• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật | Giải bài tập Sinh học 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật | Giải bài tập Sinh học 10"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi ▼ trang 99 SGK Sinh học 10:

- Sau thời gian của một thế hệ, số tế bào trong quần thể biến đổi như thế nào?

- Nếu số lượng tế bào ban đầu (N0) không phải là một tế bào mà là 105 tế bào thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong bình (N) là bao nhiêu?

Lời giải:

- Sau thời gian của một thế hệ, số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

- Thời gian thế hệ của quần thể E.coli là g = 20 (phút).

Sau 2 giờ = 120 phút, quần thể phân chia 6 lần.

Số tế bào trong bình (N) sau 2 giờ là: N = 105 x 26 = 64 x 105 (tế bào).

Câu hỏi ▼ trang 100 SGK Sinh học 10: Hãy tính số lần phân chia của E.coli trong một giờ?

Lời giải:

Thời gian thế hệ của E.coli là g = 20 (phút).

Đổi 1 giờ = 60 phút.

(2)

Số lần phân chia của E.coli trong một giờ là n = 60/20 = 3 (lần).

Câu hỏi ▼ trang 101 SGK Sinh học 10: Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào?

Lời giải:

Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa nên dừng ở cuối pha lũy thừa, đầu pha suy vong vì tỉ lệ tế bào sinh ra đạt gần mức cực đại và số lượng tế bào chết đi chưa nhiều.

Ở pha cân bằng, số lượng vi sinh vật duy trì cân bằng (số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi). Khi chất dinh dưỡng trong môi trường cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều ở pha suy vong, số lượng tế bào bị chết ngày càng nhiều.

(3)

Câu hỏi ▼ trang 101 SGK Sinh học 10: Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì?

Lời giải:

Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn, môi trường nuôi cấy phải được bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.

Bài tập cuối bài

Câu 1 trang 101 SGK Sinh học 10: Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Lời giải:

(4)

Nội dung Pha tiềm

phát Pha lũy thừa Pha cân bằng Pha suy vong

Đặc điểm

TB chưa phân chia

TB phân chia với tốc độ rất lớn

Phân chia TB giảm dần

Phân chia TB giảm đột ngột

Số lượng TB trong quần thể

Chưa tăng Tăng nhanh Đạt cực đại và

không đổi Giảm dần

Nguyên nhân

- VK thích nghi với môi trường.

- Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

Do chất dinh dưỡng còn rất nhiều

Do chất dinh dưỡng bắt đầu giảm và hàm lượng chất thải bắt đầu tăng

Do chất dinh dưỡng cạn kiệt và chất độc tích lũy quá nhiều.

(5)

Câu 2 trang 101 SGK Sinh học 10: Vì sao, quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?

Lời giải:

- Trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật cần thời gian cảm ứng với các hợp chất trong môi trường mới để hình thành các enzim tương ứng. Vì vậy, quá trình không liên tục có pha tiềm phát.

- Trong nuôi cấy liên tục, môi trường ổn định, vi sinh vật đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.

Câu 3 trang 101 SGK Sinh học 10: Vì sao, trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?

Lời giải:

- Trong nuôi cấy không liên tục, môi trường ở pha suy vong cạn kiệt chất dinh dưỡng, chất độc hãi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều.

- Trong nuôi cấy liên tục, quá trình nuôi cấy luôn được bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương nên các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định. Do đó, vi sinh vật không có hiện tượng bị phân hủy.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi 2 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 125 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu điểm khác nhau giữa quá trình sinh trưởng của quần thể

Có thể vì hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bổ trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phênilalamin nên khi cùng nuôi

- Nội bào tử: Khi gặp điều kiện bất lợi, tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (có lớp vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat).. Đây không phải là

Thịt đóng hộp không được diệt khuẩn đúng quy trình khi để lâu ngày, các nội bào tử mọc mầm phát triển và phân giải các chất, thải ra CO 2 và các loại khí khác làm cho

- Nuôi cấy liên tục được ứng dụng trong sản xuất sinh khối để thu nhận protein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzim, các kháng sinh,

Câu 19: Trong nuôi cấy không liên tục, giai đoạn nào vi khuẩn thích nghi với môi trường, hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất.. Không có

Quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục diễn ra theo trình tự các pha: tiềm phát → cân bằng → lũy

Trong nuôi cấy không liên tục, pha nào trong sự sinh trưởng của vi khuẩn có số lượng tế bào trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gianA. Trong nuôi