• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:28/1/2018 Tiết: 23

BÀI 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm khí áp, hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái Đất.

- Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên trái đất, đặc biệt là gió tín phong,gió tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển.

- Sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên trái đất và giải thích các hoàn lưu.

2. Kỹ năng.

- Kỹ năng đọc và phân tích bản đồ - Kỹ năng xác định các hướng gió 3. Thái độ

- Trách nhiệm ý thức bảo vệ các hoàn lưu khí quyển 4. Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp trên hình vẽ, trên bản đồ.

II. CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Bản đồ thế giới.

- Các hình vẽ trong SGK phóng to.

III. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tìm kiếm và sử lí thôngtin( HĐ1, HĐ2)

- Tự tin(HĐ1,HĐ2)

- Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp(HĐ2)

IV.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DH TÍCH CỰC:

- PP Đàm thoại, đặt vấn đê, trực quan, thảo luận nhóm

- Kỹ thuật động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ – cặp đôi - chia sẻ, trình bày 1 phút.

V. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC::

1. ổn định:2’

2.Kiển tra bài cũ:10’

- Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào ?

- Người ta tính nhiệt độ trung bình ngày tháng năm như thế nào ? Hãy tính nhiệt độ trung bình ngày của địa phương A biết nhiệt độ lúc 5h là 20 OC lúc 13h là 30OC lúc 21 h là 25OC.

2-. Bài mới:25’

(2)

Mở bài: Các hiện tượng khí tượng xảy ra tạo thành thời tiết .Trong đó có một yếu tố không bao giờ thiếu trong một bản tin dự báo thời tiết.

Bài Mới:

Hoạt đông của Thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: 10’

1.MT: HS khái niệm được khí áp và biết được các đai khí áp trên TĐ.

KNS: Tìm kiếm và sử lí thôngtin.Tự tin.

Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp.

2. Phương pháp: thực hành trực quan, đàm thoại, giải quyết vấn đề.

3.Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

4. Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa 5. Thời gian: 10p

6. Cách thức tiến hành Bư

ớc 1: GV cho HS nghiên cứu SGK:

- Không khí có trọng lượng hay không ? cho ví dụ chứng minh ?

- Giới thiệu cấu tạo nguyên lí hoạt động của dụng cụ dùng để đo khí áp ?

GV Thông báo khí áp trung bình:

- GV Mở rộng: Hiện nay ngời ta thường dùng hai loại đơn vị để đo khí áp đó là mm thuỷ ngân và đơn vị mmb. (760mm thuỷ ngân =1010mmb).

GV Treo H 50 (Phóng to).

HS Quan sát H50 SGK em hãy cho biết khí áp trên bể mặt Trái Đất phân bố như thế nào

?

- Các đai áp thấp nằm ở những vĩ độ nào ? - Các đai áp cao nằm ở những vĩ độ nào ? Bước 2:

- GV yêu cầu HS trả lời.

- GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: 15’

1.MT: HS Khái niệm được gió và biết được các hoàn lưu khí quyển.

1. Khí áp các đai khí áp trên Trái Đất.

a) Khí áp:

-KN: Là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất.

- Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế.

- Khí áp trung bình (Ngang mực nước biển ) là 766mm thuỷ ngân / 1Cm2.

b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất:

- Các đai khí áp cao: Ven vĩ tuyến 30O ở hai bán cầu về ở hai cực.

- Các đai áp thấp: ven xích đạo và vĩ tuyến 60 ở hai bán cầu.

2. Gió và hoàn lưu khí quyển.

- Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về

(3)

KNS: Tìm kiếm và sử lí thôngtin.Tự tin.

Phản hồi, lắng nghe, tích cực giao tiếp.

2. Phương pháp: thực hành trực quan, đàm thoại, giải quyết vấn đề.

3.Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

4. Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa 5. Thời gian: 10p

6. Cách thức tiến hành B

ước 1: GV cho HS nghiên cứu SGK:

- Dựa vào nội dung SGK em hãy cho biết gió thổi từ nơi có khí áp như thế nào đến nơi có khí áp như thế nào ?

- Quan sát H51, cho biết:

+ hai bên xích đạo loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ đọ 30O Bắc và Nam về xích đạo, là gió gì ?

+ Cũng từ khoảng các vĩ độ 30O Bắc và Nam loại gió thổi quanh năm lênkhoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam gọi là gió gì ?

Quan sát H 51 nêu tên các loại gió .

Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích:

+ Vì so gió tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30O Bắc Và Nam về xích đạo ?

+V ì sao gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng các vĩ độ 30O Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60O Bắc và Nam ?

Bư ớc 2:

- GV yêu cầu HS trả lời.

- GV chuẩn kiến thức.

nơi có khí áp thấp.

- Các loại gió thường xuyên trên Trái Đất.

+ Gió tín phong (Gió Mậu Dịch):

Thổi từ áp cao chí tuyến ở hai bán cầu về xích đạo có hướng lệch về phía Tây.

+ Gió Tây ôn đới: Thổi từ áp cao chí tuyến về khu áp thấp 60O ở hai bán cầu. Có hướng lệch về phía Đông.

+ Gió đông cực : Thổi từ hai cự về khu áp thấp vĩ tuyến 60 ở hai bán cầu có hướng lệch về phía Tây.

Các gió thường xuyên trên Trái Đất tạo thành một hoàn lưu khí quyển.

4.Củng cố:5’

GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.

GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.

- Khí áp là gì ?Tại sao có khí áp - Nguyên nhân nào sinh ra gió ? 5.- Dặn dò:

Về nhà làm tiếp bài tập SGK.

Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.

VI.Rút kinh nghiệm sau bài giảng:

(4)

...

...

...

...

...

...

Duyệt ngày tháng…. Năm 2018

Trần Thị Mai Điệp

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bộ ước lượng ở đây sử dụng phương pháp RBF-NN (mạng nơron RBF) được sử dụng để tính toán ước lượng thành phần phi tuyến bất định. Luật thích nghi được sử dụng để

Hoàn lưu khí quyển: là các hệ thống vòng tròn do sự chuyển động của không khí giữa các đai áp cao và áp thấp tạo thành..

- Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất, đặc biệt là gió tín phong, gió tây ôn đới và hoàn lưu khí quyển.2.

Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo đến cực.. - Tín phong và gió Tây ôn đới là các loại gió thổi

Đặc điểm của SM trên cả hai khu vực được xem xét thông qua hai khía cạnh: (1) Mức độ biến đổi của tốc độ khi có TC hoạt động so với trung bình và (2) Tần suất xuất hiện

- Gió Tín phong và gió Tây ôn đới là hai loại gió thổi thường xuyên tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng trên Trái Đất. BÀI TẬP

- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối

Câu 1 trang 40 SBT Địa Lí 6: Trên hình 12.1 trong SGK có các vệt sao băng, hãy tìm hiểu và cho biết hiện tượng này xảy ra ở tầng khí quyển nào?. Giải thích vì