• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu thơ: “Tôi sẽ về sông nước của quê hương.” thuộc kiểu câu gì? (0.5 điểm) 3

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu thơ: “Tôi sẽ về sông nước của quê hương.” thuộc kiểu câu gì? (0.5 điểm) 3"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Phần 1: (3 điểm)

Hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượi Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông Tình Bắc Nam chung chảy một dòng Không ghềnh thác nào ngăn cản được Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước

Tôi sẽ về sông nước của quê hương Tôi sẽ về sông nước của tình thương...

(Trích “ Nhớ con sông quê hương” 1956 - Tế Hanh) 1. Đoạn thơ trên gợi nhắc một bài thơ có cùng đề tài mà em đã học. Cho biết tên bài thơ và tác giả? (1 điểm)

2. Câu thơ: “Tôi sẽ về sông nước của quê hương.” thuộc kiểu câu gì? (0.5 điểm) 3. Xác định kiểu hành động nói trong câu sau: “Quê hương ơi!” (0.5 điểm) 4. Tại sao khi đứng dưới hàng cây, nhà thơ lại mơ ước trở về “sông nước của quê hương”? Hãy nêu suy nghĩ của em từ 3 - 5 câu văn. (1điểm)

Phần 2: (7 điểm)

1. Hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong hai câu thơ sau: (3 điểm)

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng, Hồ Chí Minh) 2. “Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.

Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề.

Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”.

Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.”

Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? (4 điểm) .…

Hết…..

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8

NĂM HỌC 2017-2018 Phần I: (3 điểm)

(2)

Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên? Đoạn thơ gợi nhắc một bài thơ cùng đề tài mà em đã học. Đó là bài thơ nào? (1 điểm)

- Bài thơ Quê hương (0.5 điểm) - Tác giả: Tế Hanh (0.5 điểm)

Câu 2: Cho biết câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

“Tôi sẽ về sông nước của quê hương”

- Kiểu câu trần thuật: (0.5 điểm)

Câu 3: Xác định kiểu hành động nói trong câu sau: “ Quê hương ơi!”

Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc (0.5 điểm)

Câu 4: Tại sao khi đứng dưới hàng cây, nhà thơ lại mơ ước trở về “sông nước của quê hương”? Hãy nêu suy nghĩ của em từ 3 - 5 câu văn. (1 điểm)

- Nhà thơ mơ ước trở về sông nước quê hương vì nỗi nhớ quê trào dâng mãnh liệt. Đã bao năm xa quê, hình ảnh con sông tuổi thơ luôn in dấu sâu đậm trong tâm hồn với niềm thương, nỗi nhớ da diết. Chính từ niềm thương nổi nhớ ấy, tác giả như có thêm sức mạnh, niềm tin mãnh liệt sẽ trở về quê hương, trở về với dòng sông yêu dấu. Xen lẫn vào nỗi nhớ là cả một sự hi vọng vào ngày mai đất nước thống nhất, ngày được trở lại với dòng sông quê. Vì vậy, nỗi nhớ mới sâu đậm làm sao!

- Về nội dung: 0.5 điểm

- Về hình thức: + Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc: 0.25 điểm

+ Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ: 0.25 điểm

- GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá - Không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0 điểm Phần II: (7 điểm)

Câu 1: Hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong hai câu thơ sau: (3 điểm)

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng, Hồ Chí Minh) - Về nội dung: thể hiện tốt nội dung, tính liên kết, mạch lạc, thuyết phục: ( 2 điểm) + Hình ảnh Bác trong hoàn cảnh giam cầm vẫn say mê với cảnh đẹp thiên nhiên, biểu hiện một tâm thế ung dung, tự tại của một vị lãnh tụ cách mạng: Người vượt qua song sắt để ngắm trăng sáng, thưởng thức và chia sẻ với trăng vẻ đẹp của đất trời, sự phóng khoáng của tự do. Trăng xuyên song sắt nhà tù để ngắm nhìn, đáp lại, cũng để chia sẽ, an ủi người.

Người với trăng trở nên gần gũi, là bạn bè tri âm, tri kỉ. Đó là tâm hồn thi sĩ trong con người chiến sĩ luôn hòa quyện vào nhau…

- Phương thức biểu đạt phù hợp (0.25điểm)

- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ. (0.25 điểm)

(3)

- Viết một văn bản. (0.25 điểm)

- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. (0.25 điểm) - GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá.

- Viết vài dòng hoặc không làm bài. (0 điểm) Câu 2: (4 điểm)

Nghị luận về vấn đề được gợi ra từ câu chuyện 2.1.Về nội dung: (3 điểm)

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: lòng khoan dung trong cuộc sống a.Giải thích: Cách xử sự của vị thiền sư có 2 chi tiết đáng chú ý:

- Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi làm bước xuống.

- Không quở phạt trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm lo lắng.

 Qua đó ta thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng với người lầm lỗi.

Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên.

 Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện cho ta bài học về lòng khoan dung. Sự khoan dung nếu đặt đúng lúc đúng chỗ thì nó có tác dụng to lớn hơn sự trừng phạt, nó tác động rất mạnh đến nhận thức của con người.

b. Bình luận, mở rộng vấn đề:

- Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quý của con người.

- Vai trò của khoan dung: Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng rất thanh thản... Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn với mọi người xung quanh.

- Phê phán: Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến.

- Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái.

(dẫn chứng sinh động, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề).

c. Bài học nhận thức và hành động:

- Hiểu rõ hơn về ý nghĩa tác dụng của lòng khoan dung.

- Cần phải sống khoan dung nhân ái.

2.2. Về hình thức: ( 1 điểm)

- Đủ bố cục 3 phần, các y được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Giữa các phần phải có sự liên kết. (0.25 điểm)

- Lập luận chặt chẽ, rõ ràng mạch lạc, phát triển tưởng theo trình tự. (0.25 điểm) - Diễn đạt câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, từ ngữ giàu hình ảnh biểu cảm.

(0.25 điểm)

- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. (0.25 điểm) - GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét, đánh giá.

(4)

- Không thực hiện được những tiêu chí trên. (0 điểm) ...Hết...

(5)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VĂN NGỮ VĂN - LỚP 8

NĂM HỌC 2017-2018 I. Mục tiêu đề kiểm tra:

- Nắm được kiến thức về ba phân môn: Văn học , Tiếng Việt, Tập làm văn.

- Hệ thống hóa các kiến thức đã học ở học kì II.

- Đánh giá được trình độ kiến thức, kĩ năng của học sinh.

II. Hình thức kiểm tra:

- Tự luận. Học sinh làm bài kiểm tra trong vòng 90 phút.

III. Thiết lập ma trận:

Chủ đề/ Mức độ

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề 1:

Đọc-Hiểu văn bản

- Nhận diện tác phẩm, tác giả cùng đề tài ( hoặc:

Phương thức biểu đạt, đặt nhan đề, tìm câu chủ đề, nêu chủ đề, nêu nội dung

…)

- Xác định kiểu câu, kiểu hành động nói - Nêu chức năng của kiểu câu…

- Xác định vai xã hội, lượt lời trong hội thoại

- Nêu tác dụng của trật tự tự trong câu

- Cảm nhận được một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong văn bản - Viêt từ một vài câu văn

Số câu:

Số điểm

1 câu 1 điểm

2 câu 1 điểm

1 câu 1 điểm

4 câu 3điểm Chủ đề 2: Tạo

lập văn bản 1/Viết văn bản

ngắn cảm nhận về chi tiết, hình ảnh trong thơ (một trong các tác phẩm đã học) 2/ Văn nghị luận xã hội

Số câu:

Số điểm

Câu 1: 3 điểm Câu 2: 4 điểm

2câu 7điểm Tổng số câu:

Số điểm 1 câu

1 điểm 2 câu

1 điểm 1 câu

1 điểm 2 câu

7 điểm 6 câu

10điểm Ngày 05 tháng 03 năm 2018 DUYỆT CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG

.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Quốc gia nào sau đây không được coi là nước công nghiệp mới?. Việt Nam nằm trong

- Trong điều kiện môi trường liên tục biến đổi theo một hướng xác định, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen cũng theo một hướng xác định nên sự đa dạng của

Để phát huy tối ưu vai trò của nhân dân trong bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

Hãy viết một câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh sau:... Hãy viết một câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi

Bên cạnh đó , mỗi bạn học sinh cần phải tự giác thực hiện quy định của gia đình mình về thời gian dành cho giải trí,thư giãn,không để ảnh hưởng đến việc học tập, ph¶i

Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sống đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn

Cần chọn kiểu chữ trang trí cho phù hợp với từng nội dung, từng yêu cầu, từng đối tượng :chữ trong sách, báo thường có kiểu dáng chân phương, ngay ngắn ; chữ ở đầuđề