• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hội thảo quốc tế “An sinh xã hội cho khu vực phi chính thức:

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hội thảo quốc tế “An sinh xã hội cho khu vực phi chính thức: "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Xã hội học số 2 (118), 2012

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

135

Hội thảo quốc tế “An sinh xã hội cho khu vực phi chính thức:

vấn đề và triển vọng”

Trong khuôn khổ hoạt động của dự án “Phát triển hệ thống an sinh xã hội (ASXH) cho khu vực phi chính thức ở Việt Nam, một cuộc Hội thảo quốc tế về “An sinh xã hội cho khu vực phi chính thức: Vấn đề và triển vọng” đã được tổ chức trong hai ngày 28- 29/3/2012 tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Hội thảo trao đổi về các chủ đề xoay quanh 2 trục chính là: i) hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam và ii) lao động khu vực phi chính thức và các vấn đề về ASXH của khu vực này. Hai nội dung chính này được trao đổi và thảo luận trong 6 phiên họp:

Phiên “Những vấn đề lý luận, chính sách về ASXH” đặt ra các vấn đề về việc xem xét lại các khái niệm. Việc làm rõ khái niệm không chỉ là quan trọng đối với giới nghiên cứu mà còn cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách. Bởi chỉ khi có khung khái niệm đúng chúng ta mới định hướng đúng tư duy và đưa ra các chính sách phù hợp. Các kiến nghị từ giới nghiên cứu luật học nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về ASXH trong thời gian tới không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn cao. Chẳng hạn như đề xuất xây dựng hệ thống ASXH có tính chủ động, tích cực, đảm bảo cho việc xây dựng một hệ thống ASXH đa tầng, linh hoạt, bền vững, có thể hỗ trợ lẫn nhau, công bằng về trách nhiệm và lợi ích, chia sẻ rủi ro, hướng tới bao phủ toàn dân, tập trung hỗ trợ cho những đối tượng thuộc khu vực phi chính thức, những người nghèo, hộ nghèo, những đối tượng dễ bị tổn thương... Hay như đề nghị chú trọng xây dựng cơ sở pháp lý về nguồn lực ASXH và phát triển đa dạng hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản.

Phiên họp về “Hệ thống ASXH Việt Nam” tập trung đánh giá một số hợp phần của hệ thống ASXH thập niên qua. Nó cho chúng ta cái nhìn vào thực tiễn vận hành của hệ thống ASXH hiện nay. Thực tiễn đó cho chúng ta thấy rằng Việt Nam, tuy còn là nước nghèo, nhưng đã có một hệ thống ASXH tương đối hoàn chỉnh. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), dù chưa đạt đến mức toàn dân như mong đợi, nhưng cũng đã có những hiệu quả tích cực đối với người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế. Chúng ta thấy độ bao phủ của BHYT ngày càng mở rộng, với các loại hình bảo hiểm đa dạng hơn, đáp ứng tốt hơn các nhóm nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó không phải không có những bất cập cần giải quyết trong thời gian tới. Đó là những vấn đề về hệ thống quản lí và chi trả BHYT, một số chính sách còn chưa thực sự hiệu quả. Và một thực tiễn nổi cộm nhất là còn gần 40% dân số chưa tham gia BHYT. Điều đáng nói hơn là 40% dân số này là những nhóm đối tượng mà BHYT khó có khả năng tiếp cận nhất, vì họ chủ yếu rơi vào khu vực phi chính thức, các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, v.v. Những bất cập không

(2)

Xã hội học số 2 (118), 2012

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

136

chỉ là về hệ thống tổng thể hay về chính sách vĩ mô, mà các diễn giả đã cho chúng ta thấy rằng sự bất ổn nằm ngay trong chính từng cá nhân, khi mà thái độ của chúng ta đối với sức khỏe và hành vi tìm kiếm sức khỏe của mỗi cá nhân cũng đầy tính vấn đề.

Phiên họp về “Hệ thống ASXH các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam” trao đổi và thảo luận về hệ thống ASXH các nước cũng cung cấp một cái nhìn đa chiều về cách các quốc gia khác triển khai hệ thống ASXH của họ cho người dân. Chúng ta có cái nhìn từ hệ thống ASXH của Trung Quốc, của Nhật Bản, và cả việc đối chiếu với các hệ thống ở các nước phát triển khác như Đức, Thụy Điển. Kinh nghiệm triển khai hệ thống ASXH của các nước là một tham khảo tốt cho Việt Nam.

Phiên 4 và phiên 5 "ASXH cho khu vực phi chính thức và thách thức đối với việc đảm bảo ASXH cho khu vực này" trao đổi về tình trạng an sinh của lao động thuộc khu vực phi chính thức ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu về an sinh của lao động nữ trong các doanh nghiệp, của nhóm lao động di cư từ nông thôn ra đô thị cho chúng ta một bức tranh gần hơn với thực tiễn Việt Nam. Các nghiên cứu sẵn có của tổng cục thống kê, IRD về khu vực phi chính thức cho thấy khu vực này thu hút gần ¼ lực lượng lao động cả nước. Hàng năm có khoảng 1 triệu việc làm mới thì có tới 70% số đó là việc làm phi chính thức. Như thế để thấy rằng khu vực phi chính thức đang đóng một vai trò quan trọng, không chỉ trong đời sống kinh tế vĩ mô, mà còn là nơi cung cấp các nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho mọi người. Nhưng tầm quan trọng của khu vực này cũng càng khiến chúng ta phải hành động tích cực hơn cho việc xây dựng một hệ thống ASXH hướng tới khu vực này.

Phiên cuối cùng dành cho việc “Thảo luận và kết nối các cơ hội hợp tác” trong nghiên cứu ASXH và khu vực phi chính thức. Tại đây các chuyên gia về lĩnh vực ASXH và khu vực phi chính thức có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về những nghiên cứu liên quan mà họ đang tiến hành. Cuộc thảo luận đã cho thấy có nhiều cơ quan, tổ chức mong muốn và đang thực hiện những hoạt động liên quan đến chủ đề này, dưới dạng này hay dạng khác. Nhưng dường như chúng ta đang làm việc một mình, trong khi chúng ta có nhu cầu kết nối thông tin và chia sẻ kinh nghiệm. Hội thảo khép lại, nhưng từ đây mở ra những cơ hội hợp tác mới giữa các nhà nghiên cứu, giới làm chính sách, các nhà hoạt động xã hội, để chúng ta tiến gần hơn đến một hiểu biết chung về ASXH và về khu vực phi chính thức.

Đặng Việt Phương

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Một trong những yêu cầu quan trọng của an toàn thông tin là xác thực danh tính của đối tượng được cấp quyền sử dụng các tài nguyên điện toán của hệ thống như truy

Qua phân tích tài chính các hệ thống canh tác phổ biến ở vùng Bán đảo Cà Mau, cần xem xét loại bỏ các hệ thống canh tác trồng mía và hệ thống canh tác 03 vụ lúa,

4.1 Kết luận: Nghiên cứu xây dựng website và cơ sở dữ liệu về các hệ thống công trình thuỷ lợi của Hà Nội có ý nghĩa rất thiết thực và cần thiết, nhằm cung cấp

Cùng với các hệ sinh thái giàu tiềm năng trên đất liền là Vườn quốc gia Bạch Mã, tạo nên một vùng ĐDSH cao tập trung ở phía Nam tỉnh, đóng vai trò quan trọng về

Delft-FEWS tạo dữ liệu đầu vào dưới dạng một tập hợp các tệp XML đến một vị trí xác định; một bộ điều hợp (adapter) được phát triển đặc biệt cho mô hình sẽ

+ Đối với các loài thủy sinh: Tiếng ồn từ hoạt động nổ mìn phá đá ảnh hưởng tới các loài thủy sinh ở ngay tại tuyến công trình và chỉ tác động ở mức xua đuổi các

Bài báo tập trung nghiên cứu thiết kế hệ thống giám sát nồng độ cồn cho người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ với các chức năng như: hiển thị kết quả

Người dùng sử dụng thiết bị android, thực hiện kết nối không dây truy cập đến máy chủ đặt tại khoa CNTT, trên máy chủ này tích hợp module RESTful web service