• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài lớp 3: Tập đọc Về quê ngoại - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài lớp 3: Tập đọc Về quê ngoại - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài lớp 3: Tập đọc Về quê ngoại

Nội dung bài Tập đọc Về quê ngoại

Về quê ngoại Em về quê ngoại nghỉ hè, Gặp đầm sen nở mà mê hương trời.

Gặp bà tưổi đã tám mươi,

Quên quên nhớ nhớ những lời ngày xưa.

Gặp trăng gặp gió bất ngờ, Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.

Bạn bè ríu rít tìm nhau

Qua con đường đất rực màu rơm phơi.

Nóng tre mát rợp vai người Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.

Về thăm quê ngoại lòng em,

Yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người:

Em ăn hạt gạo lâu rồi

Hôm nay mới gặp những người làm ra.

Những người chân đất thật thà Em thương như thể thương bà ngoại em.

CHỬ VĂN LONG - Hương trời: ý nói mùi thơm của sen tỏa ngát trong không gian.

- Chân đất: ý nói người nông dân.

Hướng dẫn giải Tập đọc Về quê ngoại Câu 1

Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê?

Gợi ý: Em hãy đọc 6 câu thơ đầu.

(2)

Trả lời : Bạn nhỏ ở thành phố về quê thăm quê ngoại.

Câu 2

Quê ngoại bạn ở đâu?

Gợi ý: Từ những sự vật mà bạn nhỏ nhắc tới trong bài thơ, em hãy nhận xét:

đầm sen, trăng gió, đường đất, bóng tre,...

Trả lời: Quê ngoại bạn ở nông thôn.

Câu 3

Bạn thấy ở quê có những gì lạ?

Gợi ý: Em hãy đọc bài thơ và chỉ ra những sự vật ở quê mà bạn nhỏ thấy lạ (so với thành phố nơi bạn sống)

Trả lời:

- Bạn nhỏ thấy ở quê có nhiều điều lạ: đầm sen nở thơm ngát, có trăng gió, bạn bè thân thiết, con đường đất rực màu rơm phơi, bóng tre mát rợp, vầng trăng như thuyền trôi và những con người làm ra hạt gạo.

Câu 4

Bạn nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn thơ sau: Em ăn hạt gạo... đến hết và nhận xét.

Trả lời:

Bạn thấy những người làm ra hạt gạo rất thật thà. Bạn nhỏ thấy quý mến và thương yêu họ như chính người thân và bà ngoại của mình.

Nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê và người nông dân đã làm ra thóc lúa.

Trắc nghiệm Tập đọc Về quê ngoại

1. Con hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thơ sau:

quê ngoại, quê nội, cánh đồng, đầm sen

Em về…. nghỉ hè Gặp …. nở mà mê hương trời.

(3)

2. Bạn nhỏ về quê ngoại vào dịp nào?

a. Nghỉ tết.

b. Nghỉ hè.

c. Thăm bà ốm.

3. Bà ngoại của bạn nhỏ có đặc điểm gì?

a. Bà ngoại đã 80 tuổi

b. Bà nửa quên nửa nhớ những chuyện ngày xưa

c. Cả a và b

4. Con hãy điền thêm từ ngữ vào chỗ trống cho đúng:

Mây, tre, trăng, nắng, gió

Gặp …gặp …bất ngờ, Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu 5. Trở về thăm quê ngoại, bạn nhỏ đã có thay đổi gì?

a. Yêu quê hương hơn.

b. Yêu thương bà hơn.

c. Yêu cuộc sống và con người nơi đây hơn.

6. Bạn nhỏ đã biết thêm điều gì khi ăn hạt gạo?

a. Biết tới người làm ra chúng.

b. Biết rằng hạt gạo rất ngon.

c. Biết rằng để làm nên hạt gạo rất vất vả.

7. Con hãy điền thêm từ ngữ vào chỗ trống cho đúng với nội dung câu thơ trong bài :

dũng cảm, thật thà, dịu dàng Những người chân đất….

8. Bạn nhỏ thương người nông dân như thương ai?

a. Hàng xóm

(4)

b. Bà ngoại

c. Bố mẹ

9. Chân đất là từ ngữ dùng để chỉ ai trong bài?

a. Bà ngoại

b. Những người bạn

c. Người nông dân

10. Ý nghĩa của bài thơ là gì?

a. Quê ngoại của bạn nhỏ rất đẹp và có nhiều điều lạ mà thành phố không có.

b. Tình yêu thương của bạn nhỏ dành cho bà và người nông dân.

c. Bạn nhỏ về quê thăm ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê và yêu những người nông dân đã làm ra lúa gạo.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 ): Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được

- Hiểu nội dung: Bài thơ cho ta thấy bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo.. - Trả lời được các câu

Những hình ảnh gắn liền với quê hương là: chùm khế ngọt, đường đi học có bướm vàng bay, con diều biếc thả trên đồng, con đò nhỏ êm đềm khua nước ven sông, cầu tre nhỏ,

Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương6. Gợi

- Kết thúc hoạt động 1, GV có thể mời một vài HS nêu ý kiến của mình về những hành vi nên và không nên làm để giữ gìn cảnh đẹp quê hương..

Mời HS lên giới thiệu cho lớp những hiểu biết của mình về cảnh đẹp đó như là một người hướng dẫn viên du lịch?. Những HS khách có thể đặt câu hỏi cho bạn, như : “ Cảnh đẹp

Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân đã làm ra lúa gạo.. Kĩ năng: Ngắt nghỉ hợp lí

- Bài ca dao số 2 đã giới thiệu về đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc, tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh