• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Vật Lí 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng | Giải bài tập Vật lí 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Vật Lí 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng | Giải bài tập Vật lí 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 17. Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

Câu hỏi C1 trang 59 Vật lí lớp 8: Độ cao và vận tốc của quả bóng thay đổi như thế nào trong thời gian quả bóng rơi?

Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:

Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng….. (1)… dần, vận tốc của quả bóng……(2)……dần.

Lời giải:

(1) giảm (2) tăng

Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng giảm dần, vận tốc của quả bóng tăng dần.

Câu hỏi C2 trang 59 Vật lí lớp 8: Thế năng và động năng của quả bóng thay đổi như thế nào?

Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:

Thế năng của quả bóng ....(1).... dần, còn động năng của nó ....(2)....

Lời giải:

(1) giảm (2) tăng

Thế năng của quả bóng giảm dần, còn động năng của nó tăng dần.

Câu hỏi C3 trang 59 Vật lí lớp 8: Khi quả bóng chạm mặt đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, độ cao và vận tốc của quả bóng thay đổi thế nào? Thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?

Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:

Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng …..(1)…….. dần, vận tốc của nó

……..(2)… dần. Như vậy thế năng của quả bóng ……(3)……. dần, động năng của nó …(4)… dần.

Lời giải:

(1) tăng (2) giảm (3) tăng

(2)

(4) giảm

Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng tăng dần, vận tốc của nó giảm dần.

Như vậy thế năng của quả bóng tăng dần, động năng của nó giảm dần.

Câu hỏi C4 trang 59 Vật lí lớp 8: Ở những vị trí nào (A hay B) quả bóng có thế năng, động năng lớn nhất; có thế năng, động năng nhỏ nhất?

Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu trả lời sau:

Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị trí ……(1)…… và có thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí ……(2)…… .

Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí ……(3)…… và động năng nhỏ nhất khi ở vị trí ……(4)…… .

Lời giải:

(1) A (2) B (3) B (4) A

- Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị trí A, và có thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí B.

- Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí B, và có động năng nhỏ nhất khi ở vị trí A.

Câu hỏi C5 trang 60 Vật lí lớp 8: Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng tới vị trí A rồi thả tay ra. Quan sát chuyển động của con lắc (H.17.2). Con lắc có độ cao lớn nhất ở A và C, thấp nhất ở vị trí cân bằng B. Ta thấy vị trí cân bằng B làm mốc để tính các độ cao.

(3)

Vận tốc của con lắc tăng hay giảm khi:

a, Con lắc đi từ A xuống B?

b, Con lắc đi từ B lên C?

Lời giải:

a, Con lắc đi từ A về B: Vận tốc của con lắc tăng dần.

b, Con lắc đi từ B lên C: Vận tốc của con lắc giảm dần.

Câu hỏi C6 trang 60 Vật lí lớp 8: Có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng nào sang dạng cơ năng nào khi:

a. Con lắc đi từ A xuống B?

b. Con lắc đi từ B lên C?

Lời giải:

a. Con lắc đi từ A xuống B: Thế năng chuyến hóa thành động năng.

b. Con lắc đi từ B lên C: Động năng chuyển hóa thành thế năng.

Câu hỏi C7 trang 60 Vật lí lớp 8: Ở những vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất, có động năng lớn nhất?

Lời giải:

- Ở vị trí A và C: Con lắc có thế năng lớn nhất.

- Ở vị trí B: Con lắc có động năng lớn nhất.

Câu hỏi C8 trang 60 Vật lí lớp 8: Ở những vị trí nào con lắc có động năng nhỏ nhất, có thế năng nhỏ nhất? Các giá trị nhỏ nhất này bằng bao nhiêu?

(4)

Lời giải:

- Ở vị trí A và C: Con lắc có động năng nhỏ nhất.

- Ở vị trí B: Con lắc có thế năng nhỏ nhất.

Các giá trị nhỏ nhất này đều bằng 0.

Câu hỏi C9 trang 61 Vật lí lớp 8: Hãy chỉ ra sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác trong các trường hợp sau:

a. Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung.

b. Nước từ trên đập cao chảy xuống.

c. Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng.

Lời giải:

a. Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung: Thế năng của cánh cung chuyển hóa thành động năng của mũi tên.

b. Nước từ trên đập cao chảy xuống: Thế năng của dòng nước ở trên cao chuyển hóa thành động năng của dòng nước chảy.

c. Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng: Động năng của vật chuyển hóa thành thế năng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các thí nghiệm trên cho thấy động năng phụ thuộc vào hai yếu tố: khối lượng của vật và vận tốc của vật:. - Khi khối lượng của vật không đổi, nếu vận tốc tăng thì

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. a) Một vật chịu tác dụng của hai lực

Câu hỏi C2 trang 69 Vật lí lớp 8: Hãy cố gắng dùng cách giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn cát vào ngô để giải thích sự hụt thể tích trong thí

Trong hiện tượng về dao dộng của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng là vì một phần cơ năng của chúng

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Câu hỏi 4 phần Ôn tập trang 101 Vật lí lớp 8: Nhiệt năng của một vật là gì?

Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi của năng lượng

Bài 59.3 trang 121 SBT Vật lí 9: Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm

Bài C4 (trang 155 SGK Vật Lí 9): Trong các trường hợp ở hình 59.1 ta nhận biết được điện năng, hóa năng, quang năng khi chúng đã được chuyển hóa thành dạng