• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề khảo sát giáo viên lần 1 - Năm 2018

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề khảo sát giáo viên lần 1 - Năm 2018"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC

TRƯỜNG TH MINH TÂN

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN LẦN 1 NĂM HỌC : 2018 – 2019

MÔN : TIẾNG VIỆT (Thời gian: 45 phút)

Câu 1 .a. Điền tiếng có âm đầu ch hay tr vào chỗ chấm.

cây ……...; mái ……….; măng ……;……….chở; màu ……….; …..….cửa; …….

nom; ……. cậy; thủy ………; chiều ………

b. Viết lại các tên riêng nước ngoài, tên tổ chức đoàn thể, danh hiệu, huy chương sau cho đúng chính tả.

- Lui paxtơ, tômát êđixơn, Malaixia, Iuri gagarin; Indônêxia

- Huy chương anh hùng lao động, kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục,

- Công ti vàng bạc đá quý sài gòn, bộ giáo dục và đào tạo, trường mầm non sao mai, Viện hàn lâm Văn chương và Nghệ thuật Pháp

Câu 2

a. Điền dấu câu và sửa lỗi chính tả thích hợp vào đoạn văn sau rồi viết lại cho đúng chính tả:

Trường mới của em sây trên lền ngôi trường cũ lợp lá nhìn từ xa những mảng tường vàng ngói đỏ như những cánh hoa lấp nó trong cây em bước vào lớp vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thương tường vôi trắng cánh cửa xanh bàn ghế gỗ soan đào nổi vân như lụa em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.

b. Tìm các từ ghép có trong đoạn văn trên.

Câu 3. Thầy cô hiểu các từ ngữ sau như thế nào?

tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu.

Bốn biển một nhà,

Câu 4. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

- Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người.

- Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng.

- Những con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.

Câu 5. Thầy cô hãy hướng dẫn học sinh tả cảnh đẹp mùa thu.

**** Hết*****

(2)

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT Câu 1.(2,5đ)

a. Điền tiếng có âm đầu ch hay tr vào chỗ chấm. ( 1đ) mỗi từ đúng 0,1đ

cây tre ; mái che ; măng tre; che chở; màu trắng ; che cửa; trông ( chăm) nom;

trông cậy; thủy chiều ; chiều chuộng

Nếu GV điền các tiếng khác hợp lí vẫn cho điểm

b. Viết lại các tên riêng nước ngoài, tên tổ chức đoàn thể, danh hiệu, huy chương sau cho đúng chính tả. ( 1,5 đ)

- Lu- i Pax-tơ, Tô- mát Ê-đi-xơn, Ma-lai-xi-a, I-u-ri Ga-ga-rin; In-dô-nê-xi-a (0,5đ) - Huy chương Anh hùng lao động, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, ( 0,5đ) - Công ti Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Mầm non Sao

Mai, Viện Hàn lâm Văn chương và Nghệ thuật Pháp (0,5 đ) Câu 2( 2đ)

a. Điền dấu câu và sửa lỗi chính tả thích hợp vào đoạn văn sau rồi viết lại cho đúng chính tả: (1,5đ)- mỗi dấu đúng 0,1 đ; mỗi lỗi sửa đúng 0,1đ

Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây. Em bước vào lớp vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.

(Theo Ngô Quân Miện) b. Tìm các từ ghép có trong đoạn văn trên. (0,5đ- mỗi từ 0,1)

quen thân, bàn ghế,xoan đào ,mùa thu

Câu 3. Thầy cô hiểu các từ ngữ sau như thế nào? ( 1,5đ) tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu.

Bốn biển một nhà,

tự tin: Tin vào bản thân, khả năng của mình tự ti: tự đánh giá mình thấp nên tỏ ra ko tự tin

tự trọng: coi trọng và giữ gìn danh dự, nhân cách của mình tự kiêu: tự coi mình hơn người và tỏ ra coi thường người khác

Bốn biển một nhà: mọi người ở khắp nơi đoàn kết như anh em một nhà Câu 4. ( 1,5đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

- Mới đầu xuân năm kia,/ những hạt thảo quả gieo trên đất rừng//, qua một năm, /

TN CN TN

đã lớn cao tới bụng người.

VN

- Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh// lăn tròn trên những con sóng.

- Những con mang vàng hệt như màu lá khộp// đang ăn cỏ non.

Câu 5. Thầy cô hãy hướng dẫn học sinh tả cảnh đẹp mùa thu.( 2,5 điểm) B1: HD học sinh phân tích đề (0.5 đ)

Văn miêu tả

Nội dung : tả cảnh đẹp mùa thu

(3)

B2: Hướng dẫn học sinh tả theo 3 phần, đúng thể loại văn tả cảnh: (2 điểm) 1. Mở bài: Giới thiệu 01 cảnh đẹp vào mùa thu.(0,5 điểm)

2. Thân bài: (1 điểm)

a. Giới thiệu bao quát cảnh đẹp đó;

b. Tả từng phần của cảnh theo trình tự thời gian hoặc không gian.

- Không khí - Bầu trời - Cảnh vật - Con người

Nét đặc sắc tiêu biểu của mùa thu

3. Kết bài: (0,5 điểm) Cảm nghĩ về cảnh mùa thu

GV : HD dàn ý chi tiết để HS có thể viết được bài văn theo yêu cầu

(4)

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC

TRƯỜNG TH MINH TÂN

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN LẦN 1 NĂM HỌC : 2018 – 2019

MÔN : Toán (Thời gian: 45 phút)

Bài 1 . Đặt tính rồi tính

57,63 +48,87 102,56 – 85,48

68,54 x 3,4 91,44 : 3,6

Bài 2. a) Tính :

9 5 -

9 1

2 1

5 11 7 2 5

3 1248 : 4 – 248 :4 b) Tìm y :

a) 1200: 24 - ( 17 - y) = 36 b) 9 x ( y + 5) = 729

Bài 3. Đồng chí hãy giải bài toán sau theo phương pháp giải toán Tiểu học.

Bao thứ nhất có nhiều hơn bao thứ hai 40 kg gạo. Sau khi mỗi bao bán đi 20 kg gạo thì số gạo còn lại ở bao thứ hai bằng 1/2 số gạo ở bao thứ nhất. Hỏi lúc đầu mỗi bao có bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?

Bài 4. Thầy (cô) hãy chọn và ra một bài toán theo Mức 4 (biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề mới) cho đối tượng học sinh lớp thầy ( cô) phụ trách rồi hướng dẫn học sinh giải bài toán đó.

Bài 5. Nhân ngày 20/11, một cửa hàng bán quần áo hạ giá 10% các mặt hàng so với ngày thường. Tuy vậy cửa hàng vẫn lãi 3,5 % so với giá mua. Hỏi với giá ngày thường thì của hàng lãi bao nhiêu phần trăm so với giá mua ?

**** Hết*****

PHÒNG GD & ĐT YÊN ĐỀ KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG GIÁO VIÊN LẦN

(5)

LẠC

TRƯỜNG TH MINH TÂN

1

NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ THI DÀNH CHO GV DẠY MĨ THUẬT (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao

đề)

Câu 1. Hãy nêu mục đích và nguyên tắc đánh giá học sinh Tiểu học theo Văn bản hợp nhất 03/ BGD- ĐT năm 2016 về đánh giá học sinh Tiểu học (2 điểm).

Câu 2. Đồng chí hãy nêu các bước của quy trình dạy học mĩ thuật theo phương pháp dạy học mới của Đan Mạch “Vẽ biểu cảm”. (3 điểm)

Câu 3. Đ/c hãy nêu mục tiêu dạy học của môn Mĩ thuật ở Tiểu học. (2 điểm).

Câu 4. Đồng chí đã và sẽ làm gì để nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở trường tiểu học mình đang công tác . (3 điểm)

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC

TRƯỜNG TH MINH TÂN

ĐỀ KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG GIÁO VIÊN LẦN 1

NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ THI DÀNH CHO GV DẠY MĨ THUẬT (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao

đề)

Câu 1. Hãy nêu mục đích và nguyên tắc đánh giá học sinh Tiểu học theo Văn bản hợp nhất 03/ BGD- ĐT năm 2016 về đánh giá học sinh Tiểu học.

Câu 2. Đồng chí hãy nêu các bước của quy trình dạy học mĩ thuật theo phương pháp dạy học mới của Đan Mạch “Vẽ biểu cảm”?

Câu 3. Đ/c hãy nêu mục tiêu dạy học của môn Mĩ thuật ở Tiểu học. (2 điểm).

Câu 4. Đồng chí đã và sẽ làm gì để nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở trường tiểu học mình đang công tác . (3 điểm)

(6)

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC

TRƯỜNG TH MINH TÂN ĐỀ KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ THI DÀNH CHO GV DẠY ÂM NHẠC (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Hãy nêu mục đích và nguyên tắc đánh giá học sinh Tiểu học theo Văn bản hợp nhất 03/ BGD- ĐT năm 2016 về đánh giá học sinh Tiểu học.(3 điểm).

Câu 2. Đ/c hãy nêu mục tiêu dạy học của môn Âm nhạc ở Tiểu học? (2 điểm).

Câu 3. Quy trình các bước một tiết dạy Tập đọc nhạc ở lớp 4, 5 ( 2điểm).

Câu 4. Đồng chí đã và sẽ làm gì để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn Âm nhạc ở tiểu học . (3 điểm).

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC

TRƯỜNG TH MINH TÂN

ĐỀ KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ THI DÀNH CHO GV DẠY ÂM NHẠC

(Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1. Hãy nêu mục đích và nguyên tắc đánh giá học sinh Tiểu học theo Văn bản hợp nhất 03/ BGD- ĐT năm 2016 về đánh giá học sinh Tiểu học.(3 điểm).

Câu 2. Đ/c hãy nêu mục tiêu dạy học của môn Âm nhạc ở Tiểu học? (2 điểm).

Câu 3. Quy trình các bước một tiết dạy Tập đọc nhạc ở lớp 4, 5 ( 2điểm).

Câu 4. Đồng chí đã và sẽ làm gì để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn Âm nhạc ở tiểu học . (3 điểm).

(7)

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC TRƯỜNG TH MINH TÂN

ĐỀ KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ THI DÀNH CHO DẠY THỂ DỤC

(Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Câu 1. Hãy nêu mục đích và nguyên tắc đánh giá học sinh Tiểu học theo Văn bản hợp nhất 03/ BGD- ĐT năm 2016 về đánh giá học sinh Tiểu học.(3 điểm).

Câu 2. Nêu cách thức tổ chức trò chơi vận động cho học sinh Tiểu học.

Câu 2. Đ/c hãy nêu mục tiêu dạy học bài thể dục phát triển chung ở TH? Nêu các động tác của Bài thể dục Phát triển chung của lớp mình phụ trách. ( 2điểm)

Câu 4. Đồng chí hãy nêu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Thể dục ở tiểu học mình đang công tác. ( 3điểm)

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC TRƯỜNG TH MINH TÂN

ĐỀ KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ THI DÀNH CHO DẠY THỂ DỤC

(Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Hãy nêu mục đích và nguyên tắc đánh giá học sinh Tiểu học theo Văn bản hợp nhất 03/ BGD- ĐT năm 2016 về đánh giá học sinh Tiểu học.(3 điểm).

Câu 2. Nêu cách thức tổ chức trò chơi vận động cho học sinh Tiểu học.

(8)

Câu 2. Đ/c hãy nêu mục tiêu dạy học bài thể dục phát triển chung ở TH? Nêu các động tác của Bài thể dục Phát triển chung của lớp mình phụ trách. ( 2điểm)

Câu 4. Đồng chí hãy nêu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Thể dục ở tiểu học mình đang công tác. ( 3điểm)

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC TRƯỜNG TH MINH TÂN

ĐỀ KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ THI DÀNH CHO GV DẠY TIẾNG ANH (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao

đề)

Câu 1. Hãy nêu mục đích và nguyên tắc đánh giá học sinh Tiểu học theo Văn bản hợp nhất 03/ BGD- ĐT năm 2016 về đánh giá học sinh Tiểu học.(3 điểm).

Câu 2. Khi sử dụng phương pháp trò chơi trong môn Tiếng Anh, giáo viên cần lưu ý điều gì?

( 2 điểm)

Câu 3 . Đồng chí sẽ làm gì để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn Tiếng Anh ở tiểu học . (2 điểm).

Câu 4. Đồng chí đã và sẽ sử dụng những biện biện pháp nào để nâng cao chất lượng dạy – học kĩ năng nghe – nói môn Tiếng Anh ở tiểu học tại trường mình đang công tác. (3 điểm)

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC TRƯỜNG TH MINH TÂN

ĐỀ KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ THI DÀNH CHO GV DẠY TIẾNG ANH (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao

đề)

(9)

Câu 1. Hãy nêu mục đích và nguyên tắc đánh giá học sinh Tiểu học theo Văn bản hợp nhất 03/ BGD- ĐT năm 2016 về đánh giá học sinh Tiểu học.(3 điểm).

Câu 2. Khi sử dụng phương pháp trò chơi trong môn Tiếng Anh, giáo viên cần lưu ý điều gì?

( 2 điểm)

Câu 3. Đồng chí sẽ làm gì để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn Tiếng Anh ở tiểu học . (2 điểm).

Câu 4. Đồng chí đã và sẽ sử dụng những biện biện pháp nào để nâng cao chất lượng dạy – học kĩ năng nghe- nói môn Tiếng Anh ở tiểu học tại trường mình đang công tác. (3 điểm)

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC TRƯỜNG TH MINH TÂN

ĐỀ KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ THI DÀNH CHO GV DẠY TIN HỌC (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao

đề)

Câu 1. Hãy nêu mục đích và nguyên tắc đánh giá học sinh Tiểu học theo Văn bản hợp nhất 03/ BGD- ĐT năm 2016 về đánh giá học sinh Tiểu học.(3 điểm).

Câu 2. Để thiết kế giáo án Elearning đạt kết quả cao, theo đồng chí cần phải có những điều kiện gì?( 2điểm)

Câu 3. Đồng chí sẽ làm gì để ứng dụng tốt công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học?( 2điểm)

Câu 4. Đồng chí hãy nêu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Tin học ở tiểu học tại trường mình đang công tác. (3 điểm)

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC TRƯỜNG TH MINH TÂN

ĐỀ KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ THI DÀNH CHO GV DẠY TIN HỌC

(10)

(Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Hãy nêu mục đích và nguyên tắc đánh giá học sinh Tiểu học theo Văn bản hợp nhất 03/ BGD- ĐT năm 2016 về đánh giá học sinh Tiểu học.(3 điểm).

Câu 2. Để thiết kế giáo án Elearning đạt kết quả cao, theo đồng chí cần phải có những điều kiện gì?( 2điểm)

Câu 3. Đồng chí sẽ làm gì để ứng dụng tốt công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học?( 2điểm)

Câu 4: Đồng chí hãy nêu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Tin học ở tiểu học tại trường mình đang công tác. (3 điểm)

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN MĨ THUẬT Câu 1

Mục đích đánh giá

1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

2. Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét3, tham gia nhận xét4; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

Nguyên tắc: Điều 4. Yêu cầu đánh giá

1.Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.

(11)

2. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

3. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận xét;

kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

4. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Câu 2: Đồng chí hãy nêu các bước của quy trình dạy học mĩ thuật theo phương pháp dạy học mới của Đan Mạch “Vẽ biểu cảm”?

Bước 1: Quan sát và vẽ không nhìn giấy.

Bước 2: Thảo luận về các đường nét biểu cảm

Bước 3: Thể hiện tranh đường nét bằng màu sắc

Bước 4: Thảo luận về nội dung, trưng bày kết quả

Câu 3 : Mục tiêu dạy học của môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học là:

- Giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩ thuật.

- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về môn mĩ thuật, hình thành và củng cố các kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trong chương trình.

- Bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới.

- Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật của học sinh.

Câu 4 : Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Mĩ thuật ở tiểu học : - Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của môn mĩ thuật đã đề ra cho bậc tiểu học.

- Thiết kế bài phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát.

- Trong mỗi tiết học, giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học để luôn luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, tránh giờ học tẻ nhạt, khô cứng.

- Có thể đưa các trò chơi hổ trợ cho nội dung bài học khi thấy cần thiết, phù hợp.

- Tạo mọi điều kiện để tất cả học sinh chủ động, tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả các hoạt động, quan tâm nhiều hơn đến các học sinh nhút nhát, chưa tích cực hoạt động.

- Tất cả các bài thực hành của học sinh đều phải được giáo viên đánh giá thường xuyên theo quy định đánh giá của Bộ.

- Không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh. Nên lấy động viên, khích lệ là chính, cố gắng tìm những ưu điểm dù nhỏ nhất ở từng học sinh để kịp thời động viên, khen ngợi.

- Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học.

- Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học.

- Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp.

- Ứng dụng thông tin phần mềm công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật như qua đĩa, băng hình, ... có như vậy chất lượng học tập mới đạt kết quả cao.

(12)

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ÂM NHẠC

Câu 1. Hãy nêu mục đích và nguyên tắc đánh giá học sinh Tiểu học theo Văn bản hợp nhất 03/ BGD- ĐT năm 2016 về đánh giá học sinh Tiểu học.(3 điểm).

Câu 2. Đ/c hãy nêu mục tiêu dạy học của môn Âm nhạc ở Tiểu học? (2 điểm).

Câu 3. Quy trình các bước một tiết dạy Tập đọc nhạc ở lớp 4, 5 ( 2điểm).

Câu 4. Đồng chí đã và sẽ làm gì để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn Âm nhạc ở tiểu học . (3 điểm).

Câu 1

Mục đích đánh giá

1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

2. Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét3, tham gia nhận xét4; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

Nguyên tắc: Điều 4. Yêu cầu đánh giá

1.Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.

2. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

(13)

3. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận xét;

kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

4. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Câu 2 : Mục tiêu dạy học của môn Âm nhạc ở trường Tiểu học là:

Dạy môn âm nhạc không nhằm đào tạo các em thành những người hành nghề âm nhạc mà mục đích chính là thông qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng các môn học khác thực hiện mục tiêu của nhà trường phổ thông và mục tiêu cấp học.

Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ của học sinh, tạo cho các em một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định góp phần giáo dục toàn diện cà hài hòa nhân cách.

Rèn luyện một số kỹ năng đơn giản về ca hát và tập đọc nhạc, bước đầu biết hát diễn cảm.

Khích lệ HS hăng hái tham gia các hoạt động âm nhạc. Làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh tạo điều kiện cho các em bộc lộ rõ phát triển năng khiếu.

Câu 3. (2 điểm) Quy trình các bước một tiết dạy Tập đọc nhạc ở lớp 4, 5:

Giới thiệu bài Tập đọc nhạc

Tập nói tên nốt nhạc

Luyện tập cao độ

Luyện tập tiết tấu

Tập đọc từng câu

Tập đọc cả bài

Ghép lời ca

Củng cố, kiểm tra

Câu 4: (3 điểm) Biện pháp ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng học sinh của lớp mình (bộ môn được phân công giảng dạy):

- Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng CNTT: nâng cao năng lực sử dụng các thiết bị dạy học: máy chiêu, máy thu, máy ghi âm,…

- Vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học sử dụng thành thạo đồ dùng dạy học sẵn có đồng thời biết tự làm và sử dụng bộ nốt nhạc bằng nam châm và các nhạc cụ gõ đệm của môn âm nhạc.

- Nghiên cứu kĩ bài dạy, chương trình âm nhạc Tiểu học để soạn bài và ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

Nhận thức được điều đó, việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, được nhà trường triển khai một cách đầy đủ và thiết thực nhất.

* Một số hoạt động điển hình về ứng dụng CNTT trong dạy – học được giáo viên thực hiện thành công và mang lại hiệu quả cao như:

(14)

Tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng;

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng để tạo bài giảng điện tử như MS Powerpoint, Violet, iSpring Presenter và các phần mềm dựng phim, nhạc…

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ làm đề thi/kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh như McMix, Quest, MS Excel…

Sử dụng diễn đàn, email như một phương tiện để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên các trường bạn trong cả nước.

Triển khai các tiết học có ứng dụng CNTT, có sử dụng bài giảng điện tử. Đoàn thanh niên nhà trường cũng tổ chức ghi hình để dự giờ tập thể (ghi hình tiết dạy sau đó tổ chức chiếu lại để cả chi đoàn GV dự giờ, phân tích, góp ý xây dựng bài).

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN THỂ DỤC

Câu 2 : (3,5 điểm) Nêu cách thức tổ chức trò chơi vận động cho học sinh Tiểu học.

Nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, thời gian chơi, giải thưởng (nếu có)

HS thực hiện trò chơi

Nhận xét, đánh giá, rút ra ý nghĩa của trò chơi.

Quy trình thực hiện cụ thể

Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.

Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:

Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.

Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)

Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…

Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có) Bước 3: Thực hiện trò chơi

Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau:

Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.

Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.

Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

Câu 2. (4 điểm)

Mục tiêu dạy học bài thể dục phát triển chung ở Tiểu học là:

- Góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh phát triển các tố chất thể lực, tiếp tục hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể thao cho học sinh.

- Trang bị cho học sinh một số hiểu biết những kỹ năng cơ bản về đội hình đội ngũ, thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, củng cố và làm giàu thêm vốn kỹ năng vận động cơ bản cần thiết thường gặp trong đời sống hàng ngày như: Đi, chạy, nhảy, ném, mang vác... được phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, gới tính của các em.

(15)

- Góp phần giáo dục đạo đức, và rèn luyện cho học sinh có được nề nếp tập luyện thể dục thể thao, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nếp sống vui tươi lành mạnh có tính kỹ thuật cao trong tập luyện.

- Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để tự tập luyện và vui chơi hàng ngày.

Lớp 3: Bài thể dục phát triển chung lớp 3 có 8 động tác. Đó là: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy, điều hòa.

Lớp 5: Bài thể dục phát triển chung lớp 5 có 9 động tác. Đó là: vươn thở, tay, ngực, chân, bụng, vặn mình, toàn thân, nhảy, điều hòa.

Câu 4: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Thể dục ở tiểu học

Trong giảng dạy từng bài tôi luôn nghiên cứu kĩ và nắm vững mục tiêu, yêu cầu, kiến thức của bài dạy.

Lựa chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học khi lên lớp.

Khen thưởng, động viên kịp thời khi học sinh thực hiện tốt.

Nhắc nhở, uốn nắn sửa sai cho những học sinh yếu, kém.

Luôn lắng nghe ý kiến về những khó khăn của học sinh, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho các em.

Giáo viên luôn tạo niềm vui, gây hứng thú trong giờ học.

Phối hợp cùng Giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc nhắc nhở động viên các em trong học tập cũng như trong tập luyện

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG ANH

Câu 2. Khi sử dụng phương pháp trò chơi trong môn Tiếng Anh, giáo viên cần lưu ý điều gì?

( 2 điểm)

-. Giáo viên phải giải thích rõ mục đích của trò chơi.

-. Học sinh phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi, trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện.

-. Sau khi chơi, GV cần tổng kết lại cho HS thấy được các em đã học được những gì qua trò chơi.

Câu 3 . Đồng chí sẽ làm gì để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn Tiếng Anh ở tiểu học . (2 điểm).

* Một số hoạt động điển hình về ứng dụng CNTT trong dạy – học được giáo viên thực hiện thành công và mang lại hiệu quả cao như:

Tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng;

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng để tạo bài giảng điện tử như MS Powerpoint, Violet, iSpring Presenter và các phần mềm dựng phim, nhạc…

(16)

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ làm đề thi/kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh như McMix, Quest, MS Excel…

Sử dụng diễn đàn, email như một phương tiện để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên các trường bạn trong cả nước.

Triển khai các tiết học có ứng dụng CNTT, có sử dụng bài giảng điện tử

Hươngs dẫn HS học với các trang webside, các phần mềm dạy học TA phù hợp, tham gia các sân chơi TA trên mạng,..

Câu 4. Đồng chí đã và sẽ sử dụng những biện biện pháp nào để nâng cao chất lượng dạy – học kĩ năng nghe – nói môn Tiếng Anh ở tiểu học tại trường mình đang công tác. (3 điểm)

(17)

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC

TRƯỜNG TH MINH TÂN

ĐỀ KHẢO SÁT BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC : 2014 – 2015

MODUL: 12-15-16 (Thời gian: 45 phút)

Câu 1 . Theo đồng chí tại sao phải tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học? Ngoài yêu cầu tích hợp trong chương trình môn học các môn, đồng chí đã thực hiện tích hợp thêm những nội dung nào?

Câu 2. Đồng chí hãy nêu các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. Đồng chí đã sử dụng những phương pháp dạy học tích cực nào? Hãy thiết kế một hoạt động ở một bài dạy mà lớp đồng chí đang dạy có sử dụng một trong các phương pháp trên.

Câu 3. Thế nào là kĩ thật dạy học tích cực? Hãy nêu các kĩ thuật dạy học tích cực và cho biết một số yêu cầu cụ thể khi sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi ? Lấy ví dụ cụ thể.

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC

TRƯỜNG TH MINH TÂN

ĐỀ KHẢO SÁT BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC : 2014 – 2015

MODUL: 12-15-16 (Thời gian: 45 phút)

Câu 1 . Theo đồng chí tại sao phải tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học? Ngoài yêu cầu tích hợp trong chương trình môn học các môn, đồng chí đã thực hiện tích hợp thêm những nội dung nào?

Câu 2. Đồng chí hãy nêu các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. Đồng chí đã sử dụng những phương pháp dạy học tích cực nào? Hãy thiết kế một hoạt động ở một bài dạy mà lớp đồng chí đang dạy có sử dụng một trong các phương pháp trên.

Câu 3. Thế nào là kĩ thật dạy học tích cực? Hãy nêu các kĩ thuật dạy học tích cực và cho biết một số yêu cầu cụ thể khi sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi ? Lấy ví dụ cụ thể.

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC

TRƯỜNG TH MINH TÂN

ĐỀ KHẢO SÁT BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC : 2014 – 2015

MODUL: 12-15-16 (Thời gian: 45 phút)

Câu 1 . Theo đồng chí tại sao phải tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học? Ngoài yêu cầu tích hợp trong chương trình môn học các môn, đồng chí đã thực hiện tích hợp thêm những nội dung nào?

(18)

Câu 2. Đồng chí hãy nêu các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. Đồng chí đã sử dụng những phương pháp dạy học tích cực nào? Hãy thiết kế một hoạt động ở một bài dạy mà lớp đồng chí đang dạy có sử dụng một trong các phương pháp trên.

Câu 3. Thế nào là kĩ thật dạy học tích cực? Hãy nêu các kĩ thuật dạy học tích cực và cho biết một số yêu cầu cụ thể khi sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi ? Lấy ví dụ cụ thể.

Tăng cường năng lực triển khai dạy học- Một số kĩ thuật dạy học ở tiểu học:

Gồm 15 tiết (Mã mô đun TH16)

1.Mở đầu: Kỹ thuật dạy học (KTDH): Là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập. Bên cạnh các KTDH thường dùng, có thể kể đến một số KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: Kỹ thuật công não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp…

(19)

1.Khái niệm: Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Sự phân biệt giữa KTDH và PPDH nhiều khi không rõ rang. Có thể hiểu rằng: Khi sử dụng PPDH ta cần phải có các kĩ thuật dạy học. Ví dụ: Khi sử dụng PP đàm thoại GV phải có kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Kĩ thuật đặt câu hỏi: Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS – GV và HS – HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn. Trong dạy học theo PP cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới. Để đánh giá kết quả học tập của HS, HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ.

*Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1.Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học; 2.Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; 3.Đúng lúc, đúng chỗ; 4.Phù hợp với trình độ HS; 5.Kích thích suy nghĩ của HS; 6.Phù hợp với thời gian thực tế; 7.Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; 8.Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích; 9.Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.

* Khi nêu câu hỏi cho HS cần chú ý: 1.Đưa ra câu hỏi với một thái độ khuyến khích, với giọng nói ôn tồn, nhẹ nhàng. 2.Thu hút sự chú ý của HS trước khi nêu câu hỏi. 3.Chú ý phân bố hợp lí số HS được chỉ định trả lời. 4.Chú ý khuyến khích những HS rụt rè, chậm chạp.

5.Sử dụng câu hỏi mở và câu hỏi đóng phù hợp với từng trường hợp. 6.Khi kiểm tra sử dụng câu hỏi đóng; 7. Khi cần mở rộng ý ta dùng câu hỏi mở. Ví dụ: Em có nhận xét gì về bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ? 8.Không nên nêu những câu hỏi quá đơn giản. Ví dụ : Đối với HS lớp 4, 5 mà GV nêu: Các em xem có mấy hình vẽ? Hoặc hỏi HS: Hiểu chưa?

2. Kĩ thuật dạy học theo góc: Học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. Học theo góc người học được lựa chọn họat động và phong cách học: Cơ hội “Khám phá”, ‘Thực hành”; Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo; Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của người dạy; Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm.

+ Do vậy, học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi. Ví dụ: Với chủ đề môi trường hoặc giao thông có thể tổ chức các góc: Viết; Đọc; Vẽ tranh: Xem băng hình; Thảo luận...về nội dung chủ đề.

*Áp dụng: Tổ chức học theo góc trong tiết ôn tập về toán. Góc HS giỏi; Góc HS còn yếu;

Góc HS trung bình đến khá

3. Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực. *Mục đích: Cập nhật và hệ thống hoá một số kĩ thuật trong lắng nghe và phản hồi tích cực, áp dụng vào dạy học các môn học.

• A. Lắng nghe tích cực *Đặc tính: Lắng nghe tích cực là khả năng ngừng suy nghĩ và làm việc của mình để hoàn toàn tập trung vào những gì mà ai đó đang nói. Lắng nghe là một mặt của giao tiếp trong cuộc sống.

(20)

• *Kỹ năng lắng nghe tích cực không phải là một kỹ năng bẩm sinh của mỗi người. Bất cứ ai muốn thành công trong học tập, giảng dạy, công việc khác, phải trau dồi nó và học cách làm chủ nó. Lắng nghe tích cực bắt đầu với sự sẵn sàng nhận ra giá trị trong mọi cuộc đối thoại bạn tham gia.

• *Có thể dùng để: Thu thập, phân tích thông tin, hiểu biết, giải trí và học hỏi. Cảm thông trong những mối quan hệ giữa người với người.

• 1.Thế nào là lắng nghe tích cực? Lắng nghe tích cực là khả năng ngừng suy nghĩ và làm việc của mình để hoàn toàn tập trung vào những gì mà ai đó đang nói. Lắng nghe là một mặt của giao tiếp trong cuộc sống

• 2.Cách thực hiện: Lắng nghe bao gồm 5 hoạt động liên quan với nhau và hầu như đều xảy ra theo một chuỗi liên tiếp:

• - Tham dự: Nghe thông tin một cách tự nhiên và ghi chép.

• - Diễn giải (phân tích thông tin): gắn ý nghĩa của lời nói dựa theo giá trị, ý kiến, kỳ vọng, vai trò, yêu cầu, trình độ của bạn.

• - Ghi nhớ: Lưu giữ thông tin để tham khảo sau này.

• - Đánh giá: ứng dụng kỹ năng phân tích phê bình để đo lường những nhận xét của diễn giả.

• - Đáp lại: Phản hồi lại khi bạn đánh giá thông tin của người nói. Tóm lại việc lắng nghe đòi hỏi sự phối hợp các hoạt động thể chất và tinh thần, nên nó bị chi phối bởi các rào cản về cả hai hoạt động đó. Bởi vậy, muốn lắng nghe tích cực cần phải rèn luyện để nhận biết và sửa chữa những rào cản đó.

*Đối với HS tiểu học, do đặc điểm tâm lí lứa tuổi, muốn các em lắng nghe tích cực, GV phải có kĩ thuật.

• + Nghĩa là phải tạo cho các em có đầy đủ thể chất và tinh thần.

• + Tạo khí thế học tập cho HS ngay từ đầu tiết học: Lời nói, cử chỉ, ánh mắt thân thiện; Không nên quở trách, răn dạy, bắt phạt, v.v…

• + Giới thiệu bài hấp dẫn

• + Khi giảng bài không nên đi lại nhiều

• + Giọng nói của GV phải phù hợp

• + Khi HS có biểu hiện mệt mỏi, GV phải tổ chức cho các em thư giãn

• B. Phản hồi tích cực: Cách thực hiện:

• Đối với HS tiểu học, GV cần có thái độ khuyến khích HS phản hồi bằng giọng nói, cử chỉ nhẹ nhàng, đánh giá ý kiến của HS trên tinh thần động viên, khen những ý kiến đúng.

• Phương pháp trò chơi trong đổi mới PP dạy học ở Tiểu học Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong

(21)

đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.

4.Kĩ thuật tổ chức trò chơi học tập: Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.

1.Quy trình thực hiện

• Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.

• Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:

• - Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.

• - Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)

• - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…

• - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có)

• Bước 3: Thực hiện trò chơi

• Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau:

• - Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.

2. Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.

• 3. Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

2.Ưu điểm

• - Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.

• - Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.

• - Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS.

3.Nhược điểm:

• - Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.

• - Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.

• Một số điều cần lưu ý

• Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học Ngữ văn ở tất cả các lớp của bậc học phổ thông, trong đó có dạy học Tiếng việt ở Tiểu học.

4.Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau:

• - Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:

• + Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.

(22)

• + Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.

• + Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.

• + Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ

• - Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.

• - Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.

4. Các kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác: Các lí do áp dụng kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực; Tăng cường hiệu quả học tập; Tăng cường trách nhiệm cá nhân; Yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau; Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm

*Một số kĩ thuật DH mang tính hợp tác.

1. thuật “Khăn trải bàn”

a. Thế nào là kĩ thuật “khăn trải bàn”? Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: 1- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực; 2- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS; 3- Phát triển mô hình có

sự tương tác giữa HS với HS.

2.Cách tiến hành thuật “Khăn trải bàn”

- Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm)(có thể nhiều người hơn) - Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa (xem sơ đồ ở file đính kèm)

- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…)

- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm

việc độc lập trong khoảng vài phút

- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu

trả lời

- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)

Một vài ý kiến cá nhân với kĩ thuật “Khăn trải bàn”

- Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.

- Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học

sinh cùng nghiên cứu một chủ đề.

- Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn - Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.

Cách tổ chức: Kĩ thuật khăn trải bàn:

- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm.

- Cá nhân trả lời câu hỏi và viết trên phần xung quanh.

- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa.

- Treo SP, trình bày.

(23)

*Đối với chương trình tiểu học, GV chọn những nội dung phù hợp để tổ chức kĩ thuật khăn trải bàn.

Ví dụ 1 : Bài Năng lượng (Khoa học 5)

Yêu cầu bài tập : Hãy nói tên một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc, … (câu hỏi này có nhiều đáp án)

Ví dụ 2 : Bài Mở rộng vốn từ : Công dân (LT&C lớp 5)

Bài tập 2 : Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào nhóm thích hợp: Công cộng, công bằng, …

a) Công có nghĩa là của Nhà nước b) Công có nghĩa là “không thiên vị Ví dụ 3: Bài Sự biến đổi hóa học.

Yêu cầu: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có sự biến đổi hóa học ? Tại sao?

+ Nếu có ghế rời thì có thể tổ chức kĩ thuật khăn trải bàn.

2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép” Thế nào là kĩ thuật “Các mảnh ghép”?

Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:

+ Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp + Kích thích sự tham gia tích cực của HS:

Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).

Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”

VÒNG 1 Hoạt động theo nhóm 3 người. Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C). Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao. Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm

VÒNG 2: Hình thành nhóm 3 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3)

• Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau

• Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết

• Lời giải được ghi rõ trên bảng Ví dụ Chủ đề: Câu tiếng Việt: * Vòng 1:

Nhiệm vụ 1: Thế nào là câu đơn? Nêu và phân tích VD minh họa Nhiệm vụ 2: Thế nào là câu ghép? Nêu và phân tích VD minh họa Nhiệm vụ 3: Thế nào là câu phức? Nêu và phân tích VD minh họa

(24)

* Vòng 2: Câu đơn, câu phức và câu ghép khác nhau ở điểm nào? Phân tích VD minh hoạ.

Câu 1: (2.0 đ) Các bước biên soạn một đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN Bước 1. Xác định mục đích kiểm tra:

1. Căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra 2. Căn cứ vào chuẩn KT-KN

3. Căn cứ vào thực tế học tập của học sinh Bước 2. Xác định hình thức kiểm tra:

1. Đề kiểm tra tự luận;

2. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra - Các bước cơ bản:

B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;

B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;

B3. Phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;

B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề ... tương ứng với tỉ lệ %;

B6. Tính số điểm và Q.Đ số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;

B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;

B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;

B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. ? Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận - Cần đảm bảo nguyên tắc:

1. Mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm;

2. Số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.

Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm - cần đảm bảo các yêu cầu:

1. Nội dung: khoa học và chính xác;

2. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;

3. Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra - Gồm các bước sau:

B1. Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, B2. Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề,

B3. Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

* (Nêu được tên 6 bước, mỗi bước 0.2 điểm. = 1.2 đ

Nêu được nội dung mỗi bước cho 0.1 điểm. Riêng nội dung bước 3 cho 0.3 đ) Câu 2: (2.0 đ)

1. Như thế nào là giáo án điện tử và bài giảng điện tử ? (0.5 điểm) - Giáo án điện tử: (0.2 đ)

+ Giáo án điện tử là bài soạn trên máy tính (giáo án “nền”) có kèm theo một bài giảng điện tử.

(25)

+ Giáo án nền (soạn trên máy tính): bao gồm toàn bộ các thành tố của quá trình dạy – học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức dạy – học, kiểm tra đánh giá), đồng thời phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu của bộ môn.

- Bài giảng điện tử: (0.3 đ)

+ Bài giảng điện tử: chủ yếu chỉ gồm những nội dung dạy – học được chọn lọc từ “giáo án nền” để trình bày trên lớp bằng máy tính – nhờ các phần mềm chuyên dụng với những hiệu ứng minh họa.

+ Bài giảng điện tử là bài giảng có dùng máy tính hỗ trợ, được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng và có thể trình chiếu để thay thế cho bài giảng viết tay.

+ Bài giảng điện tử là một bộ phận của giáo án điện tử, không bao gồm toàn bộ các thành tố của quá trình dạy – học.

2. Những yêu cầu cần đạt của bài giảng điện tử (1.5 đ)

Yêu cầu Điểm

I. Thể hiện được mục tiêu bài giảng 0.3 đ

- Về kiến thức (0.1 đ)

- Về kỷ năng (0.1 đ)

- Về thái độ (0.1 đ)

II. Thể hiện được nội dung kiến thức 0.3 đ

- Đầy đủ, chính xác (0.1 đ)

- Thiết kế có hệ thống (0.1 đ)

- Nổi bật trọng tâm (0.1 đ)

III. Thể hiện được phương pháp 0.4 đ

- Rèn luyện được kỷ năng cho học sinh (0.1 đ)

- Lựa chọn được hoạt động thích hợp thể hiện tính tích cực của học sinh (0.1 đ)

- Vận dụng linh hoạt các phương pháp (0.1 đ)

- Đầy đủ 4 bước lên lớp: Bài cũ (1), Bài mới (2), Củng cố (3), Hướng dẫn – Dặn dò (4)

(0.1 đ) IV. Kỷ thuật ứng dụng công nghệ thông tin 0.5 đ 1. Thể hiện silide theo hệ thống kiến thức. Các thông tin có sự liên kết, dể

thao tác, dể di chuyển đến các slide, menu .. (0.1 đ) 2. Tổ chức kiến thức trên một silide hợp lý. Đảm bảo tính thẩm mỹ và sư

phạm (màu sắc, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh phù hợp, hấp dẫn (nhưng không phân tán sự chú ý của HS)

(0.1 đ) 3. Giao diện nhất quán, cấu trúc đề mục bài giảng rõ ràng (0.1 đ) 4. Sử dụng các phần mềm hổ trợ phù hợp với đặc thù bộ môn. Kích thích

các giác quan của người học để ghi nhớ và xử lí thông tin. (0.1 đ) 5. Tư liệu phục vụ bài giảng phù hợp, vừa phải, đưa vào đúng lúc, hiệu quả (0.1 đ)

(26)
nhận xét3, t xét4;

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:.. Hoạt động của gv A.. Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết

Đồng thời tạo ra được sự phối hợp chặc chẽ giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp hiện đại; Phải căn cứ vào những nhận thức mới của học sinh về đạo đức,

- Học sinh biết dựa vào gợi ý sơ lược về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nhân vật chính và sự việc kết thúc để tưởng tượng và kể lại được diễn biến các sự việc xảy

* Giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi : Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ hoạt động góc trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai

Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là

Các hoạt động khác cũng được đánh giá cao hơn các yếu tố khác, bao gồm: sự động viên, khuyến khích của lãnh đạo về những ý tưởng mới, phương pháp mới trong dạy học và giáo dục; sự yêu

* Cách thực hiện biện pháp: Điều chỉnh chuẩn năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên dựa trên các cách tiếp cận khác nhau: Xem xét tất cả các yếu tố và hoạt động của giáo viên tiểu học

đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh thông qua việc tham gia các hoạt động giáo dục; nâng cao năng lực huy động và phối hợp với các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức