• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề cương ôn tập thi giữa kỳ 1 Địa lý 10 năm 2018 - 2019 trường Yên Hòa - Hà Nội - THI247.com

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề cương ôn tập thi giữa kỳ 1 Địa lý 10 năm 2018 - 2019 trường Yên Hòa - Hà Nội - THI247.com"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

HD ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT (GIỮA HK 1) MÔN ĐỊA 10

PHẦN 1. KIẾN THỨC

1. Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái Đất.

2. Thuyết kiến tạo mảng.

3. Nội lực: khái niệm, tác động của nó đến địa hình bề mặt Trái Đất như thế nào 4. Ngoại lực.

5. Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên Trái Đất.

6. Khí quyển (các khối khí, frong, phân bố nhiệt trên Trái Đất).

7. Gió (các loại gió hoạt động thế nào: hướng, thời gian hoạt động, tính chất ?).

8. Mưa (các nhân tố ảnh hưởng và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất).

PHẦN 2. KĨ NĂNG BÀI TẬP

1. Hãy tính giờ ở Luân Đôn (0), Mat-xcơ-va (2), Tôkyô (9), Niu-Đêli (5) khi ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2007?

2. Một trận bóng đá giữa 2 đội: Pháp và Braxin diễn ra lúc 19H 45’ ngày 28/02/2006 tại Braxin (kinh độ 45oT ). Hãy tính giờ cùng lúc đó ở các nước sau đều có truyền hình trực tiếp trận đấu này:

Nước Kinh độ

Việt Nam 105oĐ

Anh 0o

LB Nga (Moscow) 45oĐ

Hoa Kì (Los Angeles) 120oT Achentina (Buenos Aires) 60oT Nam Phi (Johannesburg) 30oĐ

Gambia 15oT

Trung Quốc (Bắc Kinh) 120oĐ

3. Tính góc nhập xạ (góc tới) của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa vào các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12 tại các địa điểm (vĩ độ) theo bảng sau? Nêu nghĩa của góc tới?

Địa điểm Vĩ độ Góc nhập xạ

21/3 22/6 23/9 22/12 Bắc Kinh (Trung Quốc) 400B

Lũng Cú (Hà Giang) 23023B

Hà Nội 21002B

Huế 16026B

TP.HCM 10047B

Xóm Mũi (Cà Mau) 8034B

4. Tính góc nhập xạ vào lúc giữa trưa các ngày: 21/3, 22/6, 23/9, 22/12 của các vĩ độ ở bảng sau:

Vĩ độ Góc nhập xạ ngày

21/3 22/6 23/9 22/12

Cực Nam Vòng cực Nam Chí tuyến Nam Xích đạo Chí tuyến Bắc Vòng cực Bắc cực Bắc

(2)

2

PHẦN 3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM I. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

Hãy chọn đáp án đúng:

Câu 1. Trái Đất có mấy loại chuyển động?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 2.Trái Đất có những chuyển động nào?

A. Chuyển động tự quay quanh trục và tịnh tiến quanh Mặt Trăng.

B. Chuyển động tự quay quanh trục và tịnh tiến quanh Mặt Trời.

C. Chuyển động quanh Mặt Trăng và quanh Mặt Trời.

D. Chuyển động quanh Mặt Trăng và quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục.

Câu 3. Chuyển động tự quay quanh trục sinh ra các hệ quả nào?

A. Ngày đêm luân phiên, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động.

B. Các mùa trong năm, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động.

C. Các mùa trong năm, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

D. Ngày đêm luân phiên, giờ trên Trái Đất, các mùa trong năm.

Câu 4. Chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời của Trái Đất sinh ra các hệ quả nào?

A. Các mùa trong năm, giờ trên Trái Đất, đường chuyển ngày quốc tế.

B. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời, các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.

C. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời, các mùa trong năm, đường chuyển ngày quốc tế.

D. Ngày đêm luân phiên nhau, các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.

Câu 5. Kinh tuyến nào được chọn làm đường chuyển ngày quốc tế?

A. Kinh tuyến 180 đi qua Thái Bình Dương. B. Kinh tuyến 170 đi qua Đại Tây Dương.

C. Kinh tuyến 160 đi qua Ấn Độ Dương. D. Kinh tuyến 0 đi qua Luân Đôn của nước Anh.

Câu 6. Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào?

A. Từ Đông sang Tây. B. Từ Tây sang Đông.

C. Từ Bắc xuống Nam. D. Từ Tây Nam lên Đông Bắc.

Câu 7. Khoảng cách mỗi múi giờ rộng là bao nhiêu?

A. 5Kinh tuyến. B. 10Kinh tuyến. C. 15Kinh tuyến. D. 20Kinh Tuyến.

Câu 8. Bề mặt Trái Đất được chia ra làm A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15° kinh tuyến.

B. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15° kinh tuyến.

C. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 30° kinh tuyến.

D. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 30° kinh tuyến.

Câu 9. Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?

A. Múi giờ số 0. B. Múi giờ số 6. C. Múi giờsố 12. D. Múi giờ số 18.

Câu 19. Khi Hà nội (múi giờ số 7) là 14h00’ thì Luân Đôn (múi giờ số 0) sẽ là mấy giờ?

A. 7h00. B. 1h00. C. 0h00. D. 14h00.

Câu 11. Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là A. kinh tuyến 0° đi qua múi giờ số 0.

B. kinh tuyến 90oĐ đi qua giữa múi giờ số 6 (+6).

C. kinh tuyến 180° đi qua giữa múi giờ số 12 (+12).

D. kinh tuyến 90°T đi qua giữa múi giờ số 18 (-6).

Câu 12. Nếu đi từ phía tây sang phía đông, khi qua kinh tuyến 180° người ta phải A. lùi lại 1 ngày lịch. B. lùi lại 1 giờ.

C. tăng thêm 1 ngày lịch. D. tăng thêm 1 giờ.

Câu 13. Nếu đi từ phía đông sang phía tây, khi qua kinh tuyến 180° người ta phải A. lùi lại 1 giờ. B. tăng thêm 1 giờ.

C. lùi lại 1 ngày lịch. D. tăng thêm 1 ngày lịch.

(3)

3

Câu 14. Ở bán cầu Bắc chịu tác động của lực Côriôlit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành A. gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).

B. gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).

C. gió Đông Bắc(hoặc Đông Đông BắcBắcĐông Bắc).

D. gió Tây Bắc(hoặc Tây Tây BắcBắcTây Bắc).

Câu 15. Ở bán cầu Bắc chịu tác động của lực Côriôĩit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành

Ạ. gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).

B. gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).

C. gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).

D. gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).

Câu 16. Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriôlit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành

A. gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).

B. gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam) C. gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).

D. gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).

Câu 17. Ớ bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriôlit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành A. gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).

B. gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).

C. gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).

D. gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).

Câu 18. Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục trái đất nghiêng không đổi hướng so với mặt mặt phẳng quỹ đạo, 1 góc là bao nhiêu?

A. 3663’. B. 6633’. C. 3366’. D. 6336’.

Câu 19. Mỗi năm ở Hà Giang (2322’) mặt trời sẽ lên thiên đỉnh như thế nào?

A. Lên thiên đỉnh 2 lần. B. Lên thiên đỉnh 1 lần.

C. Không lên trên đỉnh. D. Tùy từng năm.

Câu 20. Trên trái đất, nơi không có sự chênh lệch giữa ngày và đêm là:

A. 2 cực. B. Xích đạo. C. Chí tuyến Bắc. D. Vòng cực.

Câu 21. Trên trái đất, nơi nào mỗi năm chỉ có 1 ngày dài 24h ?

A. Xích đạo. B. Vòng cực. C. Cực. D. Chí tuyến.

Câu 22. Ở vòng cực bắc ngày duy nhất dài 24h là ngày nào?

A. 21/3. B. 22/6. C. 23/9. D. 22/12.

Câu 23. Bán cầu Bắc sẽ nhận được nhiều nhiệt nhất vào ngày nào?

A. 21/3. B. 22/6. C. 23/9. D. 22/12.

Câu 24. Ở Hà Giang (23023’ B), có thời gian ban ngày dài nhất là ngày nào?

A. 21/3. B. 22/6. C. 23/9. D. 22/12.

Câu 25. Đi từ Đông sang Tây qua kinh tuyến 180 thì

A. cộng thêm 1 ngày lịch. B. trừ đi 1 ngày lịch.

C. không đổi. D. cộng thêm 2 ngày lịch.

Câu 26. Từ xích đạo đi về 2 phía cực, chênh lệch giữa ngày và đêm như thế nào?

A. Càng giảm. B. Càng tăng. C. Tùy theo mỗi nửa cầu. D. Tùy mùa.

Câu 27. Có 2 ngày mà ở mọi nơi trên trái đất đều có thời gian ban ngày và thời gian ban đêm dài bằng nhau là ngày nào?

A. 22/3 và 23/9. B. 21/3 và 22/6. C. 22/6 và 22/12. D. 21/3 và 23/9.

Câu 28. Nước Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc (từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc), trong năm Mặt Trời lần lượt đi qua thiên đinh ở các địa điểm trên đất nước Việt Nam trong khoảng thời gian

(4)

4

A. từ 21-3 đến 23-9. B. từ 22 - 6 đến 22-12.

C. từ 23-9 đến 21-3. D. từ 22-12 đến 22 – 6.

Câu 29. Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là: TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội. Nơi có 2 lần Mặt Trời đi qua thiên đính gần nhau nhất là

A. TP..HỒ Chí Minh B.Nha Trang C. Vinh. D. Hà Nội.

Câu 30. Trong năm, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời vào thời gian

A. từ 21-3 đến 23 - 9. B. từ 23-9 đến 21-3.

C. từ 22-6 đến 22 - 12. D. từ 22-12 đến 22 - 6.

Câu 31. Những ngày nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau?

A. Ngày 21- 3 và ngày 22- 6. B. Ngày 21-3 và ngày 23-9.

C. Ngày 22-6 và ngày 23-9. D. Ngày 22-6 và ngày 22-12.

Câu 32. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

A. Ở 2 Cực. B. Các địa điểm năm trên 2 vòng Cực.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến. D. Các địa điểm nằm trên xích đạo.

Câu 33. Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày càng dài ra, đêm càng ngắn lại?

A. Mùa hạ. B. Mùa đông. C. Mùa xuân. D. Mùa thu.

II. THẠCH QUYỂN 1. Thuyết kiến tạo mảng

Câu 1. Thạch quyển bao gồm các lớp nào :

A. Vỏ lục địa và vỏ địa dương B. Vỏ trái đất và lớp vỏ Manti.

C. Vỏ đại dương và lớp Manti trên D. Vỏ trái đất và lớp Manti trên.

Câu 2. Mảng kiến tạo nào sau đây không có lục địa?

A. Mảng Thái Bình Dương. B. Mảng Bắc Mĩ. C. Mảng Nam Mĩ. D. Mảng Nam cực.

Câu 3.: Hiện nay các màng kiến tạo đang di chuyển như thế nào?

A. Di chuyển tách xa nhau. B. Di chuyển lại gần nhau.

C. Đứng yên. D. Cả di chuyển lại gần và tách xa nhau.

Câu 4. Các mảng kiến tạo có những đặc điểm nào sau đây?

A. Cứng và nhẹ. B. Mềm và nặng. C. Nhẹ và mềm. D. Rắn, mềm.

Câu 5. Vành đai động đất và núi lửa thường phân bố ở đâu?

A. Ở vị trí tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo. B. Ở vị trí giữa các đại dương.

C. Ở vị trí giữa các lục địa. D. Tất cả đều đúng.

2. Nội lực

Câu 6. Nội lực là lực sinh ra ở đâu?

A. Bên ngoài trái đất. B. Bên trong trái đất.

C. Bên trong và bên ngoài Trái Đất. D. Tất cả đều sai.

Câu 7. Nội lực do các nguồn năng lượng nào sinh ra ?

A. Sự phân hủy các chất phóng xạ, sự di chuyển của các dòng vật chất đối lưu và các phản ứng hóa học trong lòng Trái Đất

B. Sự phân hủy các chất phóng xạ, các phản ứng hóa học trong lòng Trái Đất và sự di chuyển của các khối khí

C. Sự di chuyển của các dòng vật chất đối lưu và các phản ứng hóa học trong lòng Trái Đất và các dòng chảy sông ngòi

D. Sự phân hủy các chất phóng xạ, sự di chuyển của các dòng vật chất đối lưu và bức xạ Mặt Trời Câu 8. Vận động theo phương thẳng đứng sinh ra các hiện tượng nào sau đây?

A. Biển tiến, biển thoái. B. Núi uốn nếp. C. Sóng thần. D. Bão.

Câu 9. Trên Trái Đất hiện nay đang có khu vực nào đang được nâng lên ? A. Phần phía bắc của Thụy Điển và Phần Lan. B. Phần bắc Mỹ.

C. Phần Bắc Phi. D. Phần Bắc Á.

(5)

5

Câu 10. Trên Trái Đất hiện nay đang có khu vực nào đang được hạ xuống ?

A. Phần lớn lãnh thổ Thái Lan. B. Phần lớn lãnh thổ Hà Lan.

C. Phần lớn lãnh thổ Ba Lan. D. Phần lớn lãnh thổ Phần Lan.

Câu 11. Vận động theo phương nằm ngang sinh ra các hiện tượng nào sau đây?

A. Uốn nếp và đứt gãy. B. Đứt gãy và nâng lên hạ xuống.

C. Uốn nếp và nâng lên hạ xuống. D. Tất cả đều đúng.

Câu 12. Hiện tượng đứt gãy thường xảy ra khi?

A. Lực nén ép theo phương ngang ở nơi có đá cứng.

B. Lực nén ép theo phương ngang ở nơi có đá dẻo.

C. Lực nén ép theo phương đứng ở nơi có đá cứng.

D. Lực nén ép theo phương đứng ở nơi có đá dẻo.

Câu 13. Hiện tượng đứt gãy thường tạo nên các dạng địa hình nào?

A. Núi uốn nếp. B. Địa hào, địa lũy. C. Núi uốn nếp và núi lửa. D. Núi uốn nếp và động đất.

Câu 14. Sự hình thành các dãy núi cao như Hymalaya, Andes là kết quả của hiện tượng nào?

A. Xô vào nhau của hai mảng lục địa. B. Tách rời nhau của hai mảng lục địa.

C. Đứt gãy của mảng lục địa & đại dương. D. Trượt lên nhau của các mảng.

3. Ngoại lực

Câu 15. Ngoại lực chủ yếu do nguồn năng lượng nào sinh ra?

A. Năng lượng của bức xạ Mặt Trời. B. Năng lượng của bức xạ Mặt Trăng.

B. Năng lượng của bức xạ Mặt Đất. C. Năng lượng của các phản ứng hóa học.

Câu 16. Ngoại lực gồm các tác nhân nào sinh ra?

A. Do các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật. B. Do các yếu tố khí hậu và các phản ứng hóa học.

C. Do các yếu tố khí hậu và mưa. D. Do mưa, nhiệt độ, các phản ứng hóa học.

Câu 17. Ngoại lực tác động lên địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình nào ngoại lực nào?

A. Phong hóa – Bóc mòn - Vận chuyển – Bồi tụ. B. Bóc mòn – Vân chuyển – mưa – gió.

C. Vận chuyển – Bồi tụ - xâm thực – nước chảy. D. Phong hóa – Vận chuyển – thổi mòn – xâm thực.

Câu 18. Bước đầu của các quá trình ngoại lực là gì?

A. Vận chuyển. B. Phong hóa. C. Bóc mòn. D. Bồi tụ.

Câu 19. Loại phong hóa nào không làm thay đổi thành phần của đá ?

A. Phong hóa Hóa học. B. Phong hóa Sinh học.

C. Phong hóa Vật lí. D. Phong hóa Hóa học và Sinh học.

Câu 20. Bóc mòn gồm có các hình thức nào?

A. Xâm thực, thổi mòn, mài mòn. B. Xâm thực, vận chuyển, bồi tụ.

B. Mài mòn, bồi tụ, xâm thực. D. Thối mòn, bồi tụ, vận chuyển.

Câu 21. Đồng bằng châu thổ là dạng địa hình được hình thành do quá trình ?

A. Phong hóa. B. Bồi tụ. C. Bào mòn. D. Vận chuyển.

Câu 22. Địa hình phi-o là sản phẩm của :

A. Tác động của nước. B. Tác động của sóng biển.

C. Tác động của gió. D. Tác động của băng hà.

Câu 23. Sự hình thành các dãy núi cao như Hymalaya, Andes là kết quả của hiện tượng nào?

A. Xô vào nhau của hai mảng lục địa. B. Tách rời nhau của hai mảng lục địa.

C. Đứt gãy của mảng lục địa & đại dương. D. Trượt lên nhau của các mảng.

Câu 24. Nội lực và ngoại lực có điểm giống nhau là A. cùng được sinh ra do năng lượng của Trái Đất.

B. cùng có tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất.

C. đều cần có sự tác động của con người.

D. điều kiện được hình thành từ năng lượng Mặt Trời.

Câu 25. Các thạch nhũ trong các hang động đá vôi là kết quả của phong hóa nào?

A. Phong hoá vật lí. B. Phong hoá hoá học. C. Phong hoá sinh vật. D. Sự kết hợp của cả 3 loại.

(6)

6

III. KHÍ QUYỂN

Câu 1. Tầng nào của khí quyển chiếm 3/4 lượng hơi nước trong khí quyển?

A. Tầng bình lưu. B. Tầng đối lưu. C. Tầng giữa. D. Tầng ngoài.

Câu 2. Ở tầng đối lưu, trung bình khối khí ẩm lên cao thêm 100m, thì nhiệt độ thay đổi?

A. Giảm 0,6oC. B. Giảm 0,8oC. C. Giảm 1oC. D. Tăng 0,6oC.

Câu 3. Ở tầng đối lưu, trung bình khối khí khô hạ xuống 100m, thì nhiệt độ thay đổi như thế nào?

A. Tăng thêm 0,5oC. B. Tăng thêm 0,6oC. C. Tăng thêm 1,0oC. D. Tăng thêm 1,5oC.

Câu 4. Khu vực nào có nhiệt độ cao nhất trên bề mặt Trái đất ?

A. Khu vực Xích đạo. B. Khu vực Chí tuyến.

C. Khu vực Lục địa ở chí tuyến. D. Khu vực Lục địa ở Xích đạo.

Câu 5. Frông là gì ?

A. Frông là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí

B. Frông là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí à hóa học C. Frông là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học

D. Frông là mặt ngăng cách hai khối khí giống nhau về tính chất vật lí và hóa học Câu 6. Trên Trái Đất có những frông nào ?

A. Frông địa cực và frông ôn đới. C. Frông ôn đới và frông chí tuyến.

B. Frông địa cực và frông cận nhiệt. D. Frông ôn đới và frông xích đạo.

Câu 7. Frông ôn đới là diện khí ngăn cách giữa hai khối khí nào

A. Cực và ôn đới. B. Chí tuyến và xích đạo. C. Ôn đới và chí tuyến. D. Ôn đới và xích đạo.

Câu 8. Ở mỗi bán cầu trong tầng đối lưu, từ xích đạo về cực lần lượt là các khối khí:

A. chí tuyến, Cực ôn đới, xích đạo. B. cận chí tuyến, ôn đới, xích đạo.

C. xích đạo, chí tuyến, ôn đới, Cực. D. ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

Câu 9. Khối khí có đặc điểm “rất nóng” là

A. khối khí Cực. B. khối khí ôn đới. C. khối khí chí tuyến. D. khối khí xích đạo.

Câu 10. Khối khí có đặc điểm “lạnh” là

A. khối khí Cực. B. khối khí ôn đới. C. khối khí chí tuyến. D. khối khí xích đạo.

Câu 11. Vào mùa đông, đi trước gió mùa Đông Bắc (khối khí ôn đới lục địa Pc) đem không khí lạnh tràn vào nước ta là

A. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới (frông địa cực FA).

B. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến (frông ôn đới FP).

C. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.

D. bề mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí xích đạo ở hai bán cầu (dải hội tụ nhiệt đới).

Câu 12. Vào nửa sau mùa hạ, đi trước gió mùa Tây Nam (khối khí xích đạo hải Dương) đem mưa vào nước ta là

A. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới (frông địa cực FA).

B. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến (frông ôn đới FP).

C. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.

D. bề mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí xích đạo ở hai bán cầu (dải hội tụ nhiệt đới).

Câu 13. Không khí nằm ở hai bên frông có sự khác biệt cơ bản về

A. tính chất lí học. B. tính chất hoá học. C. hướng chuyển động. D. mức độ ô nhiễm.

Câu 14. Vào mùa hạ, dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng ở nước ta. Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành do sự tiếp xúc của hai khối khí là

A. ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương.

B. chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.

C. chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương.

D. xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu Nam.

Câu 15. Bức xạ mặt trời trong quá trình tới bề mặt Trái Đất được phân chia thành nhiều bộ phận, chiếm tỉ lệ lớn nhất là bộ phận

A. tới khí quyển rồi lại phản hồi vào không gian. B. được bề mặt Trái Đất hấp thụ.

C. tới bề mặt Trái Đất rồi lại phản hồi vào không gian. D. được khí quyên hấp thụ.

(7)

7

Câu 16. Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là A. do khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời.

B. nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.

C. do các phản ứng hơá học từ trong lòng Trái Đất.

D. do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Câu 17. Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất, lớn nhất ở

A. Xích đạo. B. chí tuyến. C. vòng Cực. D. Cực Câu 18. Nhiệt độ trung bình năm ớ vĩ độ 20° lớn hơn ở Xích đạo là do

A. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20° lớn hơn ở Xích đạo.

B. không khí ở vĩ độ 20° trong hon không khí ở Xích đạo.

C. bề mặt Trái Đất ở vĩ độ 20° trơ trụi và ít đại dương hơn bề mặt Trái Đất ở Xích đạo.

D. tầng khí quyển ở vĩ độ 20° mỏng hơn tầng khí quyển ở Xích đạo.

Câu 19. Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt Trái Đất biển thiên theo chiều hướng A. tăng dần từ Xích đạo đến chí tuyến, sau đó giảm dần từ chí tuyến lên Cực.

B. giảm dần từ Xích đạo đến chí tuyến, sau đó tăng dần từ chí tuyến lên Cực.

C. tăng dần từ Xích đạo lên Cực. D. giảm dần từ Xích đạo lên Cực.

Câu 20. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì A. đại dựơng là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.

B. bề mặt các lục địa gồ ghề nên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.

C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hon nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hon nước.

D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hon độ cao trung bình cúa các đại dương.

IV. GIÓ

Câu 1. Trên mỗi bán cầu, từ xích đạo về cực Trái Đất có các đới gió nào?

A. Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông cực. B. Gió Đông cực, gió Tây ôn đới, Tín phong.

C. Gió Tây ôn đới, Tín phong, gió Đông cực. D. Tín phong, gió Đông cực, gió Tây ôn đới.

Câu 2. Gió Tây ôn đới có đặc điểm nào sau đây ?

A. Thổi từ áp cao cận nhiệt về áp thấp ôn đới, thường khô và không mưa.

B. Thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đới, có mưa nhiều.

C. Thổi từ áp cao cận nhiệt về áp thấp ôn đới, khô và ít mưa.

D. Thổi từ áp cao cận nhiệt về áp thấp ôn đới, thường ẩm và có mưa nhiều.

Câu 3. Gió Mậu dịch có đặc điểm nào sau đây ?

A. Thổi từ áp cao cận nhiệt về áp thấp xích đạo, khô nóng và ít mưa.

B. Thổi từ áp cao cận nhiệt về áp thấp xích đạo, nóng ẩm và mưa nhiều.

C. Thổi từ áp cao cận nhiệt về áp thấp ôn đới, khô và ít mưa.

D. Thổi từ áp cao cận nhiệt về áp thấp ôn đới, nóng ẩm và mưa nhiều.

Câu 4. Gió mùa có đặc điểm nào sau đây ?

A. Là gió thổi theo mùa, hướng của hai mùa có chiều ngược nhau và mưa theo mùa.

B. Là gió thổi theo mùa, hướng của hai mùa có chiều ngược nhau và khô nóng.

C. Là gió thổi theo mùa, hướng của hai mùa có chiều ngược nhau và lạnh khô ít mưa.

D. Là gió thổi từ Đại Dương và Lục Địa và mưa nhiều.

Câu 5. Gió Đất, gió biển có đặc điểm nào sau đây ? A. Là gió đổi hướng theo ngày và đêm ở vùng núi.

B. Là gió đổi hướng theo ngày và đêm ở vùng ven biển.

C. Là gió đổi hướng theo ngày và đêm ở vùng đồng bằng.

D. Là gió đổi hướng theo mùa ở vùng ven biển.

Câu 6. Gió fơn có đặc điểm nào sau đây ?

A. Tạo nên khô nóng ở sườn đón gió. B. Tạo nên khô nóng ở sườn khuất gió.

C. Tạo nên mưa nhiều ở sườn khuất gió. D. Tất cả đều đúng.

Câu 7. Khi khối khí ẩm lên cao thêm 1200m thì nhiệt độ không khí giảm bao nhiêu độ ? A. 6,8oC. B. 7,0oC. C. 7,2oC. D. 7,4oC.

(8)

8

Câu 8. Khi khối khí khô xuống thêm 1200m thì nhiệt độ không khí tăng bao nhiêu độ ? A. 8,0oC. B. 10,0oC. C. 11,0oC. D. 12,0oC.

Câu 9. Gió Mậu dịch là loại gió thổi từ A. Xích đạo về khu vực cận nhiệt đới.

B. các khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.

C. khu vực ôn đới về khu vực cận nhiệt đới.

D. các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo.

Câu 10. Gió Mậu dịch có hướng

A. tây Bắc ở bán cầu Bắctây nam ở bán cầu Nam.

B. đông Bắc ở bán cầu Bắc đông nam ở bán cầu Nam.

C. tây nam ở bán cầu Bắc đông Bắc ở bán cầu Nam.

D. đông nam ở bán cầu Bắc đông Bắc ở bán cầu Nam.

Câu 11. Gió Mậu dịch có đặc điểm là

A. chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, tốc độ gió và hướng gió thay đối theo mùa.

B. chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh, khô, tốc độ gió và hướng gió thay đối theo mùa.

C. thổi quanh năm, tốc độ và hu'ó'ng gió gần như cổ định, tính chất chung là ẩm ướt.

D. thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tính chất chung là khô.

Câu 12. Gió mùa là loại gió thổi

A. vào mùa hạ theo hướng tây nam, tính chất gió nóng, ấm.

B. vào mùa đông theo hướng đông Bắctính chất gió lạnh, khô.

C. theo mùa, hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau.

D. quanh năm, hướng và tính chất gió hầu như không thay đổi.

Cây 13. Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là sự chênh lệch khí áp giữa

A. Xích đạo và vùng cận chí tuyến. B. vùng cận chí tuyến và vùng ôn đới.

C. bán cầu Bắc và bán cầu Nam theo mùa. D. lục địa và đại dương theo mùa.

Câu 14. Hướng gió mùa ở nước ta là

A. mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông Bắc.

B. mùa hạ hướng tây Bắcmùa đông hướng đông Bắc.

C. mùa hạ hướng tây nam, mùa đông hướng đông nam.

D. mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông Bắc), mùa đông hướng đông Bắc (hoặc tây nam).

Câu 15. Gió mùa là gió thổi theo mùa với đặc tính là A. mùa hạ gió nóng và khô, mùa đông gió lạnh và ấm.

B. mùa hạ gió nóng và ấm, mùa đông gió lạnh và khô.

C. mùa hạ gió mát mẻ, mùa đông gió ấm áp.

D. mùa hạ gió nóng bức. mùa đông gió lạnh lẽo và ấm.

Câu 16. Gió biển và gió đất là loại gió hình thành ở vùng A. ven biển, thường xuyên thổi từ biển vào đất liền.

B. ven biển, thưòng xuyên thổi từ đất liền ra biển.

C. ven biển, hướng gió thay đối giữa ngày và đêm.

D. ven biển, hướng gió thay đổi theo mùa trong năm.

Câu 17. Gió đất có đặc điểm

A. thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm. B. thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.

C. thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày. D. thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.

Câu 18. Gió biển là loại gió

A. thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm. B. thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.

C. thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày. D. thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.

Câu 19. Gió ẩm gặp núi, vượt lên cao, nểu ở độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió là 30°c thì lên tới độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là

A. 19,5°C. B. 19,2°C. C. 19,7°C. D. 19,4°C.

Câu 20. Gió fon khô nóng thổi vào mùa hạ ở vùng Bắc Trung Bộ nước ta có hựớng A. tây nam. B. đông nam. C. tây Bắc. D. đông Bắc.

(9)

9

V. MƯA

Câu 1. Các nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến lượng mưa ?

A. Khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình. B. Khí áp, frông, gió, dòng biển, bức xạ Mặt Trời.

C. Khí áp, frông, gió, dòng biển, băng tuyết. D. Khí áp, frông, gió, dòng biển, thực vật Câu 2. Nhân tố nào sau đây sẽ gây ra mưa nhiều?

A. Các khu khí áp cao. B. Hội tụ nhiệt đới quét qua.

C. Gió mậu dịch hoạt động. D. Các dòng biển lạnh.

Câu 3. Chọn phương án sai về nhân tố gây ra mưa nhiều?

A. Khí áp thấp. B. Gió Tây ôn đới. C. Dòng biển nóng. D. Gió Mậu Dịch.

Câu 4. Khu vực nào sau đây mưa nhiều nhất?

A. Khu vực Xích Đạo. B. Khu vực Chí tuyến. C. Khu vực Ôn Đới. D. Khu vực cận nhiệt.

Câu 5. Khu vực ôn đới mưa nhiều chủ yếu do nguyên nhân nào?

A. Có khí áp thấp và gió Tây ôn đới. B. Có khí áp thấp và gió Mậu Dịch.

C. Có khí áp cao và gió Tây ôn đới. D. Có khí áp cao và có frông.

Câu 6. Khu vực chí tuyến mưa tương đối ít chủ yếu do nguyên nhân nào?

A. Có khí áp thấp và gió Mậu Dịch. B. Có khí áp cao và gió Mậu Dịch.

C. Có khí áp thấp và gió Mùa. D. Có khí áp thấp và và dòng biển nóng.

Câu 7. Khu vực ven bờ các đại dương có mưa nhiều chủ yếu do nguyên nhân nào?

A. Do có dòng biển lạnh ở gần bờ. B. Do có dòng biển nóng ở gần bờ.

C. Do có gió mậu dịch ở gần bờ. D. Do có gió Tây ôn đới và dòng biển lạnh ở gần bờ.

Câu 8. Khu vực nào sau đây mưa ít nhất?

A. Khu vực lục địa ở Xích Đạo. B. Khu vực lục địa ở Chí tuyến.

C. Khu vực lục địa ở Ôn Đới. D. Khu vực đại dương ở ôn đới.

Câu 9. Các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới vì A. không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh, hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa.

B. không khí ở đó bị đấy lên cao, hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa.

C. nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ cao, nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa.

D. nơi đây nhận được gió ấm từ các nơi thổi đến, mang theo mưa.

Câu 10. Dưới các áp cao cận chí tuyến thưòng có các hoang mạc lớn vì A. nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lón quanh năm, rất nóng và khô hạn.

B. không khí ở đó bị nén xuống, cây cối không thế mọc được.

C. không khí bị nén xuống, hoi ấm không bốc lên được nên không có mưa.

D. các áp cao cận chí tuyến thường nằm sâu trong lục địa nên ít mưa.

Câu 11. Các loại gió nào dưới đây mang mưa nhiều cho vùng chúng thổi đ ến?

A. Gió Tây ôn đới và gió phơn. B. Gió phơn và gió Mậu dịch.

C. Gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới. D. Gió Tây ôn đới và gió mùa.

Câu 12. Ven bờ đại dương, gần nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều do A. phía trên dòng biển nóng có khí áp thấp, không khí bốc lên cao gây mưa.

B. dòng biển nóng mang hơi nước từ nơi nóng đến nơi lạnh, ngưng tụ gây mưa.

C. không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.

D. gió mang hơi nước từ lục địa thổi ra, gặp dòng biển nóng, ngung tụ gây mưa.

Câu 13. Từ xích đạo về cực, nơi có lượng mưa nhiều nhất là

A. vùng Xích đạo. B. vùng chí tuyên. C. vùng ôn đới. D. vùng Cực.

Câu 14. Trên bề mặt Trái Đất, theo chiều kinh tuyến, nơi có lượng mưa ít nhất là A. vùng Xích đạo. B. vùng chí tuyến. C. vùng ôn đới. D. vùng Cực.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hóa mạnh). - Tính chất của muối sunfat, nhận

Giải thích sự hình thành liên kết hóa học trong một số hợp chất ion, hợp chất cộng hóa trị 5.. Dựa vào bản chất của liên kết, phân biệt được liên kết ion và

They provide food, fiber, and fuels, Many plants are known to contain chemicals that can be used to treat human illnesses.. Others have the ability to fight agricultural pests

EXERCISE 5: Put the verb into the correct form, present perfect or past simple.. I don’t know where

- Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm được thể hiện qua đoạn trích - Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. Đoạn trích Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều của

Vận chuyển đƣợc các hàng nặng trên những tuyến đƣờng xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ƣu điểm của ngành giao thông vận tải.. Sự phân bố mạng lƣới đƣờng sắt

- Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất, đặc biệt là gió tín phong, gió tây ôn đới và hoàn lưu khí quyển.2.

Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo đến cực.. - Tín phong và gió Tây ôn đới là các loại gió thổi