• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề cương ôn tập HK1 Hóa học 10 năm 2018 - 2019 trường Yên Hòa - Hà Nội - THI247.com

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề cương ôn tập HK1 Hóa học 10 năm 2018 - 2019 trường Yên Hòa - Hà Nội - THI247.com"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THPT Yên Hòa ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC HỌC KỲ 1- LỚP 10 Năm học 2018-2019 (CHỌN THI KHTN)

Chương 1: Nguyên tử

Chương 2: Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học Chương 3: Liên kết hóa học

Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử

A. CHƯƠNG 1, CHƯƠNG 2 I. LÝ THUYẾT

1. Cấu tạo nguyên tử

2. Viết cấu hình electron nguyên tử, ion.

3. Từ vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn suy ra cấu tạo nguyên tử và dự đoán tính chất của các nguyên tố; hoặc từ cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

4. Xác định họ nguyên tố: s, p, d, f ? Xác định tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố ?

5. Nêu quy luật và giải thích sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong một chu kì, nhóm A.

6. So sánh tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong cùng một chu kì, nhóm A.

7. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hiđro của các nguyên tố nhóm A.

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG LÝ THUYẾT

1. Cho các nguyên tử X, Y, Z, T, M có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 11, 17, 19, 23, 29.

a. Viết cấu hình electron đầy đủ và rút gọn của các nguyên tử trên?

b. Cho biết vị trí của các nguyên tử trên trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

c. Sắp xếp các nguyên tố X, Y, Z theo chiều tính kim loại giảm dần? Giải thích ngắn gọn?

2. Nguyên tử R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là -3p5. Nguyên tử Y có phân lớp có mức năng lượng cao nhất là 4s1. Viết cấu hình electron của nguyên tử R, Y? Cho biết R, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích ngắn gọn?

3. Ion X3- có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6.

a. Viết cấu hình electron đầy đủ và rút gọn của nguyên tử X?

b. Viết công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của X?

III. BÀI TẬP TỰ LUẬN

4. Tổng số hạt electron, proton, nơtron của nguyên tử nguyên tố R là 13. Xác định số khối của R?

Cho biết R là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích?

5. Hợp chất khí với hiđro của R có dạng RH2, oxit cao nhất của nguyên tố này có 50% oxi về khối lượng.

a. Tìm tên nguyên tố R?

b. Viết công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của R?

6. Cho 3,9 gam một kim loại kiềm R (R thuộc nhóm IA, trong bảng tuần hoàn) tan hết vào dd axit HCl thu được 500 ml dd A và 1,12 lít khí ở đktc. Xác định tên của R? Tính nồng độ mol của dung dịch A?

(2)

7. Trung hòa dung dịch có chứa 1,12 gam một hiđroxit của kim loại kiềm R (R thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) cần vừa đủ 200 ml dung dịch axit clohiđric 0,1M.

a. Xác định tên kim loại kiềm R?

b. Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng?

8. Cho 13,2 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc nhóm IA ở 2 chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với HCl thu được 13,44 lít khí (đktc) và m gam muối khan. Xác định tên hai kim loại và m?

IV. PHẦN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Nhận định sai trong các nhận định sau về nguyên tử là:

A. Biết điện tích hạt nhân sẽ suy ra số e, p, n B. số khối của các đồng vị khác nhau C. Nguyên tử không bị chia nhỏ trong phản ứng hóa học D. Nguyên tử trung hòa điện

2. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử R có Z = 15 là:

A. 3 B. 5 C. 7 D. 9

3. Ion X+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình electron của X là:

A. 1s22s22p63s23p6 B. 1s22s22p6 C. 1s22s22p63s23p64s1 D. 1s22s22p63s23p5 4. Nguyên tử R có 34 hạt mang điện, số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 16. Kí hiệu

nguyên tử của R là:

A. 1734R B. 1737R C. 1634R D. 1735R

5. Nguyên tử R có 34 hạt mang điện, số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 16. Vậy R là:

A. phi kim B. khí hiếm C. không xác định được D. kim loại 6. Nguyên tử A có số hiệu nguyên tử là 16. Cấu hình electron của A là:

A. 1s22s22p63s1 B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s23p6 7. Nguyên tử A có số hiệu nguyên tử là 16. Cấu hình electron của A2- là:

A. 1s22s22p63s1 B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p63s23p6 D. 1s22s22p63s23p2 8. Nguyên tử 3786R có tổng số hạt proton và nơtron là:

A. 49 B. 123 C. 37 D. 86

9. Oxi có 3 đồng vị bền. Các đồng vị này khác nhau về:

A. số khối B. Số proton C. Số hiệu nguyên tử D. Cấu hình e ngtử 10. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của R là 3s23p4. Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Hạt nhân R có 16p B. R có 6e lớp ngoài cùng

C. R là phi kim D. R có 1e lớp ngoài cùng

11. Cấu hình e nào không đúng với nguyên tử trung hòa điện hay ion ở trạng thái cơ bản?

A. 1s22s22p63s23p63d3 B. 1s22s22p63s23p63d104s1

C. 1s22s22p3 D. 1s22s22p6

12. Số electron của ion Mg2+ là:

A. 10 B. 12 C. 22 D. 2

(3)

13. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 2s22p3. Số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố X là:

A. 7; C B. 7; N C. 8; O D. 3; Li

14. Clo có 2 đồng vị (35Cl và 35Cl). Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Tính % khối lượng của đồng vị 35Cl trong FeCl3 (Biết nguyên tử khối trung bình của sắt là 55,85)?

A. 48,51% B. 51,49% C. 49,19% D. 50,8%

15. Nguyên tử X có 50 hạt mang điện. Nguyên tử Y có 66 hạt mang điện. Nguyên tử X, Y lần lượt là:

A. phi kim, kim loại B. kim loại, phi kim

C. khí hiếm, kim loại D. không xác định được

16. Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị 65Cu và 63Cu. Biết 65Cu chiếm 27%. Nguyên tử khối trung bình của Đồng là:

A. 64,54 B. 63,45 C. 64 D. 63,54

17. Đại lượng đặc trưng cho nguyên tố hóa học là:

A. số hiệu nguyên tử B. Khối lượng nguyên tử

C. Số nơtron D. Số e lớp ngoài cùng

18. Cấu hình electron nào sau đây cho biết nguyên tử có 6 electron ở lớp thứ 3?

A. [Ne]3s23p6 B. [Ne]3s23p4 C. [Ne]3s23p3 D. [He]2s22p4 19. Nguyên tử Na có 11 proton, 12 nơtron, 11 electron thì khối lượng của nguyên tử Na là:

A. bằng 23 gam B. gần bằng 23 gam C. gần bằng 23u D. bằng 23u

20. Nguyên tử R có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 40. Trong đó số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Vậy R là:

A. phi kim B. khí hiếm C. lưỡng tính D. kim loại

21. Số electron tối đa của lớp M trong vỏ nguyên tử là:

A. 18 B. 32 C. 8 D. 9

22. Bạc có 2 đồng vị hơn kém nhau 2 nơtron. Đồngvị có số khối nhỏ chiếm 56%. MAg = 107,88. Số khối của 2 đồng vị là:

A. 106 ; 107 B. 107; 109 C. 106 ; 108 D. 108; 106

23. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử R là 40. Số khối của R là:

A. 9 B. 8 C. 27 D. 6

24. Nguyên tử X có e ở phân mức năng lượng cao nhất là 2p5. Số hạt mang điện gấp 1,8 lần hạt không mang điện. Nguyên tử khối của X là:

A. 20 B. 29 C. đáp án khác D. 19

25. Hạt nhân của nguyên tử R có 6 proton và 8 nơtron. Số hiệu nguyên tử của R là:

A. 6 B. 8 C. 4 D. 2

26. Nguyên tử của nguyên tố X có 29 electron và 30 nơtron. Số khối và số lớp electron của X lần lượt là:

A. 65 và 4 B. 59 và 4 C. 65 và 3 D. 64 và 3

(4)

27. Cho một số cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố sau:

(X1): [Ne]3s2 ; (X2): [Ne]3s23p5; (X3): [Ne]3s23p53d64s2 ; (X4): [Ne]3s23p1 (X5): [Ne]3s23p53d54s1 ; (X6): [Ne]3s23p64s2 Những nguyên tố kim loại là:

A. X1; X2; X3; X4; X6 B. X1; X3; X5; X6

C. X1; X3; X4; X5; X6 D. X1; X3; X4; X6

28. Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 4s2, không có e ở phân lớp d. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

A. CK 3, nhóm IIA B. CK 4, nhóm IIB

C. CK 3, nhóm IIB D. CK 4, nhóm IIA

29. Cho các nguyên tử và ion: O2– , Al3+, Al, Mg2+. Các vi hạt xếp theo thứ tự BKNT tăng dần là:

A. Mg < Al < Al3+ < O2– B. Mg2+< Al3+ < Al < O2–

C. Al3+ < Mg2+ < O2–< Al D. Al3+ < Mg2+< Al < O2–

30. Hòa tan hoàn toàn 92 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại X, Y thuộc nhóm IIA và thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau bằng dung dịch HCl thu được 22,4 lít khí CO2 (đktc). Hai kim loại X, Y là:

A. Be (M = 9) và Mg (M = 24) B. Mg (M = 24) và Ca (M = 40) C. Ca (M = 40) và Sr (M = 88) D. Sr (M = 88) và Ba (M = 137)

B. CHƯƠNG 3, CHƯƠNG 4 I. LÝ THUYẾT

1. Khái niệm về liên kết hóa học. Nội dung quy tắc bát tử.

2. Sự hình thành các ion âm (anion), ion dương (cation), ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.

3. Nguyên nhân và bản chất của sự hình thành liên kết hóa học: liên kết ion, liên kết cộng hóa trị 4. Giải thích sự hình thành liên kết hóa học trong một số hợp chất ion, hợp chất cộng hóa trị 5. Dựa vào bản chất của liên kết, phân biệt được liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

6. Vận dụng khái niệm về độ âm điện để đánh giá tính chất của liên kết hóa học.

7. Viết cấu hình electron của một số ion đơn nguyên tử

8. Định nghĩa liên kết cộng hoá trị (không cực, phân cực, cho nhận).

9. Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử 10. Tính chất chung của các hợp chất có liên kết cộng hoá trị, liên kết ion.

11. Số oxi hóa là gì?

12. Dựa vào quy tắc để xác định số oxi hóa, xác định hóa trị trong hợp chất ion và cộng hóa trị.

13. Cách xác định chất oxi hóa – khử, chất khử, sự oxi hóa, sự khử.

14. Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron 15. Phân loại phản ứng hóa học

(5)

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Cho biết số oxi hóa của H trong hợp chất CaH2 ?

A. +1 B. -1 C. 0 D. -2

2. Cho biết số oxi hóa của Crom trong ion Cr2O72– là bao nhiêu?

A. +3 B. +6 C. +7 D. không xác định

3. Trong phân tử HNO3, nguyên tử Nitơ có hóa trị là

A. III B. V C. IV CII

4. Trong phân tử CO, hai nguyên tử liên kết với nhau bằng mấy cặp electron chung ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

5. Phân tử nào sau đây có chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực ?

A. CH4 B. CO2 C. H2O D. H2O2

6. Cho biết phân tử nào sau đây có chứa liên kết cho nhận?

A. CO B. SO2 C. H2O2 D. Cả A và B

7. Phân tử nào sau đây chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực ?

A. F2O2 B. F2O C. F2 D. cả A, B, C

8. Cho biết liên kết giữa các phân tử trong mạng tinh thể kim cương thuộc loại liên kết nào ? A. không xác định B. liên kết ion C. liên kết kim loại D. cộng hóa trị 9. Trong các hợp chất cộng hóa trị, loại liên kết nào sau đây bền nhất?

A. liên kết ba B. liên kết đôi C. liên kết đơn D. bền như nhau 10. Cho các giá trị độ âm điện sau: Na (0,93); H (0,22); O (3,44). Kết luận nào sau đây đúng ?

