• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đọc đoạn trích sau, rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ " Đọc đoạn trích sau, rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MA TRẬN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN 9- HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020

Mức

Lĩnh vực độ nội dung

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng số

I. Đọc hiểu văn bản - Ngữ liệu: Văn bản truyện

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn trích

- Nhận diện các dấu hiệu về lời thoại, nhân vật, nội dung đoạn trích ...

- Hiểu ý nghĩa nhan đề,

- Ứng xử, giải quyết trước tình huống mâu thuẫn, nghịch lý

- Hình thức kiểm tra - Số câu

- Tỉ lệ

* TNKQ - 4 -20 %

* TL - 1 - 10 %

* TNKQ

TL - 1 - 10%

* TL - 1 - 20 %

II. Tạo lập văn bản Viết một

đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ - Hình thức kiểm tra

- Số câu - Tỉ lệ

Tự luận - 1 - 40%

Cộng số câu Tổng số điểm

5 3.0

1 1.0

1 1.0

1 5.0

8 10.0

(2)

TRƯỜNG THCS . . . LỚP . . .

Họ & tên HS: . . . . .

KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: Văn học hiện đại

Thời gian : 45 phút

I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau, rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm”

hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự hỏi với cháu thế đấy”.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) 1. Phần trắc nghiệm khách quan: (2.0 điểm)

Câu 1: Đặt đoạn trích trong tác phẩm, cho biết anh thanh niên đang trực tiếp nói chuyện với ai?

A. Với chính mình B. Với ông hoạ sĩ

C. Với bác lái xe D. Với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư Câu 2: Trong đoạn trích trên, anh thanh niên chủ yếu nói về điều gì?

A. Về những ngôi sao xa. B. Về nỗi “thèm” người.

C. Về nghề nghiệp, công việc. D. Về những gian khổ của công việc.

Câu 3: Lời của anh thanh niên trong đoạn trích là lời

Nội dung Điền Đ hoặc S

Đối thoại Độc thoại

Độc thoại nội tâm

Câu 4: Tác giả đã không khắc hoạ phương diện nào của anh thanh niên?

A. Cách sống, suy nghĩ. B. Thái độ với công việc.

C. Ngoại hình, tính cách. D. Tinh thần với công việc . 2. Phần câu hỏi trả lời ngắn: (3.0 điểm)

Câu 1: Anh thanh niên tâm sự: “Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa.”.

Cho biết “làm nghề này” là nghề gì?

Câu 2: Em hiểu ý nghĩa của từ “Lặng lẽ” trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa là như thế nào?

Câu 3: Qua đoạn trích phần nào cho thấy anh thanh niên rất “thèm” người nhưng lại tình nguyện lên làm việc ở một nơi không một bóng người, để rồi vẫn luôn khao khát được gặp người. Vì sao vậy?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn, trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.

(Chính Hữu, Đồng chí)

(3)

HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định.

II. Đáp án và thang điểm

ĐÁP ÁN ĐIỂM

Đọc- hiểu văn bản (6.0 điểm)

1. Phần TNKQ: 2.0

Câu 1: B 0.5

Câu 2: C 0.5

Câu 3: B 0.5

Câu 4: C 0,5

2. Phần trả lời ngắn 4.0

Câu 1: Làm công tác khí tượng / kiêm vật lí địa cầu 1.0 Câu 2: Học sinh trả lời được các ý sau:

- Cái bề ngoài im lặng của cảnh vật và con người Sa Pa.

- Cái không im lặng bên trong những con người lao động ở nơi đây.

- Trả lời được một trong hai ý trên - Không trả lời hoặc không đúng ý

1.0 0.5 0.0

Câu 3: Nêu lại suy nghĩ và hành động có tính nghịch lý và lý giải được:

- Anh thanh niên tự nguyện làm việc trên đỉnh núi cao không một bóng người... cho thấy anh là người yêu nghề, có trách nhiệm với công việc,

thầm lặng đóng góp cho cuộc sống.

- Việc “thèm” người, thương quý con người chính là lí do khiến anh lựa chọn làm việc trên đỉnh núi cao cô độc.

- Học sinh trình bày được một trong hai ý trên

- Có nêu nhưng không chính xác, không liên quan đến câu hỏi hoặc không trả lời.

2.0

1.0 0.0

(4)

Cảm nhận đoạn thơ

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.

(Chính Hữu, Đồng chí)

Tạo lập văn bản (4.0 đ)

* Yêu cầu chung:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết đoạn văn nghị luận văn học.

- Đoạn viết có số lượng chữ theo quy định, bố cục đoạn đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Sử dụng phù hợp thao tác lập luận.

Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận:

Trình bày đầy đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Phần mở đoạn: Biết dẫn dắt hợp lí và nêu được nội dung đoạn thơ;

Phần thân đoạn: biết liên kết các câu chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề;

Phần kết đoạn: Khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

0.25

* b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đoạn cuối bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là

biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận phù hợp: Vận dụng tốt các

thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể tổ chức đoạn văn theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

* Giới thiệu ngắn gọn về vị trí đoạn thơ, vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội trong chiến đấu – lý

tưởng của tình đồng chí. 0.25

Cảm nhận đoạn thơ:

- Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội trong chiến đấu.

+ Không, thời gian là cảnh rừng đêm giá rét, là những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn.

+ Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng nhau, tạo nên sức mạnh, vượt qua hoàn cảnh, sẵn sàng chờ giặc.

- Hình ảnh Đầu súng trăng treo vừa là hình ảnh thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra những liên tưởng phong phú.

2.00

*Đánh giá chung:

+ Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, giàu sức biểu cảm.

+ Suy nghĩ của bản thân về người lính, về quê hương, đất

0.5

(5)

nước.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu

sắc về vấn đề nghị luận. 0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả,

dùng từ, đặt câu. 0.25

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển Cùng bay nào, cho trái đất

Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời

Câu chủ đề trong đoạn trích trên là : “Bên cạnh việc phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch,

Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng

Câu 5: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính

Em hãy hóa thân vào nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long để kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng đầy xúc động giữa anh với những

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:.. Sông Mã xa rồi Tây