• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ | Giải VBT Vật lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ | Giải VBT Vật lí 9"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 23. Từ phổ - Đường sức từ

A. HỌC THEO SGK I - TỪ PHỔ

1. Thí nghiệm

C1. Xung quanh nam châm, các mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần.

2. Kết luận

Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này càng thưa dần.

II - ĐƯỜNG SỨC TỪ

1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ

C2. Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định.

C3. Bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi vào cực Nam và đi ra từ cực Bắc của thanh nam châm.

2. Kết luận

- Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo một đường sức từ. Cực Bắc của kim này nối với cực Nam của kim kia.

- Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Bên ngoài nam châm, các đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào cực nam của nam châm.

- Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.

III - VẬN DỤNG

C4. Các đường sức từ của nam châm hình chữ U được vẽ trên hình 23.1. Ở khoảng giữa hai từ cực, các đường sức từ gần như song song với nhau.

(2)

C5. Đầu A của thanh nam châm là từ cực Bắc, đầu B là cực Nam C6. Hãy vẽ một số đường sức từ vào hình 23.2.

B. GIẢI BÀI TẬP

I – BÀI TẬP TRONG SBT

Câu 23.1 trang 67 VBT Vật Lí 9: Vẽ các kim nam châm nằm cân bằng ở các vị trí A, B, C vào hình 23.3.

Hướng dẫn giải

Dùng mũi tên đánh dấu chiều của các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C. Từ đó vẽ kim nam châm qua các điểm đó. Như hình dưới đây:

(3)

Câu 23.2 trang 68 VBT Vật Lí 9:

Hướng dẫn giải

Chiều đường sức từ tại các điểm C, D, E và tên các từ cực của nam châm được chỉ rõ trên hình 23.4.

Câu 23.3 trang 68 VBT Vật Lí 9:

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D

Đường sức từ là những đường cong có chiều đi từ cực Bắc đến cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.

Câu 23.4 trang 68 VBT Vật Lí 9:

Hướng dẫn giải

Trên hình 23.3a (SBT): Đầu A của nam châm là cực Nam, đầu B là cực Bắc. Trên hình 23.3b (SBT), đầu 1 của nam châm là cực Nam, đầu 2 là cực Bắc.

(4)

Câu 23.5 trang 68 VBT Vật Lí 9: Vẽ chiều đường sức từ của thanh nam châm và tên các từ cực của nó vào hình 23.5

Hướng dẫn giải

II - BÀI TẬP BỔ SUNG

Câu 23a trang 68 VBT Vật Lí 9: Hai thanh nam châm được ghép sát vào nhau như trên hình 23.6. Hãy xác định tên các từ cực của nam châm mới CD. Theo em, từ phổ của thanh nam châm mới này có hình dạng như thế nào? Hãy làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán của em. Cho nhận xét?

Hướng dẫn giải

Tên các từ cực của nam châm mới CD: C là cực Bắc; D là cực Nam

Dự đoán: Từ phổ của thanh nam châm sẽ là đường cong đi ra từ C và đi vào D.

Kết qua kiểm tra thí nghiệm: từ phổ của thanh nam châm sẽ đi ra từ C và đi vào D.

Câu 23b trang 68 VBT Vật Lí 9: Xếp nam châm thẳng với hai thanh sắt non như mô tả trên hình 23.7. Dự đoán xem từ phổ của nam châm mới tạo thành có dạng như thế nào? Hãy đề xuất một phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

(5)

Hướng dẫn giải

Dự đoán: từ phổ của nam châm mới sẽ có dạng từ phổ của nam châm hình chữ U.

Thí nghiệm kiểm tra: đặt kim nam châm thử vào trong lòng giữa hai thanh sắt non ta sẽ nhận biết được chiều của đường sức từ trong lòng 2 thanh sắt non.

Câu 23c trang 69 VBT Vật Lí 9: Từ các bài tập trên hãy rút ra cách bảo quản nam châm trong thực tế.

Hướng dẫn giải

- Không nung nóng nam châm, không để nam châm ở những nơi có nhiệt độ cao.

- Không bẻ gãy, làm va đập mạnh nam châm.

- Nên để một thanh sắt non nối hai cực từ của nam châm hoặc đặt hai nam châm ngược chiều nhau.

- Không để nam châm gần đồng hồ điện tử, máy tính cầm tay, USB, màn hình ti vi, màn hình vi tính...Vì tác dụng từ của nam châm có thể làm ảnh hưởng thậm chí hư hỏng đến các thiết bị này.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dựa vào bảng điện trở suất của các vật liệu ta thấy trong bốn vật liệu sắt, nhôm, bạc, đồng thì bạc có điện trở suất nhỏ nhất, vậy bạc dẫn điện tốt nhất. Dựa vào

Vì nếu mắc 2 đầu A, B của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dịch chuyển con chạy C không làm thay đổi chiều dài cuộn dây có dòng điện chạy qua.. Nếu mắc

Biết chiều dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ, chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn. Xác định chiều

- Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện. - Bộ phận quay của động cơ điện kĩ thuật không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn

Câu 31b trang 89 VBT Vật Lí 9: Trong thí nghiệm ở hình 31.3 khi cho con chạy C của biến trở di chuyển từ phải sang trái thì trong cuộn dây dẫn kín B có xuất hiện

Hai tia ló trên giao nhau tại S’, ta thu được ảnh thật S’ của S qua thấu kính. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ C5.. Dịch chuyển thấu kính hội tụ

Khi đặt hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên (hình a), đẩy nhau nếu các cực cùng tên (hình b).. - Nam

Không thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các