• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27 Ngày soạn: 18/3/2022

Ngày dạy: Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 144. LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Tính được diện tích hình vuông, diện tích hình chữ nhật.

- So sánh được diện tích và chu vi hình chữ nhật và hình vuông - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, thích khám phá toán học II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ làm BT2, BT3.

III. Đồ dùng dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu( 3-5p)

- Tổ chức trò chơi: Hộp thư di động.

- Phổ biến luật chơi: Cả lớp hát 1 số bài hát sau đó cùng nhau truyền 1 hộp thư. Khi kết thúc bài hát hộp thư trên tay ai, bạn đấy sẽ bốc thăm và trả lời câu hỏi có trong hộp thư.

Câu 1: Nêu quy tắc tính diện tích hình vuông?

Câu 2: Hình vuông có cạnh là 5cm. Tính diện tích hình vuông?

Câu 3: Nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật?

- Giáo viên nhận xét.

+ Qua trò chơi các con đã ôn tập được kiến thức gì?

+ Hoạt động vừa rồi các con đã nêu được quy tắc tính diện tích hình chữ nhật và tính diện tích hình vuông. Để củng cố thêm về kĩ năng tính diện tích hình vuông và hình chữ nhật được tốt hơn thì cô và các con sẽ đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Bài Luyện tập – Giáo viên ghi bảng

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25p) Bài 1: (Cá nhân, cặp đôi, cả lớp )

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Muốn tính diện tích hình vuông ta làm như thế nào?

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- HS tham gia chơi trò chơi

+ Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài của một cạnh nhân với chính nó.

- 5 x 4= 20(cm2)

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng( cùng 1 đơn vị đo)

- Trả lời - Theo dõi

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- Trả lời

- Lớp làm vào vở.

a, Diện tích hình vuông là:

(2)

- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Muốn tính được diện tích mảng tường ta phải làm như thế nào?

- 1 học sinh lên bảng làm bảng phụ. Học sinh dưới lớp làm bài vào vở.

- Học sinh theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.

- GV nhận xét đánh giá.

- Yêu cầu nhắc lại cách tính diện tích?

3. Hoạt động vận dụng, trải nghệm(10p) Bài 3

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Hình chữ nhật có kích thước như thế nào?

+ Hình vuông có kích thước như thế nào?

- Hãy tính chu vi và diện tích của mỗi hình, sau đó so sánh chu vi và diện tích hình chữ nhật ABCD với chu vi và diện tích hình vuông EGHI.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- KT và NX vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Nhắc lại quy tắc tính diện tích hình chữ nhật và tính diện tích hình vuông?

- Nhận xét đánh giá tiết học.

7 x 7 = 49(cm2)

b, Diện tích hình vuông là:

5 x 5 = 25(cm2) - Nêu yêu cầu bài tập.

+ Tính diện tích của 1 viên gạch men.

- 1 em lên bảng làm bài, lớp làm vở.

Bài giải:

Diện tích một viên gạch là:

10 × 10 = 100 (cm2)

Diện tích mảng tường được ốp thêm là:

100 × 9 = 900 (cm2) Đáp số: 900 cm2 - HS nêu.

- 1 em đọc bài toán.

+ Hình chữ nhật có chiều dài là 5cm, chiều rộng là 3cm

+ hình vuông có cạnh là 4cm.

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ, lớp nhận xét.

Bài giải:

a. Diện tích HCN ABCD là:

5 ×3 = 15 (cm2) Chu vi HCN ABCD là:

(5 + 3) × 2 = 16 (cm) Diện tích hình vuông EGIH là:

4 × 4 = 16 (cm2) Chu vi hình vuông EGHI là:

4 × 4 = 16 (cm)

b. Vậy HCN ABCD nhỏ hơn diện tích hình vuông EGHI.

- Chu vi HCN ABCD = chu vi hình vuông EGHI.

- 2 em nhắc quy tắc tính diện tích hình chữ nhật và tính diện tích hình vuông.

(3)

Tập đọc – Kể chuyện BUỔI HỌC THỂ DỤC I. Yêu cầu cần đạt

A. Tập đọc

- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.

- Hiểu được nội dung: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh tật nguyền.

B. Kể chuyện

- Bước đầu kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật.

- Học sinh năng khiếu biết kể toàn bộ câu chuyện.

- Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng xác định giá trị cá nhân.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, sự tự tin, - Kĩ năng đặt Yêu cầu cần đạt.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.

III. Đồ dùng dạy học

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ - HS: SGK

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tập đọc

1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

- HS đọc câu: “Nhảy lò cò cho cái giò nó

khỏe, nhảy lò cò cho nó khoẻ cái chân....”

+ Các bạn chơi vui và khéo léo như thế nào?

+ Vì sao nói “chơi vui học càng vui”?

- Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (35 phút).

Hoạt động 1: Luyện đọc a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu 1 lượt và hướng dẫn HS giọng đọc từng đoạn trong bài:

+ Đoạn 1:Giọng sôi nổi.

+ Đoạn 2:Giọng chậm rãi.

+ Đoạn 3: Giọng hân hoan, cảm động.

- Hướng dẫn HS đọc các từ: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li.

- Cả lớp cùng đọc, 2 bạn thi cò xem ai về đích trước

- cò nhanh, theo đường thẳng, không để bị ngã

- Chơi vui thì khi vào tiết học các em thấy tinh thần thoải mái, tiếp thu bài sẽ tốt hơn.

- HS lắng nghe và ghi đầu bài.

- Cả lớp theo dõi SGK.

(4)

b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc nối tiếp từng câu

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc từng câu kết hợp sửa lỗi phát âm: khuyến khích, khuỷu tay …

* Đọc từng đoạn trước lớp

- GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS.

- GV hướng dẫn đọc câu dài: Thầy giáo nói:// “Giỏi lắm!// Thôi,/ con xuống đi!//”Nhưng Nen-li còn muốn đứng lên cái xà như những người khác.//

- Hướng dẫn HS giải nghĩa các từ: gà tây, bò mộng, chật vật và tập đặt câu với từ

“chật vật”.

* Đọc từng đoạn trong nhóm

- Theo dõi, hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với từng đoạn.

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. Nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất.

- Gọi HS đọc cả bài.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì?

+ Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục như thế nào?

- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, hỏi:

+ Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục?

+ Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người?

- GV: Tuy Nen-li đã được thầy giáo miễn tập thể dục nhưng cậu vẫn xin thầy để được tập thể dục như các bạn vì cậu muốn cho các bạn thấy sự cố gắng của mình và sự tự tin của bản thân ...

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và 3, trả lời các câu hỏi:

+ Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm

- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài (2 lượt).

- 2 – 3 HS luyện phát âm.

- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài (2 lượt). Lớp theo dõi SGK.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn.

- HS dựa vào chú giải SGK để giải nghĩa.

- 1 – 2 HS đặt câu. Lớp nhận xét.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS lắng nghe.

- Đại diện 3 nhóm thi đọc.

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- 1 HS đọc cả bài.

- 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm. Trả lời:

+ Mỗi HS phải leo lên đến trên cùng 1 cái cột cao, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang

+ Đê-rốt- xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ, Xtác-đi thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai.

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.

+ Vì cậu bị tật từ nhỏ (bị gù).

+ Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm làm những việc các bạn khác làm được.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS trả lời các câu hỏi.

+ Nen-li leo lên 1 cách chật vật, mặt đỏ

(5)

của Nen - li?

+ Em hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt cho câu chuyện?

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (35 phút)

Hoạt động 1: Luyện đọc lại

- GV cho HS luyện đọc lại đoạn 2 của bài.

- GV hướng dẫn HS đọc: đọc đúng các câu cảm, câu cầu khiến.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc theo vai các nhân vật trong bài.

Hoạt động 2: Kể chuyện

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện trang 90/ SGK.

+ Em hiểu thế nào là kể lại truyện bằng lời của nhân vật?

+ Em có thể kể bằng lời của nhân vật nào?

- Gọi HS kể mẫu tiếp nối nhau 1 nhân vật trong bài.

- GV theo dõi, nhận xét.

- Yêu cầu HS kể theo nhóm, các nhóm chọn kể theo lời của các nhân vật trong bài.

- Gọi HS kể trước lớp.

- GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

+ Qua bài đọc giúp em hiểu điều gì?

- Nhận xét tiết học

như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán, thầy giáo bảo cậu xuống nhưng cậu vẫn tiếp tục leo. Cậu cố rướn người lên, thế là cậu nắm chắc được cái xà. Lúc ấy thầy giáo khen cậu giỏi và khuyên cậu xuống nhưng cậu càng muốn đứng được trên cái xà như các bạn khác trong lớp. Cố gắng từng chút, từng chút để đặt đươc khuỷu tay, hai đầu gối, hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng.

- HS thảo luận cặp đôi, phát biểu.

+ Quyết tâm của Nen-li./ Nen-li dũng cảm/ Chiến thắng bệnh tật/ Một gương đáng khâm phục …

- 3 HS đọc đoạn 2.

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- 5 HS luyện đọc theo vai.

- 2 HS đọc yêu cầu.

+ Tức là nhập vào vai của một nhân vật trong truyện để kể, khi kể xưng là tôi, tớ hoặc mình.

+ Bằng lời của thầy giáo, của Đê-rốt- xi, Cô-rét-ti, Ga-rô-nê, Xtác-đi, Nen-li hoặc một bạn trong lớp.

- 3 HS kể, lớp theo dõi và nhận xét.

- HS tập kể trong nhóm 3, các học sinh trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- HS các nhóm thi kể tiếp nối.

- Lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn.

- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.

- Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.

(6)

- Dặn HS về nhà ôn bài và kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Lắng nghe

Ngày soạn: 18/3/2022

Ngày dạy: Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 145. PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 I. Yêu cầu cần đạt

- HS thực hiện được phép cộng các số trong phạm vi 100 000 (bao gồm cả đặt tính và tính đúng)

- Giải được bài toán có lời văn bằng hai phép tính và về tính diện tích hình chữ nhật.

- Giáo dục học sinh yêu môn toán và chăm học.

- HSNK: Làm BT2 (b), BT3.

II. Đồ dùng dạy - học

- Đồ dùng dạy học 1 cây có gắn 6 bông hoa có ghi các phép tính. (phần khởi động) - Bảng phụ (Làm BT3, BT4)

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu( 3-5 phút)

Tổ chức trò chơi “ Hái hoa dân chủ”

- Phổ biến trò chơi: Chia làm 2 đội ghi phép tính vào bông hoa, ở dưới lớp cổ vũ hát 1 bài hát. Thời gian tính cho 2 đội thi là kết thúc bài hát.

- 5744 + 8966; 7865 + 2467 - 2356 + 9087; 7649 + 8659 - 6434 + 7531; 6678 + 8953

- Gọi học sinh nêu lại cách thực hiện phép tính.

- Nhận xét

+ Qua trò chơi các con đã được ôn lại kiến thức gì?

+ Qua hoạt động vừa rồi chúng ta đã cùng nhau ôn lại cách thực hiện cộng các số có 4 chữ số. Vậy để cộng các số có năm chữ số ta làm thế nào? Thì bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000, sau đó sẽ áp dụng phép cộng để giải các bài toán có liên quan.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng

- 6 học sinh của 2 đội lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính.

- Hát, theo dõi và cổ vũ

- học sinh nêu.

- Theo dõi - Trả lời - Theo dõi.

(7)

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới(10- 12p)

* Hướng dẫn thực hiện phép cộng.

- Giáo viên ghi bảng phép tính cộng:

45 732 + 36 194 a, Hình thành phép cộng

- Tìm tổng của 2 số 45732 + 36194 + Muốn tìm tổng của 2 số

45732 + 36194, chúng ta làm như thế nào?

+ Dựa vào cách thực hiện phép cộng có 4 chữ số em hãy thực hiện phép cộng 45732 + 36194

b, Đặt tính và tính: 45732 + 36194 - Hãy nêu cách đặt tính khi thực hiện 45732 + 36194

- Yêu cầu tự đặt tính và tính ra kết quả.

- Mời một em thực hiện trên bảng.

- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét.

+ Muốn cộng hai số có đến 5 chữ số ta làm như thế nào?

+ Hãy nêu từng bước tính cộng 45732 + 36194

c. Nêu quy tắc tính

+ Muốn thực hiện tính cộng các số có năm chữ số với nhau ta làm như thế nào?

- Quan sát lên bảng để nắm về cách đặt tính và tính các số trong phạm vi 100 000.

+ Thực hiện phép cộng 45732 + 36194

- Học sinh tính và báo kết quả

+ Viết 45732 rồi viết 36194 xuống dưới sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau: Hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng hàng nghìn, hàng chục nghìn thẳng hàng chục nghìn.

- Bắt đầu cộng từ phải sang trái ( từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăn, hàng nghìn, hàng chục nghìn)

- Lần lượt nêu các bước tính cộng. và có kết quả như sau

+45732 36194 81926

* 2 cộng 4 bằng 6, viết 6.

* 3 cộng 9 bằng 12, viết 2 nhớ 1.

* 7 cộng 1 bằng 8, thêm 1 bằng 9 viết 9

* 5 cộng 6 bằng 11, viết 1 nhớ 1.

* 4 cộng 3 bằng 7, thêm 1 bằng 8 viết 8 Vậy: 45732 + 36194 = 81926

+ Viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng 1 hàng đơn vị thẳng cột với nhau, hàng chục nghìn thẳng hàng chục nghìn, hàng nghìn thẳng hàng nghìn, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng chục thẳng hàng chục, đơn vị thẳng hàng đơn vị. Viết dấu cộng và kẻ vạch ngang

(8)

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10 – 15 p)

Bài 1 ( Cá nhân, cả lớp) - Gọi HS nêu yêu cầu BT.

- Yêu cầu HS làm vào vở.

- Gọi 4 HS lên bảng thực hiện.

- GV nhận xét đánh giá.

- Yêu cầu HS nêu cách tính.

Bài 2 (nhóm đôi, cả lớp)

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Học sinh nêu lại cách thực hiện tính cộng các số có 5 chữ số.

- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài tập - Học sinh làm bài tập

- Đại diện các nhóm đọc kết quả.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh và có kết quả đúng.

Bài 3 ( cá nhân, cả lớp)

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

+ Hình chữ nhật ABCD có kích thước như thế nào?

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?

- Cả lớp làm bài vào vở, một học sinh làm bảng phụ.

- Nhận xét, đánh giá.

- Mời 1 HS làm bảng phụ.

- GV nhận xét đánh giá.

4. Hoạt động vận dụng (5-7p) Bài 4: (Cá nhân, cả lớp)

- Gọi HS đọc bài toán.

- Quan sát hình vẽ trong SGK và giảng

dưới các số. Thực hiện tính từ phải sang trái.

- 1 HS nêu yêu cầu BT.

- Cả lớp tự làm bài.

- 4 em lên bảng thực hiện, lớp bổ sung.

+64827 21954

86781

+86149 12735 98884

+37092 12735

72956

+72468 6829 79297 - Đổi vở để KT chéo bài nhau.

+ Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.

- Nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và làm bài tập

+18257 64439 82696

+52819 6546 59365

+35046 26734 61780

+2475 6820 9295

- Học sinh đọc

+ Hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 9cm, chiều rộng 6cm

+ Nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.

Bài giải

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

9 × 6 = 54 (cm2 ) Đáp số: 54 cm2

(9)

lại dữ kiện đề bài đã cho trên hình vẽ, sau đó yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Mời 2 HS làm bảng phụ.

- Kiểm tra và nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

+ Muốn cộng hai số có đến 5 chữ số ta làm như thế nào?

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn về nhà xem lại các BT, Đồ dùng dạy học trước bài.

- Đọc yêu cầu bài tập - Quan sát

- Cả lớp cùng thực hiện vào vở.

- 2 HS lên bảng giải bài, lớp n/x.

Bài giải

Độ dài đoạn đường AC là:

2350 - 350 = 2000 (m) Đổi: 2000m = 2km Độ dài đoạn đường AD là:

2 + 3 = 5 (km) Đáp số: 5 km - Trả lời

Tự nhiên và xã hội

Tiết 59: TRÁI ĐẤT. QUẢ ĐỊA CẦU I. Yêu cầu cần đạt

- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu. Biết cấu tạo của quả địa cầu.

- Quan sát và chỉ được trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo.

- Yêu thích môn học, thích tìm tòi, khám phá

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng hợp tác và kĩ năng làm chủ bản thân.

- Kĩ năng giao tiếp; tự tin khi trình bày và thực hành quay quả địa cầu.

II. Đồ dùng dạy học

- Gv: Quả địa cầu (Tranh SGK, phiếu học tập) . III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của giáo viên Hoạt độn của học sinh I. Hoạt động mở đầu ( 3-5 phút)

- Cho Hs hát vận động theo lời bài hát

“Trái đất này là của chúng mình”

+ Mặt trời có vai trò gì đối với sự sống trên trái đất?

- Tiết TNXH hôm nay các em sẽ biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian và cấu tạo của quả địa cầu. Qua bài:

Trái Đất. Quả địa cầu.

II. Hình thành kiến thức mới (8-10 phút)

HĐ 1: Thảo luận cả lớp

- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK/112 - Nói: QS H.1 (ảnh chụp Trái Đất từ tàu

- Hs hát, vận động theo nhạc + HS nêu

- HS lắng nghe

- HS quan sát .

- Trái Đất có hình tròn, quả bóng, hình cầu.

(10)

vũ trụ) em thấy Trái Đất có hình gì ? - Trái đất có hình cầu, hơi dẹt ở hai đầu.

* Tổ chức quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em các bộ phận: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ. Quả địa cầu được đặt trên một giá đỡ có trục xuyên qua. Nhưng trong thực tế Trái Đất không có trục xuyên qua và cũng không phải đặt trên giá đỡ nào cả. Trái Đất nằm lơ lửng trong không gian.

- GV chỉ cho HS vị trí nước VN trên quả địa cầu nhằm giúp các em hình dung được Trái Đất mà chúng ta đang ở rất lớn.

=> Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu III Hoạt đông luyện tập, thực hành (10- 15 phút)

- GV chia nhóm, Yêu cầu quan sát H.2 trong SGK và chỉ trên hình : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.

- Đại diện các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu.

- Cho HS nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu tự nhiên và giải thích sơ lược về sự thể hiện màc sắc. Ví dụ : màu xanh lá cây chỉ đồng bằng; màu vàng, da cam thường chỉ đồi núi, cao nguyên,…… từ đó giúp HS hình dung bề mặt Trái Đất không bằng phẳng.

=> Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất.

IV Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3- 5 phút)

* Trò chơi Gắn chữ vào sơ đồ câm - HD chơi trò chơi

- Tổ chức cho HS chơi

- Đánh giá cách chơi của 2 nhóm : nhóm nào gắn đúng trong thời gian ngắn nhất là nhóm đó thắng cuộc ; Nhóm nào chơi không đúng luật sẽ bị ngừng không được chơi.

* Củng cố, dặn dò

- Quả địa cầu gồm có những phần nào ?

- HS lắng nghe

- HS quan sát quả địa cầu

- HS quan sát vị trí nước VN trên quả địa cầu.

- HS lắng nghe

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS chơi trò chơi gắn chữ vào sơ đồ câm.

- Quả địa cầu gồm : quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.

- HS lắng nghe

(11)

-Về nhà các em xem lại bài.

- Nhận xét tiết học.

Thủ công

LÀM QUAT GIẤY TRÒN ( TIẾT 1) I. Yêu cầu cần đạt

- Bước đầu làm được quạt giấy tròn.

- Các nếp gấp có thể chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.

- Với HS khéo tay: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau.Quạt tròn.

* GDSDNLTK&HQ: Biết yêu thích sản phẩm mình làm ra. Hiểu được sự cần thiết phải tiết kiệm và sử dụng điện hiệu quả , có thể sử dụng quạt giấy hoặc quạt nan để tiết kiệm…

II. Đồ dùng dạy - học

- GV: Mẫu quạt giấy, tranh quy trình III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5’) - Hsnghe hát bài Quạt giấy

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15’)

Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét:

- Giới thiệu quạt mẫu

- Yêu cầu HS nêu đặc điểm, công dụng của chiếc quạt

(Quạt có hình tròn với nhiều nếp gấp cách đều. Quạt dùng để quạt mát vào mùa hè)

* GDSDNLTK&HQ.

+ Trong lớp khi ra khỏi phòng học chúng ta cần làm gì?

Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu - Gắn tranh quy trình lên bảng, cho HS quan sát

- Vừa làm mẫu vừa hướng dẫn cách làm theo các bước

- Gọi một số em nêu lại các bước gấp quạt

- HS lắng nghe - Lắng nghe

- Quan sát quạt mẫu và nhận xét đặc điểm, công dụng của quạt

- Nhận xét

-Liên hệ , có sự hiểu biết về sự cần thiết phải sử dụng năng lượng điện nhất là tháng mùa hè..

- Tắt búng đèn điện, quạt....

- Quan sát tranh quy trình và quan sát GV làm mẫu

- 3 HS nhắc lại cách làm quạt giấy tròn - Nêu các bước

+ Bước 1: Cắt giấy + Bước 2: Gấp, dán quạt

+ Bước 3: Làm quạt và hoàn chỉnh quạt

(12)

3. Hoạt động luyện tập thực hành (15’)

- Thực hành làm quạt bằng giấy nháp - Quan sát, giúp đỡ HS

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5’)

- Quạt giấy có tác dụng gì?

- HS thi đua làm thêm các chi tiết để quạt giấy cứng cáp và đẹp

- Thực hành làm quạt giấy bằng giấy nháp

- Quạt mát khi không có điên

Ngày soạn: 18/3/2022

Ngày dạy: Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 146: LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- HS biết cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ).

- Giải được bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.

- Rèn kĩ năng tính và giải toán.

* HS NK làm thêm bài 1 cột( 1, 4).

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút)

* Tổ chức trò chơi: Truyền điện

- Gv phổ biến luật chơi: HS 1 nêu phép tính cộng (trừ) các số tròn nghìn trong phạm vi 10.000 rồi chỉ định bạn nêu kết quả phép tính. Nếu trả lời đúng HS có quyền nêu phép tính và chỉ định bạn bất kì nêu kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu, dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20 - 22 phút)

Bài 1: (SGK-156) (Cá nhân – lớp) - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở - GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

VD: 5000 – 2000; 2000 + 5000...

- HS tham gia chơi - Theo dõi giới thiệu bài

- HS đọc yêu cầu BT1

- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở a)

63548 52379 29107 93959

+ 19256 + 38421 + 34693 + 6041 82804 90800 63800 100000 b,

23154 46215 53028 21357

(13)

*Gv củng cố phép cộng các số có năm chữ số

Bài 2: (SGK– 156) - Gọi HS đọc đề bài - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Nhận xét, chữa bài.

- Muốn tính chu vi và diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (8- 10 phút)

Bài 3: ( SGK-156)

- GV vẽ sơ đồ như SGK lên bảng, yêu cầu cả lớp quan sát sơ đồ

- Gv yêu cầu Hs trao đổi theo cặp nêu bài toán theo sơ đồ

- Gọi đại diện cặp nêu lại đề toán Ví dụ:

+ Con cân nặng bao nhiêu ki – lô - gam?

+ Cân nặng của mẹ như thế nào so với cân nặng của con?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để tìm được tổng số cân nặng của hai mẹ con ta phải làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

+ 31028 + 4702 + 18436 + 4208 17209 19360 9127 919 71391 70277 80591 26484 - Nhận xét.

- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.

- Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng bằng 3cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng.

- Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó?

- 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Chiều dài hình chữ nhật đó là:

3  2 = 6 (cm)

Chu vi hình chữ nhật đó là:

( 6+ 3)  2 = 18 (cm) Diện tích hình chữ nhật đó là:

6  3 = 18 (cm2)

Đáp số: 18 cm2. - 2 HS nêu:

- HS quan sát sơ đồ, nêu bài toán.

- 2 Hs trao đổi theo nhóm đôi - Hs nêu

+ Con nặng 17kg

+ Cân nặng của mẹ gấp 3 lần cân nặng của con

+ Tổng cân nặng của hai mẹ con.

+ Ta phải tìm số cân nặng của mẹ - 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Mẹ cân nặng số ki- lô - gam là:

17  3 = 51 (kg)

Cả hai mẹ con cân nặng số ki - lô - gam

(14)

- GV và lớp nhận xét, thống nhất đáp án đúng.

* Gv củng cố kỹ năng giải bài toán bằng 2 phép tính.

*Củng cố

- Bài học hôm nay chúng ta được ôn lại những kiến thức gì?

- GV nhận xét, dặn dò.

- Về nhà xem lại các bài tập. Đồ dùng dạy học bài sau.

là: 17 + 51 = 68 (kg) Đáp số : 68kg.

- 2 HS nêu.

Tập đọc CÙNG VUI CHƠI I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, biết ngắt nhịp ở các dòng thơ, đọc lưu loát ở các khổ thơ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Các bạn HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khỏe, để vui hơn và học tốt hơn.(trả lời được các CH trong SGK, thuộc cả bài thơ).

- GDHS biết cư xử đúng mực và đoàn kết với bè bạn. Biết chịu trách nhiệm trước hành động của mình.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: - Máy chiếu, bảng phụ - HS: SGK, vở

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3-5phút)

- Lớp hát tập thể bài Cô dạy em bài thể dục buổi sáng

- TBHT điều hành.

+ Gọi 2 em lên nối tiếp kể lại câu chuyện bài “Cuộc đua trong rừng”. Yêu cầu nêu nội dung ý nghĩa của bài.

- GV nhận xét chung.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ gì?

- Bài tập đọc hôm nay sẽ đưa chúng ta đến tham dự một trò chơi thật vui và ích lợi, đó

- Hát tập thể bài.

- Thực hiện theo YC:

+2 em lên tiếp nối kể lại câu chuyện

"Cuộc đua trong rừng”

- Nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện.

- Cả theo dõi, nhận xét bạn đọc.

- HS lắng nghe - Quan sát,

- Tranh vẽ cảnh sân trường giờ ra chơi, các bạn HS đang chơi đá cầu, nhảy dây,...

- Lắng nghe, ghi bài vào vở.

(15)

là trò đá cầu.

2. Luyện đọc

2. Hình thành kiến thức mới (20-25 phút) a. Đọc diễn cảm toàn bài

- GV đọc toàn bài một lượt.

b. Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc nối tiếp từng câu

- Luyện đọc từ khó: đẹp lắm, nắng vàng, bóng lá, bay lên,...

* Đọc từng khổ thơ trước lớp

- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc 1 khổ.

Luyện đọc khổ thơ:

Ngày đẹp lắm /bạn ơi/

Nắng vàng trải khắp nơi/

Chim ca trong bóng lá/

Ra sân ta cùng chơi.//

- Giải nghĩa từ: quả cầu giấy.

* Đọc từng khổ thơ trong nhóm - HS luyện đọc theo nhóm.

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

* Tìm hiểu bài

- HS đọc lại toàn bài thơ.

- Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh?

- Các bạn học sinh chơi vui như thế nào?

- Các bạn đá cầu khéo léo như thế nào?

- Vì sao tác giả viết: Chơi vui học càng vui?

- Em có thích đá cầu không? Trong giờ ra chơi em thường chơi trò gì?

* Bài thơ đã cho chúng ta tham dự một trò chơi thật là vui và khéo léo của các bạn học sinh. Giờ ra chơi các em hãy cùng nhau chơi các trò chơi thật bổ ích như đá cầu, nhảy dây... các em sẽ thấy vui hơn, khoẻ hơn và học tập tốt hơn.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( + Gv mời một số HS đọc lại toàn bài.

- Gv hướng dẫn HS cách đọc khổ thơ 2.

- Lắng nghe.

- Mỗi HS đọc 2 dòng thơ, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.

- HS đọc đúng các từ khó.

- 4 HS đọc bài chú ý ngắt đúng nhịp.

- HS tiếp nối đọc bài, lớp theo dõi.

- 1, 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.

- Mỗi nhóm 4 HS luyện đọc - 2 nhóm thi đọc nối tiếp.

- HS đọc thầm bài thơ và TLCH.

- Chơi đá cầu trong giờ ra chơi.

- Trò chơi rất vui mắt: quả cầu giấy màu xanh, bay lên bay xuống..., - Các bạn chơi rất khéo léo : nhìn rất tinh, đá rất dẻo, chân cố gắng để quả cầu bay trên sân, không bị rơi xuống đất.

- Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn.

- 2- 3 học sinh trả lời.

+ Hs đọc lại toàn bài.

(16)

- HS thi đua đọc đoạn 2.

- TBHT mời 2 bạn thi đua đọc đoạn 2.

- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.

+ Mời một em đọc lại cả bài thơ.

- Hướng dẫn học sinh HTL từng khổ thơ và cả bài thơ.

- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất.

Lưu ý: Đọc đúng, to và rõ ràng 4. Vận dụng trải nghiệm (5 phút) - Bài thơ khuyên mọi người điều gì?

- Về nhà tiếp tục luyện đọc thuộc lòng bài thơ và đọc cho mọi người trong gia đình cùng nghe.

- Sưu tầm thêm những bài thơ, bài văn nói về các trò chơi của trẻ em.

- Lắng nghe.

- Hs thi đọc theo YC

- HS thực hiện theo lệnh của TBHT - HS thi đọc.

- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.

+ Một em đọc lại cả bài thơ.

- Cả lớp HTL bài thơ. 4 em thi đọc thuộc từng khổ thơ.

- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.

- Khuyên nhủ mọi người chăm chơi thể thao, chăm vận động để có sức khoẻ, để vui hơn và học tập được tốt hơn.

- Lắng nghe, thực hiện.

Chính tả ( Nghe - viết)

Tiết 55: CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG I. Yêu cầu cần đạt

- Nghe - viết đúng chính tả, nhanh và trình bày bài viết khoa học - Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- HS làm đúng BT2a, phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai l/n

- Giáo dục học sinh có ý thức rèn thói quen luyện viết trình bày đẹp rõ ràng đúng độ cao, khoảng cách.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ các từ ngữ trong đoạn văn ở bài tập 2a, máy chiếu.

- HS: SGK, vở

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3-5 phút)

- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?

- T/C: Viết đúng, nhanh và đẹp -TBHT điều hành

+ Yêu cầu 4HS (2đội) viết ở bảng lớp, các từ: giày dép, rên rỉ, mệnh lệnh, quả dâu, rễ cây,...

- GV tổng kết T/C, tuyên dương.

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (20-24 phút)

- Học sinh trả lời.

- HS đọc tham gia chơi.

- HS nhận xét, đánh giá.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

(17)

2.1. Hoạt động chuẩn bị viết chính tả (5- 6 phút)

a.Trao đổi nội dung đoạn viết

- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả, đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.

- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:

- Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm.

- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách thức trình bày chính tả .

+ Những chữ nào trong bài viết hoa?

+ Hướng dẫn viết những từ thường viết sai?

* HD cách trình bày:

+ Cần viết chữ đầu tiên của đoạn bài viết chính tả như thế nào?

- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó.

- HS tìm từ khó viết, dễ lẫn

- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con.

- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.

- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.

- Giáo viên nhận xét.

2.2. HĐ viết bài chính tả (15 phút)

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô;

ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc từng câu cho học sinh viết.

*Lưu ý về: Tư thế ngồi; Cách cầm bút;

Tốc độ viết; Lưu ý khi viết phụ âm phụ âm l/n; thanh hỏi/ thanh ngã)

2.3. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh đọc bài Cuộc chạy đua trong rừng sgk trang 83 và trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được cách viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý:

+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên nhân vật - Ngựa Con.

+ Dự kiến một số từ: khỏe, giành, nguyệt quế, mải ngắm, thợ rèn...

- Viết cách lề vở 1 ô li.

- Cả lớp đọc thầm bài viết, tìm những chữ dễ viết sai:...

+ khỏe, giành, nguyệt quế, mải ngắm, thợ rèn,...

- 1 số HS luyện viết vào bảng lớp, chia sẻ.

- Cả lớp viết từ khó vào bảng con.

- Học sinh đọc .

- Học sinh lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Học sinh viết bài vào vở.

- Học sinh đổi chéo vở chấm cho

(18)

- Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi.

- Hướng dẫn học sinh chấm chữa bài.

- Giáo viên chấm 7-10 bài và nhận xét cách trình bày và nội dung bài viết của học sinh.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (5-6 phút)

Bài 2.a: Trò chơi “Thi làm đúng- làm nhanh”

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Tổ chức HS thi đua.

- Giao nhiệm vụ điền vào chỗ trống l/n - Chữa bài và tuyên dương

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3-5 phút)

- Cho học sinh nêu lại tên bài học.

- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem.

- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em viết chữ đẹp, trình bày cẩn thận, tiến bộ.

- Nhắc nhở HS mắc lỗi chính tả về nhà viết lại.

- Xem trước bài chính tả sau: Cùng vui chơi

nhau.

- Học sinh sửa lỗi viết sai xuống cuối vở bằng bút mực.

- Lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh thi đua làm bài nhanh ->

Báo cáo -> nhận xét bổ sung, bình chọn người thắng cuộc:

*Dự kiến đáp án:

a) thiếu niên, nai nịt, khăn lụa, thắt lỏng, rủ sau lưng, sắc nâu sẫm, trời lạnh buốt,, mình nó, chủ nó, từ xa lại.

b) mười tám tuổi – ngực nở – da đỏ như lim – người đứng thẳng – vẻ đẹp của anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ.

- Học sinh nêu.

- Quan sát, học tập.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, thực hiện.

Âm nhạc

ÔN BÀI HÁT: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH

Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hs biết hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. Hs hát và kết hợp gõ đệm theo bài hát - Học sinh biết cảm thụ bài hát. Hs biết kỹ năng tư thế khi hát. Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ (thanh phách)

- Giáo dục lòng yêu hoà bình, yêu thương mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên

(19)

- Đàn phím điện tử.

- Nhạc cụ gõ đệm.

- Bảng phụ lời ca bài hát.

- Đài, băng nhạc.

2. Học sinh

- SGK, thanh phách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: (3’)

- Gv cho hs nghe 1 đoạn giai điệu bài hát:Tiếng hát bạn bè mình? Đó là giai điệu của bài hát nào đã học?

- Gv yêu cầu 5 hs lên bảng biểu diễn bài hát

- Gọi hs nhận xét; giáo viên nhận xét, dẫn vào bài học

2. Hoạt động khám phá:Ôn bài hát Bài hát Tiếng hát bạn bè mình. (18’)

* Giới thiệu bài:

- Gv treo tranh minh họa lên hỏi học sinh bức tranh có những hình ảnh gì?

- Gv thuyết trình:

- Bài hát do tác giả Lê Minh Hoàng sáng tác, giáo viên giới thiệu qua về nhạc sĩ.

* Hát mẫu:

- Gv mở băng mẫu

? Qua nghe bài hát em có cảm nhận gì về giai điệu của bài hát.

* Đọc lời ca theo tiết tấu:

- Gv bài hát chia câu và đọc mẫu (4 câu).

- Gv yêu cầu 1 hs đọc lời ca

- Gv yêu cầu hs đọc lời ca theo tiết tấu.

- Gv sửa sai( nếu có)

* Khởi động giọng:

- Gv đàn thang âm đi lên, xuống

* Dạy hát từng câu:

- Gv đàn từng câu, lưu ý cho học sinh lấy hơi ở cuối câu hát và thể hiện sắc thái tình cảm…

Câu 1:Trong không gian … say

- Hs lắng nghe - Hs: 5 hs thực hiện - Hs nhận xét

- Hs trả lời - Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

- Hs trả lời: Giai điệu vui tươi, trong sáng

- Hs: 1 hs đọc - Cả lớp thực hiện - Tổ, cá nhân đọc

- Hs khởi động giọng đi lên, đi xuống theo mẫu âm La

(20)

+ Gv đàn

+ Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) Câu 2 : Một đàn chim … lá cành + Gv đàn

+ Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) - Gv cho hs hát ghép câu 1 và câu 2 - Gv cho tổ, bàn hát ghép câu 1 và câu 2 Câu 3 : Bay lên cao … bè mình

+ Gv đàn

+ Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) Câu 4 : Yêu thương … tinh này.

+ Gv đàn

+ Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) - Gv cho hs hát ghép câu 3 và câu 4 - Gv cho nhóm, cá nhân

- Gv nhận xét

- Yêu cầu hs hát cả bài

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) c. Kết luận:

- Học sinh biết hát theo giai điệu, đúng lời ca.

