• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài lớp 3: Tập đọc Quê hương - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài lớp 3: Tập đọc Quê hương - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài lớp 3: Tập đọc Quê hương

Nội dung bài Tập đọc Quê hương

Quê hương

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông.

Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài hè.

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

Theo ĐỖ TRUNG QUÂN

Hướng dẫn giải bài Tập đọc Quê hương Câu 1

Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương (ba khổ thơ đầu).

Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ 1, 2, 3 và tìm những hình ảnh gắn với quê hương.

(2)

Trả lời:

Những hình ảnh gắn liền với quê hương là: chùm khế ngọt, đường đi học có bướm vàng bay, con diều biếc thả trên đồng, con đò nhỏ êm đềm khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, hình ảnh mẹ che nghiêng nón lá, đêm trăng tỏ có hoa cau rụng.

Câu 2

Vì sao quê hương được so sánh với mẹ (khổ thơ cuối)?

Gợi ý: Quê hương che chở chúng ta từ thời tấm bé, mẹ là người sinh ra và nuôi nấng ta trưởng thành.

Trả lời:

Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra và được nuôi dưỡng, trưởng thành giống như mẹ đã sinh ra ta và đã chăm lo nuôi dạy ta thành người.

Câu 3

Em hiểu ý hai dòng cuối bài thơ như thế nào?

Trả lời:

Ai cũng phải có lòng yêu quê hương, phải có tình cảm gắn bó với quê hương.

Nếu không yêu quê hương thì khác nào không yêu người mẹ đã sinh ra mình.

Như vậy thì sao có thể trở thành người tốt được.

Nội dung: Tình yêu quê hương là tình cảm tự nhiên, sâu sắc. Tình yêu quê hương đã làm cho ta lớn lên và trưởng thành.

Trắc nghiệm bài Tập đọc Quê hương 1. Bài thơ "Quê hương" của tác giả nào?

A. Tế Hanh

B. Nguyễn Khoa Điềm C. Nguyễn Thi

D. Đỗ Trung Quân

(3)

2. Bài thơ Quê hương gồm có mấy khổ?

A. Năm khổ B. Hai khổ C. Bốn khổ D. Một khổ

3. Cụm từ được nhắc lại nhiều nhất trong bài thơ là?

A. Con đò B. Chùm khế C. Diều biếc D. Quê hương

4. Trong khổ thơ đầu tiên, quê hương được so sánh với hình ảnh nào?

A. Cầu tre nhỏ, đêm trăng tỏ B. Người mẹ

C. Con diều biếc, con đò nhỏ D. Chùm khế ngọt, đường đi học

5. Trong khổ thơ thứ 2, quê hương được so sánh với hình ảnh nào?

A. Con diều biếc, con đò nhỏ B. Cầu tre nhỏ, đêm trăng tỏ C. Chùm khế ngọt, đường đi học D. Người mẹ ruột thịt

6. Trong khổ thơ thứ ba, quê hương được so sánh với hình ảnh nào?

A. Người mẹ ruột thịt

B. Chùm khế ngọt, đường đi học C. Cầu tre nhỏ, đêm trăng tỏ D. Con diều biếc, con đò nhỏ

7. Vì sao quê hương được so sánh với mẹ?

A. Vì đó là nơi ta sinh ra và được nuôi dưỡng khôn lớn, trưởng thành.

B. Vì đó là nơi mà ta hằng mơ ước được đặt chân tới.

(4)

C. Vì đó là nơi mà ta có những người bạn thân.

D. Tất cả các ý trên

8. Nội dung của bài thơ Quê hương là gì?

A. Tình yêu quê hương là tình cảm tự nhiên, sâu sắc khiến ta khôn lớn, trưởng thành.

B. Tình cảm gia đình là tình cảm tự nhiên, sâu sắc khiến ta có động lực, cảm hứng...

C. Tình yêu đất nước là tình yêu gắn với những gì gần gũi, thân thuộc, bình dị nhất.

D. Tất cả các ý trên

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê và người nông dân đã làm ra thóc lúaa. Trắc nghiệm Tập đọc Về

Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có

Các màu sắc của cảnh vật được tả trong bài thơ là: tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, ngói mới đỏ tươi, mái trường đỏ thắm, mặt

Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương6. Gợi

- Kết thúc hoạt động 1, GV có thể mời một vài HS nêu ý kiến của mình về những hành vi nên và không nên làm để giữ gìn cảnh đẹp quê hương..

Mời HS lên giới thiệu cho lớp những hiểu biết của mình về cảnh đẹp đó như là một người hướng dẫn viên du lịch?. Những HS khách có thể đặt câu hỏi cho bạn, như : “ Cảnh đẹp

Hãy cho thầy/cô các bạn biết về tên cảu người anh hùng đó Sau đó, GV kể chuyện về tấm gương chị Võ Thị Sáu hoặc một nhân vật lịch sử nào đó của quê hương mình.. Trong

Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sống đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn