• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Căn cứ vào đặc điểm: kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, số là mầm của phôi để phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "- Căn cứ vào đặc điểm: kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, số là mầm của phôi để phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm."

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 6 - HỌC KỲ 2 Năm học 2019 – 2020

Câu 1 : Thụ phấn là gì? Trong những trường hợp nào cần thụ phấn cho hoa?

Câu 2 : Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn là gì? Nêu đặc điểm của hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn?

Câu 3 : Kể tên các kiểu hoa giao phấn? Đặc điểm?

- Các kiểu hoa giao phấn: thụ phấn nhờ gió, sâu bọ, và nhờ con người.

- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm:

+ Có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm.

+ Đĩa mật nằm ở đáy hoa.

+ Hạt phấn to có gai + Đầu nhụy có chất dính.

- Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió:

+ Hoa tập trung ở đầu ngọn cây.

+ Bao hoa thường tiêu giảm.

+ Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.

+ Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.

+ Đầu nhị dài, có nhiều lông.

- Con người thụ phấn bổ sung cho hoa để tăng khả năng tạo quả hạt, tạo điều kiện cho hoa giao phấn dễ dàng như trồng cây nơi thoáng gió ít chướng ngại vật & nuôi ong trong các vườn cây ăn quả. Giao phấn giữa những giống cây để tạo giống cây lai có phẩm chất tốt & năng suất cao.

Câu 4 : Thụ tinh là gì? Sau khi thụ tinh các bộ phận nào của hoa sẽ tạo thành các bộ phận của quả? Nêu mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh?

- Thụ tinh là quá trình kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.

- Sau khi thụ tinh

 Hợp tử phát triển thành phôi

 Noãn phát triển thành hạt chứa phôi.

 Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt

 Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (1 số ít loài cây ở quả còn dấu tích của 1 số bộ phận của hoa).

VD : Phần đài hoa vẫn còn lại trên quả của 1 số loại cây như cà chua, ổi hồng . Phần đầu nhụy , vòi nhụy cũng được giữ lại ở quả như chuối , ngô..

- Mối quan hệ: để thụ tinh xảy ra cần có sự thụ phấn và sự nảy mầm của hạt phấn.

Câu 5: Căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả? Có mấy nhóm quả chính, nêu đặc điểm các nhóm quả, VD? Vì sao phải thu hoạch các loại quả đỗ xanh, đỗ đen trước khi quả chín?

- Căn cứ vào đặc điểm vỏ quả để phân chia các loại quả.

- Có 2 loại quả chính: quả khô và quả thịt * Quả khô chia thành 2 nhóm:

+ Quả khô nẻ: khi chín, khô vỏ quả có khả năng tách ra.

+ Quả khô không nẻ: khi chín, khô vỏ quả không tự tách ra.

* Quả thịt gồm 2 nhóm:

+ Quả mọng: phần thịt quả dày, mọng nước.

+ Quả hạch: có hạch cứng, chứa hạt ở bên trong.

Câu 6 : Trình bày các bộ phận của hạt? Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm? So sánh hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm?

Câu 7: Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của cây có hoa?

(Bảng trang 116/SGK)

Câu 8: Nêu đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của tảo, rêu và dương xỉ?

- Tảo: sống ở nước, chưa có cấu tạo rễ, thân, lá. Cấu tạo đơn giản gồm đơn bào hoặc đa bào, có màu sắc khác nhau luôn có chất diệp lục. Sinh sản bằng cắt đứt đoạn (sinh sản sinh dưỡng).

- Cây rêu

+ CQSD: Thân ngắn, không phân cành, Lá nhỏ, mỏng, Rễ giả có khả năng hút nước. Thân, lá chưa có mạch dẫn.

+ CQSS: là túi bào tử nằm ở ngọn cây - Cây dương xỉ

+ CQSD: Lá kép hình lông chim có cuống dài, lá non cuộn tròn. Thân rễ ngắn phủ đầy lông tơ. Rễ thật. Trong thân lá có mạch dẫn.

+ CQSS: sản là túi bào tử (thường mọc thành đốm nằm dưới lá) có vách túi là vòng cơ -> phát tán bào tử.

(2)

Câu 9: Cơ quan sinh sản của cây thông là gì? Vì sao cây thông thuộc hạt trần?

- CQSS của cây thông là nón đực và nón cái.

- Thuộc hạt trần vì chúng sinh sản bằng hạt, hạt nằm lộ trên lá noãn hở, chúng chưa có hoa và quả.

Câu 10: Phân biệt cây 1 là mầm và cây 2 lá mầm?

- Căn cứ vào đặc điểm: kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, số là mầm của phôi để phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.

Đặc điểm Cây một lá mầm Cây hai lá mầm

Rễ - Rễ chùm - Rễ cọc

Lá (gân) - Gân song song hoặc hình cung - Gân lá hình mạng

Thân - Thân cỏ, thân gỗ, thân cột - Thân gỗ, thân cỏ, thân leo

Số cánh hoa 3,6 4,5

Số lá mầm của phôi - Phôi có một lá mầm. - Phôi có hai lá mầm

Câu 11: Phân loại thực vật là gì? Kể tên các ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính mỗi ngành?

Câu 12: Cây trồng bắt nguồn từ đâu? Nêu các biện pháp cải tạo giống cây trồng?

Câu 13: Nêu vai trò của thực vật đối với thiên nhiên, con người và động vật?

* vai trò của thực vật đối với thiên nhiên:

- Điều hòa hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định - Giúp điều hòa khí hậu, Làm giảm ô nhiễm môi trường

- Giúp giữ đất, chống xói mòn

- Góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo vệ nguồn nước ngầm

* vai trò của thực vật đối với động vật: Cung cấp oxi cho hô hấp, thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản

* đối với con người: Cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu công nghệp, làm thuốc, lấy gỗ,...

Câu 14: Nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm đa dạng thực vật Việt Nam? Biện pháp bảo vệ đa dạng thực vật Việt Nam?

Câu 15: Cấu tạo của vi khuẩn?

- Hình dạng: khác nhau như hình que, hình cầu....

- Kích thước: rất nhỏ bé

- Cấu tạo: rất đơn giản, (có vách tế bào, chất tế bào), chưa có nhân hoàn chỉnh.

Câu 16: Nêu vai trò của vi khuẩn ?

Câu 17: Hình dạng, cấu tạo mốc trắng, vai trò của các mốc khác?

a. Mốc trắng

- Hình dạng: Sợi phân nhánh

- Màu sắc: Không màu, không có diệp lục

- Cấu tạo: sợi mốc có chất tế bào, nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các TB.

b. Một vài loại mốc khác

- Mốc tương: màu vàng hoa cau, làm tương.

- Mốc rượu: màu trắng dùng làm rượu

- Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi.

Câu 18: Trình bày tầm quan trọng của nấm?

+ Nấm có ích

- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.

- Sản xuất rượu bia, chế biến 1 số thực phẩm, làm men nở bột mì.

- Làm thức ăn.

- Làm thuốc.

+ Nấm có hại

- Nấm kí sinh gây bệnh cho sinh vật.

- Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng.

- Nấm độc gây ngộ độc, rối loạn tiêu hoá, làm tê liệt hệ thần kinh.

TRẢ LỜI VÀ HỌC CÁC CÂU HỎI CUỐI MỖI BÀI HỌC

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chi Paris có 22 loài, đó là Paris axialis, Paris bashanensis, Paris cronquistii, Paris daliensis, Paris delavayi, Paris dulongensis, Paris dunniana, Paris fargesii, Paris

Ảnh hưởng của tế bào cumulus đến hiệu quả tạo phôi bò in vitro trong nghiên cứu này được chúng tôi đánh giá dựa trên tỷ lệ tế bào trứng phân chia ở ngày thứ 2 (Hình

Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu từ lá đến tất cả các bộ phận của cây.. Hấp thụ nước và các

 Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt : Rửa sạch cho vào túi nilông để ở nhiệt độ lạnh, phơi khô, ép lấy nước…..

Nghiên cứu phân bố và một số đặc điểm của cây bảy lá một hoa (Paris polyphylla) tại tỉnh Gia

Sơ đồ hình cây được xây dựng dựa trên trình tự nucleotide của vùng ITS phân lập từ mẫu Bảy lá một hoa LC7 và các trình tự trên GenBank.. Kết quả xây dựng cây phân loại

A.. Các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... Các quá trình chuyển hoá trong cơ thể

Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.. Sự tăng trưởng chiều dài của cây