3. Hoạt động luyện tập: Kết hợp gõ đệm; vận động cơ thể. (10’)

a. Mục tiêu:

- Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát

- Biết vận động cơ thể với 4 động tác dậm chân, vỗ vai, vỗ tay, búng

b. Cách tiến hành:

* Gv hướng dẫn hs hát và kết hợp gõ đệm theo phách

? Em nào có thể hát và gõ đệm theo phách

- Gv yêu cầu hs thực hiện

- Gv cho hs hát và gõ đệm theo tiết tấu

* Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vận động cơ thể ( với 4 động tác)

+ Giậm chân + Vỗ vai + Vỗ đùi

- Hs lắng nghe

- Hs nghe và lĩng hội.

- Hs hát câu 1

- Hs nghe

- Hs hát theo hướng dẫn của Gv - Hs hát ghép

- Tổ, bàn hát ghép câu 1 và câu 2.

- Hs nghe - Hs hát

- Hs nghe và lĩng hội

- Hs hát theo hướng dẫn của Gv - Hs hát ghép

- Hs thực hiện

- Nhóm, cá nhân hát

- Hs thực hiện.

- Hs nghe, quan sát thực hiện theo hướng dẫn của gv

- Hs: 1 hs thực hiện

(21)

+ Búng

- Gv nhận xét sửa sai (nếu có) c. Kết luận:

- Học sinh kết hợp tốt trong việc kết hợp gõ đệm và vận động cơ thể

4. Hoạt động vận dụng (4‘) a. Mục tiêu:

- Giúp học sinh nhớ lại bài hát và tên tác giả

b. Cách tiến hành.

? Em học bài hát gì?

?Ai là tác giả của bài hát Bài hát Tiếng hát bạn bè mình

?Qua bài hát giáo dục chúng ta điều gi?

- Qua bài hát giáo dục tình bạn bè thân ái, tình cảm yêu quí lòng yêu hoà bình, yêu thương mọi người.

- Gv đàn cho hs hát lại bài hát

- Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố mẹ, anh chị, bạn bè....

- Sáng tạo một số động tác phụ họa đơn giản phù hợp với bài hát

- Chuẩn bị cho giờ học sau c. Kết luận:

- Học sinh đã biết hát đúng lời ca, giai điệu biết kết hợp tốt trong việc kết hợp gõ đệm và vận động cơ thể

- Nhóm, cá nhân thực hiện

- Hs nghe, quan sát thực hiện theo hướng dẫn của gv

- Thực hiện hát kết hợp theo hướng dẫn của gv

- Nhóm, cá nhân thực hiện

- Hs: Bài hát Tiếng hát bạn bè mình - Nhạc và lời: Lê Minh Hoàng - Hs trả lời

- Hs nghe và lĩnh hội.

Ngày soạn: 18/3/2022

Ngày dạy: Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 147: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 I. Yêu cầu cần đạt

- HS biết đặt tính và tính đúng phép trừ các số trong phạm vi 100 000 - Giải toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m.

- Rèn KN tính và giải toán cho HS II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút)

* Tổ chức trò chơi: Đoàn kết - Gv phổ biến luật chơi:

+ Gv hô: Đoàn kết, đoàn kết

- Nghe luật chơi

(22)

+ Hs hỏi: Kết mấy, kết mấy + Gv hô:

Ví dụ: Kết 5 + 3 , kết 9 + 1,….

kết 14 – 9, kết 7 -2 , ….

- Hs phải nhẩm nhanh kết quả. Ai nhanh được tuyên dương

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu, dẫn dắt vào bài mới.

2.Hoạt động Hình thành kiến thức mới (8-10 phút)

+ Giới thiệu phép trừ 85674- 58329

- Muốn tìm hiệu của 2 số 85674 - 58329 ta phải làm như thế nào?

- YC học sinh tìm kết quả của phép trừ.

- Khi tính 85674 - 58329 chúng ta đặt tính như thế nào?

+ Chúng ta bắt đầu thực hiện phép tính từ đâu đến đâu?

+Gv hướng dẫn cách đặt tính và tính 85674- 58329

85674 - 4 không trừ được 9, lấy 14 trừ 9 58329 bằng 5, viết 5 nhớ 1.

27345 - 2 thêm 1 bằng 3, 7 trừ 3 bằng 4, viết 4.

- 6 trừ 3 bằng 3, viết 3.

- 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7 nhớ 1.

- 5 thêm 1 bằng 6, 8 trừ 6 bằng 2, viết 2.

Vậy: 85674- 58329 = 27345 - Hãy nêu từng bước tính trừ 85674 - 58329

=>

- Muốn thực hiện tính trừ các số có 5 chữ số với nhau ta làm như thế nào?

+ Đặt tính: Viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau: Hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng hàng nghìn,

- HS tham gia chơi - HS nghe giới thiệu

-1, 2 Hs đọc phép tính - Ta thực hiện phép trừ.

- 1 học sinh lên bảng làm. Lớp làm nháp.

- Nêu: Ta đặt tính sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau:

Hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng hàng nghìn, hàng chục nghìn thẳng hàng chục nghìn.

- Bắt đầu trừ từ phải sang trái.

- HS nêu

- HS nêu - Hs nêu

- 1 số học sinh nhắc lại.

-

(23)

hàng chục nghìn thẳng hàng chục nghìn.Viết dấu trừ và kẻ vạch ngang dưới các số.

+ Thực hiện tính từ phải sang trái( thực hiện tính từ hàng đơn vị)

3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 15 - 18 phút)

Bài 1: (SGK- 157) - YC học sinh đọc đề - Gọi 3 HS làm trên bảng - YC học sinh nêu cách tính.

- Chữa bài, nhận xét.

* Củng cố: cách thực hiện phép trừ Bài 2: ( SGK- 157)

- YC học sinh đọc đề - Yêu cầu HS làm theo cặp - YC học sinh nêu cách tính.

- Chữa bài, nhận xét.

- Củng cố: cách đặt tính và thực hiện phép trừ

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (8- 10 phút)

Bài 3: (SGK – 157) - YC học sinh đọc đề - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết còn bao nhiêu ki – lô – mét đường chưa trải nhựa ta làm thế nào?

- Gv kết hợp tóm tắt Tóm tắt Có: 25850m Đã trải nhựa: 9850m

Chưa trải nhựa: ... km?

- Gọi 1 HS làm trên bảng

- HS nêu: Tính

- 3 học sinh làm bảng. Lớp làm vào vở - HS vừa làm bài nêu cách tính.

92896 73581 59372 65748 36029 - 53814 27148 37552 5558 - Nhận xét, chữa bài.

- Nêu: Đặt tính rồi tính - Hs làm bài theo cặp

- Đại diện 3 cặp dán bài trên bảng.

- HS vừa làm bài nêu cách tính.

63780 91462 49283 18546 53406 5765 45234 38056 43518 - Nhận xét, chữa bài

- HS đọc

- Một quãng đường dài 25850 m, trong đó có 9850 m đường đã trải nhựa.

- Hỏi còn bao nhiêu km đường chưa trải nhựa.

- Hs nêu

- Lớp làm vào vở, 1 học sinh làm bảng.

-

- -

- -

-

(24)

- Nhận xét.

* Gv củng cố giải bài toán có lời văn.

*Củng cố

+ Bài học giúp em nắm được kiến thức gì?

- Dặn dò: Ôn lại bài.

- Đồ dùng dạy học bài học sau.

Bài giải

Số mét đường chưa trải nhựa là:

25850 - 9850 = 16000( m) Đổi: 16000 m = 16 km

Đáp số: 16km.