A. Phân tử NaOH vừa chứa liên kết cộng hóa trị vừa chứa liên kết ion B. Phân tử NaOH chỉ chứa liên kết cộng hóa trị

C. Phân tử NaOH chỉ chứa liên kết ion

D. không xác định được liên kết trong phân tử NaOH 11. Phân tử nào sau đây có cực ?

A. CCl4 B. CO2 C. H2O D. Cả A và C đều đúng

12. Cho các liên kết sau: O-H; N-H; F-H; C-H. Thứ tự tăng dần độ phân cực của các liên kết là:

A. O-H < N-H < F-H < C-H B. C-H < N-H < O-H < F-H C. C-H < O-H < N-H < F-H D. O-H < N-H < C-H < F-H

13. Cho phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Clo đóng vai trò gì trong phản ứng trên?

A. chất khử B. chất oxi hóa C. vừa khử vừa oxi hóa D. môi trường 14. Xét phản ứng CuO + H2 → Cu + H2O. Chất oxi hóa trong phản ứng này là:

A. CuO B. H2 C. H2O D. Cu

15. Dãy các chất nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần về số oxi hóa của Nitơ ? A. NO, HNO2, NO2, HNO3 B. NO, NH3, HNO2, KNO3 C. NO, NO2, HNO2, HNO3 D. NO, N2O, NO2, HNO3

(6)

16. Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Al, Zn đốt trong khí clo dư thu được 99 gam muối. Mặt khác cho m gam hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch axit H2SO4 đặc nóng dư thu được 11,2 lít khí SO2

(đktc). Vậy m có giá trị là:

A. 25 gam B. 63,5 gam C. 27 gam D. 29 gam

III. BÀI TẬP TỰ LUẬN

17. Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron theo các sơ đồ phản ứng dưới đây và xác định vai trò từng chất trong mỗi PTHH?

(1) Al + Fe3O4 → Fe + Al2O3

(2) SO2 + KMnO4 + H2O → MnSO4 + K2SO4 + H2SO4

(3) MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

(4) HCl + KMnO4 → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O (5) NaClO3 + HBr → Br2 + NaCl + H2O

(6) Cl2 + K2S2O3 → K2S4O6 + KCl

(7) Cl2 + NaOH  NaCl + NaClO3 + H2O

(8) KMnO4 + FeSO4 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O (9) FexOy + HNO3  Fe(NO3)3 + NO2 + H2O

(10) Al + HNO3  Al(NO3)3 + NO + N2 + H2O (nNO : nN2 = 3 : 2) (11) R + H2SO4  R(NO3)a + SO2 + H2O (R là kim loại có hoá trị a) (12) CH2=CH2 + KMnO4 + H2O  CH2(OH)–CH2(OH) + MnO2 + KOH

18. Cho 8,8 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp và thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng hết với dung dịch HCl 0,5M thu được 6,72 lít khí H2 (đktc).

a. Xác định tên 2 kim loại?

b. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch thu được? Biết axit HCl đã lấy dư 10% so với lượng cần. Coi thể tích dung dịch không thay đổi khi hòa tan kim loại.

19. Cho m gam sắt để ngoài không khí thu được 12 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Xác định m?

(ĐS: 9,52 gam)

20. Hòa tan 42,6 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ (thuộc nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp trong BTH) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% thu được dung dịch A và khí B. Cô cạn dung dịch A thu được 47,55 gam muối khan.

a. Tính thể tích khí B ở (đktc)?

b. Xác định tên hai kim loại?

c. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch A?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Liên hệ với các tác phẩm khác: sự vận động và phát triển trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân (Chữ người tử tù); hình tượng dòng sông (Ai đã đặt tên cho dòng

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số có 3 điểm cực trị lập thành một tam giác vuông.. GIÁ TRỊ LỚN NHẤT, GIÁ TRỊ NHỎ

Câu 42: Gió phơn Tây Nam hoạt động ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần Nam của khu vực Tây Bắc có đặc điểm.. Câu 43: Gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới

Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiểm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động công nghiệp khai khoáng, cơ khí chế tạo,

4) Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong 1 chu kì và 1 nhóm A. 5) Tìm hoá trị cao nhất của các nguyên tố khi tạo hợp chất với Oxi và hiđro. 6) Viết công

Cho NaOH dư vào dung dịch A thu được m gam kết tủa, nung kết tủa này ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn, tính m và a.. Lưu ý: Ngoài

- Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm được thể hiện qua đoạn trích - Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. Đoạn trích Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều của

Liên kết cộng hóa trị không phân cực hình thành giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố như ở trong các đơn chất H 2 , N 2.. Liên kết cộng hoá trị