• Không có kết quả nào được tìm thấy

SBT Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ | Giải sách bài tập Vật lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "SBT Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ | Giải sách bài tập Vật lí 9"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 23. Từ phổ - Đường sức từ

Bài 23.1 trang 52 SBT Vật Lí 9: Hãy vẽ kim nam châm nằm cân bằng ở các vị trí A, B, C trong từ trường của thanh nam châm thẳng (hình 23.1).

Lời giải:

Kim nam châm được thể hiện trong hình 23.1.

Dùng mũi tên đánh dấu chiều của các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C.

Từ đó vẽ kim nam châm qua các điểm đó. (hình 23.1)

Bài 23.2 trang 52 SBT Vật Lí 9: Hình 23.2 cho biết một số đường sức từ của thanh nam châm thẳng. Hãy dùng mũi tên chỉ chiều đường sức từ tại các điểm C, D, E và ghi tên các từ cực của nam châm.

(2)

Lời giải:

Chiều của đường sức từ và các từ cực nam châm được thể hiện trong hình vẽ:

Bài 23.3 trang 52 SBT Vật Lí 9: Đường sức từ là những đường cong được vẽ quy ước nào sau đây?

A. Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm B. Có độ mau thưa tùy ý

C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm

D. Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm Lời giải:

A – sai, vì có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.

B – sai, vì ở nơi có từ trường mạnh thì các đường sức từ mau hơn, ở nơi có từ trường yếu thì các đường sức từ thưa hơn.

C – sai, vì đường sức từ là những đường cong kín nên không có điểm đầu và điểm kết thúc.

Chọn đáp án D.

Bài 23.4 trang 52 SBT Vật Lí 9: Chiều đường sức từ của 2 thanh nam châm được cho trên hình 23.3. Nhìn hình vẽ hãy cho biết tên các từ cực của nam châm

(3)

Lời giải:

Dựa vào:

- chiều của đường sức từ, đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.

- bên trong nam châm thẳng, chiều đường sức từ đi từ cực Nam đến cực Bắc.

- bên trong nam châm chữ U, chiều đường sức từ đi từ cực Bắc tới cực Nam.

- Trên hình 23.3a: Đầu A của thanh nam châm là cực Nam, đầu B của thanh nam châm là cực Bắc.

- Trên hình 23.3b: Đầu 2 của nam châm chữ U là cực Bắc, đầu 1 của nam châm chữ U là cực Nam.

Bài 23.5 trang 52 SBT Vật Lí 9: Hình 23.4 vẽ một thanh nam châm thẳng và một số kim nam châm nằm cân bằng chung quanh. Hãy vẽ một đường sức từ của thanh nam châm, ghi rõ chiều của đường sức từ và tên từ cực của nam châm.

(4)

Lời giải:

Đường sức từ của thanh nam châm được thể hiện trong hình vẽ:

Bài 23.6 trang 53 SBT Vật Lí 9: Trên hình 23.5 đường sức từ nào vẽ sai?

A. Đường 1 B. Đường 2 C. Đường 3 D. Đường 4 Lời giải:

(5)

Các đường sức từ phải nằm trong mặt phẳng chứa nam châm.

Chọn đáp án C.

Bài 23.7 trang 53 SBT Vật Lí 9: Trên hình 23.6 lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt ở điểm nào là mạnh nhất.

A. Điểm 1.

B. Điểm 2.

C. Điểm 3.

D. Điểm 4.

Lời giải:

Điểm 1 vì càng gần hai từ cực của thanh nam châm thì lực từ tác dụng càng mạnh.

Chọn đáp án A.

Bài 23.8 trang 53 SBT Vật Lí 9: Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó.

A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó.

B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.

C. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó.

D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó.

Lời giải:

(6)

Chiều của đường sức từ cho ta biết hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.

Chọn đáp án B.

Bài 23.9 trang 53 SBT Vật Lí 9: Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?

A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh

B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu

C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở điểm đó có cường độ càng lớn D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều

Lời giải:

Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu.

Chọn đáp án B.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm.. Càng ra xa nam châm, những

- Các cực thanh nam châm mà đường sức từ có chiều mũi tên đi ra thì là cực Bắc (N) còn cực mà các đường sức từ có chiều đi vào thì là cực Nam (S)... b) Dùng bút chì

Khi miếng sắt bị hút về đầu cuộn dây đồng thời làm cho chỗ tiếp điểm bị hở làm ngắt dòng điện trong mạch dẫn tới mất từ tính của cuộn dây, lá thép đàn hồi sẽ kéo miếng

Thí nghiệm kiểm tra: đặt kim nam châm thử vào trong lòng giữa hai thanh sắt non ta sẽ nhận biết được chiều của đường sức từ trong lòng 2 thanh sắt

Biết chiều dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ, chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn. Xác định chiều

Khi đặt hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên (hình a), đẩy nhau nếu các cực cùng tên (hình b).. - Nam

Không thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các

b) Kim của la bàn sẽ nằm như thế nào đối với các vòng dây khi có dòng điện chạy qua hai cuộn dây đó? Vị trí ban đầu của kim nam châm khi chưa có dòng điện đi qua đã được