- Theo dõi, nhận xét - Hs nêu

Luyện từ và câu

Tiết 28: NHÂN HÓA. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ? DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN

I. Yêu cầu cần đạt

- Xác định được cách nhân hóa cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hóa. (BT1).

- Tìm được bộ phận TLCH Để làm gì? (BT2)

- Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống trong câu.(BT3) - Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh nhân hóa. HS biết thể hiện tình cảm của mình với sự vật xung quanh.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Phiếu học tập, SGK - HS: SGK, vở

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3-5 phút)

- Tổ chức trò chơi: Các bạn cùng khởi động nhé! Cô sẽ có 1 chiếc hộp, trong đó sẽ có những phiếu ghi câu hỏi, khi nhạc nổi lên chúng ta sẽ vừa hát vừa truyền tay nhau chiếc hộp này. Nhạc dừng lại mà chiếc hộp ở trên tay bạn nào thì bạn ấy sẽ được bốc thăm, nếu bốc thăm vào câu hỏi nào thì sẽ trả lời câu hỏi của cô, nếu trả lời đúng sẽ được nhận 1 phần quà của cô. Các bạn đã sẵn sàng chưa?

(GV bật nhạc, và ngẫu nhiên ấn nhạc dừng tùy vào vị trí học sinh có thể trả lời được, hs bốc câu hỏi nào thì giáo viên chiếu câu hỏi đó, đọc câu hỏi để học sinh trả lời, xong lại tiếp tục bật nhạc và chơi tiếp) Câu hỏi 1: Nhắc lại chúng ta đã được học những cách nhân hóa nào?

- HS tham gia chơi.

- ... 3 cách nhân hóa.

+ Gọi các sự vật bằng những từ ngữ dùng để gọi con người.

(25)

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá

Câu hỏi 2: Nói 1 câu có hình ảnh nhân hóa.

- Nhận xét bạn nói đúng yêu cầu chưa?

- Vì sao con đồng ý với bạn câu văn đó có hình ảnh nhân hóa?

- GV: Qua phần khởi động, cô thấy các em đã biết đặt câu có hình ảnh nhân hóa và đã biết giải thích đâu là hình ảnh nhân hóa qua việc trả lời câu hỏi vì sao?Cả lớp hãy dành 1 tràng pháo vỗ tay thật lớn để thưởng cho mình nào.

Để giúp các em cùng củng cố kiến thức về nhân hóa và ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? Chúng ta học bài hôm nay:

Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. (GV ghi bảng, yêu cầu HS ghi vở đầu bài)

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (28- 30 phút)

Bài 1: (15 phút)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.

- 1 HS đọc đoạn thơ ở phần a

- Trong khổ thơ trên nhắc tới những sự vật nào?

- Bằng vốn hiểu biết của mình bạn nào nói cho cô và các bạn cùng nghe những điều em biết về bèo lục bình?

- Gv chiếu hình ảnh bèo lục bình và giới thiệu.

- Trong khổ thơ có từ sình vậy con hiểu từ Sình trong câu thơ Bứt khỏi sình đi dạo như thế nào?

- Gv chiếu hình ảnh về bùn lầy và giới

+ Tả các sự vật bằng những từ ngữ dùng để tả người.

+ Nói với các sự vật thân mật như nói với con người.

- 3 HS nói câu

Ví dụ: Chú gà trống khoác trên mình bộ áo rực rỡ sắc màu.

- Vì bạn đã gọi gà trống bằng chú và nói gà trống như con người cũng biết mặc áo ạ.

- Chú ếch con đang ngồi học bài bên bờ sông.

- Chị gió ơi! Chị gió ơi! Xuống đây chơi với chúng em nào?

- 1 HS đọc.

-... Bèo lục bình

-... bèo lục bình còn được gọi là bèo tây hay cây bèo, thường sống nổi theo dòng nước, bèo lục bình là một loài thực vật thủy sinh, thân thả.

-...bùn lầy.

(26)

thiệu cho HS nghe.

- 1 HS đọc đoạn thơ ở phần b

- Trong khổ thơ trên nhắc tới những sự vật nào?

- Bằng vốn hiểu biết của mình bạn nào nói cho cô và các bạn cùng nghe những điều em biết về chiếc xe lu?

- Gv chiếu hình ảnh về chiếc xe lu và giới thiệu.

- Như vậy bài tập số 1 yêu cầu chúng mình làm gì?

- Yêu cầu Hs nhắc lại đoạn thơ nhắc đến những sự vật nào?

- Đúng rồi, đoạn thơ trên nhắc tới 2 sự vật đó là bèo lục bình, chiếc xe lu. Vậy các sự vật đã tự xưng là gì? Và cách xưng hô ấy có tác dụng gì ? Sau đây chúng mình cũng thảo luận theo nhóm 4, chúng ta hãy thảo luận theo các yêu cầu sau, cô mời 1 bạn đọc yêu cầu, (GV chiếu yêu cầu trong vở bài tập)

- Bây giờ cô yêu cầu các em thảo luận và hoàn thành bài tập vào vở bài tập, 1 nhóm làm vào bảng phụ giúp cô, thời gian thảo luận là 4 phút.

- Quan sát bài làm của nhóm bạn, lắng nghe nhóm bạn báo báo .

- Nhận xét phần thảo luận của nhóm bạn.

- Nhóm nào có bài làm giống nhóm bạn?

Có nhóm nào có đáp án khác không?

- GV chiếu đáp án và yêu cầu 1bạn đọc lại.

- Bây giờ bạn nào cho cô biết: Những từ dùng để gọi và tả sự vật, trong bài thường dùng để gọi và tả ai?

- Ai nhất trí ý kiến của bạn? Đúng rồi. Vậy trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

- Trong đoạn thơ tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa, ai nhắc lại cho cô tác giả đã sử dụng những cách nhân hóa nào?

-... xe lu

-....là một loại xe cơ giới nhằm làm cho đất được chặt lại, độ bền chặt của đất tăng lên để đủ sức chịu tác động của tải trọng, chống nún, nứt nẻ và chống thấm,...

- ...tìm trong các câu thơ xem cây cối và sự vật tự xưng là gì?

- .. bèo lục bình và chiếc xe lu...

- Lắng nghe.

- Những từ dùng để gọi và tả sự vật, trong bài thường dùng để gọi và tả người.

-... nhân hóa là dùng từ tự xưng như con người.

+ Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng thân mật là tớ khi nói về mình. ..Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như người bạn gần gũi đang nói chuyện

(27)

- Vậy em thích hình ảnh nhân hóa nào?

Hãy nêu 1 hình ảnh em thích và nói cái hay của hình ảnh đó nào?

- Vậy cách tả của tác giả có gì hay?

- Gv lần lượt chiếu các hình ảnh về các con vật như: con chó, con mèo, bông hoa hồng, cây đa và yêu cầu HS đặt câu có sử dụng cách nhân hóa vừa học để tả các con vật và cây cối.

- GV cùng HS nhận xét phần đặt câu.

*GV: Khi cây cối, con vật, sự vật, đồ vật tự xưng bằng các từ tự xưng của con người như tôi , tớ, mình,... là một cách nhân hóa,.. Khi đó chúng ta thấy cây cối, con vật, sự vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người như bạn bè,...

Trong khi viết văn và thơ thì sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa làm cho câu văn câu thơ trở lên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, các sự vật được nhắc đến trở lên ngộ nghĩnh, đáng yêu hơn đấy các em ạ.

Cô hi vọng chúng ta hãy vận dụng cách viết này khi làm văn nhé...

Bài 2: (8 phút)

- Cô mời 1 bạn đọc yêu cầu bài 2 nào.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 3 câu của bài tập 2.

- Bài tập này yêu cầu làm gì? Nhắc lại giúp cô nào?

- Đây là bài tập rất quen thuộc với các em, cô mời các em lấy bút chì gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi để làm gì? vào vở bài tập.

- Chữa bài:

+ Thời gian làm bài đã hết. Bây giờ chúng ta sẽ cùng báo cáo kết quả.

+ Mỗi bàn sẽ 1 bạn đọc câu, 1 bạn đọc bộ phận trả lời câu hỏi để làm gì? Chúng ta sẽ lắng nghe và cùng nhận xét đồng thanh Đ/

S giúp cô, nối tiếp cho hết 3 câu của bài 2.

+ Các bạn đã làm bài rất tốt và các em cũng nhận xét rất tốt rồi. Đây là đáp án của cô. (giáo viên gắn bảng phụ đáp án) có bạn

cùng ta.

- HS nối tiếp nêu:...

- Cách tả của tác giả làm cho sự vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người như bạn bè,...

- HS nối tiếp quan sát hình ảnh và đặt câu:...

- Lắng nghe.

- 2 HS nêu yêu cầu.

- HS đọc nối tiếp 3 câu.

- HS nêu: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì?”

- HS làm bài

- HS báo cáo.

(28)

nào làm khác đáp án của cô không?

+ Cả lớp đổi chéo vở theo nhóm bàn để chữa bài cho bạn theo đáp án trên bảng của cô.

- Bây giờ cô mời chúng mình cùng quan sát cả 3 câu của bài tập này và cho cô biết:

bộ phận trả lời câu hỏi để làm gì? bắt đầu bằng từ gì?

- Bộ phận trả lời câu hỏi để làm gì có tác dụng gì trong câu?

- Câu hỏi Để làm gì? Thường được dùng để hỏi về mục đích của một hành động, một việc làm hay một sự kiện nào đó. Bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì? Thường bắt đầu bằng từ để.

- Yêu cầu HS đặt câu hỏi để làm gì? Và 1 HS trả lời.

Bài 3: (7 phút)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Mời 3 em lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.

- Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

- GV yêu cầu HS đọc lại câu chuyện

+ Em có nhận xét gì về bạn Phong trong câu chuyện.

+ Nội dung câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

- Nêu tác dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong câu?

GV: Khi chọn dấu câu để điền vào ô trống, chúng ta cần phải căn cứ vào nội dung đứng đằng trước ô trống và đứng đằng sau ô trống. Nếu đó là câu nhằm để hỏi chúng ta sẽ chọn dấu chấm hỏi. Nếu đó là câu kể lại một sự việc thì chúng ta chọn dấu chấm. Nếu đó là câu bộc lộ cảm xúc hoặc lời đáp thì ta chọn dấu chấm than.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3-5 phút)

- GV yêu cầu cả lớp hát bài Hoa lá mùa

- Từ để

- Bộ phận trả lời câu hỏi để làm gì có tác dụng chỉ mục đích nói đến trong câu.

- 3 cặp đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu câu Để làm gì?

- 1 HS đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm.

- Tự làm bài vào VBT.

- 3 em lên bảng thi làm bài.

- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm đúng và nhanh.

- Hs nêu:

+ Tác dụng của dấu chấm trong câu là báo hiệu kết thúc một câu...

+ Tác dụng của dấu chấm hỏi trong câu là báo hiệu kết thúc một câu hỏi.

+ Tác dụng của dấu chấm than trong câu là bộc lộ cảm xúc, gọi- đáp, yêu cầu, đề nghị.

- Cả lớp hát.

(29)

xuân.

- Trong lời bài hát chúng mình vừa hát sự vật nào được nhân hóa?

- Vì sao em biết hoa và lá được nhân hóa?

- Cách nhân hóa đó có gì hay?

- Gv nhận xét giờ học.

- Hoa và lá

- Vì hoa và lá xưng là tôi, hoa và lá biết hát múa như con người ạ

- Cách tả đó làm cho lời bài hát đáng yêu hơn, hay hơn, ngộ nghĩnh hơn ạ

Chính tả ( Nhớ - viết) Tiết 56: CÙNG VUI CHƠI I. Yêu cầu cần đạt

- Nhớ và viết lại chính xác các khổ thơ 2, 3, 4 của bài Cùng vui chơi.

- Làm đúng bài tập phân biệt các tiếng có chứa âm dấu thanh dễ viết sai; l/n ...

- Giáo dục học sinh có ý thức rèn thói quen luyện viết trình bày đẹp rõ ràng đúng độ cao, khoảng cách.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a. Bút dạ và giấy khổ to.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3-5 phút) - Lớp hát bài “ Chữ đẹp nết ngoan”

- HS thi đua viết nhanh, đẹp, đúng.

+ nai nịt, khăn lụa, lạnh buốt, vẻ đẹp,...

- GV đánh giá bài làm của học sinh, khen HS.

- Giới thiệu bài.

- Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nhớ viết lại khổ 2, 3, 4 trong bài thơ: Cùng vui chơi"

và làm bài tập phân biệt các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n - Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (18-22 phút)

2.1. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút) - Giáo viên giới thiệu và gọi HS đọc bài chính tả.

- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:

(Hướng dẫn HS nhận xét chính tả ):

+ Bài thơ nói điều gì?

- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

- Nhận xét.

- Theo dõi

- Học sinh đọc thuộc cả bài.

- Học sinh trả lời từng câu hỏi ->

chia sẻ trước lớp. Qua đó nắm được nội dung bài viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý.

+ Các bạn chơi đá cầu rấ vui, khuyên mọi người chăm chỉ chơi thể thao,...

(30)

+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?

+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?

+ Ta bắt đầu viết từ ô nào trong vở?

- Hướng dẫn HS viết từ khó

+ Những từ nào trong bài chính tả hay viết sai?

- Giáo viên YC HS gạch chân những từ cần lưu ý: phụ âm, vần hay viết sai.

2.2. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)

Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở.

*Lưu ý nhưa đúng lời thơ để tự viết vào vở, (đọc nhẩm từng cụm) viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Cho học sinh viết bài vào vở.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày.

Lưu ý

- Tư thế ngồi, cách cầm bút, tốc độ viết, điểm đặt bút và dừng bút của nét cong, nét khuyết, độ rộng con chữ,...

2.3. Hoạt động chấm bài (3 phú

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết nối năng lực trang 18 Công nghệ lớp 7: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu về tác hại của việc sử dụng thuốc hóa học không đúng cách trong phòng trừ sâu,

Câu 1: Nêu bốn tác dụng chính của nguồn nước. Câu 2: Nêu những biện pháp bảo vệ nguồn

Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những công việc có ích và phù hợp với khả năng... Bài

Với phương châm lấy chất lượng giống cây trồng là chính, luôn nỗ lực đưa ra chính sách giá cả hợp lý để nông dân có thể chấp nhận được, công ty đang từng bước vươn

HĐ 3: Cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi + Yêu cầu học sinh chia thành nhóm, mỗi thành viên trong nhóm sẽ kể tên một vật nuôi, một cây trồng trong gia đình

- Chia thành các nhóm và phổ biến luật chơi: Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc cần làm để chăm sóc bảo vệ cây trồng vật nuôi vào giấy.

- Chia thành các nhóm và phổ biến luật chơi: Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc cần làm để chăm sóc bảo vệ cây trồng vật nuôi vào giấy.

Em đã tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào?... Trò chơi