nước và độ ẩm của không khí :

- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm.

- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều (độ ẩm càng cao).

- Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa, ta nói không khí đã bão hòa hơi nước.

II. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên TĐ :

- Quá trình tạo thành mây, mưa : Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.

- Công thức tính lượng mưa trong năm ( LMTN) LMTN= Tổng lượng mưa của 12 tháng

- Trên trái đất, lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về cực. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa ít nhất là 2 vùng cực Bắc và Nam.

Bài tập:

1/ Độ bảo hoà của hơi nước trong không khí phụ thuộc vào yếu tố nào ? 2/ HS làm BT 1/SGK trang 63.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc Xích đạo đến gần Vòng cực Nam nên có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất như: Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, và

Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất, đặc biệt là tín phong, gió Tây ôn đới và các hoàn lưu khí quyển.. Biết sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống

1. Châu Á Đới khí hậu cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.. Châu Âu Đới khí hậu cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt. Châu Phi

Trên mỗi bán cầu, từ xích đạo về cực Trái Đất có các đới gió nào?. Tín phong, gió Tây ôn đới, gió

- Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất, đặc biệt là gió tín phong, gió tây ôn đới và hoàn lưu khí quyển.2.

- Các loại gió chính trên Trái Đất: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.. - Phạm vi hoạt

a) Sự hình thành các khối khí: Do tiếp xúc với các bộ phận khác nhau của bề mặt Trái Đất (lục địa hay đại dương) nên không khí ở đáy tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt

Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần biển hay xa biển Câu 16: Trên bề mặt trái đất có bao nhiêu vành đai khí