• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 05 HKII- TIẾT 1

Bài 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT

A. MỤC TIÊU:

- HS nắm được khí áp là gì? Cách đo và dụng cụ đo khí áp. Hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái Đất. Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất, đặc biệt là tín phong, gió Tây ôn đới và các hoàn lưu khí quyển. Biết sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giải thích các hoàn lưu khí quyển.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích các hình và tranh ảnh.

- Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế.

B. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU BÀI:

I. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất.

- Học sinh đọc thông tin mục I a. từ “ Không khí tuy nhẹ… cao 760 mm” trả lời các câu hỏi sau:

+ Khí áp là gì?

+ Nguyên nhân sinh ra khí áp?

+ Dụng cụ đo và đơn vị đo khí áp? Khí áp trung bình chuẩn là bao nhiêu?

- Học sinh đọc thông tin mục I b. từ “ Trên bề mặt Trái Đất… từng khu khí áp riêng biệt” và quan sát H50 trả lời các câu hỏi sau:

+Các đai áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất như thế nào?

+ Các đai áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ nào?

+ Các đai áp thấp (C) nằm ở những vĩ độ nào?

II. Gió và hoàn lưu khí quyển.

-Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II từ “ Không khí luôn luôn….hoàn lưu khí quyển”: trả lời các câu hỏi sau:

+ Gió là gì ? Nguyên nhân sinh ra gió ?

- Quan sát H52 cho biết có mấy loại gió chính trên Trái Đất?

+ Ở hai bên xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm, từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo, là loại gió gì ?

+ Cũng từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam , loại gió thổi quanh năm lên khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam là loại gió gì ?

+ Vì sao tín phong: Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam về xích đạo ?

+ Vì sao Tây ôn đới: Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam ?

C. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM SAU KHI NGHIÊN CỨU BÀI 19:

I. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất.

- Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất

- Nguyên nhân sinh ra khí áp là do không khí có trọng lượng.

-Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế. Đơn vị đo khí áp là mm

(2)

- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về 2 cực.

+ Các đai khí áp thấp nằm khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam

+ Các đai khí áp cao nằm khoảng vĩ độ 300 và khoảng vĩ độ 900 Bắc và Nam ( Cực Bắc và cực Nam).

II. Gió và hoàn lưu khí quyển.

Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

* Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất:

+ Gió tín phong: Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam ( Các đai áp cao chí tuyến) về xích đạo ( Đai áp thấp xích đạo)

Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam

+ Gió Tây ôn đới: Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam ( Các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam ( Đai áp thấp ôn đới)

Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Tây Nam; nửa cầu Nam hướng Tây Bắc

+ Gió Đông cực:Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc, Nam ( Cực Bắc, Nam) về khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam ( Đai áp thấp ôn đới).

Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam

- Hoàn lưu khí quyển : Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn. Gọi là hoàn lưu khí quyển.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên trái đất, đặc biệt là gió tín phong,gió tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển.. - Sử dụng hình vẽ để mô tả

- Trình bày được các vành đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu trên

- Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất, đặc biệt là gió tín phong, gió tây ôn đới và hoàn lưu khí quyển.2.

Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo đến cực.. - Tín phong và gió Tây ôn đới là các loại gió thổi

- Gió Tín phong và gió Tây ôn đới là hai loại gió thổi thường xuyên tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng trên Trái Đất. BÀI TẬP

Khối khí lục địa Hình thành trên các vùng đất liền Tương đối khô - Hệ quả: làm thay đổi thời tiết của nơi các khối khí đi qua, đồng thời các khối khí cũng bị

Lực Côriôlít luôn tác động thẳng góc với hướng chuyển động của vật, làm cho vật chuyển động lệch về bên phải nếu ở bán cầu Bắc và lệch về bên trái nếu ở bán cầu

- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối