• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ÔN TẬP VĂN 11

ĐỀ 1.

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Sắp đặt đời mình đâu chỉ tự mình thôi Gặp cầu phải qua gặp sông phải lội

Vẫn còn nhiều nẻo đường trên mặt đất này chưa có lối Mà cái đích mỏng manh lại tấp tểnh tận đâu rồi

Mẹ dặn con ra đường nhìn thẳng Nhưng đừng quên ngoái lại phía sau Nhìn thẳng để tới nhanh

Ngoái lại đằng sau để không về muộn Gắng nhớ những gì cần nhớ

Và chớ phung phí thời gian vào những cái phải quên Nghĩ suy nên cứng cáp

Nói năng lại phải mềm

Quá khứ không toàn là kỷ niệm Quá khứ có lúc còn buốt óc Quá khứ lộ thiên

Có đá có vàng

Có cả những báu vật rồi ngày mai ai may thì sẽ thấy Có cả những màu mây chưa từng đến với trời

Có cả đống bão giông đang tích điện đợi ngày dâng hồng thuỷ Và có cả gương mặt của chính mình sẽ mọc lại với mùa sau Nếu ai quên quá khứ của mình

Một mai thôi

Như dòng sông tắt nước

(Trích Bóng đa làng – Trầm tích, Hoàng Trần Cương, NXB Hội nhà văn, 1996) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trích. (0.5 điểm)

Câu 2. Nêu ý nghĩa diễn đạt của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng ở ba câu thơ cuối đoạn trích. (0.5 điểm)

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về các ứng xử của con người trong cuộc sống được thể hiện qua hai câu thơ: Nghĩ suy nên cứng cáp / Nói năng lại phải mềm? (1.0 điểm)

Câu 4. Nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN:

Câu 1. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống của tác giả được gợi lên qua đoạn thơ sau trong phần đọc –hiểu:

Mẹ dặn con ra đường nhìn thẳng Nhưng đừng quên ngoái lại phía sau Nhìn thẳng để tới nhanh

Ngoái lại đằng sau để không về muộn Câu 2 Phân tích bài thơ “Chiều tối”- Hồ Chí Minh

---HẾT---

(2)

PHẦN GỢI Ý VIẾT ĐOẠN VĂN VÀ LÀM BÀI VĂN.

Câu 1:

* Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, các em có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý, định hướng:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- Giải thích ý nghĩa đoạn thơ:Trên đường đời phải nhìn thẳng để tới nhanh là phải tự tin, bản lĩnh, hướng về tương lai phía trước, nhưng cũng đừng quên ngoái lại đằng sau để không về muộn, là không được chối bỏ quá khứ. Trân trọng quá khứ cũng là cách tự soi vào mình để rút ra những bài học quý giá, rút ngắn con đường đi đến thành công.

-Phân tích, lí giải: cuộc sống luôn vận động phát triển ta không nên ngần ngại, phải vượt lên những thất bại, sống tích cực, tự tin vun đắp tương lai. Nhưng đồng thời phải biết trân quý quá khứ. Quá khứ là cội nguồn, tổ tiên, truyền thống. Quá khứ là một phần đời của mỗi người kể cả những thất bại sai lầm cũng là gương soi cho ta tự nhận thức lại mình, rút ra những bài học kinh nghệm, tránh những tổn thương, vấp ngã để đi tới thành công.

- Bài học: Thái độ sống tích cực ,ứng xử đúng đắn với đời, biết nâng niu giữ gìn quá khứ, tự tin vun đắp tương lai.

Lưu ý: Đoạn văn không được xuống dòng Câu 2

* Các em có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Giới thiệu chung

- Giới thiệu Nhật kí trong tù: hoàn cảnh ra đời, những giá trị cơ bản.

- Vị trí của bài thơ: bài thứ 31 của Nhật kí trong tù; sáng tác vào cuối mùa thu năm1942, trên đường đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

Chia nhỏ vấn đề :

- Hai câu đầu: bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng

+ Bức tranh thiên nhiên chiều muộn: cánh chim mệt mỏi tìm chốn ngủ và chòm mây cô đơn trôi lững lờ giữa tầng không (so sánh với hình ảnh cánh chim, chòm mây trong thơ cổ). Đây là những cảnh thực trong cảm nhận của tù nhân – thi sĩ (chú ý sự tương đồng giữa người và cảnh).

+ Vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại (chú ý cảnh ngộ của tù nhân và những rung động dào dạt, bản lĩnh chiến sĩ, chất thép ẩn đằng sau chất tình).

- Hai câu cuối: bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người.

+ Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước: vẻ đẹp khỏe khoắn của người con gái xóm núi xay ngô bên lò than. Cuộc sống đời thường đã đem đến cho người tù hơi ấm, niềm vui(so sánh bản dịch với nguyên tác, chú ý nghệ thuật gợi chứ không tả, thủ pháp điệp liên hoàn).

- Câu 4: sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng thơ Hồ Chí Minh: chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng (phân tích chữ hồng – nhãn tự của bài thơ). Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tưởng người làm thơ; từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo, cô đơn sang ấm nóng tình người.

* Đánh giá chung

- Từ ngữ cô đọng hàm súc; Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn,…

- Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.

(3)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

(Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2: Anh/ Chị hiểu như thế nào về quan niệm: "Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì"?

Câu 3: Theo anh/chị, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời?

Câu 4: Anh/ Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên.

II. PHẦN LÀM VĂN:

Câu 1.

Viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm của tác giả trong đoạn trích phần Đọc hiểu: "nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời".

Câu 2.

Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ ”- Hàn Mặc Tử

PHẦN GỢI Ý VIẾT ĐOẠN VĂN VÀ LÀM BÀI VĂN.

Câu 1:

* Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, các em có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý, định hướng:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- Giải thích:

+ Không phạm chút sai lầm nào là không mắc những sai trái, lầm lạc trong nhận thức, suy nghĩ, hành động và không để lại những hậu quả đáng tiếc.

+ Ảo tưởng là không có thật, xa rời thực tiễn đời sống. Hèn nhát là không có can đảm, dũng khí, sợ đối mặt với khó khăn, gian khổ,..

- Bình luận: Khẳng định quan điểm đúng đắn.

+ Tại sao Muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào là ảo tưởng:

++ Cuộc đời vốn không bằng phẳng, dễ dàng; con người thường xuyên phải đối mặt với khó khăn, gian khổ; trong khi đó, năng lực của con người có giới hạn.

++ Sai lầm là một tất yếu không thể tránh khỏi. Chỉ có những kẻ ảo tưởng mới nghĩ rằng mình không mắc một sai lầm nào.

+ Tại sao Muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào là hèn nhát:

++ Khi con người sợ phạm sai lầm thì sẽ không dám xông pha, mạo hiểm, không có ý chí phấn đấu, vươn lên, sống thu mình trong vỏ bọc bình yên, cách xa với thế giới bên ngoài. Những kẻ đó sẽ dần dần tự đánh mất ý chí, nghị lực, dũng khí, trở thành kẻ hèn nhát trong cuộc đời.

++ Phê phán: Những kẻ hèn nhát, sợ đối mặt với khó khăn, gian khổ, ảo tưởng, viển vông, xa rời thực tế.

- Bài học nhận thức và hành động:

(4)

+ Nhận thức được tính chất hai mặt của sai lầm; luôn tự tin, dũng cảm, dám trải nghiệm, dám dấn thân trên con đường đi đến thành công

.

Câu 2:

* Các em có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

+ Đây thôn Vĩ Dạ được rút ra từ tập Thơ điên. Khi hai người cùng ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã từng yêu thầm Hoàng Thị Kim Cúc. Khi về Huế, Hoàng Cúc nghe tin Hàn Mặc Tử bệnh bèn gởi vào tặng Hàn Mặc Tử tấm bưu ảnh phong cảnh và lời chúc sớm lành bệnh. Từ đó, đã gợi cho ông những kỉ niệm một thời từng sống ở Huế và sáng tác bài thơ này.

+ Từ những kỉ niệm về Huế, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh tuyệt về cảnh vật, con người xứ Huế. Đồng thời, mượn câu chuyện tình đơn phương của mình để kín đáo gởi gắm tình yêu quê hương xứ sở.

III. Thân bài: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

1. Phân tích khổ 1: Bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, con người xứ Huế.

- Bức tranh được hiện lên qua lời mời trong đó hàm chứa sự trách móc mà thân thiết:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

- Cảnh vật hiện lên qua vài nét phác họa nhẹ nhàng, duyên dáng, đầy ấn tượng của màu xanh như ngọc của ánh sáng tinh khôi buổi ban mai.

- Cuối cùng là nét chấm phá độc đáo tương phản giữa cái vuông vức của khuôn mặt chữ điền với chiếc lá trúc che ngang, gợi lên nét tinh nghịch mà dịu dàng, dễ thương vốn dĩ ở thôn quê.

2. Phân tích khổ 2: Cảnh buồn qua cái nhìn đầy nội tâm.

- Cảnh đẹp và thơ mộng, nhưng lay lắt buồn bã trong cảm giác chia lìa bằng hình thức thơ độc đáo: Gió theo lối gió / mây đường mây. Dòng sông như tấm gương ghi nhận hình ảnh chia lìa đó, nên buồn thiu, hoa bắp cúng lay lắt buồn thiu, chia sẻ với tâm trạng nhà thơ.

- Trăng chiếm một dung lượng khá lớn trong thơ Hàn Mặc Tử và ánh trăng thật kì lạ, khác thường. Ta từng gặp trong thơ của ông, hình ảnh:

Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi (Bẽn lẽn)

- Câu phiếm định: "thuyền ai?", rồi lại "bến sông trăng". Quả thật, đúng như Hoài Thanh viết về Hàn Mặc Tử, trong "Thi nhân Việt Nam": "Vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh".

3. Phân tích khổ cuối: Cảnh vật, con người đều chìm sâu vào mộng ảo.

- Cõi lòng nhà thơ dường như chìm vào mộng tưởng (mơ khách đường xa). Bệnh tật cũng đã khiến nhà thơ rơi vào trạng thái buồn đau ảo giác (nhìn không ra, mờ nhân ảnh). Bởi vậy, con người cảnh vật tất cả đều nhòa mờ trong cô đơn, ngậm ngùi.

Trong cô đơn, ngậm ngùi, trong mộng ảo đau thương, nhưng lòng nhà thơ vẫn cứ âm thầm muốn gởi đến con người, cuộc đời một thông điệp, nó như lời trần tình tội nghiệp:

Ai biết tình ai có đậm đà?

- Ta chưa thể quyết rằng cậu thơ ấy thể hiện tình yêu nước của Hàn Mặc Tử đến mức nào. Thế nhưng, chắc chắn rằng Hàn Mặc Tử rất yêu cuộc đời, rất yêu quê hương xứ sở. Ta cũng không ngờ trong tập Thơ Điên lại có những vần thơ đậm đà, chan chứa tình quê đến thế.

III. Kết bài

- Hàn Mặc Tử đã ra đi khi hãy còn quá trẻ. Thế nhưng dấu ấn thơ Hàn Mặc Tử là dấu ấn của trái tim nồng nàn, cuồng say, khát khao yêu và sống.

(5)

- Hàn Mặc Tử trong đời thơ của mình đã để lại cho đời những tác phẩm thơ mà ta không dễ gì hiểu được vì sự kì dị và tính siêu thực của nó. Thế nhưng Đây thôn Vĩ Dạ vừa siêu thực lại vừa gần gũi thông qua bức tranh cảnh vật, con người xứ Huế.

- Hàn Mặc Tử không sinh ra ở Huế. Thi nhân đến rồi lại đi, mang theo một bóng hình, một kỉ niệm đẹp khó phôi pha.

- Cũng như các bài thơ trữ tình khác, mạch cảm xúc bao giờ cũng thuộc về chủ thể trữ tình. Riêng Hàn Mặc Tử, mầm li biệt dường như là một ám ảnh khôn nguôi trong thơ ông. Phải chăng vì căn bệnh ngặt nghèo nên tất cả như phân chia thành hai vùng sáng - tối, đôi mảnh tâm trạng nhưng đều đựng sự chi phối của một dự cảm, một thực tiễn mất mát - chia lìa. Có lẽ "Đây thôn Vĩ Dạ" cũng không phải là ngoại lệ?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thế nhưng đã khắc họa thật trân thực, sinh động hình tượng anh bộ đội cụ Hồ. b) Viết đoạn văn ngắn (5 đến 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về 2 câu cuối trong

Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long có nhiều đóng góp cho cuộc đời nhưng lại rất khiêm nhường.. Từ vẻ đẹp này của nhân

2./ Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ thông qua hình tượng nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”

  1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Tôi luôn nghĩ rằng, không bao giờ là quá

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Việc sử dụng từ ngữ khi miêu tả bức chân dung chị em Thúy Kiều là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn

Câu 3: Qua đoạn trích phần nào cho thấy anh thanh niên rất “thèm” người nhưng lại tình nguyện lên làm việc ở một nơi không một bóng người, để rồi vẫn luôn khao

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về giải pháp để vượt qua thử thách trong cuộc sống đời thường

c- Từ văn bản có đoạn trích trên cùng với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của giới